logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 12/04/2015 lúc 08:27:22(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam theo học bậc cao học, thậm chí tiến sĩ ở trời Tây. Chính vì lẽ đó, một giới các bà mẹ vừa đi học tiến sĩ, vừa chăm con cái ở nước ngoài bắt đầu hình thành.

Khung cảnh là bữa tiệc mừng Tết ở trường đại học Missouri, tại miền trung tây nước Mỹ. Một nhóm gồm các bé gái, bé trai từ một hai tuổi tới hơn 10 tuổi đứng xếp hàng chờ được phát tiền mừng tuổi đầu năm. Jerry Nelson, một vị giáo sư lớn tuổi, tóc đã bạc phơ, là một trong hai người được bố mẹ các em bé này nhờ phát tiền mừng tuổi. Giáo sư Nelson kể lại:

Jerry Nelson: Tôi thấy ấm lòng mỗi khi được giao trách nhiệm của người phát phong bao đỏ. Truyền thống này dạy cho trẻ con lòng tôn kính với người lớn tuổi nhưng mà nó cũng cho các cháu học về tình bạn nữa.

Ông Nelson cho biết so sánh với trẻ con Mỹ, những em nhỏ ở trường đại học Missouri rất chịu khó học hỏi và tiến bộ rất nhanh. Giáo sư cho rằng sở dĩ các em được như vậy là nhờ những bậc phụ huynh giỏi giang, đặc biệt là những người mẹ đảm đang và cũng hết sức thông minh của họ.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam, hiện có hơn 16.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại các trường đại học khắp nước Mỹ. Phần lớn trong số này đang theo các khoá cao học hoặc tiến sĩ, có người còn làm cho trường của Mỹ theo diện sau tiến sĩ. Ở trường đại học Missouri, số du học sinh ở bậc sau đại học cũng chiếm đa số, và số các nữ tiến sĩ tương lai cũng phải đến khoảng 20 người.

Vừa “làm tiến sĩ”, vừa làm mẹ

Vừa nghiên cứu, vừa làm, vừa nuôi con và chăm con có vẻ như không phải là công việc quá khó khăn cho những phụ nữ thông minh này. Hoà Hoàng, vừa nhận bằng tiến sĩ chương trình kinh tế nông nghiệp của trường đại học Missouri, cho biết chị đến Mỹ được sáu năm nay và quyết định sinh con khi vừa hoàn thành xong một nửa chương trình tiến sĩ. Chị nói:

Chị Hoa: Bọn em cũng cưới nhau được 3 năm, tức là bọn em cưới năm 2010, sau khi cưới xong thì năm 2010 chuyển đến bang Missouri học, em học trước một năm, sau đó chồng em năm tiếp theo cũng là sinh viên, cũng là sinh viên sau đại học. Thành ra cả hai vợ chồng đi học thì cũng rất là bận. Nhưng mà mình cảm thấy mình cũng đã đến lúc rồi, mình cũng có tuổi rồi, thì mình cũng phải sinh con thôi. Em nghĩ đó cũng là điều tự nhiên thôi. Chứ còn nếu mà mình chờ đến lúc mình tốt nghiệp thì cũng có thể 4 -5 năm nữa, sợ cũng lâu quá. Bọn em cũng nghĩ là thôi thì mình cũng xoay xở cố gắng thôi, mình cũng xác định là như thế. Cũng không muốn sinh con ngay khi mình mới bắt đầu chương trình. Tại vì những năm đầu rất là vất vả, thường là sau khi thi xong các bài thi tiêu chuẩn thì lúc đó mình chuyển qua giai đoạn mình làm nghiên cứu thì mình lấy lớp đỡ hơn, ít hơn. Thời gian của mình làm nghiên cứu thì nó linh động hơn thì mình có thể thu xếp được
UserPostedImage
Có rất nhiều các lớp hướng dẫn cho các bà mẹ có con đầu lòng

Hoà cho biết trong thời gian đầu, vợ chồng chị cũng có sự giúp đỡ của bà nội và bà ngoại. Hoà kể:

Chị Hoà: 9 tháng đầu có bà sang trông giúp, nhưng mà nói chung là cũng vẫn có cái vất vả của nó, vì mình phải đi học, mình phải đi làm, mình phải đảm bảo công việc nghiên cứu của mình. Nhưng mà tất nhiên là mình không phải nuôi con một mình hay chỉ có hai vợ chồng nuôi con một mình, chỉ có sau khi hai bà về rồi thì hai vợ
chồng cùng nhau nuôi. Sau khi hai bà về lúc mà con được khoảng 9 tháng rưỡi, thì em cũng rất là khó để có thể xoay xở, em bắt buộc phải em phải gửi trẻ. Em tìm một cái daycare ở gần chỗ em làm để gửi cháu. Lúc đó cháu được 10 tháng, sau đó em vẫn chạy qua chạy lại để thăm cháu, kiểm tra, rồi tối đi làm thì đón về thôi ạ, vẫn phải duy trì đến tận bây giờ.

Ngoài ra, Hoà cũng có được sự giúp đỡ của những bà mẹ đồng trang lứa:

Chị Hoà: Nói chung cũng tạm gọi là hội, nhưng mà nói chung mọi người cũng biết nhau, em cũng được giúp đỡ rất là nhiều, ví dụ khi mình sinh con thì dạo trước mình đã có nhiều bạn nhiều chị sinh rồi thành ra mình cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tự làm giấy tờ, rồi là đi khám thế nào, chăm sóc ra làm sao, rồi là xin được quần áo cũ để dùng lại, mình cũng đỡ được nhiều khoản, cũng rất là tốt.

Giống như chị Hoà, chị Thi sang Mỹ cùng chồng và hai cô con gái nhỏ 5 năm trước đây. Cuối tuần này, cô bé sẽ tổ chức sinh nhật lần thứ 10. Ở trường, chị cùng khoa nông nghiệp của trường nghiên cứu thuốc sinh học triệt sâu cho lúa mà không gây các tác dụng phụ. Còn ở nhà, chị là bà mẹ mẫu mực cho hai cô con gái.
Cô con gái lớn của chị, mà gia đình và bạn bè yêu mến gọi là bé Dung, năm nay đã 16 tuổi. Cô bé luôn đứng đầu lớp trong các môn học. Đặc biệt, năm ngoái, bé Dung giành một giải thưởng của Google về thiết kế logo. Chị Thi kể:

Chị Thi: Nguyên tắc của nhà chị là để cho con được phát triển tự nhiên, nó thích cái gì thì để cho nó làm nhưng mà phải trong tầm kiểm soát của mình. Chẳng hạn như là cũng cấm iPhone, iPad nhưng mà chỉ trong một khoảng thời gian nào đó thôi. Học hành thì chị không phải nhắc nhở, nhất là bé Dung. Nhiều khi còn phải nhắc nó học ít thôi chứ nó ham học quá, cứ học hoài.

Chị Thi cho biết chồng chị cũng đang theo học bậc thạc sĩ cùng trường, tuy nhiên, cả gia đình luôn phải dành thời gian cho nhau. Chị nói:

....Chương trình này người ta đến thăm bố mẹ và em bé môt tháng một lần, chỉ là trao đổi với mình những vấn đề mà mình đang lo lắng. Ví dụ mình có lo lắng là con mình đã đạt được các mốc phát triển hay chưa, ăn uống thế nào, người mẹ có lo lắng gì hay không, bản thân người mẹ có cái ưu phiền gì hay không. Họ đến như người bạn

Chị Thi: Dù gì thì gì, cả nhà buổi tối là phải ăn cơm cùng nhau. Cuối tuần cũng phải dành thời gian đi xem phim hoặc làm gì đó cùng nhau.

Nuôi con ở Mỹ
Chị Thi cho biết, ở Mỹ có một điểm thuận lợi đó là con chị đi học không mất tiền và được nhà trường chăm sóc rất chu đáo. Còn con nhỏ như chị Hoà thì phải gửi nhà trẻ, mỗi tháng cũng mất tới 800 đôla. Tuy nhiên, bù lại chị được cung cấp nhiều thông tin về nuôi dạy con cái một cách khoa học. Chị Hoà nói:

Chị Hoà: Ở Mỹ thì họ rất rõ ràng, họ có rất là nhiều nguồn thông tin, ví dụ như em chẳng hạn, thì là sinh viên thì em được tham gia chường trình Phụ huynh và giáo viên của bang. Chương trình này người ta đến thăm bố mẹ và em bé môt tháng một lần, chỉ là trao đổi với mình những vấn đề mà mình đang lo lắng. Ví dụ mình có lo lắng là con mình đã đạt được các mốc phát triển hay chưa, ăn uống thế nào, người mẹ có lo lắng gì hay không, bản thân người mẹ có cái ưu phiền gì hay không. Họ đến như người bạn họ đến họ chia sẻ với mình,họ mang những thông tin hữu ích để giúp mình, cung cấp thêm thông tin cho mình.

Hoà cũng mang những kiến thức quan nghiên cứu được mà chia sẻ với những bà mẹ trẻ khác ở Việt Nam và ở Mỹ. Chị nói:

Chị Hoà: Ví dụ như là một số bài viết về chuyện cân nặng, đọc một cái bảng cân nặng thì mình nên hiểu thế nào. Ở Việt Nam nhiều khi họ cũng hay có những cách hiểu không được chính xác, làm cho mọi người nhiều khi cảm thấy lo lắng khi mà con mình không có đạt được cân nặng như mong muốn như một cái chuẩn nào đấy người ta đặt ra, thì đấy là cái mà em cũng mong là khi mình viết ra thì mình giúp các bà mẹ ở Việt Nam, chủ yếu là mọi người ở VN mà họ không có nhiều điều kiện để họ đọc những nguồn thông tin có tính khoa học hơn một chút, họ đọc thì họ cảm thấy là có nguồn thông tin đáng tin cậy hơn và nó cũng giúp cho họ phần nào giảm đi những lo âu không đáng có.

Chị Hoà hy vọng những thông tin chị chia sẻ sẽ giúp nhiều bà mẹ ở Việt Nam chăm con một cách khoa học hơn.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.