logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/03/2015 lúc 08:26:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


UserPostedImage
Ảnh chụp tại Sài Gòn ngày 15/05/1975. AFP PHOTO / PRESSENSBILD

Ngày 30 tháng 4, đó là mốc lịch sử đáng nhớ của cả một dân tộc mà có người, có thể là ngày reo hò chiến thắng, với người

khác, đó là ngày ngậm ngùi bưng mặt giấu nỗi đau. Và thời gian đã trôi qua bốn mươi năm kể từ 30 tháng Tư năm 1975 đến nay,

vừa đủ để một đứa bé chào đời, trưởng thành và trở thành một trung niên với đầy đủ nhận thức xã hội, nhận thức thế giới cũng

như sự chiêm nghiệm về quãng đời mà mình đã đi qua. Với những người tuổi bốn mươi, có ăn học và thành đạt nhờ học vấn, họ

nghĩ gì về ngày này?

Một ngày bắt đầu của mất mát, đau khổ
Một người tên Việt, sinh đúng ngày 30 tháng Tư năm 1975 tại bệnh viên nhân dân Gia Định, chia sẻ những trải nghiệm tuổi thơ:

“Vấn đề là lúc đó hàng hóa thiếu thốn, thực phẩm ôi thiu, giòi rất nhiều. Luôn phải xếp hàng, xếp hàng từ hai giờ sáng, đến sáu

giờ họ mới đến để xếp sổ (theo thứ tự), thiếu thốn và rất bẩn. Đến 1988 thì mới bắt đầu mở cửa, cao điểm nhất là từ năm 1979

đến 1983, giai đoạn này cực kỳ khó khăn, có phiếu cũng không mua được, hàng hóa cực kỳ khan hiếm.”

Theo ông Việt, ông không chứng kiến được đời sống trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 bởi khi ông ra đời, thành phố Sài Gòn đã

tràn ngập cờ đỏ sao vàng. Và theo như mẹ ông kể, khi ông ra đời, hoàn cảnh đất nước nói chung và thành phố Sài Gòn nói riêng

rất khó khăn, không có gạo để ăn, miếng thịt heo trở thành thứ hàng hóa quá xa xỉ bởi ngay cả mạng sống cũng chưa chắc đã

đảm bảo, tài sản cũng chỉ là của tạm trước lúc người ta đến tịch thu, như vậy, chuyện miếng thịt heo là chuyện rất phù phiếm đối

với Sài Gòn lúc bấy giờ.
UserPostedImage
Ảnh chụp tại Sài Gòn ngày 13/05/1975. AFP PHOTO / PRESSENSBILD.


Mẹ của ông Việt là người có quan hệ với chế độ Cộng sản, nhờ vậy mà gia đình ông được ưu tiên nhiều thứ sau khi Sài Gòn thất

thủ. Nhưng điều đó không những làm cho mẹ ông thấy hạnh phúc mà còn khiến cho bà khủng hoảng tâm lý và hệ lụy của nó kéo

dài mãi cho đến bây giờ. Bởi được ưu tiên nên mẹ ông Việt được chính quyền mới phân công đi theo đội quân kê biên và trưng

thu tài sản.

Mới sinh con chưa đầy một năm, phải đi theo đội quân này để đến đột kích bất cứ nhà nào cảm thấy họ khá giả, giàu có, để rồi

kêu cả nhà người ta ngồi lại nghe biên bản, sau đó lục lọi từng góc tủ, góc giường, bất kì nơi nào thấy hoài khi giấu tài sản, cuối

cùng là dùng gậy thọc vào những góc nền nhà để phân biệt tiếng kêu, nơi nào tiếng kêu hơi rỗng thì ngay lập tức có người dùng

xà ben, búa chim để đục nó lên mà tìm của kín. Hầu như nơi nào bà đi qua cũng để lại tiếng khóc thút thít hoặc kêu gào, chỉ có

nước mắt và nước mắt.
Nhưng khủng hoảng nhất đối với mẹ ông Việt vẫn là một lần cả nhà người ta đang ăn cơm trưa, đội tịch biên xông vào đọc biên

bản và lục lọi. Cuối cùng chỉ được vỏn vẹn mấy chỉ vàng bỏ trong tủ áo quần, cả nhà vẫn điềm nhiên ăn cơm. Ông chỉ huy của đội

tịch biên tài sản bảo rằng vô lý, nhà này trước 30 tháng 4 năm 1975 là một nhà tư bản, lẽ nào tài sản chỉ còn có mấy chỉ vàng?

Nói đến đây, ông ta đi lục một vòng, phát hiện ra chậu cây thiên tuế trên sân thượng có dấu đất mới đào, ông ta cho nhổ cây

thiên tuế ra khỏi chậu và tìm ra hơn 300 lượng vàng thẻ Kim Thành, viết biên bản tịch biên và phạt chủ nhà đi tù cải tạo bởi tôi

không khai báo thành thật, giấu diếm tài sản. Ông chủ nhà té ngửa ra và bất tỉnh.

Anh con trai cả và bà vợ lo xức dầu, cạo gió chô ông chủ nhà, những người còn lại vẫn ngồi ăn cơm và trên mâm cơm chỉ có một

chén nước mắm loãng với một nồi canh rau dền nhưng mọi người chỉ ăn cơm với mắm, không ai múc canh. Ông đội trưởng tiến

lại mâm cơm, lấy chiếc vá thọc vào nồi canh và khuấy mấy cái, tiếng loảng xoảng của kim loại phát ra từ nồi canh, ông đội trưởng

cho đổ nồi canh và thu thêm ba chục lượng vàng nữ trang gồm nhẫn, dây chuyền, hoa tai. Lúc này, cả nhà lăn đùng ra té xỉu. Ông

đội trưởng tức giận quát: “Bọn này không thành thật, chết đi là vừa!”. Sau đó cả đoàn về nghỉ trưa.

Kể từ đó, mẹ ông Việt bị ám ảnh bởi hình ảnh nhiều người ngất xỉu, đôi khi nằm ngủ, bà mơ thấy người ta đến níu áo kêu khóc.

Dần dần, cơn ám ảnh trở thành một vết thương tâm lý và chuyển sang một loại tâm thần hoang tưởng, đi đâu bà cũng nghe người

ta kêu khóc, làm gì bà cũng có cảm giác người ta đang níu áo van xin, đòi trả lại tài sản… Và mười năm sau, bà phải vào viện

tâm thần điều trị.

Ngày để tang của tự do
Một người khác tên Thuận, quê gốc Quảng Ngãi, cha mẹ ông tản cư vào Sài Gòn vào ngày 29 tháng 3 trong lúc mẹ ông mang

bầu ông, ông sinh vào một ngày cuối tháng 5 năm 1975 tại Sài Gòn, chia sẻ: “Đậu, sữa, đường, gạo… họ phát cho mình một cái

phiếu, tem phiếu theo tiêu chuẩn, nhà hai người khác ba người, bốn người. Thời bao cấp mà, thay đổi lắm, vì thay đổi giữa hai

chế độ mà, rất khổ, khổ lắm. Cán bộ, viên chức còn dễ thở chứ dân thường thì… Tâm lý hồi đó chẳng ai nghĩ tới chính trị, họ lo

làm ăn, lo cuộc sống thôi, chứ có ai dám bộc lộ…”
Theo ông Thuận, với tư cách là một người thành đạt trong cuộc đời nhờ vào học vấn, cũng có chút vốn liếng ngoại ngữ và từng

đi công tác nước ngoài nhiều lần, ông thấy rằng Sài Gòn đã hoàn toàn mất đi sức mạnh của một “hòn ngọc viễn đông” kể từ sau

30 tháng 4 năm 1975.

Ông cho rằng một Sài Gòn khác đã hiện hồn giữa thành phố này mà theo lời kể của cha ông là mùng mền, áo lót, quần lót, võng

dù, than củi… tất tần tật các thứ xấu xí đều được mang ra phơi đầy các ban công. Một thành phố mà đi đến đâu cũng thấy chăn

mền, áo quần, than củi, các loại đồ tạp nhạp trưng bày, chỉ cần ngước mắt lên là không thể nhìn lâu quá 5 giây. Có nhiều người

không chịu nổi cảnh này đã bỏ nhà trốn lên núi để sống.

Nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề chính, một Sài Gòn tự do đã hoàn toàn mất, thay vào đó là một thành phố với cái tên mới lạ và

đời sống cũng mới lạ, người ta phải xếp hàng rồng rắn để nhận từng lạng thịt heo, từng lít nước mắm hay từng ký gạo. Người Sài

Gòn cũ tự bỏ đi tính cách hào sảng, ăn to nói lớn vả thẳng như ruột ngựa, thay vào đó là tính dè chừng, sợ chết, sợ tai vách

mạch rừng.

Chính vì nguyên nhân này mà có rất nhiều cư dân Sài Gòn đã ngậm ngùi bán tháo tài sản, bỏ tài sản để lên thuyền vượt biển và

cuối cùng gửi thân giữa biển cả, không ngày trở lại. Một Sài Gòn hoa lệ, thơ mộng và lộng lẫy mãi mãi chôn theo những linh hồn

hào sảng nơi biển sâu. Sài Gòn sau 30 tháng Tư là một Sài Gòn tan tác chia đàn sẻ nghé, một Sài Gòn nhuộm nước mắt của tự

do và dòng nước mắt ấy chảy mãi cho đến bây giờ, chưa bao giờ nguôi.

Một Sài Gòn mà ở đó, những giọng nói phân biệt quyền lợi và vị thế xã hội, giấy hộ khẩu trở thành thứ bùa hộ mệnh và nó nghiễm

nhiên trở thành chân lý khi phân định thứ hạng của công dân. Những người Sài Gòn xưa như những đứa trẻ mồ côi để tang cho

Sài Gòn như để tang một người mẹ hiền đang dần xanh cỏ trên mộ bia!

Nói đến đây, người đàn ông này hơi nghẹn giọng và không nói được gì thêm. Chúng tôi buồn cho thế sự nhưng cũng thấy vui bởi

ngoài những loại người tung hô, vẫn có những góc khuất của một Sài Gòn trẻ đầy sâu lắng và tư lự giữa cuộc đời.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.