logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/04/2015 lúc 06:27:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
PHILADELPHIA (NV) - Sáng Thứ Hai, như thường lệ, chiếc xe rác dừng trước từng block đường khu vực South Philadelphia để lấy đi những bọc, thùng đã được đặt sẵn trên lề đường từ đêm trước. Nhưng hôm nay, phải cần đến ba người, bao gồm luôn tài xế, mới có thể cùng khiêng bỏ lên thùng xe một cánh cửa gỗ màu nâu đậm dựng trước cửa nhà.

UserPostedImage
Dãy nhà roll home trên đường 24 với những cánh cửa gỗ cũ và mới. (Hình: Kalynh/Người Việt)

Bà Minh, chủ nhân ngôi nhà có cánh cửa gỗ vừa bỏ đi, đứng trên bậc cửa nhìn vói theo chiếc xe đang chở cánh cửa cũ của bà đi xa dần.
“Họ có phàn nàn cái cửa nặng quá không ông Bình?” bà hỏi người đàn ông phụ khiêng cánh cửa bỏ lên xe rác.
“Nhà ở Phila này có cái cửa nào nhẹ đâu!” một cách trả lời của ông Bình.

Gia đình bà Minh di dân đến Philadelphia cũng trên 30 năm. Bà ở căn nhà này cũng khoảng gần bấy nhiêu đó thời gian, trừ hai năm mới sang, cả gia đình ở thuê. Nhiều lần con của bà sửa nhà nhưng chưa bao giờ họ thay cánh cửa.
Trách sao mà bà không luyến tiếc!
Cánh cửa gỗ màu nâu cũ kỹ với những vòng tròn xoắn ốc kia có độ tuổi gấp 3, 4 lần số thời gian bà đến Mỹ. Có lẽ chỉ nhỏ tuổi hơn ngôi nhà bà đang ở, một chút. Chính ông Bình, người thợ xây dựng, sửa chữa nhà quen thuộc không chỉ riêng với bà mà với nhiều gia đình người Việt khác ở vùng South Philadelphia này, khuyên bà, “Cũng đến lúc phải thay rồi.”
Cánh cửa gỗ cũ kỹ bà Minh vừa bỏ đi gắn liền với những ngôi nhà gọi là “roll home,” đặc điểm kiến trúc cổ lâu đời của Philadelphia. Đó là những ngôi nhà san sát nhau, gần như cùng một kiểu dáng. Nhìn bên ngoài có vẻ nhỏ, nhưng bước vào trong thì thoáng và rộng. Roll home nào cũng có một tầng hầm, gọi là “basement” và một lầu. Cửa chính vào nhà là cửa đơn, đa số bằng gỗ, trừ những ngôi nhà mới xây lại sau này, cửa nhôm hoặc sắt hoặc gỗ mới.
Đến bây giờ thì cũng có ít nhất ba thế hệ người Việt tỵ nạn ở Philadelphia đã sống và lớn lên sau những cánh cửa đó.
Bà Minh nhớ lại: “Khi vừa đến đây, chúng tôi ở nhà thuê. Làm việc, dành dụm gần hai năm, chúng tôi mua căn nhà này. Thời đó nhà còn rẻ. Nhà cũ càng rẻ hơn. Lúc đó đã có cánh cửa gỗ này rồi.”
Mùa Đông Philadelphia khắc nghiệt. Có ngày tuyết rơi dày đặc từ sáng đến trưa, có khi đến chiều, đến tối. Nhiều khi tuyết rơi suốt cả đêm. Đến sáng hôm sau thì tuyết đã cao khoảng 7,8 inch, lấp gần nửa cái xe.

UserPostedImage
Ngôi nhà roll home của một gia đình gốc Ý. (Hình: Kalynh/Người Việt)


UserPostedImage
Ngôi nhà roll home của gia đình người Mỹ da đen ở Philadelphia. (Hình: Kalynh/Người Việt)

“Những lúc đó, ngồi đàng sau cánh cửa này, cảm thấy cái ấm áp của hạnh phúc bao quanh. Con đường bên ngoài thì vắng tanh, thỉnh thoảng 1, 2 chiếc xe chạy ngang, ” vừa nói bà vừa sửa lại chiếc khăn choàng len trên cổ.
Những sáng mùa Đông mấy chục năm trước, người con gái cùng bà sang Mỹ lúc chưa tròn 20 tuổi dậy thật sớm để kịp giờ đến hãng làm thuốc tây.
“4 giờ sáng trời mùa Đông Philadelphia thì không khác chi cảm giác cắt da cắt thịt. Mỗi lần con tôi mở cửa ra đi làm là căn nhà phủ đầy gió lạnh. Lúc đó, tôi lạnh thêm cái lạnh thương con mình.”
Như nhiều người Việt tỵ nạn khác, khi mới sang bà cũng đi làm. Hãng bà làm việc cách nhà khoảng 15 phút lái xe. Mỗi ngày, bà đi nhờ một người quen làm chung. Chiều, họ đưa bà về. Bà phụ với họ $50 tiền xăng một tháng.
“Cuối ngày, chỉ cần xe dừng trước cánh cửa nhà, tôi cảm thấy cảm giác thật nhẹ nhàng. Rồi khi bước qua cánh cửa để vào tổ ấm của mình, tôi biết mình đã để lại ngoài kia tất cả những vất vả.”
Bây giờ hơn 30 năm, bà không còn phải đi nhờ xe người quen. Nói theo cách của bà, đã đủ già để “được chính phủ lo.” Con của bà không phải thức dậy lúc 4 giờ sáng để đến hãng làm. Sau những năm làm thợ, cô đã mở một tiệm nail có năm người làm. Cô cũng nhiều lần sửa lại căn nhà cũ kỹ của gia đình.
“Vài lần chúng tôi đổi màu sơn của căn nhà, thay cửa sổ mới loại hai lớp để vào mùa Đông, gió lạnh không thổi xuyên vào bên trong. Vài lần thay ổ khóa cửa. Riêng chỉ có cánh cửa chính này là không thay đổi,” bà nói.
Cho đến khi chiếc xe rác kia chở đi, cánh cửa gỗ căn nhà bà Minh vẫn giữ nguyên cả màu nâu lẫn bề mặt có những đường tròn tiếp nối. Chỉ có phía đáy cửa là bị khuyết đi một phần. Chính vì vậy mà những năm gần đây, vào mùa Đông, bà phải lấy một miếng vải lớn đắp vào, ngăn gió lạnh.
Ông Bình, người thợ sửa nhà và cả cô con gái phải thuyết phục nhiều lần bà mới chịu thay cửa mới.
Thuyết phục bà Minh, nhưng chính ông cũng tiếc lắm cánh cửa gỗ cổ xưa này.
“Nhà ở Philadelphia này đặc biệt là những cánh cửa cổ. Có thể nó không đẹp so với những cánh cửa bây giờ, nhưng nếu nói về giá trị thì nó rất đắc tiền, vì nó hoàn toàn bằng một loại gỗ quý, như gỗ cẩm lai. Cho nên, một người không thể nào khiêng nổi.”

UserPostedImage
Nhà roll home ở Philadelphia năm 1977. (Hình: Temple University)

Những cánh cửa mới bây giờ cũng bằng gỗ tốt, và bên ngoài có một lớp nhôm bao phủ. Chất liệu này không bị rỉ sét và làm cho cánh cửa không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng.
Nhưng, như ông Bình nói, “vẫn không có giá trị bằng cánh cửa cũ.”
Giá trị đó chính là thời gian. Thường thì thời gian làm cho sự vật bị mài mòn đi. Nhưng những cánh cửa này “chịu được mưa nắng nhiều hơn một đời người,” ông Bình ví von.
Cũng là roll home, nhưng ngôi nhà của Diễm, cô gái sinh ra và lớn lên ở Philadelphia không thuộc “khu đô thị” của người Việt. Nơi cô ở, nhiều người da đen hơn da vàng. Đó là khu nhà cũ. Rất cũ. Không có những bãi cỏ xanh phía trước.
Không như gia đình bà Minh, Diễm chưa một lần sửa lại ngôi nhà của mình, trừ việc sơn nhà vào cuối mỗi năm. Và cô sơn luôn cả cánh cửa. Năm thì màu đỏ, năm thì màu kem, có năm thì màu trắng. Chính vì sơn đi sơn lại, và tự làm nên cánh cửa gỗ ngôi nhà của cô vừa trông có vẻ dày hơn, vừa không được mịn. Vì không phải thợ chuyên, có nhiều chỗ lốm đốm màu cũ, màu mới. Và cả những hạt cát chưa phủi sạch.
Diễm là người Việt tỵ nạn thế hệ thứ ba. Từ ngày học xong trung học, mỗi sáng cô bước ra khỏi cánh cửa, khóa trái rồi chạy đến tiệm nail nơi cô làm gần 10 năm nay, Đông cũng như Hè. Nhịp sống ấy phẳng lặn mỗi ngày, không như cánh cửa nhà mà cô cố tình thay đổi màu sơn mỗi năm.

UserPostedImage
Chủ nhà, cô Diễm, sơn cánh cửa gỗ ngôi nhà phía nam Philly của mình mỗi năm một lần. (Hình: Kalynh/Người Việt)

Cánh cửa nhà của Diễm cũng không dưới 80 năm tuổi. Nhưng nó ít được mở ra như cánh cửa gỗ đã bỏ đi của bà Minh. Mỗi sáng đi làm, cánh cửa đóng im lìm cho đến khi cô về. Trừ những ngày nào mẹ của cô cần đi bác sĩ hoặc đi chợ. Sau khi đi làm về, cánh cửa ấy mở ra, đón cô vào nhà và đóng lại luôn đến sáng.
Rồi những cánh cửa roll home thường được mở ra nhiều hơn. Có khi mở suốt một ngày. Đó là bắt đầu khoảng Tháng Tư, Tháng Năm hàng năm. Cửa được mở ra để chào đón bạn bè chủ nhân từ tiểu bang khác đến thăm. Cửa cũng được mở ra để trong nhà đón những luồng gió mát sau nhiều tháng phải đóng im lìm.
Philadelphia nằm ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, có bốn mùa rõ rệt. Tuyết trắng khi Đông sang. Đào hồng khi Xuân về; và lá vàng rực khi tiết trời vào Thu. Và những cánh cửa gỗ cổ xưa đó luôn là người đầu tiên chào đón khoảnh khắc sang mùa.
Xuân, Hè là thời gian những cánh cửa ngôi nhà roll home của người Việt mở ra nhiều nhất. Đằng sau cánh cửa đó là những gia đình gồm thế hệ thứ nhất, thứ nhì cùng sinh sống. Họ vẫn còn giữ thói quen gặp gỡ bạn bè, hàng xóm trong buổi ăn tối vào chiều Thứ Bảy cuối tuần.
Ông Quân, một gia đình tỵ nạn đến Mỹ năm 8 tuổi, nay thì cánh cửa gỗ ngôi nhà roll home của phía đông nam Philadelphia của ông mở ra thường xuyên hơn, cả Đông lẫn Hè. Đó là lúc ông đưa rước hai đứa con của mình đến trường mỗi ngày.
Mỗi tối Thứ Bảy, đặc biệt là mùa Đông, cửa nhà ông lại mở để đón những người ông gọi là “chiến hữu.” Họ quây quần bên lò sưởi, đàn hát “chén chú chén anh.” Ngoài kia, đường phố vẫn vắng lặng, không có người đi bộ. Tuyết rơi và mưa nặng hạt.
Bây giờ, chỉ còn một vài khu phố ở South Philadelphia, phía Nam thành phố, còn dùng loại cửa gỗ cổ xưa này cho kiến trúc nhà của mình. Các con đường số 21, 22, 23, 24, một khu vực thuộc đại lộ Broad, khu vực nhà hướng Tây Nam và hướng Bắc, vẫn còn những cánh cửa ấy. Tùy theo sở thích của chủ nhân, cửa được sơn bằng những màu sắc khác nhau.

UserPostedImage
Cánh cửa gỗ cũ trên đường Passyunk Ave, phía Nam thành phố. (Hình: Kalynh/Người Việt)

Có những đoạn đường, nhìn từ xa, một dãy nhà roll home như một bảng màu đủ sắc.
Theo thời gian, người Việt tỵ nạn sửa nhà, xây nhà nhiều hơn. Họ phải thay đổi những cánh cửa cổ gần 100 năm đã ấp ủ, che chắn cuộc sống cho bao gia đình người Việt tỵ nạn để phù hợp với thiết kế mới của toàn bộ căn nhà. Cũng như cách nói của ông Bình, “cũng đến lúc phải thay.”
Một thế hệ người Việt trẻ mới đang lớn dần, thay thế cho lớp người cũ đang trở thành con sóng trước. Những người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba này sẽ làm ngắn dần khoảng cách bên trong và bên ngoài cánh cửa.
Thế nhưng, cho dù 40 năm hay 80 năm nữa, đằng sau những cánh cửa ấy, sẽ mãi là những câu chuyện kể không bao giờ dứt của một dân tộc.

Kalynh Ngô/Người Việt

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.