logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 17/03/2015 lúc 05:58:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xin làm người soi đường đi xoá hết đau thương...

Nếu so với bác Cao-Đắc Tuần và bác Hữu Liêm, tôi chỉ là kẻ ngoại đạo của âm nhạc, một nốt bẻ đôi cũng không biết nên không dám múa rìu qua mắt thợ, nhưng tình cờ được bác Hữu Liêm nhắc lại bài hát Cơn mê chiều trong bài viết Và người ơi xin chớ quên đăng trên Danlambao đã làm cho tôi như sống lại nỗi niềm riêng của mình.


Ôi âm thanh và hình ảnh qua những nhân chứng sống và phim ảnh của Mậu Thân 1968 như hiện về... nào là tiếng đập của cuốc xẻng, tiếng kêu là thất thanh và tiếng nổ của đạn AK khô khốc rợn người khi thành phố Huế rơi vào địa ngục của hủy diệt và thảm khốc, được che đậy bằng danh từ tổng nổi dậy và giải phóng.


Hình ảnh của những cán binh cộng sản trong cái rét lạnh đầu Xuân mặc quần tà lỏn, tay đeo băng đỏ, vài vác AK đầu đội mũ tai bèo, mặt xanh như tàu lá chuối vì đói ăn khát uống đi gõ cửa từng nhà như thần chết gõ cửa điểm danh sự sống sao mà ghê rợn kinh hoàng!

UserPostedImage
Ảnh Babui

Bài hát Cơn mê chiều ra đời trong thời điểm 1968 đặc điểm là không có âm thanh và ánh sáng đi kèm trong lời ca như tiếng nổ và hỏa châu, mà chỉ có gươm đao, loại vũ khí cổ điển gây nên cái chết dã man và mọi rợ.


Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn...


Lời mở đầu cho bài hát báo trước một biển mưa nước mắt và tang tóc chia lìa sẽ đến với những địa danh: Đường nội thành, Cầu Tràng Tiền, Hương Giang, đồi Ngự Bình...


Nhưng có lẽ không còn cảnh nào thê lương chia lìa buồn man mác như ở bên sông.


Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò...


Và hơn thế nữa:


Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi...


Một khi mà tiếng chuông chùa không còn ngân lên ở đất Thần Kinh thì xem như Huế tắt thở và niềm tin bị hủy diệt bởi cộng sản.


Nhưng tính nhân bản của miền Nam của tác giả đối với tội ác của công sản không là hận thù mà là ngọn đuốc hải đăng soi đường cho những thế hệ mãi sau.


Tôi là người trong đêm, mang ngon đuốc về nội thành
Xin là người soi đường đi xóa hết đau thương...


Phải nói qua bài hát Cơn mê chiều nhạc sĩ Nguyễn Minh Khôi là kẻ tung và ca sĩ Thái Thanh là người hứng.


Giọng hát được mệnh danh là vượt thời gian của Thái Thanh được sự phụ họa của những giọng hát không chuyên oan hồn trong tết Mậu thân ở Huế, đã làm cho người nghe phải sởn gai ốc khi nghe Thái Thanh cất tiếng hát Cơn mê chiều.



UserPostedImage

Babui

Sửa bởi người viết 17/03/2015 lúc 06:03:35(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 17/03/2015 lúc 06:04:49(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Và người ơi xin chớ quên!



Lời cuối của khúc ca bi thương hận "Cơn mê chiều" của tác giả Nguyễn Minh Khôi xuất bản tháng 6-1968 nhắc đi nhắc lại cho người dân Huế và tất cả chúng ta không được quên: Huế Mậu Thân 1968, cuốn phim đập phá gần một tháng tết của chủ nghĩa cộng sản lật lọng, diệt chủng và man rợ.


Tôi đã yêu tiếng hát Thái Thanh đặc biệt với bản Cơn mê chiều này, tôi yêu tác giả với tất cả tâm trạng của ông dành cho Huế 1968. Thiệt thòi cho chúng ta, vì nhạc khúc dành cho Huế 1968 không nhiều. Tôi đã nghe anh Việt Dzũng hát bài này, anh Dzũng hát với cái tâm dành cho một Việt Nam tự do, tôi cũng đã nghe Hùng Cường, Lệ Thu, Duy Khánh hát, nhưng tôi muốn nghe giọng Thái Thanh hơn tất cả.


Nhạc dạo đầu thật hay, man mác âm hưởng của một khúc nhạc chiều, lời nhạc ma thuật làm cho người ta chợt hẫng hụt, ý tứ của tác giả thâm thúy mà không làm cho người ta khó hiểu.


"Chiều nay không có em, mưa non cao về dưới ngàn
Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng
Chiều nay không có em, xác phơi trên mái lầu
Một mình nghe buốt đau, xuôi Nam Giao tìm bóng mình"


Từ một tâm trạng tả tình bất chợt đan xen phối cảnh mưa non cao về dưới ngàn, bất chợt tái hiện cảnh giết chóc ùa về, nhẹ nhàng nhưng làm cứa vào tim người dân đã từng chứng kiến thảm cảnh "người lớn khôn" theo giặc cộng sản ngoại, cộng sản nội về xóm làng, ở đây tác giả không dùng từ ngữ súng ống mà dùng gươm đao làm người nghe đã ngửi thấy mùi máu tanh đồng loại. Không tả cảnh bắn giết nhưng thấy rồi cảnh máu me, hàng vạn người đã vĩnh viễn nằm xuống.


"Đàn con lớn khôn" không hẳn là lũ ngợm trí thức có học vị mà là một bầy đàn nằm vùng chuyên ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đủ thành phần xã hội mang "gươm đao cộng sản" vào xóm làng. Cộng sản Hà Nội đã dùng miếng mồi tư thù và miếng bả vinh hoa thiên đường cộng sản lôi kéo "đàn con lớn khôn" kết hợp để giải phóng Huế, nhân danh bác và đảng tàn sát dân lành ác hiểm còn hơn Polpot, lấp liếm tội ác man rợ.


Hai điệp khúc nói lên tất cả cảnh tang thương của Huế 1968 do cộng sản VN gây ra:


Đường nội thành đền xưa ai tàn phá?
Cầu Tràng Tiền bạc màu loang giòng máu
Hương Giang ơi thuyền neo bến không người qua đò
Một lần thôi nhưng còn mãi ...
Và chiều nay không có em, đường phố cũ chân mềm
Đường vào thành, hàng cây trơ trụi lá
Đồi Ngự Bình thịt xương khô sườn đá
Kim Long ơi, bờ lau ngóng, chuông chùa tắt rồi
Một lần thôi nhưng còn mãi
Và chiều nay không có em, đường phố chẳng lên đèn


Tôi là người khai hoang đi nhặt xác mình, xác người
Cho ruộng đồng xanh màu, cho đám mới lên cao
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên
Tôi là người trong đêm, mang ngọn đuốc về nội thành
Xin làm người soi đường đi xóa hết đau thương
Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên


Một chế độ cộng sản diệt chủng và bưng bít mọi sự thật, Thái Thanh và Nguyễn Minh Khôi thực sự làm cho chúng ta không được quên. Thực sự là một thảm họa nếu ông Đàm vĩnh Hưng cất giọng hát lên bản nhạc này vì chủng loài cộng sản luôn luôn che dấu sự thật và hát lên được bài nhạc này cần phải có một cái tâm. Nhạc Trịnh cũng có vài bài về Mậu Thân Huế 1968, cộng đảng không ra mặt cấm, nhưng sau này không thấy ai hát thêm ngoại trừ Khánh Ly.


Và người ơi xin chớ quên, người ơi xin chớ quên.

Hữu Liêm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.