logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/03/2015 lúc 09:53:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
I. Chuyện quý bà sập bẫy siêu lừa gốc Phi
Tờ báo ANTG, số ra ngày 28/02/2015, có bài về tình hình tội phạm người nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua có chiều hướng ngày một gia tăng. Đặc biệt các tội phạm người gốc châu Phi có những trò lừa đảo rất “dị”. Không ít quý bà đã trở thành nạn nhân của các tội phạm này.
Sập bẫy vì cả tin
Phạm Thị Thu Th. (chủ một tiệm tạp hóa, ngụ tại Quận 1, Sài Gòn) năm nay đã ngoài 40 tuổi song vẫn còn khá xuân sắc. Đường tình duyên lận đận, gần 20 năm vò võ một mình, chị Th. cố gắng nuôi nấng cô con gái ăn học.
Sau khi con gái đi lấy chồng thì căn nhà chị trở nên vắng vẻ. Hằng ngày chị chỉ biết tìm nguồn vui từ con mèo cùng mấy cây kiểng. Rồi đứa cháu chị thỉnh thoảng đến chơi, bày cho chị giải trí bằng cách lên mạng internet đọc sách báo và chát chiếc trong mạng xã hội…
Bẵng đi một thời gian, người thân và các bạn bè của chị Th. tự nhiên thấy chị mỗi ngày một trẻ ra. Chị trở nên yêu đời hơn, chịu khó tới các thẩm mỹ viện để “rờ-tút” lại nhan sắc. Nhiều lần đứa cháu bắt gặp chị ngồi trước máy vi tính gõ choanh choách, miệng mỉm cười hết sức yêu đời. Mọi người đoán già đoán non rằng chị Th. đã có… người yêu!
Mà, đúng là chị Th. có người yêu thật. “Người thương” của chị tên James Anysia, một chủ thầu xây dựng ở mãi tận bên đất Mỹ xa lắc xa lơ.
Sau những email và các cuộc “chat” tình tứ trên mạng, chị Th. tò mò muốn biết “dung nhan” của người mà chị thương nhớ, thì người này nói rằng anh là người Mỹ nhưng gốc Phi châu nên dung nhan có phần hơi… khiêm tốn. James có nước da đen bóng từ đầu đến chân, chỉ có… hàm răng là trắng bóc!
Chị Th. bị hụt hẫng ít nhiều. Song vì thấy “chàng” chụp hình đứng bên một chiếc Mercedes mới cáu cạnh và một tòa biệt thự lộng lẫy, nên chị mau chóng bỏ qua vẻ ngoài không lấy gì làm đẹp trai cùng với đôi mắt óc nhồi của “chàng” (xin xem hình).
Rồi James bày tỏ khi nào có dịp đi công tác sang các nước Đông Nam Á, “chàng” sẽ ghé Sài Gòn thăm chị. Chị Th. rất mừng và hồi hộp mong chờ từng ngày để được gặp mặt người yêu.
Rồi ngày đó cũng đến. James xuất hiện trong bộ vest đen lịch sự, cặp kính đen cùng chiếc va-li Samsonite sang trọng giá hàng chục triệu đồng, giống hệt một doanh nhân thành đạt. Khỏi cần nói chị Th. hạnh phúc như thế nào khi được sánh bước bên cạnh người yêu.
Bạn bè chị Th. đều rất ngạc nhiên không hiểu James có điểm gì thu hút mà chị say đắm đến thế. Gặp nhau vài lần, chị dẫn người yêu về nhà sống chung như vợ chồng. Chị dẫn người yêu đi chơi Đà Lạt, Vũng Tàu, Mũi Né, Phú Quốc, v.v… Mọi chi phí của các chuyến đi đều do chị trả, song chỉ nghe lời an ủi của James rằng “chàng” phải tiết kiệm tiền để chuẩn bị mua cho chị ngôi nhà thật lớn ngoài mặt đường ở Sài Gòn để chị đứng tên, thì mọi “lăn tăn” của chị đều biến sạch.
Bạn bè và những người thân của chị Th. đều khuyên chị nên tìm hiểu kỹ, chứ người nước ngoài, nhất là mấy gã gốc Phi châu, là hay lừa đảo lắm, họ nghèo kiết xác song thường đóng vai các ngoại kiều “đại gia” đến từ Mỹ để lừa quý bà có máu tham, đã giàu lại càng muốn giàu thêm, là rất dễ lọt vào “tầm ngắm” của chúng.
Nhưng làm sao ngăn cản nổi trái tim đang đập loạn lên vì hạnh phúc? Người gốc châu Phi thường rất mạnh mẽ về sức lực. “Cơm no bò cỡi”, được ăn những món ăn Việt Nam ngon lành, “chất lượng”, có waiter, waitress hầu hạ tận miệng tại các nhà hàng sang trọng, họ “cỡi” rất hăng, rất đáng đồng tiền bát gạo.
Sau khi đã ăn nằm với nhau ngày đêm hết sức thân mật, James lựa lời hỏi số tài khoản ngân hàng (account) của chị và cho biết là có một businessman muốn chuyển tiền qua lại mà giấy tờ của anh ta bị thất lạc nên chưa kịp làm Mastercard. Chị Th. cho James biết số hiệu account của mình cũng như đồng ý cho James sử dụng số tài khoản đó.
Thỉnh thoảng kiểm tra tài khoản, chị Th. thấy luồng tiền luân chuyển chừng vài ngàn đô la mỗi lần. Chị nghĩ chuyện đó cũng bình thường thôi vì “người yêu” của chị là một doanh nhân cỡ lớn kia mà!
Cho đến một ngày, James nói với chị Th. là “chàng” phải bay về nước có công việc, khi trở lại Sài Gòn “chàng” sẽ đem tiền sang mua nhà, mua xe và tính chuyện lâu dài với chị.
Nhưng, “chàng” đã ra đi và không bao giờ trở lại. Chị Th. cứ chờ, chờ mãi mà không thấy tăm hơi. Gọi điện thoại hoặc gửi email, “chat” đều không liên lạc được. Số tiền hàng chục ngàn đô la “luân chuyển” trong account của chị không cánh mà bay. Rồi 12.000 đô la tiền mặt chị cho hắn vay cũng không có cách chi đòi lại. Sau này, đến khi James Anyasi bị tóm, công an khám phá ra hắn là người Nigeria, nghèo rớt mồng tơi chỉ có bộ vó với chiếc va-li Samsonite đã kiếm chác được ở đâu, chứ chẳng phải Mỹ kiều Mỹ kiếc gì hết trơn hết trọi!
Vẫn cái tội “chat”
Cũng giống như chị Th., chị Lâm Thị Thoại Kh. (37 tuổi, ngụ tại Phường 10, Quận 3, Sài Gòn) quen với một gã tên là Ryan Bomel qua mạng internet (tay này cũng người Nigeria, đồng bọn của James Anysia). Sau nhiều lần “chat”, chuyện trò, Ryan bày tỏ tình cảm với chị và nói muốn kết hôn với chị. Chị Kh. càng ngỡ ngàng hơn khi “người tình ảo” ngỏ ý muốn gửi quà tặng để minh chứng cho tình yêu mãnh liệt của hắn.
Ryan cho biết, các quà tặng đó gồm hột xoàn, nhẫn vàng, và tiền mặt – tất nhiên là bằng đô la Mỹ – vậy nhờ chị đóng cước phí trước cho công ty chuyển phát nhanh. Số lệ phí đó là 1.200 đô la.
Mấy hôm sau, có một cô gái đến nhà chị, nói rằng mình là nhân viên của công ty dịch vụ chuyển phát nhanh, đề nghị chị nộp lệ phí để nhận lô hàng. Số lệ phí đó là 2.500 đô la. Thấy lạ, chị Kh. nói để chị hỏi lại Ryan. Cô gái hẹn hôm sau sẽ trở lại. Chị “chat” với Ryan thì “chàng” nói cứ giao tiền rồi hắn sẽ trả lại cho chị.
Hôm sau, muốn cho chắc ăn, chị Kh. nộp số tiền hơn 20 triệu đồng (tương đương cỡ 1.000 đô la) vào tài khoản của công ty, rồi khi cô gái đến, chị đưa giấy biên nhận cho cô ta coi. Tuy nhiên, cô gái đề nghị chị nộp thêm hơn 30 triệu đồng hoặc 1.500 đô la nữa cho đủ con số 2.500 đô la. Chị Kh. sinh nghi, lại hẹn rồi “chat” với Ryan hỏi lại cho kỹ và nói rằng sẽ nhờ người quen làm ở Hải quan xem chuyện đó như thế nào chứ theo chị biết, công ty dịch vụ chỉ chuyển phát nhanh tiền Việt hoặc đô la, còn chuyển phát vàng, hột xoàn v.v… thì chị chưa từng nghe nói bao giờ cả. Không ngờ, sau cuộc “chat” đó, cả cô nhân viên công ty dịch vụ lẫn “người yêu” của chị Kh. đều biến mất biệt. Trong số những người bị lừa, chị Kh. là người may mắn nhất, bởi vì dù sao chị cũng chỉ bị mất có 1.000 đô la mà thôi, còn nhiều người khác thì mất đến sạt nghiệp.
James “giám đốc công ty xuất nhập khẩu”
Đau đớn hơn cả là chị Lê Minh Ng., nhân viên của một bệnh viện (ngụ tại Phường 5, Quận 10, Sài Gòn). Qua mạng internet, chị Ng. quen và có cảm tình với một gã tên James (sao mà lắm “James” thế, anh nào cũng tên James).
James nói mình đang lập một công ty xuất nhập khẩu, nên nhờ chị Ng. mở tài khoản để nhận giùm tiền bạc kinh doanh và tiền cọc hợp đồng từ các công ty nước ngoài gửi sang Việt Nam. Chị Ng. thấy “ngon” quá, tiền người ta gửi qua, mình nắm đằng chuôi chứ đâu phải mình gửi tiền cho người ta mà sợ. Vậy là chị bèn mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ tại Techcombank. Hoạt động được ít lâu, chị không thể ngờ được rằng từ tài khoản này, James đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền bạc của nhiều người mà chị là chủ tài khoản, phải chịu trách nhiệm. Sợ bị ở tù, chị đành phải bán rẻ căn nhà đang ở được 2 tỉ đồng (khoảng non 100.000 đô la) để “khắc phục hậu quả”.
Chuyện “rửa tiền màu đen”, xưa như trái đất!
Một quý bà khác là chị Nguyễn Thị C. (36 tuổi, ngụ tại Quận 2, Sài Gòn) cũng bị sập bẫy của tên… “phù thủy đô la nhuộm đen”.
Ngày nọ, chị C. bất ngờ nhận được email của một người đàn ông tự xưng là Brown, quốc tịch Nigeria và là giám đốc của một ngân hàng tại châu Phi. Trong nội dung email đó, vị giám đốc này thông báo là ngân hàng của ông ta đang giữ một tài khoản trị giá nhiều triệu đô la của một triệu phú người Mỹ bị tai nạn giao thông tử nạn tại châu Phi nhưng không có người thừa kế. Ông giám đốc đề nghị chị C. cùng hợp tác để hợp thức hóa việc thừa kế rồi chia nhau số tài sản nói trên.
Lóa mắt vì số tiền lên đến hơn 7 triệu đô la, chị C. đồng ý tham gia thương vụ. Dưới sự hướng dẫn của Brown, một người đàn ông gốc châu Phi tên là Bill liên lạc với chị, yêu cầu chị trao 2.500 đô la tiền cước phí vận chuyển hành lý ký gửi bằng đường hàng không. Hai bên đồng ý giao nhận tiền tại một khách sạn ở đường Cộng Hòa (quận Tân Bình).
Tại đây, khi chị C. đưa cho Bill số tiền 2.500 đô la như đã thỏa thuận, Bill cũng trao cho chị một va-li bên trong có chứa nhiều triệu đô la đã được nhuộm đen và một chai hóa chất. Theo Bill giải thích, phải nhuộm đen số tiền là để “qua mặt” Hải quan khi đưa vào Việt Nam. Để chứng minh là số tiền này có thể rửa trở lại bình thường được, Bill lấy ra 5 tờ tiền đen và một chai hóa chất, dùng thứ hóa chất này rửa thành 5 tờ giấy bạc mỗi tờ 100 đô la thật. Y trả cho chị C. 5 tờ giấy 100 đô la đó và giao chiếc va-li cho chị đem về nhà cất giữ. Tiếp theo, Bill liên lạc với chị, cho biết muốn rửa hết số tiền trong va-li thì phải tốn 90.000 đô la để mua hóa chất, do đó chị C. phải đóng góp non nửa tức 44.000 đô la để mua loại hóa chất này. Tin lời Bill, chị C. đi vay mượn, chuyển trước qua tài khoản của ông “giám đốc ngân hàng” Brown 22.000 đô la.
Sau đó một tuần, Bill thông báo cho chị C. biết Brown đã bị bắt tại Mỹ vì mua hóa chất dạng bị cấm, và chị C. phải chuyển ngay 45.000 đô la để bảo lãnh cho ông Brown ra, nếu không thì 7,3 triệu đô la sẽ không thể rửa được.
Để chị C. tin tưởng, Bill lại hẹn chị đến khách sạn ở quận Tân Bình, rồi tiếp tục dùng hóa chất để rửa tiền bị nhuộm đen và trao cho chị thêm 500 đô la nữa. Ngay ngày hôm sau, chị C. lại chuyển cho Bill thêm 15.000 đô la, đồng thời hứa sẽ lo chạy cho đủ 45.000 đô la để Bill gửi về Mỹ cho “ông giám đốc Brown” được tại ngoại.
Màn ảo thuật được tiếp tục, Bill lại tẩy rửa số đô la bị nhuộm đen lần thứ ba và đưa tiếp cho chị C. 2.500 đô la, đồng thời yêu cầu chị chuyển…70.000 đô la để mua chất phụ gia rửa hết số tiền trong va-li!
Đến lúc này chị C. mới thật sự nghi ngờ về hành vi của cả Bill lẫn “ông giám đốc ngân hàng”, nên bèn trình công an quận Tân Bình. Tuy nhiên, Bill đã bỏ trốn.
Số tiền trong va-li do chị C. cất giữ khi được kiểm tra cho thấy đó chỉ toàn là loại tiền đô la âm phủ đã được nhuộm bằng hóa chất màu đen, không hề có một đồng đô la thật nào.
UserPostedImage
( Các “siêu lừa” trước tòa)

Cũng sử dụng chiêu làm quen, yêu đương qua mạng, hai “nhân vật” Orye Christian Karie (33 tuổi) và Oriame Orias Ehis (35 tuổi) đã cùng với một “nhân vật” người Việt tên Nguyễn Minh Thi, lừa đảo hàng chục quý bà từ Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa cho tới Sài Gòn và đã chiếm đoạt hàng trăm ngàn đô la của họ. Những tên này thường dùng tên giả như Bryan, Brommel, Mark, Henry, Ricky và mang quốc tịch Mỹ hoặc châu Âu, để làm quen, chuyện trò trên internet. Khi đã chiếm được lòng tin của quý bà, chúng nói là sẽ gửi cho họ những kiện hàng gồm đồ trang sức, điện thoại di động cao cấp, vàng, đá quý, v.v… có giá trị rất lớn. Đồng thời, để quý bà tin tưởng, chúng cung cấp một đường link dẫn vào một website chuyển phát nhanh giả mạo nào đó với đầy đủ thông tin về người nhận hàng, loại hàng cụ thể, thời gian và địa điểm hàng sẽ đến nơi… Quý bà sẽ phải chuyển tiền cước phí và tiền “chạy chọt” Hải quan cho công ty dịch vụ chuyển phát nhanh (giả mạo) đó trước khi nhận hàng. Có những quý bà mê muội chuyển cho chúng hàng trăm triệu đồng hoặc hàng vài chục ngàn đô la!
Hành trình truy bắt tên trùm lừa đảo James Anyasi
Tên James Anyasi (35 tuội, quốc tịch Nigeria, người lừa chị Phạm Thị Thu Th. đã nói ở phần đầu) là một trong số nhừng gã chuyên bày trò làm quen, yêu đương rồi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của quý bà cả ở Việt Nam lẫn nhiều nước khác. James có vóc người cao lớn, nước da đen bóng, hai mắt ốc nhồi nhưng có một sức quyến rũ kỳ lạ đối với phụ nữ.
Theo tài liệu điều tra, từ năm 2010 đến nay, James đã liên tục giả làm doanh nhân giàu có, lên mạng internet để trò chuyện, làm quen với nhiều phụ nữ thuộc các nước Đông Nam Á. Khi thấy có người bắt sóng, y sẽ giở trò than thở rằng mình đang rất cô đơn, rất cần có bạn gái và vẽ ra hình ảnh sẽ rất sung sướng khi bạn gái và y thành vợ thành chồng, sang… Mỹ sống với nhau (?).
James cũng nhiều lần vào các nước như Malaysia, Việt Nam, Lào, Campuchia… để gặp đồng bọn và những “vị hôn thê” tương lai của hắn. Tuy nhiên, sau khi đã chiếm được cả tình lẫn tiền của quý bà này, y bèn lặn mất tăm, để lại cho họ một niềm ân hận khôn nguôi cùng với món nợ khá lớn.
James Anyasi là tội phạm từng bị truy nã quốc tế. Tháng 2/2015, James bị bắt khi quá cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất trên đường từ Dohar (Qatar) sang Phnôm Pênh (Campuchia). Khi bị mời xuống máy bay, vào phòng lấy khẩu cung, James luôn miệng nói rằng công an bắt lầm, hắn là… anh em sinh đôi với người đang bị truy nã chứ hắn không có tội gì cả. Phải đến khi một trong những phụ nữ bị hắn lừa tình gạt tiền xuất hiện bấy giờ hắn mới hết đường chối cãi.
II. Chuyện người bị mất trái tim
Cương quyết yêu cầu giải phẫu tử thi lần thứ hai
Vào đêm 10/01/2015, rất nhiều người dân ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Phong (thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) hiếu kỳ xúm lại ở nhà chị Võ Hồng Phúc xem cô Pháp y mở quan tài, mổ tử thi khám nghiệm lần thứ hai nạn nhân Trần Thế Hiển (31 tuổi, chồng chị Phúc).
Sở dĩ có cuộc mổ tử thi khám nghiệm lần thứ hai bởi vì trước đó anh Hiển bị thiệt mạng trong một vụ ẩu đả, nhưng công an và Trung tâm Giám định Pháp y tỉnh Tiền Giang khám nghiệm tử thi anh Hiển lần thứ nhất đã xác định nạn nhân chết do… nhồi máu cơ tim chứ không phải bị đánh và đâm trúng tim chết!
Trong khi đó, gia đình nạn nhân cho rằng anh Hiển bị kẻ thủ ác đánh gãy cổ và đâm trúng tim nên thiệt mạng, vì vậy gia đình không đồng ý với kết luận khám nghiệm của Pháp y tỉnh, cương quyết để quan tài anh Hiển nhiều ngày, nhất định không chịu chôn cất để khiếu nại.
Đầu đuôi câu chuyện như thế này: chiều ngày 06/01/2015, anh Hiển cùng năm người bạn đến ngã tư Chà Sáu (thuộc ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong) vừa ăn nhậu vừa đánh bi-da ở quán của chị Nguyễn Thị Hồng Trúc. Trong lúc nhóm của Hiển đang chơi trong quán thì nhóm của Nguyễn Hữu Lân (31 tuổi) và Võ Thành Sơn (34 tuổi) cũng ăn nhậu gần đó. Do hai nhóm đã có mâu thuẫn từ trước, nên khi nhóm của Lân và Sơn nhìn thấy nhóm của anh Hiển, bèn cầm dao đi đến “giải quyết mâu thuẫn”. Nhóm của anh Hiển thấy nhóm của Lân gây sự bèn bẻ gãy các cây bi-da, chống trả quyết liệt.
Cuộc hỗn chiến diễn ra trong sự hoảng loạn của dân chúng quanh khu vực, nhưng không ai dám vào can. Kết thúc cuộc chiến, mọi người thấy anh Hiển nằm gục trước cửa quán với nhiều vết thương, hai “đối thủ” Lân và Sơn cũng bị trọng thương. Cả ba được mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng anh Hiển đã chết. Sau đó Pháp y tỉnh đã kết luận: “Hiển tử vong do suy tim cấp và bị nhồi máu cơ tim”.
Những thành viên của hai nhóm đánh nhau, gồm Võ Hoàng Tân (35 tuổi), Bùi Văn Anh Phương (33 tuổi), Nguyễn Minh Đẹp (28 tuổi), Lê Đức Huy (27 tuổi), Võ Hoàng Pha (21 tuổi), bị tạm giữ.
Sau khi Pháp y tỉnh kết thúc khám nghiệm tử thi anh Hiển, xác nạn nhân được trả cho gia đình đem về mai táng. Nhưng như đã nói ở trên, gia đình anh Hiển không đồng ý với kết luận của Pháp y tỉnh là anh Hiển chết do nhồi máu cơ tim và do suy tim cấp, vì họ cho rằng từ trước đến nay anh Hiển không hề có tiền sử bệnh tim hoặc cao huyết áp. Ông Trần Văn Ngọc, cha của anh Hiển, cho biết: “Con tôi làm nghề thợ hồ (thợ xây), từ trước đến nay sức khỏe rất tốt và không hề có tiền sử bệnh cao huyết áp hay các bệnh về tim mạch. Chính vì vậy nên khi nghe Pháp y tỉnh thông báo con tôi bị chết do suy tim cấp và nhồi máu cơ tim chứ không phải bị đâm chết, gia đình tôi rất ấm ức, nghi ngờ kết quả giám định Pháp y của tỉnh là không chính xác”. Ông nhất định yêu cầu “mời cơ quan Giám định Pháp y Trung ương từ Hà Nội vào giải phẫu tử thi con tôi lần thứ hai để sự việc được sáng tỏ”.
Trong hai ngày 08/01 và 09/01/2015 (tức 3 ngày sau), gia đình anh Hiển đã mặc đồ tang, mang bài vị, lư hương, di ảnh, v.v… đến Trung tâm Giám định pháp y Tiền Giang và Công an thành phố Mỹ Tho để đòi phải làm cho ra lẽ. Trong khi đó, quan tài của anh Hiển vẫn để tại nhà, gia đình nhất định không chịu chôn cất dù các đoàn cán bộ xã Mỹ Phong và thành phố Mỹ Tho đã nhiều lần đến vận động mai táng sớm để không ảnh hưởng đến môi trường và trật tự xã hội.

( Gia đình nạn nhân đội khăn tang, mang bài vị phản đối Pháp y tỉnh)
Do không được đáp ứng, thân nhân anh Hiển dọa sẽ đưa quan tài tới đặt tại UBND tỉnh cho đến khi nào tỉnh phải mời Giám định Pháp y Trung ương vào giám định lại mới thôi. Chị Võ Hồng Phúc, vợ của anh Hiển, cương quyết nói: “Tại sao họ lại cố tình che giấu? Khi nào Cơ quan Giám định Pháp y Trung ương giải phẫu, khám nghiệm xong và làm rõ nguyên nhân cái chết của chồng tôi, gia đình tôi mới đồng ý an táng thi thể anh Hiển”.
Ngày 10/01/2015, Pháp y Tiền Giang đã đến gia đình anh Hiển để giám định lại lần nữa nhưng thân nhân của anh Hiển cho rằng Trung tâm Giám định Pháp y Tiền Giang làm việc không khách quan, cố tình che giấu tội phạm nên không chấp thuận.
Tình hình rất căng thẳng khiến các cơ quan hữu trách của tỉnh Tiền Giang bắt buộc phải chấp nhận yêu cầu của thân nhân anh Hiển.
Một bác sĩ pháp y cùng hai chuyên viên từ Hà Nội bay vào. Cuộc giải phẫu và khám nghiệm tử thi lần hai của Pháp y Trung ương kéo dài từ 19 giờ 30 đến 21 giờ 45 ngày 10/01/2015 (tức 4 ngày sau) ngay tại nhà anh Hiển trước sự chứng kiến của thân nhân anh Hiển và rất đông dân chúng, thì một điều cực kỳ lạ lùng là trái tim của anh Hiển đã bị cắt mất, đồng thời bác sĩ Pháp y Trung ương cũng xác nhận thi thể nạn nhân không bị gãy hoặc vỡ bất cứ một đốt xương nào. Biên bản khám nghiệm của Pháp y Trung ương ghi: “Không thấy tim. Tim đã bị cắt khỏi thi thể, có dấu cắt”.
Bác sĩ Giám đốc Sở Y tế Tiền Giang giải thích
Sau khi phát hiện thi thể anh Hiển mất quả tim, gia đình nạn nhân lại tiếp tục khiếu nại và làm dữ, đòi cơ quan Pháp y Tiền Giang phải giải thích rõ nguyên nhân.
Phía Trung tâm Giám định Pháp y Tiền Giang bấy giờ mới bắt buộc phải lên tiếng rằng quả tim của nạn nhân Hiển được Hội đồng Giám định Pháp y của Tỉnh thu giữ 1/2 mẫu và gửi 1/2 mẫu còn lại đi giám định ở các cơ quan chuyên môn tại Sài Gòn. Và kết quả cho thấy anh Hiển chết… vì đau tim (!).
Khi sự việc quả tim đã mất bị khám phá, bác sĩ Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, cho biết, theo báo cáo của bác sĩ Nguyễn Văn Minh (Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tiền Giang) thì khi khám nghiệm tử thi anh Hiển, vì nghi ngờ nạn nhân có thể chết do bệnh lý và đây là trường hợp đặc biệt nên ông đã tiến hành thu 1/2 quả tim của nạn nhân để gửi đi giám định, 1/2 quả tim còn lại được lưu giữ tại trung tâm để có cơ sở đối chiếu về sau (?).
Ông Thảo bênh bác sĩ Minh, nói là ông này “đã làm việc công tâm” vì ông ta chẳng hề quen biết ai trong vụ này. Ông Minh có sơ suất là không thông báo cho gia đình anh Hiển về việc thu giữ trái tim nên khiến gia đình nạn nhân thắc mắc, khiếu nại. Ông Thảo nói: “Chúng tôi cũng chưa thấy luật nào quy định khi tiến hành thu giữ mẫu vật của nạn nhân để làm giám định pháp y thì bác sĩ phải thông báo cho gia đình nạn nhân. Đây là sự việc đáng tiếc”.
Kết quả là: “Sở Y tế sẽ tổ chức gặp gỡ gia đình nạn nhân để giải thích sự việc, cho bác sĩ Minh công khai xin lỗi đồng thời sẽ yêu cầu bác sĩ Minh tự kiểm điểm, rút kinh nghiệm về sai sót này. Chính sơ suất của bác sĩ Minh đã khiến gia đình nạn nhân càng thêm bức xúc và nghi ngờ về nguyên nhân cái chết của anh Hiển” .
Dù tuyên bố như vậy, nhưng cho đến nay Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vẫn không hề cử đại diện đến xin lỗi gia đình nạn nhân, cũng như chẳng xử lý kỷ luật một người nào cả. Dân chúng nói rằng làm sao ông Thảo biết là bác sĩ Minh “chẳng hề quen biết ai trong vụ việc này”, bác sĩ không quen biết nhưng… tiền nó quen thì sao? Chính vì bác sĩ Minh đã cắt quả tim của nạn nhân không cho ai biết rồi xác nhận nạn nhân chết vì bệnh lý nên một vụ án hình sự đã biến thành một vụ án dân sự, kẻ giết người chỉ bị phạt hành chánh vài chục ngàn bạc và vẫn được tự do nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nói chung, ở Việt Nam, những sự việc đổi trắng thay đen như trên không có gì là lạ, cái lạ là một kẻ giết người, đâm dao trúng tim người khác cũng chỉ bị phạt vạ vài chục ngàn bạc, và một ông bác sĩ pháp y cắt mất quả tim của nạn nhân cũng chỉ bị coi là “sai sót”, chỉ cần làm tự kiểm điểm để… rút kinh nghiệm, vậy là xong. Làm người Việt Nam cũng đến là khổ!

Đoàn Dự ghi chép 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.155 giây.