logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/03/2015 lúc 07:04:57(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Quả thật tôi rất kinh ngạc khi đọc bản tin từ hội nghị về bảo đảm an ninh trật tự trường học cho học sinh sinh viên vừa được tổ chức mới đây của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, từ năm 2010 đến nay cả nước đã xảy ra 7,735 vụ học sinh sinh viên đánh nhau. Đấy là chưa kể những vụ nam nữ học sinh đánh nhau ngoài phố như đám giang hồ, mấy cô nữ sinh đánh nhau, lột sạch quần áo của bạn mà không ai thống kê hết được. Đó là một kết quả đáng cho mọi người VN giật mình. Học đường bây giờ tồi tệ đến như vậy sao?!
Ở đây tôi chưa nói đến thống kê về vi phạm pháp luật, theo Việt Báo VN: Thống kê chưa đầy đủ từ năm 2009 đến nay, tổng số học sinh và sinh viên (HSSV) liên quan đến pháp luật hình sự, trong đó các hành vi gây rối trật tự công cộng là 935 vụ, tội phạm ma túy 357 trường hợp, giết người 37 vụ, cướp , trộm cắp tài sản 6,000 vụ. Bạo lực học đường đã được kiềm chế nhưng vẫn xảy ra tại nhiều địa phương, tình hình bỏ học, bỏ nhà sống lang thang, tụ tập thành băng nhóm sử dụng dao, lê, mã tấu, kiếm… đâm, chém nhau, gây rối trật tự công cộng, phạm tội nghiêm trọng giết người, cướp tài sản đang diễn ra phức tạp

UserPostedImage
Trường Lý Tự Trọng (tỉnh Trà Vinh), nơi vừa xảy ra vụ nữ học sinh bị bạn đánh trong phòng học

Học trò hành hạ bạn dã man ngay tại trường không ai biết
Tôi chỉ tạm kể vài vụ đánh nhau xảy ra gần đây nhất và cùng tìm hiểu sâu xa hơn về nguyên nhân dẫn đến tệ nạn này tại các học đường ở VN.
Trong tuần giữa tháng Ba vừa qua dư luận bỗng bùng lên về vụ một nữ sinh bị bạn học hành hung tập thể tại Trường Trung Học Cơ Sở (THCS) Lý Tự Trọng (tỉnh Trà Vinh) vào ngày 13-Một. Tức là mãi hai tháng sau dư luận mới được biết đến khi một em quay được clip “nóng” này tung lên mạng, ngay cả các giáo viên, các bậc phụ huynh cũng chỉ biết qua màn hình máy tính. Tất cả đều tá hỏa tưởng như chuyện “trên trời rơi xuống.”
Bảy học sinh xúm nhau đánh tàn bạo một học sinh nữ nhỏ bé vô phương chống đỡ. Các học sinh này đã không học được đức tính trọng yếu để làm người là lòng nhân đạo, nên hành xử theo thói côn đồ, bản năng thú tính. Lớp trưởng sử dụng quyền thế để sai khiến “thuộc hạ” đánh người theo lệnh mình. Sáu em kia không nhận biết được lẽ phải (tức là mất lương tri) nên đã theo “tâm lý bầy đàn” để phục tùng kẻ có quyền thế mà say máu đánh người. Học sinh nam duy nhất trong nhóm này chẳng những không ra tay cứu giúp người yếu thế đang bị đám đông vùi dập mà lại phô trương sức mạnh nam nhi bằng một chồng ghế giáng xuống đầu nạn nhân cô đơn tội nghiệp.
Đông đảo học sinh trong và ngoài lớp thản nhiên đứng xem vụ hành hung tập thể mà không ai ra tay cứu giúp nạn nhân, không ai thông báo cho nhà trường để kịp thời can thiệp; nạn nhân cũng không dám hé lộ với gia đình mà cam chịu. Qua đó, có thể nhận thấy sự hung hãn mang tính bầy đàn đã tạo nên nỗi sợ hãi kinh hoàng làm tê liệt lương tri và lương tâm học sinh, khiến các em “câm lặng” trước cái ác để tự bảo vệ mình. Cha mẹ có con bị đánh còn đau hơn. Mẹ cô bé đã ngất đi, đau đớn vì đứa con mình rứt ruột đẻ ra bị đánh đập tàn nhẫn như thế. Sau đó thì bà không cho ba của bé xem clip, bà sợ ông không kiềm chế được mà tìm mấy đứa đánh con mình rồi giết chúng mất.
Những sự việc như thế cho thấy một thất bại hiển nhiên của giáo dục: những phẩm chất tốt đẹp được giảng dạy trong nhà trường không đủ sức chống lại cái ác thuộc về bản năng. Những phẩm chất được dạy dỗ lại nghiêng về sự sùng bái lãnh tụ, sự tuyệt đối tuân theo những quy định của “đoàn đội” để được trở thành “học sinh tiên tiến” mà bỏ quên quyền tự vệ chính đáng của con người, sự phản kháng khi bị áp đặt, bị đối xử bất công. Chúng ta hãy nhìn qua sự tổ chức trong một trường học với đủ các thứ ban bệ úp chụp lên đầu các cô cậu học trò.



Những tầng lớp giám sát đầy quyền lực
Nếu nhìn vào mô hình trường học ngày nay, một học sinh bình thường sẽ bị sự giám sát của khá nhiều tầng lớp: Nào là “Sao đỏ”; tổ trưởng, lớp phó kỷ luật, lớp trưởng, chi đoàn… Mỗi tầng lớp giám sát như thế lại có những “quyền hành” riêng. Điều đáng ngại nhất ở đây là việc mỗi tầng lớp giám sát đó lại bị bắt buộc phải hoàn thành chức trách của mình một cách tốt nhất mà không hề được hướng dẫn làm thế nào để thực hiện được nhiệm vụ đó. Và điều tất yếu xảy ra là chuyện lạm dụng quyền lực.
Mấy em trong đội “Sao đỏ” cho phép mình có quyền hoạnh họe những bạn khác, đánh giá hành vi của bạn khác theo ý tưởng chủ quan của mình. Lớp trưởng, lớp phó thì nghĩ đến chuyện sử dụng bạo lực ở nhiều mức độ khác nhau để các “thần dân” trong lớp phải tuân thủ mệnh lệnh của mình. Bí thư chi đoàn thì nghĩ đến việc sử dụng hình thức hạ bậc hạnh kiểm để buộc đoàn viên tham gia hoạt động đoàn… và cứ thế mạnh ai người đó làm với những quyền tưởng như là hợp pháp.
Trong khi đó, các giáo viên chủ nhiệm lại có khuynh hướng luôn bênh vực cho những học sinh được giao nhiệm vụ để các em này “có uy tín làm việc, phục vụ kỷ luật nhà trường.” Cho nên các em bị hành hạ thấy rõ mình bị yếu thế, đành câm nín.
Thế là những mâu thuẫn trong nội bộ học sinh bắt đầu tích tụ dần dần theo thời gian. Học sinh bình thường sẽ phải chọn lựa giữa hai con đường: hoặc “vùng lên” phản kháng lại sự giám sát bằng bạo lực của chính bản thân các em (nếu đủ lực) hoặc nín nhịn cam chịu (nếu không có đủ lực để phản kháng).
Và cả hai sự chọn lựa đó đều dẫn đến một kết quả giống nhau: bạo lực học đường bùng phát. Điều này dẫn đến một hệ lụy vô cùng nguy hiểm trong cuộc sống xã hội: Tương lai các em này rất có thể sẽ trở thành những cán bộ - nhân viên tận dụng tối đa quyền lực mình có để mưu lợi cho cá nhân và thói quen hành xử lạm dụng quyền lực.
Tôi còn nhớ khi còn bị nhốt ở trong các trại tù cải tạo, trong nhà tù hình sự, cai tù thường chọn một anh tù nổi tiếng du côn nhất để làm trưởng buồng. Tên này được gọi là “đầu gấu,” có quyền sai phái các tù nhân khác, cần thì đánh đấm không nương tay. Đó là cách cai trị mà bọn cai tù cho là hiệu quả nhất. Cái kiểu thành lập các ban bệ và các “chức sắc” trong hàng ngũ học sinh chẳng khác gì kiểu dung dưỡng các “đầu gấu” trong các trại tù.
Chính vì thế nên khi các em lớn lên ở các địa phương mới sinh ra những ban bệ, những quan chức đủ mọi ngành nắm quyền sinh sát với các “thần dân” trong thôn ấp. Ban bệ nào cũng có quyền hành riêng và hầu như khó có địa phương nào tránh khỏi sự lợi dụng trắng trợn quyền hành để mưu lợi ích cho riêng mình và họ hàng hang hốc nhà mình. Gần đây nhất nhiều vụ “ăn cắp” hay có thể gọi là ăn cướp trắng trợn quyền lợi của nhân dân được khui ra vô cùng tàn nhẫn đến nỗi người ta nói “ăn cả cái khố rách của dân nghèo. Tôi sẽ chứng minh trong một số báo khác.



Nữ sinh lớp 11 mất khả năng giao tiếp vì bị bạn đánh
Khi dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng sau clip đánh bạn dã man của cô cậu học trò lớp 7 thành phố Trà Vinh, mới đây chương trình Chuyển Động 24h của Đài Truyền Hình VN tiếp tục đưa ra một sự việc liên quan đến bạo lực trường học, dẫn đến hậu quả là cô nữ sinh cấp 3 không thể nói được.
Cụ thể là khoảng tháng 9/2014, tại ngôi trường Trung học Tử Đà, tỉnh Phú Thọ, nữ sinh Quyên Thị Phương Hà đã bị các bạn cùng lớp đánh hội đồng chỉ vì hiểu lầm từ những dòng trạng thái trên mạng xã hội facebook. Sự việc ẩu đả này được nhà trường giải quyết ở mức độ kỷ luật, cảnh cáo các học sinh tham gia đánh nhau còn nạn nhân là em Hà cho đến nay vẫn chưa thể cất tiếng nói.
Theo cô Hằng (mẹ nạn nhân) cho biết: “Lúc con tôi bị đánh về thì đầu tóc bù xù, mặt sưng tím, môi chảy máu. Ăn cũng không ăn được, ngủ cũng không được thế nhưng bé vẫn cứ cố ăn cháo loãng rồi đi học.”
Bỗng dưng không thể nói được khiến cuộc sống của hai mẹ con vốn đã khó nay càng thêm nhọc nhằn. Hằng ngày, Hà và mẹ chỉ có thể dùng cử chỉ hoặc viết ra giấy để giao tiếp. Sáu tháng kể từ khi bị bạn đánh hội đồng cũng là gần từng ấy thời gian Hà phải nghỉ học để chữa bệnh, cô Hằng phải chạy đôn chạy đáo vay tiền chữa bệnh cho con. Theo nhận định của các bác sĩ, em Hà không thể nói là do dư chấn tâm lý và cũng không biết được bao giờ mới khỏi.



Quyền hành của trưởng lớp
Ở nhiều lớp, khi giáo viên vắng thì lớp trưởng gần như thay mặt cho giáo viên, giữ toàn quyền điều hành, thậm chí cả quyền trách phạt những học sinh khác. Ở cấp 1, nhiều thầy cô giáo chọn những em “to con” hơn bạn cùng trang lứa để làm lớp trưởng. Lý do: các bạn trong lớp nhìn bạn lớp trưởng là sợ. “To con” nên cũng nhiều sức mạnh thể chất, có thể giúp cô phạt khẻ tay bằng thước những bạn nói chuyện trong giờ học, không làm bài tập đầy đủ, chạy nhảy lung tung... “To con” nên các bạn lớp trưởng có thể “méc tội” các bạn khác với thày cô mà không sợ các bạn kia trả thù.
Như vậy, những giá trị giáo dục tốt đẹp của việc duy trì thủ lĩnh hay đội ngũ tự quản trong lớp đã bị bỏ qua, mà chỉ tận dụng cách thức này cho các mục đích không chính đáng. Từ đó, nhiều học sinh khi nắm giữ các chức vụ này cũng nhận thức sai lầm về vai trò của chính mình, ảo tưởng sức mạnh và quyền hạn của mình như một “đại ca” ngoài xã hội, từ đó hình thành “hội chứng đàn anh đàn chị” trong các trường học. Biết đến bao giờ các em học sinh mới hết sợ hãi những tên “đấu gấu” này ở nhà trường.
Dù có một phần lỗi tại gia đình các em làm ăn vất vả hoặc quá ham mê làm giàu lơ là trong việc dạy dỗ, săn sóc con cái, nhưng phần lớn thuộc về nhà trường. Bộ Giáo Dục VN có trách nhiệm gì trong tệ nạn này? Bao giờ những ngôi trường học ở VN được trả về đúng giá trị thực của nó để có thể trở thành những người tử tế, phục vụ lợi ích cho toàn xã hội chứ không cho một phe nhóm nào?
Văn Quang (20-3-2015)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.