logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/04/2015 lúc 07:48:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Năm 2014 California có lớp song ngữ Anh-Việt đầu tiên ở cấp mẫu giáo

Sau 40 năm người Việt bỏ nước đi định cư tại các quốc gia trên thế giới, có thể nói nơi đâu cũng đã có những trường dạy tiếng Việt cho con em Việt Nam với mong muốn duy trì và bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như ngôn ngữ Việt.

Những lớp dạy tiếng Việt ở Hoa Kỳ
Khởi đầu từ vùng thủ đô nước Mỹ, từ năm 1977, Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn ra đời với những lớp hè tiếng Việt đều đặn 38 năm qua.

Đây là công đầu của nhà giáo quá cố Chữ Bá Anh, nguyên hiệu trưởng một trường trung học ở Việt Nam trước 1975. Trưởng nữ của ông, cô Chữ Nhất Anh, cho biết:

Năm 1976 thì Lớp Hè đã được thành lập nhưng chỉ có một lớp tiếng Việt với 10 em học sinh mà thôi. Sau đó, năm 1977 thì mới thật sự Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn được hợp thức hóa. 1975. Cho đến hôm nay, gần 40 năm qua, mỗi năm được khoảng từ 350 đến 400 học sinh và trung bình có khoảng 18 lớp, từ Cấp Một tới Cấp Bảy.

Mỗi năm, Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn được sự hỗ trợ của khoảng 50 thầy cô giáo. Nếu tính luôn số phụ huynh tham gia với trường thì số người thiện nguyện là trên dưới 100.

Nối gót tiên phong từ Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, nhiều trường Việt ngữ vùng Virginia và phụ cận lần lượt thành hình. Bà Lê Tống Mộng Hoa, trước là giáo viên, từng dạy tiếng Việt nhiều năm trong Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn:

Ngoài trường Việt ngữ của Hội Giáo Dục Trẻ Em Việt Nam, gọi tắt là VYEA, còn có trường Việt ngữ Thăng Long, trường Việt ngữ nhà thờ St. Michael, trường Việt ngữ Nhà Thờ Các Thánh Tử Đạo, Lớp Việt ngữ chùa Hoa Nghiêm, và Nhà Việt Nam sau này cũng có mở Lớp Việt ngữ. Trong các hoạt động của Hướng Đạo thì các huynh trưởng cũng có dạy Việt ngữ cho các em.

Bên Maryland có lớp dạy tiếng Việt của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam và trường Việt ngữ Hoài Hương. Maryland tuy ít mà cũng được khoảng 100 em theo học.

Rời miền Đông Bắc Hoa Kỳ với dân số Mỹ gốc Việt đông hàng thứ ba nước Mỹ, Texas là tiểu bang có số người Việt đông hàng thứ hai. Năm 1986, tại thành phố Houston, Texas, ba nữ sinh viên Vân Anh, Nguyệt và Huyền, đứng ra thành lập trường Việt ngữ Hùng Vương. Bà Võ Túc Trí, trưởng ban Tu Thư trường Việt ngữ Hùng Vương, kể lại:

Lúc đó bắt đầu tổ chức tại tại đại học Rice vì cô Nguyệt học trong trường đó có mượn được chỗ cho các em đến học. Sau ra ngoài thì mượn cái garage của thầy Đàm Quang Hưng, rồi sau đó dời về nơi này nơi kia.
Hiện tại trường Việt ngữ Hùng Vương đã yên vị trong Đại Học Cộng Đồng Houston với số học sinh thay đổi từ 400 đến 450:

Chúng tôi có hai cấp. Cấp Một là các em từ Mẫu giáo đến Lớp Năm. Cấp Hai từ Lớp Sáu cho đến Lớp Chín. Năm tới là đánh dấu 30 năm thành lập. Chúng tôi rất hãnh diện vì một số các em sau khi ra trường, nói tiếng Việt được rồi thì chính các em muốn trở lại trường làm phụ giáo. Chúng tôi vẫn mong muốn những thế hệ sau này, những con em chúng ta lớn lên lại lại đem con em mình trở lại học. Mong rằng việc này vẫn tiếp diễn, tiếp diễn.

Không chỉ trường Việt ngữ Hùng Vương với bề dày sinh hoạt gần ba thập niên, nhiều lớp Việt ngữ khác trong thành phố Houston cũng góp mặt đều đặn hàng tuần. Ký giả Dương Phục, giám đốc đài Saigon Houston:

Các cơ sở tôn giáo, các chùa các nhà thờ đều có lớp Việt ngữ. Những lớp Việt ngữ này bền bỉ vì có số học sinh đều đặn. Hiện giờ có một số những người trẻ hoặc là giáo chức cũng mở những trung tâm dạy Việt ngữ không những cho trẻ em mà cả cho lớp lớn tuổi nữa. Bây giờ giới trẻ dù đi vào đại học rồi mà vẫn muốn thông thạo Việt ngữ hơn mặc dù đã xử dụng Việt ngữ cũng tàm tạm trong sinh hoạt gia đình. Cho nên có những lớp Việt ngữ dạy cho lớp 12 trở lên hay cả những sinh viên đại học. Đây là điều cho thấy giới trẻ bây giờ không phải đi học vì bố mẹ bắt ép đi học mà họ tình nguyện đi học.

Dallas hay Austin cũng là những thành phố có đông người Mỹ trong tiểu bang Texas, mỗi nơi đều có từ ba đến bốn trường dạy tiếng Việt lớn nhỏ. Tại Dallas, trường Văn Lang được coi là một trung tâm Việt ngữ lớn và đông học sinh trong thành phố.

Từ Texas ngược lên California với cộng đồng cư dân Việt đông hàng đầu nước Mỹ, chủ tịch Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ Nam California là cô Nguyễn Khoa Diệu Quyên, giáo viên Toán và năm nay thêm môn Việt ngữ tại trung học Pacifica, học khu Garden Grove:

Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ giới thiệu bộ sách giáo khoa từ lớp Mẫu Giào cho tới Lớp Năm, đã được ấn hành cũng như đã được quí thầy cô tại các Trung Tâm Việt ngữ sử dụng để dạy tiếng Việt cho các em mỗi cuối tuần. Ngoài ra còn có bộ sách lịch sử bằng tranh, có hai phần tiếng Việt và tiếng Anh, để dạy cho các em lịch sử bằng những hình ảnh dễ nhớ và có thể học hỏi nhanh hơn.

Bà Cao Ngọc Điệp, từ năm 2001 đã dạy tiếng Việt trong Trung Tâm Việt Ngữ Gia Đình Phật Tử Liên Hoa, từng giữ chức phó chủ tịch nội vụ rồi phó chủ tịch ngoại vụ trong Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ ở California:

Hiện nay có 120 em, đây là đơn vị thứ nhì chúng tôi thành lập, coi như được 13 năm rồi. Năm 1992 chúng tôi thành lập đơn vị Bát Nhã đầu tiên. Ở đây các trung tâm Việt ngữ là tự phát, là tâm tình của những người Việt ly hương muốn giữ gìn nền văn hóa và ngôn ngữ của người Việt chúng ta.

Đó là chưa nói đến những trường lớp Việt ngữ tại các giáo xứ hay các nhà thờ của miền Nam California. Có những trường Việt ngữ hoạt động một cách độc lập và qui mô như ư Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng với số học sinh trung bình 800 hoặc hơn.
Một trong những người sáng lập Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng, bà Huỳnh Thị Ngọc:

Trung Tâm Văn Hóa Hồng Bàng chính thức thành lập năm 1993, niên khóa 93-94, trên 20 năm rồi. . Đầu tiên hết chỉ có 60 em học sinh thôi, thầy cô giáo thì trên dưới 10 người. Qua chặng đường dài hai mươi mấy năm thì số học sinh bây giờ sấp sỉ trên dưới 800 em. Tất cả thành viên của Hồng Bàng khoảng 80 người, giáo viên đứng lớp là 72 người. Tất cả chúng tôi đều là những thành viên thiện nguyện. Chúng tôi sinh hoạt tự túc, sách cũng tự túc in ra.

Trong lúc Bắc California, thành phố San Jose, không thua kém với những trường Việt ngữ tầm cỡ như Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang, thì quá trình thành lập trường tiếng Việt ở Sacramento, thủ phủ bang California, cũng phát xuất từ nỗi lo con trẻ Việt quên tiếng Việt. Bà Trịnh Thị Thanh Tuyền, một nhà mô phạm lâu năm, qua Mỹ hồi 1984:

Đầu tiên lúc tôi đến đây thì chỉ có một vài lớp lấy tên là Tiên Rồng. Năm 84 tôi có vào cộng tác với mấy anh em để dạy. Sau một năm thì trường từ 30 chục em lên được tới 250 em. Đến năm 1988 tôi hiệp sức cùng bốn người bạn mở trường Việt ngữ Lạc Hồng.

Khi tổ chức được trường thì chúng tôi nhờ các thầy cô mà đa số là anh em sinh viên các trường đại học. Sau một thời gian, vì là nhà giáo cũng có chút ít kinh nghiệm, tôi ra luyện cho anh em chút ít sư phạm để các em lo cho học sinh. Mỗi giờ chơi, khi nào ra sân chơi mà học trò nói tiếng Anh thì chúng tôi nhắc nhở, cầm cây thước dơ lên trời là học trò biết mình phải nói tiếng Việt. Cho đến bây giờ học trò khoảng trên 200, có khi dưới 200, cũng đã 27, 28 năm rồi.

Giáo sư Quyên Di, đang dạy tiếng Việt tại đại học UCLA và đại học CAL State Long Beach ở Nam California, thường được mời làm giảng viên những khóa huấn luyện sư phạm cho giáo viên các trường Việt ngữ mà Ban Đại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ California tổ chức tại California cũng như những nơi có cộng đồng người Việt tương đối lớn mạnh:

Nếu mà so tình hình các trường Việt ngữ tbây giờ với những năm đầu tiên thì nó là một trời một vực. Càng ngày người Việt càng cảm thấy văn hóa gốc, ngôn ngữ gốc là chuyện quan trọng, do đó các trường Việt ngữ có nhiều cơ hội phát triển mạnh hơn. Bây giờ, miền Nam California tính từ quận trên cùng là San Barbara cho tới cuối cùng là San Diego thì có thể đến cả 200 trung tâm hoặc trường dạy tiếng Việt, có một đội ngũ hơn 1.500 thầy cô giáo tình nguyện và có ngót nghét 20.000 học sinh Việt học trong các trung tâm hoặc trường đó.

Tôi vừa tới Syracuse ở New York, thành phố nhỏ thôi, nơi đây có một cộng đồng người Việt nằm giữa cộng đồng người Ý rất lớn, thế mà trường Việt ngữ vẫn được mở ra và càng ngày càng phát triển. Đó là một thí dụ điển hình, còn tất cả các nơi khác như vùng Oregon, vùng Seattle, vùng Texas với Houston hay Dallas Fort Worth, rồi Geogia… mọi nơi đều có sự phát triển các lớp tiếng Việt như vậy.

Những lớp dạy tiếng Việt nhiều nơi trên thế giới

Bây giờ xin cùng Thanh Trúc qua Canada, đến trường Việt ngữ Nguyễn Du tại Ottawa xem sao. Ông Nguyễn Quang Mộng, bắt đầu dạy từ năm 1987, cho biết trường Việt ngữ Nguyễn Du là chương trình trung học được Bộ Giáo Dục Canada tài trợ với qui định mỗi lớp phải có đủ 25 học sinh:

Bắt đầu là một lớp Việt ngữ mà số học sinh không đông bằng dưới Tiểu Học. Tiểu học thì có thể cả mấy trăm em, trung học thì có khi hai lớp có khi ba lớp, có khi bốn lớp, con số không nhất định, khoảng 70 em một năm học. Đây là dưới sự điều khiển của Hội Đồng Giáo Dục Onrario, mình đứng ra tổ chức nhưng mà Bộ Giáo Dục trả tiền các giáo chức, sách vở và dụng cụ giáo huấn đều do Bộ Giáo Dục cung cấp hết.
Nhiều em học dưới tiểu học xong lên đây học 4 năm, nhìn chung tôi thấy các em học được, không có kiểu học lấy lệ do cha mẹ bắt ép đâu.

Về những trường Việt ngữ lâu năm ở Canada thì không thể không nhắc đến Trường Văn Hóa Việt Nam thuộc Trung Tâm Văn Hóa Giáo Dục Hồng Đức ở thanh phố Montreal. Trường thành lập từ 1993, hoạt động liên tục đến tháng Sáu 2013 thì tạm đóng cửa vì khó khăn về nhân sự và tài chính. Đây là điều đáng tiếc bởi trong 20 năm Trường Văn Hóa Việt Nam đã khiến Trung Tâm Văn Hóa Giáo Dục Hồng Đức xứng đáng với tên gọi của nó.

Nhìn sang Australia, Vietnamese Cultural Schools Association, Liên Trường Văn Hóa Việt Nam, là hệ thống 6 trường Việt ngữ với tổng cộng trên hai nghìn học sinh thuộc sáu quận hạt của thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales:

Chúng tôi bắt đầu lớp học với một sư huynh Việt Nam tên Gerald Nguyễn Văn Nhơn, học sinh chỉ vỏn vẹn 10 em mà thôi.

Đó là lời sư huynh Võ Liêm, hiệu trưởng của liên trường. Từ một lớp với một thầy và 10 học sinh năm 1982, tính đến lúc này lớn nhất trong nhóm Liên Trường Văn Hóa Việt Nam ở Sydney là trường thuộc vùng Bankstown với 760 học sinh gốc Việt. Trường Bankstown còn được coi là trường ngoại ngữ lớn nhất tiểu bang New South Wales:

Lớn thứ hai là trường Canley Vale với 650 học sinh. Thứ ba là trường Marrickville 150 em. Trường thứ tư, Lakemba , 150 em. Tiếp theo là trường Villawood 160 em, trường cuối cùng nằm ở Cabramatta gồm 240 em.

Các lớp học của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam chỉ mở cửa ngày thứ Bảy, thời lượng ít nhất 2 tiếng theo yêu cầu của Bộ Giáo Dục New South Wales là cơ quan tài trợ cho liên trường.

Pháp và Nhật Bản là hai nước có người Việt định cư nhưng trường dạy tiếng Việt khó thể phát triển. Người Việt ở Pháp sống rải rác chứ không tụ lại một nơi nhất định, vì thế lập và duy trì một trường Việt ngữ gần như là bất khả.

Người Việt ở Nhật Bản khoảng 30.000, trong đó 10.000 định cư, 15.000 là người đi lao động, 3.000 là sinh viên. Đây không phải là môi trường thuận lợi cho các trường dạy tiếng Việt, có chăng chỉ hai lớp nhỏ tại Yokohama tỉnh Kanagawa, học sinh chỉ 10 đến 20 em là nhiều.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 02/04/2015 lúc 07:49:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.099 giây.