logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 25/03/2015 lúc 08:21:42(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một cảnh học sinh đánh nhau trước cổng trường học. Clip-from youtube

Trong vòng chưa đầy một tháng, có đến hơn một chục video clip nữ sinh đánh nhau, cấu xé nhau được tung lên mạng và có

đến vài chục video clip nam sinh lập thành bằng nhóm, dàn trận đánh nhau, chém nhau theo kiểu xã hội đen. Tất cả những

video clip này đều do học sinh tải lên. Đó là chưa kể đến hơn 6000 vụ đánh nhau gây thương tích, chết người kể từ Mồng Một

Tết đến nay. Và tất cả những vụ xô xát, đánh nhau trong giới trẻ Việt Nam đều có liên quan đến vấn đề giáo dục, học đường và

tính dục, bạo lực do văn hóa xuống cấp.

Tính dục và giáo dục bị chằng chéo

Ông Vận, cựu giáo viên một trường phổ thông trung học tại thành phố Sài Gòn đưa ra nhận xét: “Do cái nghiệp quả của tiền

duyên nhiều đời. Nó muốn làm anh chị, nó muồn làm anh hùng nên nó tranh nhau, nó cấu xé nhau, tranh nhau vậy đó. Nó muốn

làm thì nó làm, mình can đâu có được. Nói nó cũng như không. Không nói được, không thể nói hết nổi!”.

Theo thầy Vận, là một giáo viên dạy qua hai chế độ chính trị, trước 30 tháng 4 năm 1975, ông vừa tốt nghiệp đại học và đi dạy

chưa đầy hai năm thì thành phố có sự thay đổi lớn, ông về quê làm ruộng một thời gian dài và năm 1980, ông quay trở lại Sài

Gòn, tiếp tục nộp đơn xin dạy học. Sau gần một năm chờ điều tra lý lịch, không có thành phần gia đình dính đến chế độ cũ nên

ông được nhận vào dạy môn toán trở lại với điều kiện chỉ được dạy toán và không được bàn luận gì về chính trị dù bất cứ với

ai.

Ông Vận chấp nhận điều kiện và đi dạy mãi cho đến năm 1990 thì về hưu. Trong suốt quá trình dạy học, ông nhận ra bầu

không khí dạy và học trước và sau 1975 có thể nói là khác nhau một trời một vực. Và quá trình dạy giữa những năm trước

1988 và sau 1988 cũng khác nhau đáng kể. Càng về sau, nền giáo dục càng có dấu hiệu lụn bại, hết phương cứu chữa.

Giải thích thêm, ông Vận cho rằng hình ảnh người thầy giáo thời trước 1975 có những đặc thù mà hiện tại không có được. Sự

uy nghiêm, tính mẫu mực cũng như lương tâm nhà giáo, luôn sẵn sàng cống hiến hết mình vì sự nghiệp dạy học, lấy viên phấn

trắng và tấm bảng đen làm cảm hứng của cuộc đời. Chính vì thế, người thầy dạy cấp hai và cấp ba thời đó đã được gọi là giáo

sư, họ được học trò và phụ huynh coi trọng, kính nễ.
Sự kính nễ này một phần nhờ vào cơ chế giáo dục coi trọng tính người, coi trong nhân cách và mỗi người thầy bắt buộc phải là

một tấm gương về nhân cách trong xã hội đã giúp cho học trò có cảm hứng trong việc học tập, kính trọng thầy cô và luôn noi

gương thầy cô như một trách nhiệm mà con người phải làm trong cuộc đời. Chính nền giáo dục với triết lý nhân bản xuyên suốt

của thời đó đã tạo ra nhiều thế hệ học trò vừa thành đạt lại vừa có nhân cách lớn trong xã hội. Điều đó hiếm có và hầu như

không có trong hiện tại.

Chỉ riêng không khí dạy và học trước và sau năm 1988 cũng đã có quá nhiều thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Trước năm

1988, nền giáo dục bao cấp, dù không thể so sánh với nền giáo dục nhân bản trước 1975 nhưng dù sao nó cũng không phải là

một cái thị trường giáo dục lộn xộn như thời kỳ giáo dục thị trường sau này. Kể từ sau 1988, nền giáo dục Việt Nam rơi vào tình

trạng mua bán chữ, hoạt động dạy thêm dạy kèm nở ra rầm rộ. Sau đó là thời kỳ mua bằng cấp, đút lót trong giáo dục, và gần

đây nữa là tình trạng hối lộ bằng tình dục giữa học sinh và thầy giáo, giữa hiệu trưởng với các quan chức.

Chính tình trạng bệ rạc của nền giáo dục bởi nạn mua quan bán chức, chạy bằng giả, kinh doanh kiến thức, lạm dụng tình dục

học đường đã đẩy nhiều thế hệ đến chỗ thực dụng, máu lạnh và bạo lực học đường diễn ra như cơm bữa. Điều đáng buồn

nhất là hiện tại, những danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, giáo sư tiến sĩ… đều không được trọng vọng như những

giáo viên cấp trung học thời xưa. Theo thầy Vận, đây là một vấn đề cần đặt dấu hỏi lớn về cơ chế giáo dục hiện tại.

Bạo lực tới sau

Một cô giáo tên Hà, sống tại Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ thêm: “Khó nói lắm, mà về nguyên nhân thì không lẽ mình đổ thừa hết

cho giáo dục nó cũng không đúng. Nói chung là do môi trường. Khó nói lắm!”.
Theo cô Hà, vấn đề bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay có thể nói là vô phương cứu chữa, nó có thể bùng phát bất kì giờ

nào và lan rộng đến mức khó mà lường được. Tiếng nói của giáo viên đối với học trò hiện tại không phải là tiếng nói của một vị

thầy trước lớp học mà là tiếng nói của một người bán chữ trước đám đông các thượng đế mua chữ.

Trong các thượng đế mua chữ này, có nhiều thành phần khác nhau, cũng có thể là thượng đế con nhà bình dân, cũng có nhiều

thượng đế con nhà quí tộc, trọc phú, đại gia. Và yêu cầu của các thượng đế đối với người bán chữ cũng khá gắt gao. Không

thiếu học sinh yêu cầu phải đổi cô giáo vì cô giáo không đủ đẹp để mình học. Đương nhiên là chuyện này hiếm nhưng đã từng

xãy ra tại Sài Gòn. Thậm chí có nhiều nam sinh cấp trung học trêu ghẹo cô giáo, viết thư rủ cô giáo cùng đi phòng trọ, nhà nghỉ,

khách sạn.

Khi cô giáo nhận lá thư, chỉ biết run rẩy và khủng hoảng, không dám tố cáo sự việc vì sợ trả thù. Nhiều cô bỏ trường, chuyển

trường. Nhưng cũng có nhiều cô chấp nhận điều kiện của học sinh để được nhận một khoản thù lao béo bở. Chính vì môi

trường giáo dục hết sức kì quặc này mà nhiều nam sinh, nữ sinh và thầy cô giáo trở thành bạn tình với nhau. Mà một khi thầy cô

giáo trở thành bạn tình của học sinh thì tiếng nói của họ với nhau không còn là tiếng nói của giáo dục, nó thành tiếng nói của

tình dục và luyến ái. Mối quan hệ thầy trò bị phá vỡ ngay tức khắc sau khi vào nhà trọ, vào khách sạn với nhau.

Không dừng ở đây, nhiều đường dây mua bán dâm trong học đường xuất hiện, nhiều thầy giáo, cô giáo kiêm thêm nghề tú

ông, tú bà chăn dắt các nữ sinh đến với khách hàng là các quan chức thèm của lạ, thèm gặm cỏ non. Và khi điều này trở thành

một thế lực ngầm, một hoạt động ngầm trong học đường thì học đường đó có thể trở thành một kiểu nhà thổ trá hình. Vấn đề

giáo dục trở nên khủng hoảng và bế tắc.

Theo cô Hà, chuyện các nữ sinh đánh nhau, các nam sinh dàn trận chém nhau ngày càng có nguy cơ phát triển và lan rộng là

một bằng chứng về nền giáo dục mua bán bằng chấp, chạy chọt và hối lộ trong nghề nghiệp đã chuyển hóa thành một thứ tệ

nạn và kéo theo hàng triệu hệ lụy phía sau. Cho đến thời điểm hiện nay, có thể nói rằng không còn cách nào để cứu chữa được

nữa.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Theo RFA
xuong  
#2 Đã gửi : 25/03/2015 lúc 08:56:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giáo viên rượt đuổi, đánh và lăng mạ học sinh trong lớp học

VRNs (25.03.2015) – Sàigòn – Một đoạn video lan truyền trên các trang mạng xã hội có độ dài gần 5 phút mô tả cảnh một cô giáo quát tháo một học sinh nữ, yêu cầu nữ sinh này đứng lại nhưng em đã bỏ chạy, ngay lập tức cô đã chạy lên ghế, rượt đuổi em học sinh ngay trong lớp học. Sau khi cô giáo bắt được nữ sinh này thì cô liên tục tát vào mặt, đánh vào đầu với những lời lẽ lăng mạ trước sự chứng kiến của nhiều em học sinh khác cùng lớp.

Trong đoạn video cũng cho thấy, một nữ sinh khác đã lên tiếng bảo vệ nữ sinh này sau khi chứng kiến cảnh cô giáo hành hung bạn, nhưng cô giáo tiếp tục dùng những lời lẽ đe dọa cả hai em học sinh.

Sau khi đoạn video trên được loan tải thì có nhiều phản ứng gay gắt về nền giáo dục VN sau gần 40 năm dưới thời XHCN.

Hông Trân thốt lên: “Giáo viên gì mà thiếu nhân cách quá!”. Thanh Pho Hao Hoa kêu lên: “Cô giáo kiểu gì vậy, dạy học sinh như thế này không thể chấp nhận được.” Trungthu Nguyen nói cụt lủn: “Cô giáo với nền giáo dục của cộng sản.”

Nhiều bạn đọc khác đau lòng khi nhìn thấy cô giáo rượt đuổi, hành hung học sinh và lo lắng hơn cho vận mệnh đất nước khi thế hệ trẻ đã và đang sống dưới nền giáo dục định hướng bạo lực, vô cảm và vô trách nhiệm của nhà cầm quyền cs gây ra suốt gần 40 năm qua.

Tuyen Nguyenngoc chán nản: “Một nền Giáo dục quá tồi tệ nhự vậy đủ để đánh giá sự phát triển của một đất nước ra sao…” Cong Hung phẫn nộ: “Trăm năm trồng người XHCN là đây! Người lớn đang dạy bạo lực cho trẻ nhỏ!”. Bùi Văn Tiến nói: “Hành vi ứng xử của Nhà giáo tác động trực tiếp đến hàng triệu học sinh được ví như ‘trang giấy trắng’, gián tiếp đến hàng chục triệu con người trong xã hội.”

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ‘bạo lực học đường’ càng ngày càng gia tăng ở độ tuổi học sinh. Đó là nhận xét của bạn Nhuhoa Nguyen, bạn này nói tiếp: “Chỉ mới có 40 năm ‘trồng người’ thôi, còn tới ’60 năm’ nữa mới đủ ‘Trăm năm trồng người’. Có thể từ bây giờ tới 60 năm nữa sẽ có cảnh bạo lực từ trường Mẫu giáo.”

Còn bạn đọc Phạm Gia Bình phản ứng mạnh: “Không thể tưởng tượng nổi. Cô giáo như vậy, thì bảo sao xã hội không loạn. Bộ giáo dục sẽ phản ứng ra sao đây? Với hành vi như vậy, cô giáo trên đã vi phạm một loạt các quy định như: đạo đức và tư cách nhà giáo, vi phạm luật bảo vệ trẻ em, lăng nhục và đe dọa tính mạng người khác, hành hung xâm phạm thân thể người khác. Với các vi phạm trên cô giáo trên phải bị đuổi việc và xử lý theo đúng pháp luật. Nếu cơ quan bảo vệ pháp luật không chủ động tham gia thì gia đình học sinh nên kiện cô giáo ra tòa.”

Tuy nhiên, rất nhiều bạn đọc khác lại đồng tình và thông cảm với cách hành xử của cô giáo trong đoạn video trên, bởi vì họ cho rằng, ngày nay, các em học sinh cứng đầu cứng cổ, cãi chày cãi cối, tính tình hung hăng… nên cần phải trừng trị thẳng tay như vậy.

Kelvin Anhvu nói: “Cô giáo đánh học sinh là sai nhưng gặp học sinh như thế này thì bực không chịu được. Ai đời, cô nói trò đứng lại thì trò không thèm nghe, còn cãi cả cô nữa, chẳng xem giáo viên ra gì.” Xa Que tiếp lời: “Đứng vào địa vị của cô giáo mới hiểu, bởi vì học sinh thời nay cái tốt thì không chịu học, mà cái xấu thì học rất nhanh.” Ước Mơ Nhỏ cho biết: “Cô giáo không như thế này thì làm sao mà trị được lũ học sinh hư hỏng. Phải có người như thế để chúng nó phải sợ mà lo lắng học hành chứ. Học sinh giờ mất nết lắm, không trị sẽ hư hỏng. Khổ cho các thầy cô giáo.”

Cũng có một số bạn đọc khác cho rằng, dư luận không nên đổ hết mọi tội lên đầu giáo viên. Kaoh Hmin Neugyn cho ý kiến: “Ngày trước, thầy cô giáo cũng đánh và trừng phạt học sinh bằng cách nằm lên bàn roi nện, khẻ tay, quỳ gối, viết phạt… nhưng học sinh thời đó không ngỗ nghịch, hay trả treo như bây giờ. Do đó, không thể buộc tội nhà giáo.”

Thế nhưng, bạn đọc tên là Diana Vuong không đồng tình với ý kiến của Kaoh Hmin Neugyn, bạn này nói: “Đồng ý với anh Kaoh là không nên đổ hết lỗi cho Thầy Cô Giáo. Một phần do gia đình, một phần do xã hội nhưng Thầy Cô Giáo ít nhất cũng phải làm gương cho học trò, tác phong đứng đắn một chút chứ ai mà rượt đuổi, đánh học trò như kẻ vô ý thức như vậy.” Còn bạn đọc Rock Xuyên Màn Đêm đặt lại vấn đề với Kaoh Hmin Neugyn: “Dù học sinh có hỗn láo như thế nào đi chăng nữa, thì cách hành xử của cô giáo như vậy có đúng không?”.

Như vậy là, chỉ qua một số bình luận tiêu biểu chúng tôi trích dẫn trên đã đủ cả những nguyên nhân từ chế độ chính trị, xã hội, luật pháp, xưa và nay, phê phán, ủng hộ… Thế nhưng, vấn đề cần đặt ra làm thế nào để không còn tái diễn những vụ việc tương tự thì lại ít người nêu lên. Phải chăng tâm lý chấp nhận sống chung với cái ác đã ngấm dần vào mỗi người dân VN, khiến mỗi người dân chỉ còn biết phê phán khi sự việc đã xẩy ra, còn xắn tay áo lên ngăn chặn sự ác từ trước khi chúng có thể hình thành thì thuộc nhiệm vụ người khác, mà dân gian thường mỉa mai ‘đã có đảng và nhà nước lo’! Người ta chỉ vẽ lên khẩu hiệu ‘tiên học lễ…’, còn Luật Giáo dục thì qui định hẳn một điều cấm ‘truyền bá tôn giáo…’. Trong khi xưa nay có ai nghe tôn giáo truyền bá điều ác? Người ta phát động học tập đạo đức…, nhưng đạo đức ấy đòi hỏi phải đấu tranh giai cấp, phải sử dụng bạo lực, phải trấn áp, phải cuớp, phải giành, phải đấu tố, phải giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ. Vâng, ‘gieo hạt nào, gặt quả ấy’.

Huyền Trang, Pv VRNs
xuong  
#3 Đã gửi : 05/04/2015 lúc 08:22:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nữ sinh đánh nhau ở Việt Nam
UserPostedImage
Trong clip video quay cảnh một nữ sinh tóc ngắn đã đánh tới tấp, túm tóc một nữ sinh khác ngay trong lớp học.
Ảnh từ clip video post trên youtube

Gần đây, báo chí trong nước đưa tin hàng loạt về các vụ nữ sinh đánh bạn gây xôn xao dư luận. Với sự phát triển của công nghệ, các vụ ẩu đả, xô xát, hỗn chiến này được ghi lại bằng điện thoại thông minh, sau đó lan truyền trên mạng xã hội. Trong tạp chí phụ nữ hôm nay, Hải Ninh tìm hiểu tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt là trong số các em học sinh nữ.

Đó là âm thanh trong một đoạn video dài gần hai phút ghi lại cảnh một nữ sinh bị đánh hội đồng tại thành phố Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh hồi tháng 9 năm ngoái. Một nhóm gồm 3-4 nữ sinh mặc đồng phục bao vây, lột quần áo, đánh đấm và giật tóc một nữ sinh khác. Đám đông vây quanh tò mò, có người quay lại cuộc ẩu đả, và chỉ một hai người lên tiếng can ngăn.

Chị Thuỳ, làm việc ở thành phố này, cũng có mặt chứng kiến vụ xô xát này. Chị thậm chí còn biết những nhân vật trong vụ ẩu đả kể trên. Chị kể:

Chị Thuỳ: Cô này yêu cái cậu con trai đó, hình như học lớp 8 hay lớp 9 gì đó. Nhưng mà cậu ấy lại không thích lại, mà đi yêu một cô khác cùng khoá. Bé kia vì thế mà đã bỏ học một tuần. Sau đó, một hôm ở cổng trường, cô này chặn đường, đuổi đánh cô bạn gái kia.

Đây không phải là lần đầu tiên chị Thuỳ chứng kiến cảnh nữ sinh đánh nhau. Một năm trước đó thôi, chị còn thấy các cô nữ sinh này cầm kiếm đuổi đánh bạn học ngoài cổng trường. Chị kể:

Chị Thuỳ: Vụ ở quê, có một cô xinh xắn thì cũng kiêu. Trong khi đó có một nhóm con gái xấu xấu nhưng lại thích chơi bời. Mấy cô này nhìn thấy cô xinh gái kia thì ngứa mắt, hỏi thì lại trả lời vớ vẩn. Thế là một hôm đi học về, các cô này cũng đứng ở cổng trường, vác kiếm đuổi nhau, đánh nhau. Đánh thì chạy.
Chị Thuỳ cho biết vì Quảng Ninh ở gần biên giới với Trung Quốc nên những thứ như kiếm hay súng không thiếu. Chuyện trẻ em bỏ ra vài chục nghìn hay vài trăm nghìn mua các vũ khí lậu như thế là không hề khó khăn gì. Chị Thuỳ nói, chứng kiến những cảnh đánh nhau chị cũng thấy khiếp sợ, và rằng chị không dám can ngăn vì lo lắng mấy cô nữ sinh kia sẽ vác kiếm đuổi đánh chị.

Nữ hay đánh bạn hơn nam?
Trên mạng chia sẻ video Youtube hay mạng xã hội Facebook không thiếu những video cảnh nữ sinh đánh nhau. Nào là nữ sinh đánh hội đồng ở Trà Vinh, lột áo bạn ở Quảng Ninh, hỗn chiến trong lớp học ở Đồng Nai hay đánh đập kéo lê bạn trên đường ở Đồng Tháp. Tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt là giữa các em nữ dường như ngày càng tăng, với mức độ dày đặc.

Tuy nhiên, các chuyên gia về giáo dục và tâm lý lứa tuổi thì cho rằng điều đó không có nghĩa là các em nữ sinh hay đánh bạn hơn các em nam. Hơn thế nữa, hiện chưa có một số liệu chính thức nào từ xưa đến nay cho thấy tình trạng bạo lực giữa các em nữ tăng hay giảm hoặc nếu tăng thì tỷ lệ là bao nhiêu. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng giải thích:

Khuất Thu Hồng: Bạo lực giữa các em nữ thì vẫn ít hơn giữa các em nam chẳng qua là thường là bạo lực giữa phụ nữ thì nó là điều ít gặp cho nên là khi các em nữ xảy ra bạo lực nên nó cũng được nhiều người để ý hơn. Thế nên nếu mà xét tỷ lệ bạo lực của các em nữ thì không nhiều. Nhưng mà dù sao thì nó là điều rất đáng lo ngại vì rõ ràng (chúng ta ) thấy là mức độ bạo lực khá là nghiêm trọng.

Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cho rằng phần lớn các đoạn video này đều do người trong cuộc đưa lên. Bà nói:

Nguyễn Vân Anh: (Các em) đưa những video này với hai mục đích. Một là hạ nhục đối phương mình vừa đánh, hai là muốn giễu võ giương oai rằng ta đây dám làm những việc như thế, coi nó như là việc tiêu khiển.

Trung tâm SCAGA vừa hoàn thành một dự án về xây dựng trường học thân thiện tại năm trường trung học ở Hà Nội. Dự án này nhằm để giáo dục cho các em học sinh cũng như giáo viên và phụ huynh về nạn bạo lực học đường.

Bà Vân Anh cho hay khảo sát trong dự án cho thấy tỷ lệ phần trăm các em gái thú nhận từng bắt nạt các học sinh khác cũng tương đương với các em nam chứ không nhiều hơn. Bà cho biết:

Nguyễn Vân Anh: Một em nữ cho biết em từng làm lớp trưởng. Có lẽ em ấy cũng không được giảng dạy các kỹ năng và giá trị cho đúng. Nên em ấy nghĩ rằng quyền lực của em là đi phạt các bạn và đi ghi sổ đầu bài, cho nên em dùng rất nhiều các hình thức phạt để doạ dẫm các bạn trong lớp. Hầu hết các bạn trong lớp đều sợ em và đều bị em ấy dùng quyền lực đấy để đe doạ cả. Rồi các bạn nữ khác cho biết trước đây các bạn nghĩ rằng đó là trò tiêu khiển, việc có thể bắt nạn một người yếu hơn là thú vị, và cảm thấy lý thú như một trò vui.

Bạo lực học đường

Bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới và không chỉ Việt Nam mới có. Tuy nhiên, việc hàng loạt các video mới đây xuất hiện lan tràn trên mạng khiến người ta bắt đầu quan tâm hơn tới tình trạng này.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra năm 2012, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài lớp học. Tức là trung bình mỗi ngày có 5 vụ học sinh ẩu đả, gấp 13 lần so với một thập kỷ trước đó. Cũng theo thống kê này, cứ có khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh bạn.

Phần lớn những vụ ẩu đả này xảy ra giữa các em học sinh đang ở độ tuổi dậy thì, hay còn gọi là tuổi ẩm ương và có thể kéo dài tới năm 18 tuổi. Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội tâm lý học Xã hội Việt Nam, cho biết tình trạng đánh nhau có thể xuất phát từ hàng loạt những mẫu thuẫn, biến đổi về mặt tâm lý, sinh lý mà các em không kiểm soát và thích nghi được. Tiến sĩ nói:

Huỳnh Văn Sơn: Các em không thể quản lý bản thân mình đặc biệt là quản lý về mặt cảm xúc. Hơn thế nữa với sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là hàng loạt những sự thay đổi của cuộc sống xã hội xung quanh, khi các em tiếp nhận mà các em khó kiểm soát cũng như các em không có những bộ lọc tốt thì các em dễ dàng có những sự biến đổi về hành vi và từ đó các em có thể mẫu thuẫn, có thể xung đột, có thể bạo lực với nhau và nó trở thành những sự lựa chọn mà đôi lúc các em không muốn mà nó vẫn có thể xảy ra.

Hội tâm lý học xã hội Việt Nam cũng tổ chức một nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường ở tỉnh Cần Thơ và cho thấy sự khác biệt giữa quan điểm của học sinh và nhà trường về tình trạng này. Hơn 25% học sinh được hỏi cho biết rằng tình trạng bạo lực học đường diễn ra nhiều hoặc rất nhiều trong khi con số này ở giáo viên và phụ huynh chỉ ở 10%. Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nói:

Huỳnh Văn Sơn: Rõ ràng hình như bạo lực học đường vẫn đang tồn tại và tồn tại một cách vừa âm thầm vừa công khai. Cái công khai ở đây đó là xảy ra các em biết nhưng mà các em có thể chưa nói hoặc là chưa phản ảnh, còn âm thầm dường như nó đang tồn tại nhưng mà là người lớn cụ thể là nhà giáo dục, và người quản lý thậm chí là các bậc cha mẹ chưa nhận ra để mà có các tác động giáo dục một cách phù hợp.

Giải thích về sự khác biệt này, ông cho rằng các bậc phụ huynh không coi vấn đề này là nghiêm trọng, còn nhà trường thì không quan tâm đầy đủ tới tâm lý, đời sống của học sinh.

Trả lời câu hỏi tại sao học sinh, đặc biệt là nữ sinh, ẩu đả nhiều như vậy, các nhà tâm lý đều cho rằng một phần là do ảnh hưởng của xã hội và sự mất lòng tin vào lẽ phải. Bà Nguyễn Vân Anh, giám đốc VSAGA, nói:

Nguyễn Vân Anh: Trong một cái xã hội có rất nhiều bất an thì cũng khiến con người hung hăng hơn. Tron môi trường mà các giá trị đẹp đẽ thì bị coi rẻ, các giá trị về sức mạnh được hiểu là cách người ta đè bẹp và thống trị người khác thì nó cũng gây ảnh hưởng đến trẻ con vì trẻ con chỉ là hình ảnh phản chiếu đến người lớn mà thôi.

Gia đình cũng là yếu tố quan trọng dẫn tới tình trạng bạo lực học đường. Bà Vân Anh cho biết trong dự án về xây dựng trường học thân thiện, trung tâm SCAGA tiếp xúc với rất nhiều em học sinh đánh hoặc uy hiếp bạn và các em học điều đó từ bố mẹ. Bà nói:

Nguyễn Vân Anh: Em ấy trút giận bằng việc bắt nạn các bạn bé hơn, những bạn yếu hơn trong trường học. Bạn ấy nói bạn ấy cũng khó thay đổi khi mà vẫn bị bố mẹ đánh khi bị điểm kém hay khi mắc lỗi và cả chuyện bố mẹ sử dụng bạo lực với nhau nữa cũng là việc khiến con cái học theo.

Giải pháp
Bà Nguyễn Vân Anh cho biết, sau hai năm của dự án, các em học sinh và các bậc phụ huynh, nhà trường đã hiểu rõ hơn về tình trạng bạo lực học đường, và đã có nhiều thay đổi qua các lớp học và các buổi tư vấn của CSAGA.

Bà Vân Anh cho rằng để giải quyết được vấn đề này, giới lãnh đạo Việt Nam cần nhìn nhận đây là một tình trạng thực tiễn, chứ không phải chỉ là những vụ việc ẩu đả đơn lẻ. Bà nói:

Nguyễn Vân Anh: Thực ra là rất cần một người lãnh đạo có tầm cỡ quốc gia về vấn đề này. Với hai mục đích, cái tiếng nói có trọng lượng của lãnh đạo cao thì nó sẽ thúc đẩy mọi người phải thực hiện những cái quy định hay trật tự về lĩnh vực đó. Thứ hai nữa là lãnh đạo cấp cao mà nói thì sẽ tuyền cảm hứng để cho mọi người thấy việc này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con em, đến sự phát triển của gia đình và của nhà trường nữa.

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cũng nhận định tương tự, rằng đã đến lúc dư luận xem xét nghiêm túc vấn nạn về bạo lực học đường. Các nhà giáo dục và phụ huynh cũng cần quan tâm tới phát triển tâm lý của các em ở độ tuổi đang phát triển và hỗ trợ cho các em kỹ năng sống tốt.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.