logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 07:39:43(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Sự phán xét của lịch sử
UserPostedImage
Ảnh chụp tháng 12 năm 2014 ở TP. HCM

Gợi lại chuyên xưa một chút, ví dụ như nếu được chọn một trong hai lực lượng Tây Sơn hoặc nhà Nguyễn thống trị Việt Nam, bạn chọn bên nào?

Tôi nhận thấy đa số chúng ta tự nhiên vẫn thiên lệch hơn trong tình cảm với triều đại Tây Sơn, khi họ ghi dấu ấn với lịch sử chống ngoại xâm của người Việt bằng việc đánh đuổi quân Thanh khỏi miền Bắc.

Và có lẽ cũng một phần do chúng ta phải học về chiến công đó trong trường nhiều hơn, nên ta dễ dãi quên đi họ là những nhà quản trị đất nước khá tồi. Rõ ràng là kinh tế yếu kém không đủ sức chống lại sự kiên trì bào mòn của nhà Nguyễn, pháp trị kém để triều đình rối ren không tập trung đủ hiền tài mà kháng cự quân đội đối phương. Chưa kể họ không nhạy bén để nhận ra sức mạnh thực sự của thời đại của các cường quốc phương Tây, trong khi đối thủ của họ là nhà Nguyễn biết vận dụng triệt để và đánh bại họ.

Cho đến nay, sử Việt Nam vẫn ghi nhận công lao quân đội Tây Sơn trong việc dẹp loạn nam bắc phân tranh và lớn nhất đánh tan quân Thanh, nhưng việc bình xét cũng chỉ dừng lại tại đó.

Còn nhà Nguyễn thì sao? Có một sự bất công không hề nhỏ cho đế chế này trong sử Việt Nam đương đại. Nguyên do chủ yếu là khi Việt Nam chuyển sang hình thái xã hội mới đáp ứng yêu cầu giành độc lập cho nước nhà, chính thể Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH) non trẻ cần phải xác định tính chính danh của nó bằng cách phủ nhận những giá trị của chính thể cũ. Cộng với sự khắc nghiệt của chiến tranh đã thu hẹp thêm nhận thức về công lao của triều đại này đối với Việt Nam, họ dễ bị quy chụp dựa trên hoạt động thất bại vào thời suy vong.

Chính nhà nước Việt Nam hiện nay đang có nhiều hội thảo để khẳng định công lao của triều đại phong kiến này, nhất là việc mở rộng và định hình cho lãnh thổ Việt Nam đương đại, từ cương vực phía bắc đến đồng bằng phì nhiêu miền nam, ra tận Trường Sa, Hoàng Sa. Nhưng chỉ tiếc thay nhà Nguyễn lại sớm ngoảnh mặt với phương Tây và quay về thuần phục Trung Hoa, để rồi phải hoạ mất nước.

Quay lại thực tại, đã có quá nhiều sách báo và vô vàn nghiên cứu chi tiết cuộc chiến Việt Nam rồi, tôi không muốn nhắc lại ở đây. Tôi chỉ muốn các bạn tự vấn lại những vấn đề sau.

Dù là quốc gia hay cộng sản thì giấc mơ bỏng cháy của cả dân tộc Việt Nam là được thống nhất lãnh thổ và không còn sự can dự của người nước ngoài. Nhưng thay vào cuộc tổng tuyển cử là những cuộc khủng bố đẫm máu dành cho người cộng sản dưới điều luật 10-59 của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) bảo trợ bởi người Mỹ sau khi hất cẳng Pháp. Đẩy Việt Nam hiện lên trên bản đồ thế giới với những trận chiến tàn khốc nhất nhì lịch sử thế giới cận đại.
UserPostedImage
Tác giả nói ngày 30/4 là dịp thành tâm nghĩ về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến

Ở phía ngược lại, chính phủ VNDCCH đã không để bất cứ đồng minh nào tham chiến thay. Họ chỉ nhận viện trợ, cố vấn quân sự hoàn toàn nằm trên vĩ tuyến 17, họ hoàn toàn tự lực cánh sinh chiến đấu mặc dù phải chịu đựng tổn thất cực lớn. Thế nhưng dù với sức mạnh quân sự áp đảo, VNCH và đồng minh vẫn không thể đánh bại đối thủ trên chiến trường thì họ làm sao có thể giành thế thượng phong trên bàn đàm phán. VNCH không tự chiến đấu thì làm sao có thể giành quyền tự quyết cho họ. Hiệp định Paris 1973 là một ví dụ cay đắng cho tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu khi người Mỹ đơn phương quyết định điều khoản hoàn toàn bất lợi cho VNCH. Cái câu “thua một trận đánh nhưng thắng cả cuộc chiến” là điều chúng ta đáng phải suy ngẫm, học tập từ người cộng sản.

Đơn cử một ví dụ khác nữa trong suốt thời kỳ chiến tranh, tại sao VNCH không xâm lược miền Bắc? Vì họ hiền hơn? Không, chỉ đơn giản là họ không làm được trước sự chặt chẽ của miền Bắc. Bao nhiêu đợt xâm nhập đều bị đánh bật hoặc tiêu diệt tại chỗ.

VNCH là một chính thể được dựng lên sau, có ưu thế hơn hẳn về kinh tế quân sự và được bao đồng minh hùng mạnh giúp đỡ với những khoản viện trợ khổng lồ. Nhưng họ không thể làm được điều họ mong muốn là trở nên một quốc gia cường thịnh và thống nhất Việt Nam. Thay vào đó là nền chính trị lỏng lẻo, kinh tế phập phù lệ thuộc vào chiến phí, tổ chức quân đội yếu kém… thì bạn tiếc gì một chính thể như vậy. Trong khi người Mỹ là kẻ thực dụng, họ thuyết phục được Trung Hoa quay sang chống liên bang Xô Viết thì đương nhiên họ phải nhả miêng xương này ra thôi, sao họ phải mãi ném người, tiền vào cái túi không đáy này được.

Đến giờ chúng ta vẫn tiếc rẻ cho nhà Tây Sơn. Vậy tại sao chúng ta không công tâm với nhà nước hiện tại của Việt Nam, một nhà nước đã chấm dứt sự chiếm đóng của Pháp và sự can dự của Mỹ.

Chính cái quyền tự quyết vận mệnh quốc gia mới là cái di sản đáng giá nhất mà người cộng sản để lại cho Việt Nam, mỗi khi nghĩ về dịp 30/4 thống nhất Việt Nam.
Họ đã làm được việc cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh từng thành công. Nếu lấy những tiêu chí thụ hưởng vật chất xã hội và quyền lợi chính trị của bộ phận nhỏ thị thành ra để đánh giá thành công hay thất bại trong mô hình xã hội thì đó là một tiêu chí bất công. Vì những cái bất cập hiện tại là ngoài việc duy ý chí của chế độ này. Nó còn do những di sản tiêu cực của lịch sử Việt Nam, từ những thói quen xấu chung của người Việt, cho đến sự cạnh tranh quốc tế gay gắt. Sự thụ hưởng vật chất là điều không sớm hay muộn mà thôi, nếu một quốc gia làm tốt khâu quản trị kinh tế. Chính cái quyền tự quyết vận mệnh quốc gia mới là cái di sản đáng giá nhất mà người cộng sản để lại cho Việt Nam, mỗi khi nghĩ về dịp 30/4 thống nhất Việt Nam.

Dù sao hiện tai, tôi cũng không tán thành những lễ kỷ niệm xa hoa vào ngày 30/4 hàng năm làm gì. Tôi nghĩ rằng nên thành tâm nghĩ về những người đã ngã xuống trong cuộc chiến là đủ.

Dù người thành kẻ bại, thì tất cả đã chết vì một mục tiêu chung đó là sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Phải chăng đến lúc chữ "kẻ địch" nên thay bằng “đối phương” là được rồi.

Ở vị trí nào đi nữa thì cách thu phục lòng người tốt nhất há chẳng phải là tôn trọng người đối lập với mình chăng. Cay cú hay tự phụ đều là tâm lý của kẻ nhược tiểu. Lịch sử nhân loại đã chọn Việt Nam làm nút thắt khốc liệt nhất của hai dòng ý thức hệ đối lập. Dân tộc Việt Nam đã vượt qua được bằng nỗ lực không tưởng. Do đó không có lý do gì mà ta lại phải nhìn về 40 năm trước bằng tâm lý nhược tiểu nữa.

Hãy ngẩng đầu lên, bắt tay và nhìn về phía trước đi.


Nguyễn Bá Hải gửi cho BBC
phai  
#2 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 07:42:27(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Hòa giải, giấc mơ 40 năm của dân tộc
UserPostedImage

Biểu tình chống giặc ngoại xâm phương Bắc nhé ? Vâng, nhưng dưới lá cờ nào nhỉ? Cờ đỏ hay cờ vàng? Cờ đỏ, hẳn là lá cờ rực sắc máu với ngôi sao vàng năm cánh hay cờ vàng ánh màu da vàng Á đông với ba dải đỏ tượng trưng Bắc, Trung, Nam?

Cũng lạ, như một định mệnh trớ trêu, trong lá cờ đỏ lại có ánh vàng, trong lá cờ vàng lại có sắc đỏ, trong mình có ta, trong ta có mình, ta với mình đều là người Việt, mình với ta đều là đồng bào, ta với mình đều chống giặc ngoại xâm phương Bắc, nhưng mình với ta không đứng chung với nhau trong cuộc biểu tình! Và nếu buộc phải chiến đấu, liệu ta với mình có đứng chung trong một chiến hào không?

Tôi mơ hồ về câu trả lời, nhưng tôi sẽ chắc chắn hơn với câu trả lời “Có”, chỉ khi mà “ta” với “mình” đã có sự hòa giải với nhau!

Vâng, sự hòa giải đấy là vấn đề!

Nước Đức
Đối diện với mỗi vấn đề, tôi vẫn thường hướng sự suy nghĩ của mình bắt đầu từ quá khứ để biết các bài học của lịch sử. Nhưng với vấn đề hòa giải, tôi muốn bắt đầu câu chuyện từ nước Đức.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, tôi không rõ tại sao họ không đặt ra vấn đề buộc những người cộng tác với chính quyền Đông Đức cũ phải đi học tập cải tạo như đất nước tôi?
Không phải về một nước Đức phát xít của Hitler đã từng làm nhân loại kinh sợ, mà về một nước Đức thống nhất đã từng làm nhân loại phải ngã mũ kính phục. Chính là nước Đức thoát thai từ sau sự kiện bức tường Berlin bị phá bỏ năm 1989. Chính là nước Đức mà khiến tôi, một người dân nước Việt luôn luôn muốn một lần đến để chiêm ngưỡng. Chính là nước Đức mà khiến tôi, đã không thể đặt vô số câu hỏi tại sao khi đối chiếu với những vấn đề của đất nước mình.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, tôi không rõ tại sao họ không đặt ra vấn đề buộc những người cộng tác với chính quyền Đông Đức cũ phải đi học tập cải tạo như đất nước tôi? Nhưng tôi tin rằng nhờ đó, nước Đức đã không mất đi nguồn chất xám cực lớn và quý báu từ một nửa quốc gia còn lại, xã hội không bị xáo trộn và cũng không phải đau đáu về việc phải hòa giải với các cựu thù hàng mấy thế hệ, mà nay tất cả đang là những đồng nghiệp với nhau, cùng kề vai sát cánh phụng sự trong chính quyền nước Đức, vì quyền lợi dân tộc Đức.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, tôi có thể hiểu tại sao người dân Đông Đức cũ không chọn con đường đào thoát, tỵ nạn ra nước ngoài như người dân đất nước tôi! Và tôi tin rằng, hàng triệu người dân nước Đức đã không phải phiêu lưu đánh đố số phận của mình trên những chiếc ghe nhỏ giữa đại dương, với vô vàn bất trắc: bão tố, sóng biển, cá mập, hải tặc, tù đày và kể cả điều xấu nhất là cái chết trước khi đến được bến bờ mong muốn. Nhờ đó, nước Đức không phải đối diện với sự ly tán hiện hữu dai dẳng trong lòng người dân nước mình.

Nước Đức, sau ngày thống nhất, tôi không rõ tại sao và như thế nào mà họ lại có thể chấp nhận một người vốn xuất thân là một đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Đức thuộc Đông Đức cũ, nhưng chỉ 15 năm sau khi thống nhất, thì người này đã có thể trở thành người phụ nữ đầu tiên và trẻ nhất đắc cử vào chức vụ Thủ tướng đầy quyền lực của nước Đức thống nhất? Tôi đã thầm nghĩ, nếu người phụ nữ tài trí kiệt xuất này sống ở đất nước chúng tôi, Bà có thể đã có một tương lai rất khác, khi mà đất nước chúng tôi sau ngày thống nhất vẫn còn nguyên đó sự dè dặt trước những người có lý lịch không tương thích với chính quyền và trong quá khứ đã từng có chính kiến rất khác biệt với chính quyền.

Tại sao và tại sao? Trả lời những thắc mắc đó, tôi nghĩ mình có thể trả lời cho con cháu của tôi biết lý do tại sao ông cha của chúng hiện nay phải kêu gọi hòa giải mối bất hòa có từ những thập kỷ năm mươi và một lần nữa vào thập kỷ bảy mươi của thế kỷ trước, giữa những người Việt có chung giòng máu Lạc Hồng, sinh từ cùng một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ?

Chia cắt
Giữa thập kỷ năm mươi, năm 1954, không phải là một quốc gia bại trận như nước Đức, trái lại, người Việt chúng tôi vừa mới bước ra khỏi cuộc chiến không cân sức nhưng với tư cách là một quốc gia chiến thắng, nhưng phần thưởng cho người chiến thắng không vinh quang như chúng tôi thường nghĩ, thường thấy, mà cũng lại là sự chia cắt đất nước như nước Đức bại trận!

Giữa thập kỷ bảy mươi, năm 1975, sau cuộc chiến khốc liệt dai dẵng kéo dài hằng hai thập kỷ, trả giá bằng sinh mệnh của nhiều triệu đồng bào, cuối cùng đất nước của chúng tôi cũng có được thống nhất dưới bánh xích xe tăng nghiến trên đường phố Sài Gòn. Nhưng kể từ ngày ấy cho đến nay đã gần tròn 40 năm, đất nước tôi thống nhất nhưng lòng người dân nước tôi chưa bao giờ thống nhất!

Sự chia cắt lòng người đau đớn lắm, nó làm thân thể người mẹ Việt xanh xao yếu ớt, như vết thương mãi rỉ máu, chẳng bao giờ biết liền sẹo.

Rõ ràng, “gieo nhân nào thì gặt quả nấy”, trong những thời khắc quyết định của lịch sử, nếu sự lựa chọn là “chia cắt” thì có thể nào sẽ cho ra kết quả là "đồng tâm”?

Vẫn có những tồn tại không mong muốn hiện hữu ảnh hưởng đến sự liên kết, đoàn kết giữa cộng đồng người Việt, biểu thị sự chia rẽ khá lớn.
Sự chia cắt không chỉ trong phạm vi Bắc – Nam, Quốc Gia – Cộng Sản, Hải ngoại – Quốc nội … mà nhiều khi, còn là sự chia cắt nội tại giữa những chủ thể với nhau, như Quốc gia với nhau, Hải ngoại với nhau và Quốc nội với nhau…

Ở hải ngoại, sống trong những quốc gia phương Tây vốn có truyền thống hết sức cởi mở và tôn trọng quyền tự do lập hội, nên cộng đồng người Việt đã lập nên vô số hội đoàn để sinh hoạt, giữ gìn mối dây liên kết đồng hương với nhau, có nhiều hoạt động hướng về cố hương! Bên cạnh điều tích cực ấy, vẫn có những tồn tại không mong muốn hiện hữu ảnh hưởng đến sự liên kết, đoàn kết giữa cộng đồng người Việt, biểu thị sự chia rẽ khá lớn. Tôi thường đọc thấy những thông tin phản ảnh tình trạng bất ưng như thế nhan nhản trên các trang tin của cộng đồng người Việt, từ những cá nhân, tổ chức hội đoàn lên tiếng phê phán, đả kích, thậm chí phủ nhận nhau cho dù các tuyên bố về cứu cánh của họ trùng khớp nhau. Cứu cánh là xu hướng chống chế độ cộng sản trong nước thì người đả kích cho rằng mình mới là chống cộng chính hiệu, đối thủ là chống cộng giả hiệu, chống cộng “cuội” hay “cò mồi” là đâm sau lưng chiến sĩ! Như Đảng Việt Tân chẳng hạn, cho dù họ bị chính quyền đương thời ở Việt Nam xem như tổ chức phản động, khủng bố! Cũng tương tự như thế với Đài truyền hình SBTN hay Trung Tâm Asia mang đến cho khán giả của họ tinh thần “chống cộng” đến “sặc sụa”, nhưng lời phê phán họ quyết liệt vẫn có từ những cá nhân, tổ chức tuyên ngôn rằng mình cũng “chống cộng”!

Và rồi, bất kể là những trang tin công khai cho công chúng đọc, nhưng những đối thủ cùng dòng máu Việt không ngại ngần tặng xối xả cho nhau những từ ngữ thường dùng trong đời thường khi không còn bình tĩnh! Ở đó, một phần người Việt ở hải ngoại có vẻ đang phô bày sự chia rẽ, khiến tôi chỉ ước mong rằng có ai đó chỉ giáo cho tôi biết mình đã có sự đánh giá nhầm lẫn!

Biểu tình cũng chia rẽ
Điều lo nhất khi mà những sắc thái, khuynh hướng đó cứ mong "tiêu diệt" nhau để độc chiếm sân khấu, độc quyền lòng yêu nước ... không còn sự đồng tâm, nhất trí và hiệp lực.
Ở trong nước, tuy luật pháp cũng có quy định những chuẩn mực về quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, nhưng có nội hàm khá khác biệt so với các quốc gia phương Tây, và biểu tình là một trong những cách biểu thị quyền tự do ngôn luận ấy. Trong số ít các cuộc biểu tình tự phát hay được tổ chức trong nước với sự mặc nhiên chấp nhận của chính quyền, thì mọi người cũng dễ dàng nhận thấy bộc lộ sự chia rẽ trong một đoàn biểu tình. Có thể cuộc biểu tình có cứu cánh chung là phản đối Trung Quốc xâm lược, nhưng từng cá nhân, từng nhóm tham gia lại mang theo vào cuộc biểu tình những toan tính rất khác nhau, chính các biểu ngữ và cách tham gia bộc lộ điều ấy. Bên cạnh các biểu ngữ phản đối Trung Quốc, thì cũng có các biểu ngữ ca ngợi Đảng cộng sản, chế độ đương quyền hay ông Hồ Chí Minh, hoặc yêu cầu trả tự do cho những người đang bị giam cầm, đả kích bán nước, đả kích tham nhũng … các nhóm tìm cách để biểu ngữ của mình che chắn các biểu ngữ của nhóm khác, hoặc giật mất các biểu ngữ, biểu tượng của các nhóm khác chính kiến!

Có vẻ như trong lòng người Việt hiện nay, hầu như có đủ các sắc thái, khuynh hướng chính trị trên thế giới, từ cực tả, trung tả, tả, đến hữu, trung hữu hay cực hữu, như một quả lắc đồng hồ giao động không ngớt, lắc lư từ thái cực này đến thái cực khác. Nhưng điều đó không đáng lo, mà điều lo nhất khi mà những sắc thái, khuynh hướng đó cứ mong "tiêu diệt" nhau để độc chiếm sân khấu, độc quyền lòng yêu nước ... không còn sự đồng tâm, nhất trí và hiệp lực, điều tối cần thiết để tất cả mọi người Việt đang quan tâm đến vận mệnh quốc gia có thể thở phào rằng chúng ta đã có một sự đoàn kết, đã cùng đứng chung dưới một lá cờ hòa hợp, hòa giải dân tộc.
UserPostedImage
Thế hệ trẻ sẽ hòa giải thực sự?

Ngẫm lại, quả là chúng ta đã từng có một Hội nghị Diên Hồng chói lọi trong lịch sử đoàn kết dân tộc vào thời Trần, nhưng suốt bốn ngàn năm lịch sử cho đến nay, hình như chúng ta cũng chỉ có mỗi trang sử vẽ vang nhưng lẻ loi ấy?

Chìa bàn tay hòa giải với người Việt hải ngoại, nhưng chưa bao giờ chế độ đương thời ở Việt Nam có động thái gì thực hiện sự hòa giải với người Việt quốc nội, những người có quan điểm về xây dựng và bảo vệ quốc gia khác với chế độ, họ thường tự gọi mình nhẹ nhàng là "bất đồng chính kiến", nhưng chế độ thì đội cho họ chiếc mũ rộng vành hơn và xa xỉ hơn là "phản động".

Khi hòa giải chưa xác định đúng và đủ đối tượng, chưa trở thành một hành vi được nổ lực thực hiện hàng ngày, trong từng hành động, trong từng suy nghĩ, nhất quán, với tất cả sự thành thật, phục thiện và khiêm nhường … thì hòa giải chỉ là câu chuyện có tính trà dư, tửu hậu, có tính chất cơ hội, tái xuất và nở rộ vào dịp cuối tháng tư hàng năm, rồi để đó!

Hòa giải như là một chàng hoàng tử đẹp trai trong giấc mơ của cả Tấm và Cám, nhưng nếu dì ghẻ của Tấm đi làm sứ giả kết nối giấc mơ với đời thực thì có vẻ ta đã biết trước kết quả câu chuyện !

Hoặc giả, sau 100 năm kể từ thời điểm 1975, khi những con người đã từng là đạo diễn, diễn viên và khán giả của câu chuyện chia cắt lòng người khuất bóng, thì có thể con cháu của họ sẽ ngồi lại với nhau để viết nên trang sử mới của dân tộc, trang sử không còn bóng dáng của sự chia rẽ trong lòng người Việt!

Như cô Tấm mong có Ông Bụt, tôi mong dân tộc tôi có một phép mầu…
Theo BBC

Luật sư Đặng Đình Mạnh gửi cho BBC từ TP. Hồ Chí Minh
phai  
#3 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 07:44:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tổ chức diễu binh ngày 30/4

UserPostedImage
Hình chụp Dinh Độc Lập, từng là nơi ở của các tổng thống Việt Nam Cộng hòa, nay gọi là Hội trường Thống Nhất

Việt Nam sẽ tổ chức diễu binh với các khí tài hiện đại ở lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất Việt Nam ngày 30/4.

Cuộc diễu binh, diễu hành của 6.000 người sẽ diễn ra tại trục đường Lê Duẩn, TP. HCM.

Thông tin được loan báo trong cuộc họp báo quốc tế diễn ra hôm 13/4.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết hiện có 19 phóng viên nước ngoài đăng ký đưa tin về sự kiện này.

Lễ kỷ niệm sẽ bắt đầu từ ngày 29/4 với lễ dâng hương ở Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Hà Nội, và ở nghĩa trang liệt sỹ TP. HCM và đền tưởng niệm Bến Dược, huyện Củ Chi.

Lễ mit tinh, diễu binh và diễu hành của 6.000 người diễn ra sáng ngày 30/4 tại TP. HCM.

Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị, được dẫn lời: “Riêng phần diễu binh gồm có 38 khối, mỗi khối gồm 100 người thuộc các lực lượng vũ trang với các khí tài hiện đại.”
Theo BBC
phai  
#4 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 07:52:53(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
30/4 chỉ như ngày lễ Vu Lan
UserPostedImage
Cảnh chụp ở Huế tháng Ba 1968

Không phải sinh ra trong thời chiến, những hiểu biết của tôi về chiến tranh Việt Nam đều là do cha ông kể lại, qua sách vở, và qua thời gian còn là học sinh.

Tôi xuất thân từ một gia đình bần cố nông ở miền Bắc. Ông nội tôi từng tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và được tặng nhiều Huân, Huy chương từ hạng Nhất đến hạng Ba. Sau đó ông còn làm ở tỉnh, rồi mấy khoá Chủ tịch xã.

Ông ngoại tôi là liệt sỹ, mất trong chiến tranh, nghe nói lúc đó mẹ tôi còn rất bé. Anh trai tôi thì hiện tại đang công tác trong quân đội với hàm Thiếu tá.

Còn tôi, hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tôi cùng đồng nghiệp đã công bố hơn 60 công trình khoa học, trong đó có rất nhiều bài báo trong các tạp chí Science Citation Index (SCI), đồng thời cũng tham gia mấy chục đề tài, chủ nhiệm vài đề tài khoa học. Tôi cũng đang hoàn tất luận án Tiến sỹ ở một quốc gia châu Âu do nước đó tài trợ học bổng.

Với những điều kể trên hẳn mọi người cũng hiểu gia đình tôi thuộc thành phần có công với ‘cách mạng’.

Được học tập ở một đất nước tiên tiến, dân chủ nên tôi có cơ hội tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam. Và những điều tôi biết lại trái ngược hoàn toàn với những điều tôi đã được nhồi sọ như khi còn ở trong nước.

Người Việt Nam được coi là hiền lành, yêu hoà bình, là một dân tộc mạnh mẽ chống lại mọi kẻ thù xâm lược, kể cả kẻ thù mạnh nhất. Nhưng chắc chắn sẽ tốt hơn nếu không có những ngày dân tộc Việt Nam tàn sát lẫn nhau.

Cách đây mấy hôm, bạn tôi hiện đang làm việc trong nước có đăng một trạng thái trên mạng xã hội như thế này “Kỉ niệm 30/4 là kỉ niệm ngày dân tộc Việt Nam tàn sát nhau đẫm máu nhất trong lịch sử!”.

Việt Nam Cộng Hoà đã từng là một quốc gia thực thụ, điều đó đã được quốc tế công nhận, nhưng đã hoàn toàn bị tiêu diệt vào ngày 30/4 năm 1975.

Kèm theo đó là rất nhiều người chết, rất nhiều người mất nhà cửa và phải chạy chốn khỏi quê hương. Đó chính là một hành động xâm lược của chính quyền miền Bắc Việt Nam.

UserPostedImage
Tác giả cho rằng không nên kỷ niệm rình rang ngày 30/4

Chúng ta có đáng để tự hào khoe khoang nếu như ta sang nhà hàng xóm giết chết ông bố của một cậu bé chỉ vì ông bố đó không nghe lời mình và nói với cậu bé rằng mình đã giải phóng cho cậu bé khỏi kẻ thù?

Một bộ phim tôi từng xem đó là “Mùi cỏ cháy”. Bộ phim kể về cuộc chiến “giải phóng dân tộc” vào những năm quân đội chính quyền miền Bắc vượt qua vĩ tuyến 17, đánh chiếm Quảng Trị. Cuối bộ phim tôi không thể không đau xót khi xem cảnh chính người Việt Nam giết người Việt Nam. Những xác chết của những người lính bảo vệ chính quyền của mình nằm ngổn ngang. Nhưng những người lính bảo vệ chính quyền miền Nam chết nhiều hơn, họ cũng cố gắng bảo vệ đất nước họ khỏi sự xâm lược.

Tuy nhiên những gì chúng tôi được học, được dạy dỗ thì những ngày đó là những ngày giải phóng dân tộc, là những ngày quét sạch giặc Mỹ và bè lũ tay sai. Và ngày 30/4 là ngày đánh dấu đất nước hoàn toàn thống nhất, đáng phải ăn mừng kỷ niệm, đáng phải liên hoan văn nghệ…

Sài Gòn trước năm 1975 được coi là Hòn Ngọc Viễn Đông (Pearl of the Far East) của châu Á có kinh tế cực kỳ phát triển. Vậy mà sau khi thống nhất đất nước, chúng ta còn kém xa Hàn Quốc, một quốc gia có xuất phát điểm như Việt Nam.

Rõ ràng Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề trái ngược với sự phát triển của nhân loại.

Nào là ô nhiễm môi trường, những dòng sông đen giữa lòng thủ đô. Giáo dục xuống cấp, nhiều người chẳng cần học gì nhưng vẫn mua được bằng, kiếm được công việc tốt hơn so với những người học thực thụ.

Đất nước nhiều tài nguyên là thế, nhưng người dân được hưởng lợi gì? Các học sinh vẫn đều phải đóng học phí, mọi người phải trả tiền cho y tế, phải trả tiền cho phí đi đường
UserPostedImage

Một người bạn Czech của tôi thì sau khi du lịch ở Hà Nội về đã hỏi tôi một câu cay cú: Tôi không hiểu tại sao anh lại có thể sống và làm việc ở Hà Nội?”

Nếu không có những ngày “thống nhất đất nước”, chắc chắn Sài Gòn sẽ phát triển hơn rất nhiều so với hiện tại. Khi đó những người như chúng tôi có lẽ chẳng phải đi học ở đâu xa.

Riêng tôi, ngày 30/4 chẳng khác gì ngày rằm tháng 7, là ngày lễ Vu lan, ngày thắp hương cầu siêu xin sự tha thứ của những oan hồn, những người chết vì một cuộc chiến không đáng có.
Theo BBC

phai  
#5 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 07:57:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện dài Việt nam trong những ngày tháng Tư

UserPostedImage

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải), cũng là Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 07 tháng tư năm 2015.
Vùng lên hỡi những nô lệ ở thế gian

Vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn...

Đó là lời của bài Quốc tế ca, bài hát chính thức của tất cả những người cộng sản trên toàn thế giới. Bài hát này vẫn được cất lên trong những buổi lệ long trọng tại Việt nam, nơi mà quyền lực của đảng cộng sản là một thực tế tối thượng. Trong những thước phim tuyên truyền của đảng người ta thường nghe giai điệu bài ca này, cùng hình ảnh cờ đỏ búa liềm trên nền những đám đông công nhân đình công, biểu tình đòi quyền sống.

Tuần lễ đình công của công nhân

Không có Quốc tế ca, cũng không có cờ đỏ búa liềm trong cuộc đình công của hơn 100 ngàn công nhân tại các khu công nghiệp phía Nam, và kéo dài sang tuần qua của 3500 công nhân tại Long An.

Quan sát các cuộc đình công của công nhân, Lê Huy Canh viết trên trang blog Tuzo:

Năm nay, và tới đây, chúng ta sẽ chứng kiến một tình thế khó khăn đối với các nhà lãnh đạo, với đảng cs. Sự tụt hậu của nền kinh tế so với khu vực, nợ nần, đổ vỡ của các doanh nghiệp nhà nước, đời sống quá nghèo khó của đại bộ phận những người lao động trong nhiều chục năm qua; con đường cổ phần hóa DNNN buộc phải diễn ra, những cuộc đình công nổ ra, lan rộng trong những ngày qua sẽ ngày càng làm rõ ràng hơn tình thế có tính bi kịch đó.

Công nhân đã đình công để phản đối Bộ luật bảo hiểm xã hội của nhà nước Việt nam, không cho họ lãnh tiền một lần sau khi nghỉ việc. Blogger Hiệu Minh viết bài Lan man về sổ hưu, trong đó ông phân tích cách mà người công nhân ở Mỹ hưởng tiền bảo hiểm xã hội của mình. Kết thức bài viết Hiệu Minh kêu gọi nhà nước Việt nam nên trả lại cho người lao động quyền quản lý và tiêu xài tiền bảo hiểm của mình. Hiệu Minh là người sống và làm việc nhiều năm ở Mỹ, đất nước sản sinh ra ngày quốc tế lao động 1/5.

Trang blog Bauxite Việt nam bình luận rằng Luật pháp đã tước đi chút quyền cuối cùng của họ: quyền lựa chọn. Vậy thì họ phải chiến đấu vì sự sống, vì cái bụng thiêng liêng. Đảng yên tâm đi, đừng nhọc công tìm kẻ xúi bẩy, kẻ cầm đầu. Kẻ cầm đầu là cái đói.
Trên trang blog Bauxite Việt nam người đọc cũng gặp bài của Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, người tù chính trị vừa được trả tự do. Anh đặt vấn đề tại sao đảng cộng sản cầm quyền ở Việt nam tự xưng là đại diện của giai cấp công nhân mà công nhân lại có ít quyền lợi đến mức phải đình công như vậy? Anh đề cập thêm chuyện nhà nước do đảng lãnh đạo thường xuyên nhấn mạnh lợi thế của Việt nam trên cuộc cạnh tranh thế giới hiện nay là công nhân giá rẻ, và câu hỏi đặt ra là hóa ra những người công nhân Việt nam lại là những người bị bóc lột rất nặng nề.

Nguyễn Tiến Trung viết rằng công đoàn thì chẳng đại diện gì cho công nhân cả.

Ông Nguyễn Thiện Nhân, người quan sát cuộc đình công của 3500 công nhân tại Long An thì nói về tổ chức được coi là đại diện cho quyền lợi của người lao động Việt nam là công đoàn như sau:

“Công đoàn ở Việt nam thì họ tê liệt, họ đâu có một sức mạnh nào để mà bảo vệ quyền lợi của công nhân. Họ làm việc trên sự quản lý của Tổng liên đoàn lao động và trực thuộc Chính phủ. Chính phủ thì vướng sự lãnh đạo của đảng cộng sản, thì làm gì có tiếng nói độc lập để bảo vệ quyền lợi của công nhân.”

Một cây bút quen thuộc trên các trang blog là Thiện Tùng nhắc lại lời nói của ông tổ của những người cộng sản là Karl Marx rằng giai cấp lao động phải vùng lên đánh đổ những nhà tư bản, và kết cục là tất cả đều sụp đổ, sụp đổ. Thiện Tùng viết rằng đáng ra phải có công đoàn, mà là công đoàn độc lập để làm cầu nối giữa giới chủ và những người làm công, từ đó công ty rồi xã hội mới phát triển được.

Câu chuyện về công đoàn độc lập cho đến hôm nay vẫn là giấc mơ cho những nhà hoạt động dân sự Việt nam, vì nhà nước do đảng cộng sản lãnh đạo vẫn cương quyết không chấp nhận.
Ông Nguyễn Phú Trọng là ai?

Câu chuyện thứ hai được nhiều blogger bàn đến trong tuần này là việc người đứng đầu đảng cộng sản Việt nam Nguyễn Phú Trọng đi Trung quốc.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn viết rằng cứ mỗi lần nghe tin một vị lãnh đạo Việt nam nào đó đi Trung quốc thì ông lại thấy lo sợ. Một nhà báo Việt nam cũng chia sẻ nỗi sợ của Giáo sư Tuấn trên mạng xã hội. Và nỗi sợ lần này của họ rất cụ thể, đó là thõa thuận cùng nhau khai thác dầu khí giữa Việt nam và Trung quốc tại vịnh Bắc bộ.
Thõa thuận này cũng nằm trong thông cáo chung giữa ông Nguyễn Phú Trọng và người đồng nhiệm Trung quốc là ông Tập Cận Bình, bên cạnh những điều không có gì mới như là tình hữu nghị và sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Giáo sư Tuấn viết là thõa thuận này nhắc mọi người nhớ đến những dự án có sự tham gia của người Trung quốc mà công luận lo ngại như là Bauxite Tây Nguyên, khu công nghiệp Vũng Áng. Ông kết luận là như thế thì tương lai dân tộc này sẽ còn chìm trong bóng tối rất lâu.

Nhân chuyến đi của ông Trọng sang Trung quốc, Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhắc lại lời của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng quốc phòng Việt nam trong đoàn quan chức của ông Trọng. Ông Thanh đã từng nói rằng ông rất lo ngại vì ở Việt nam hiện nay đi đâu ông cũng thấy người ta ghét Trung quốc, ông cho rằng như thế rất nguy hại cho dân tộc.

Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc lại thấy rằng hóa ra đảng cộng sản Việt nam lại không đại diện cho quan điểm đó của người Việt nam.

Một điều khác cũng được Giáo sư Tuấn lưu ý, là trong lời mời ông Tập sang Việt nam, ông Trọng lại đại diện cho cả nhà nước và chính phủ Việt nam nữa. Giáo sư Tuấn viết rằng sự lẫn lộn, nhập nhằng giữa độc đảng và Nhà nước, và sự nhập nhằng đó thậm chí làm cho người trong hệ thống cũng đôi khi quên mình là ai!

tháng tư lại đến

Ông Nguyễn Phú Trọng cuối cùng cũng chấm dứt chuyến thăm Trung quốc của ông, và người ta chờ đợi một chuyện chưa có tiền lệ là người đứng đầu đảng cộng sản này sẽ thăm chính thức nước Mỹ, nơi từng được đảng của ông gọi là thành trì của chủ nghĩa tư bản bóc lột.

Ông Trọng chắc chắn cũng sẽ gặp những cuộc biểu tình của những người cùng tiếng nói với ông, những người mà đảng cộng sản vẫn cho rằng họ đang ra sức hòa giải suốt mấy mươi năm sau khi cuộc chiến Việt nam kết thúc.

Tác giả Đỗ Kim Thêm lại nhận xét rằng công cuộc hòa giải mà đảng cộng sản khởi xướng cách đây gần 30 năm thực chất chỉ là mong muốn thu hút tiền bạc và của cải của người Việt ở hải ngoại mà thôi. Tác giả viết tiếp là Lý do chính là người Việt đã không có và sẽ không thể chia sẻ một quá khứ chung của lịch sử cận đại. Bốn mươi năm sau khi kết thúc chiến tranh, dân Việt vẫn còn bị phân chia. Người Việt cảm thấy chưa thuộc về nhau bởi vì họ đã sống và nghĩ không cùng trong một nhận thức về quan điểm đấu tranh. Đó là một gánh nặng trong lịch sử mà họ vẫn còn bị mang ít nhiều tổn thương.

Điều mà Đỗ Kim Thêm nhận xét như được minh họa bằng phát biểu gần đây của ông Nguyễn Thế Kỷ, nhân vật số hai của cơ quan tuyên truyền của đảng cộng sản. Ông Thế kỷ nói về văn học miền Nam trước năm 1975 rằng Ở miền Nam đã sinh ra một dòng văn học bị nô dịch phục vụ cho chính quyền tay sai bán nước, phục vụ cho bộ máy chiến tranh.

Cũng trong chiều hướng như thế, báo chí Việt nam đưa tin về bà Kim Phúc, cô bé bị bỏng nặng vì bom Napal năm xưa, trong đó nói rằng bà Kim Phúc đã xin đi định cư tại Canada. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn lên tiếng nói rằng không phải bà Phúc xin đi định cư mà bà xin đi tị nạn, để thoát khỏi cái cảnh quanh năm suốt tháng làm vật tuyên truyền của đảng. Giáo sư Tuấn cho rằng những người cầm quyền ở Việt nam vẫn còn chưa chấp nhận hai chữ tị nạn, mặc dù chính họ đã gây ra làn sống thuyền nhân chưa có tiền lệ đó trong lịch sử dân tộc. Ông viết rằng thuyền nhân chính là một vết nhơ trong lịch sử Việt nam.

Trở lại với tháng Tư, nhưng suy nghĩ hướng về phía trước cho một tương lai của dân tộc Việt nam tác giả Đỗ Kim Thêm kết luận

Thế hệ hậu chiến không cần có một lý tưởng cầu toàn để canh tân đất nước, một ảo tưởng trí thức để thăng hoa bản sắc văn hoá hay các biện pháp xé rào để cứu Đảng, mà cần nhất là có một ý thức bừng tỉnh về sự tồn vong của dân tộc.

Sự bừng tỉnh đó cũng chính là mục tiêu mà những nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi trong nước đang hướng đến. Nhà báo Đoan Trang viết

Bạn biết đấy,những kẻ bắt nạt chúng ta không thích gì hơn là khi thấy chúng ta cứ im lặng để bọn họ tiếp tục bắt nạt. Một sự nhịn không có nghĩa là chín sự lành đâu các bạn.
Theo RFA
phai  
#6 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 08:07:51(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chạy trốn ngày 30/4
UserPostedImage
Một góc đổ nát của Sài Gòn ngày 30/4/1975

Câu chuyện xảy ra vào những ngày này của 40 năm về trước. Khi đó bà ngoại tôi là một nhân viên trong Đại sứ quán Hoa Kỳ, và bà thấy được tình hình là miền Nam có thể bị thất thủ.

Vì khi đó các tin tức từ chiến trường liên tục gửi về, nên bà đã quyết định xin visa cho tất cả những thành viên trong gia đình gồm ông bà các cậu dì và mẹ tôi. Nhưng khi có visa rồi bà cùng ông của tôi, khi đó ông đang là một sỹ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, còn do dự vẫn chưa muốn ra đi vì khi đó quá nhiều người đang rất cần sự giúp đỡ.

Bà tôi kể rằng khi đó trong Đại sứ quán Mỹ có hàng trăm và bên ngoài có hàng ngàn người đang chờ để có được visa và mong được các máy bay trực thăng đưa người Mỹ cũng như họ thoát khỏi Sài Gòn theo chương trình "Operation Frequent Wind" (chương trình di tản những người Mỹ rời khỏi Sài Gòn).

Khi đó, bà tôi đã cố gắng để thuyết phục những sỹ quan Mỹ cho những người Việt Nam vô sân Đại sứ quán càng nhiều càng tốt. Nhưng rồi những biến động xảy ra ngày một dồn dập và dường như Sài Gòn không thể cầm cự được nữa, nên ông tôi đã bảo bà cùng cậu dì tôi đến sân bay Tân Sơn Nhứt để lên máy bay rời khỏi Sài Gòn, mà đó cũng là chuyến bay Air Vietnam cuối cùng rời khỏi Sài Gòn vào ngày 27-4-1975. Vì sau đó quân Bắc Việt đã pháo kích vào sân bay làm cho những chuyến bay không thể cất cánh được nữa.

Riêng ông tôi và mẹ tôi thì vẫn ở lại để cố gắng giúp những người Mỹ và những người Việt Nam lên những chuyến bay trực thăng rời khỏi Sài Gòn.

Đến ngày 30-4-1975, sáng đó mẹ tôi nhận lời một người bạn để giúp gia đình của cô ấy cùng lên trực thăng để rời khỏi Sài Gòn. Nhưng khi quân Bắc Việt ủi sập cổng Dinh Độc Lập thì bắt buộc máy bay mà ông tôi đang ở đó bắt buộc phải bay đi ngay, nhưng mẹ tôi vẫn chưa đến nên ông tôi quyết định ở lại để chờ mẹ tôi.

Tuy nhiên, khi đó những người trên máy bay đã cố kéo ông lên đi cùng vì họ biết rằng nếu ông tôi ở lại thì sẽ chỉ con đường chết. Và rồi chiếc máy bay có lẽ là cuối cùng đó đã đưa ông tôi cùng nhiều người khác bay ra hải phận Quốc tế để hạ cánh trên những chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ hoặc Hải quân Việt Nam.

Cuối cùng, thì máy bay cũng hạ cánh xuống một chiến hạm của Hải quân Việt Nam. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc, khi những chiến hạm của Hải quân Việt Nam đến gần Philippines thì họ lại không cho tàu của Việt Nam vào và họ bảo rằng Sài Gòn đã thất thủ nên Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) không còn trên bản đồ thế giới nữa.

Cho nên, những người trên tàu quyết định hạ cờ VNCH xuống và đưa cờ Hoa Kỳ lên. Hải quân VNCH đã hát Quốc ca và chào cờ lần cuối. Họ hát trong ngậm ngùi và nước mắt vì biết rằng hôm nay là cuộc hành trình cuối cùng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Khi sang được đến Mỹ vào đầu tháng 5 năm 1975, ông bà và cậu dì của tôi vẫn chưa gặp được nhau vì mỗi người được đưa đến mỗi nơi khác nhau.

Mãi đến hơn một năm sau mới có thể gặp lại nhau và họ chọn định cư tại California.

Riêng mẹ tôi, mãi đến 20 năm sau, khi ông bà tôi về Việt Nam thì cả nhà mới đoàn tụ.


Đức Nguyễn gửi cho BBC từ Hoa Kỳ
phai  
#7 Đã gửi : 13/04/2015 lúc 06:02:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ký ức về ngày Sài gòn sụp đổ

UserPostedImageNhà văn Đặng Thơ Thơ trả lời phỏng vấn Kính Hòa tại RFA tháng 4/2015

Nhà văn Đặng Thơ Thơ sinh ra và lớn lên tại Sài gòn. Sang Mỹ Đặng Thơ Thơ là một trong những người sáng lập trang văn

học Da Màu, và Đặng Thơ Thơ cũng được biết đến như một trong những cây bút người Việt viết về giới tính.

Trong tác phẩm mới xuất bản Khả Thể, nhà văn có đề cập đến những ký ức về ngày 30 tháng Tư năm 1975. Trong một dịp

sang vùng Washington DC, nhà văn dành cho Kính Hòa một buổi phỏng vấn về những ký ức này, và những nhận xét liên quan

đến văn học của người Việt hiện nay. Trước hết nàh văn cho biết:

Trong cuốn Khả Thể, Thơ có hai truyện nói những ký ức về 30/4. Truyện đầu tiên là Mở Tương Lai, là kinh nghiệm của riêng

gia đình Thơ, vào lúc miền Nam bị sụp đổ, mình tìm cách thoát khỏi nhưng bị kẹt lại. Trong đó có một đoạn bà ngoại của Thơ

Thơ, lúc đó gần chết, phát ho mỗi người một ve thuốc độc. Cái cảm giác của mọi người trước và sau khi nhận ve thuốc độc.

Khi mình nhận ve thuốc độc thì mình bình tĩnh lại trước tất cả mọi biến cố, vì mình biết là từ đây mình làm chủ đời sống của

mình, mình không sợ bất cứ một áp chế nào của quyền lực đè nặng lên đời sống của mình hay phẩm giá của mình nữa.

Truyện thứ hai là Lịch sử nhìn từ âm bản, trong đó Thơ viết về những người lính, những vị tướng đã tuẫn tiết trong thời điểm

30/4. Thơ rất kính phục họ và đây cũng như là một sự vinh danh giành cho họ. Khi viết truyện này thì Thơ tìm hiểu rất nhiều, và

khi viết cũng có rất nhiều nước mắt. Mình cảm thấy mình nợ rất nhiều những cái chết đó, và khi Thơ viết là Thơ muốn những

cái chết đó không trở thành uổng phí. Đối với Thơ thì cái hành động tự tử đó rất là đẹp, vì mình làm chủ cái đời sống của

mình, chống lại cái áp chế của những chế độ toàn trị.

Kính Hòa: Trong Khả Thể có một truyện đầu tiên là Con yêu tinh thứ 108, thì dường như nó mang những suy nghiệm

hiện đại, không có âm hưởng của quá khứ, gần với những suy nghĩ của thế hệ trẻ hiện nay trong và ngoài nước, có phải như

vậy không?

Đặng Thơ Thơ: Đó là một cuộc đối thoại nhiều chiều, những thế hệ khác nhau. Nhân vật chính trong này là con hoang

của Hồ Chí Minh. Và cũng có đối thoại với những thế lực ở trong nước họ đòi hỏi dân chủ cho Việt nam. Còn một nhân vật

khác nữa là Thích Hiển Đạo thì Thơ lấy cảm hứng từ việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước lập đàn tràng giải oan. Cái hành

động đó làm cho Thơ đặt câu hỏi là tại sao phải giải oan, trong khi họ cần một lời xin lỗi chính thức thì đúng hơn.

Kính Hòa: Trong lĩnh vực văn chương giới tính thì nhà văn Đặng Thơ Thơ được xem là người đi tiên phong trong lĩnh

vực này. Khi bắt đầu có những ý tưởng dấn thân vào con đường này thì nhà văn có cảm thấy khó khăn, trở ngại gì không trong

một văn hóa khá khắt khe của Việt Nam?

Đặng Thơ Thơ: Thơ không cảm thấy khó khăn, mà thật ra nó còn là thuận lợi vì mình viết về những cái người ta ít viết thì

mình còn đất để mà khai phá. Nhưng cũng có những thử thách là mình viết thế nào để tiếp cận độc giả.

Trong giới tính lại có cả khá cạnh chính trị lồng vào đấy, rồi tôn giáo và những cái khác nữa. Nhiều khi Thơ viết xong thì đưa

cho bạn bè chứ không đưa cho người trong gia đình như bố hay mẹ đọc. Có những chuyện trong này thì khi xuất bản rồi bố

mẹ mới được đọc.

Nói về giới tính thì không cùng, trong này chỉ là một phần thôi. Câu chuyện rõ nhất là Ký ức của người loạn tính. Thơ muốn cho

thấy rằng giữa họ và mình, cái sự chúng ta tưởng là khác biệt thực sự không khác biệt. Những thứ mà chúng ta cảm thấy khác

biệt là bởi tại vì chúng ta chưa có từ ngữ để dành cho nó thôi. Chúng ta không biết rất nhiều điều, và chúng tưởng những điều

chúng ta biết là một chân lý duy nhất. Có những điều chúng ta chưa đặt tên cho nó cho nên tưởng rằng nó không tồn tại, thực

sự thì nó có tồn tại hết.

Giữa trắng và đen, giữa nam và nữ là một khoảng rất là dài những màu xám khác nhau.

Kính Hòa: Liên quan đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì dường như có một dòng văn học đã nảy sinh và trưởng

thành, Thơ Thơ đánh giá thế nào về sức sống của nền văn học đó? Tại vì cũng có những ý kiến cho rằng đối với một đồng hải

ngoại, bị đứt khỏi mảnh đất quê hương của họ thì khó có thể duy trì nền văn học bằng tiếng bản ngữ của họ?

Đặng Thơ Thơ: Thơ cho rằng thời điểm 75-85 là thời điểm rộ nhất của văn học hải ngoại với những cây bút của miền

Nam định cư bên này. Họ có điều kiện mới để viết, họ viết về kinh nghiệm của họ, cũng như là dòng văn chương hoài hương,

và dòng văn học chống cộng rất là mạnh.

Sau chiến tranh lạnh, lúc Việt nam và Hoa kỳ đã có giao thương với nhau, điều đó ảnh hưởng tới văn học, nó bắt đầu đi theo

một hướng khác, nhất là khi những nhà văn trong nước được cởi trói. Có một sự giao lưu không chính thức giữa những nhà

văn phản kháng trong nước và những nhà văn ngoài này. Và với sự bùng nổ của Internet thì có vẻ ranh giới bị xóa mờ đi.

Thành thử chúng ta rất là khó định nghĩa thế nào là văn chương hải ngoại. Vì có thể là một người ở trong nước nhưng tác

phẩm của họ không thể công bố trong nước mà là ở hai ngoại thì mình đặt tên họ là nhà văn nào? Hay trường hợp chị Dương

Thu Hương bên Pháp chẳng hạn, mà sách của chị ấy xuất bản ở Bolsa. Mình gọi chị Dương Thu Hương như thế nào, chị ấy lại

không phải là một nhà văn miền Nam, như mình hay nghĩ văn học hải ngoại là sự kéo dài của văn học miền Nam, mà chị

Dương Thu Hương là một nhà văn miền Bắc. Thành ra tất cả mọi sự đánh giá hay dán nhãn hiệu rất là khó.

Kính Hòa: Có những nhà văn người Việt nhưng viết bằng tiếng Anh, trong giòng chính của nước Mỹ, thì Thơ Thơ có

nhận định gì về họ không?

Đặng Thơ Thơ: Thơ đã đọc những truyện của chị Lan Cao, nhất là cuốn mới nhất Hoa Sen Trong Bão Tố, rồi Thơ cũng

thích đọc Đinh Linh. Rồi Monique Trương, Lê Thị Diễm Thúy, rồi nhất là gần đây là Lại Thanh Hà đoạt giải thưởng về tiểu

thuyết viết cho tuổi thanh thiếu niên. Thơ rất tin tưởng là họ sẽ có tiến nói trong văn chương giòng chính. Và khi người ta nhìn

những gì họ viết thì người ta nhìn họ là những nhà văn thôi, xin đừng đặt tên cho họ là nhà văn Mỹ gốc Việt (cười.)

Kính Hòa: Xin hỏi câu cuối là có lúc nào Thơ Thơ nghĩ là tác phẩm của mình sẽ được đọc ở Việt Nam một cách chính

thức không?

Đặng Thơ Thơ: Tất nhiên đó là điều mình ao ước. Sau khi ra mắt sách xong Thơ sẽ post cuốn Khả Thể lên mục Trên kệ

sách của trang Da Màu thì bạn đọc trong nước có thể đọc dduwwojc, nhưng đầu tiên phải tìm cách vượt tường lửa trước

(cười.)

Kính Hòa: Xin cám ơn nhà văn Đặng Thơ Thơ đã dành thời gian cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn trong chuyên

mục Ký ức 40 năm.

Đặng Thơ Thơ: Xin cám ơn tất cả các thính giả của Đài Á Châu Tự Do.
Theo RFA
xuong  
#8 Đã gửi : 14/04/2015 lúc 08:27:26(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gió mới cho ngày 30/4
UserPostedImage
2015 đánh dấu 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam


Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) là cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Theo tôi, ước mơ cho một cuộc sống tốt đẹp và một tương lai tươi sáng của người Việt Nam khắp ba miền đã bị lợi dụng bởi những chính trị gia với những con bài chủ nghĩa xã hội hay tự do dân chủ. Khởi đầu từ những ước muốn được thay đổi, người dân Việt đã chọn những con đường khác nhau để đi tới ước mơ đó. Nhưng những ước mơ đã bị đánh cắp. Những tương lai hứa hẹn đã được thay thế bằng những nỗi đau, những mất mát, những hận thù truyền đi nhiều thế hệ, những kỳ thị và phân biệt tồn tại qua hai thế kỷ.

Tôi là một du học sinh Việt Nam chưa đầy 18 tuổi, sinh ra trong một nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa bởi một gia đình Việt Nam Cộng Hòa. Tôi có những người ông đứng cả hai bên chuyến tiến trong cuộc nội chiến đó. Tôi cũng có những người bà trở thành góa phụ, một mình chèo chống nuôi nấng các con. Tôi có những người bạn có bố làm công an cho chính quyền hiện tại. Tôi cũng có những người bạn có bố vượt biên và bị bắt bỏ tù.

Đừng thay nhau giành lấy cây búa để tự làm đau mình, hãy cùng nhau tìm cách làm sao cho tương lai Việt Nam được huy hoàng.
Ngày 30 tháng 4, tôi nên có cảm tưởng gì đây?

Ai đúng, ai sai, ai gây ra cuộc chiến, v.v. là chuyện của lịch sử. Mà lịch sử thì luôn có tranh cãi, và tranh cãi được tạo ra bởi con người. Khi người ta vẫn khư khư ôm lấy niềm tin của mình một cách tuyệt đối như một tâm linh tính ngưỡng, cuộc tranh cãi sẽ không có hồi kết. Cuộc nội chiến hai mươi năm có thể trở thành một cuộc khẩu chiến một ngàn năm. Cuối cùng chúng ta, những người Việt Nam, sẽ được gì? Nên nhớ rằng khi chúng ta lỡ tay dùng tay cầm búa đánh vào ngón tay cầm đinh thay vì cây đinh, cái tay cầm búa sẽ buông búa ra và xoa vào cái tay cầm đinh chứ tay cầm đinh không giật cây búa lại để trả thù. Đừng thay nhau giành lấy cây búa để tự làm đau mình, hãy cùng nhau tìm cách làm sao cho tương lai Việt Nam được huy hoàng.

Câu hỏi cấp thiết nhất mà chúng ta cần giải đáp là làm gì để phát triển Việt Nam thành một con hổ của châu Á và giải quyết hằng hà các vấn đề chướng tai gai mắt mà chúng ta đã nghe đi nghe lại đến phát chán từ báo đài.
UserPostedImage
Cải cách tư duy thế hệ trẻ bằng những cách làm khác?

Giới trẻ Việt Nam là chìa khóa. Giới trẻ là mục tiêu. Đa số giới trẻ không quan tâm chính trị, họ không quan tâm tự do dân chủ, không quan tâm Đảng và nhà nước, không quan tâm quyền bầu cử, không quan tâm kinh tế vĩ mô.

Giới trẻ thích thời trang, thích xem hài, thích chân dài, v.v. Vì sao? Chính trị quá chán. Chính trị là việc của những ông già thích nói, nói, nói và nói. Nói liên miên, nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện đâu đâu, chuyện không liên quan gì tới giới trẻ cả! Nói chuyện chính trị kiểu Đảng và nhà nước thì ai cũng đã nghe đầy tai rồi. Nói chuyện kiểu khác thì nhiều bạn trẻ coi là phản động, rồi tạo ra một mớ lùm xùm chửi nhau inh ỏi trên Internet.

Muốn đánh thức giới trẻ khỏi cảnh thờ ơ chính trị phải làm đúng cách. Thứ nhất là tin chính trị phải thiết thực. Thứ hai là phải vui và hấp dẫn. Thứ ba là càng súc tích càng tốt. Thứ tư là phải khách quan và trung lập.

Điều mà giới trẻ quan tâm là việc làm. Việc làm gắn liền với giáo dục và kinh tế. Nếu những vấn đề về việc làm cho nhiều đối tượng từ sinh viên đại học cho tới công nhân trẻ sẽ giúp họ quan tâm hơn về hệ thống giáo dục và nền kinh tế.

Muốn đánh thức giới trẻ khỏi cảnh thờ ơ chính trị phải làm đúng cách. Thứ nhất là tin chính trị phải thiết thực. Thứ hai là phải vui và hấp dẫn. Thứ ba là càng súc tích cáng tốt. Thứ tư là phải khách quan và trung lập.
Một điều nữa là vấn đề ăn uống, sức khỏe của Việt Nam. Đây là điều báo chí lề phải có thể làm được để giúp thay đổi tình hình. Nếu các vị cứ tiếp tục đăng và nhấn mạnh tính trầm trọng của những vấn đề về ăn uống, thực phẩm với thuốc trừ sâu quá nhiều, v.v. cùng với những lời bình luận là chính phủ thiếu những cơ quan khách quan, hiệu quả, và những luật bảo vệ người tiêu dùng như những nước khác. Giới trẻ sẽ lên tiếng và chính phủ phải hành động.

Một điều quan trọng không kém để phát triển giới trẻ là phải cải cách tư duy của họ, cho họ tiếp cận thông tin, kiến thức nhiều nguồn, và phải có hệ thống thư viện hiệu quả toàn quốc.

Phải tạo cho người Việt Nam có tư duy phê phán, phải biết sử dụng nhiều nguồn để tìm hiểu, xác minh thông tinh chứ không thể mãi nghe theo một chiều và tin ngay vào nó được. Khi nghe thông tin thì họ phải thắc mắc về nguồn thông tin, số liệu được thống kê bởi ai, khảo sát bao nhiêu người. Khi đọc một bài bình luận thì họ phải thắc mắc tác giả là ai, có trình độ chuyên môn, hiểu biết tới cỡ nào, khách quan cỡ nào.

Các nhà yêu nước nên tài trợ các khóa huấn luyện tư duy này. Các nhà dịch thuật hãy dịch những sách kinh doanh, kinh tế, khoa học, công nghệ, lối sống, tư duy từ những tác giả phương Tây càng nhiều càng tốt. Các trang báo lớn hãy tạo một mục giới thiệu sách như các tờ New York Times, Wall Street Journal, Guardian vẫn thường làm. Hãy sử dụng diễn viên, ca sĩ, danh hài để giới thiệu và bình luận sơ bộ về sách. Chúng ta cần có hệ thống thư viện toàn quốc với sách hay, sách mới cập nhật. Có thể thực hiện một thư viện trực tuyến với ebook để tiết kiệm chi phí.

Có như vậy mới truyền cảm hứng và điều kiện công bằng cho mọi người trẻ Việt Nam có thể tiếp xúc với các nguồn tri thức khác nhau để khám phá và theo đuổi đam mê của mình khắp các ngành nghề từ khoa học-kỹ thuật tới công nghệ, truyền thông, hay kinh doanh nghệ thuật.

Có như vậy thì Việt Nam mới phát triển để trở thành một nơi đáng sống, một đất nước đáng tự hào và xứng với tiềm năng của mình.

Chuyện ngày 30 tháng 4 chúng ta có thể quay lại bàn sau cũng đâu có muộn!

Đỗ Kỳ Đăng gửi cho BBC từ thành phố Seattle, Hoa Kỳ
xuong  
#9 Đã gửi : 14/04/2015 lúc 08:29:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Giấc mơ 40 năm chưa thành

UserPostedImage
Nhiều người miền Nam lên tàu chạy trốn vào cuối cuộc chiến năm 1975

40 năm đánh dấu sự kiện quân đội Bắc Việt chiếm lĩnh và cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập, và cũng là 40 năm đánh dấu ngày tôi ra đời trong ngày đầu tiên của chế độ mới.

Nền giáo dục của chế độ mới dạy tôi rằng ngày 30 tháng 4 là ngày “Thống nhất đất nước”, “Ngày giải phóng miền Nam” bằng chiến thắng vẻ vang. Nhưng khi lớn lên tôi nhận thức được rằng mình phải tìm hiểu sự thật về sự kiện ngày 30 tháng 4.

Mãi cho đến đầu thế kỷ 21 tôi mới tiếp cận được với internet và tìm hiểu sự thật lịch sử qua những tài liệu bằng tiếng Anh trên những trang web nước ngoài, qua những đoạn phim tài liệu về những ngày cuối cùng của Sài Gòn được đăng tải trên Youtube. Và gần đây nhất là được xem bộ phim tài liệu đầy đủ mang tên “Last days in Vietnam”.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 1975, khi chiến tranh đã đến hồi hỗn loạn, tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố tất cả trẻ em mồ côi Việt Nam ngay lập tức sơ tán bằng máy bay ra khỏi Sài Gòn. Ước tính có 3.000 trẻ em, bao gồm 150 trẻ sống sót trên máy bay C-5 bị rơi, đã được sơ tán ra khỏi miền Nam Việt Nam vào khoảng ngày 3 tháng 4 cho đến 26 tháng 4 năm 1975. Cuộc sơ tán đó là chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam hay còn gọi là Operation Babylift.

Tôi đã tham gia vào những cộng đồng “Operation Babylift” trên Facebook, đọc những câu chuyện của những đứa trẻ ấy, và tìm hiểu những thông tin liên quan đến chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam trên báo mạng. Qua đó tôi đã biết được những đứa trẻ nàyđã và vẫn tiếp tục dằn dặt với những câu hỏi : “Tại sao tôi là con nuôi?”, “Tại sao bố mẹ đẻ bỏ rơi tôi?”, “Tại sao tôi là người Châu Á duy nhất trong khi các thành viên trong gia đình là da trắng?” Cũng không ngoại trừ trường hợp có người trong số đó muốn đánh đổi tất cả để trở thành người da trắng.

Mỉa mai thay, tôi đã từng mơ ước rằng mình là một trong những đứa trẻ của chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam, được đưa ra khỏi đất nước Việt Nam để làm con nuôi cho gia đình ở nước ngoài trong chiến dịch đó. Nếu được như vậy thì cuộc đời của tôi đã không phải chịu đựng nhiều cơn đói khát, đau đớn trong quá khứ và đầy lo âu ở hiện tại.
UserPostedImage

Những năm đầu đời của tôi cũng là những năm tháng đất nước bị “ngăn sông cấm chợ”.

Thời đấy tôi không mong ước gì hơn ngoài việc được ăn no. Bữa ăn mà tôi mơ ước chỉ cần có cơm và muối ớt. Thế nhưng cơm và muối ớt là những bữa ăn vô cùng hiếm hoi trong gia đình tôi. Hàng ngày, chúng tôi hái những quả mít non, quả chuối xanh, cắt những mụt măng sau nhà hay đi lượm mót từng hạt mít mà người ta bỏ đi để đem về luộc lên ăn. Chúng tôi ăn cả vỏ khoai mì, cây chuối non để sống. Những hôm “nguồn tài nguyên” cạn kiệt, chúng tôi không có gì để ăn đành nhịn đói ngủ qua đêm.

Cái mặc thì cũng không kém phần khó khăn như cái ăn. Quần áo cũ đứa lớn mặc không còn vừa thì đứa nhỏ hơn sử dụng lại. Tôi là con trai mà phải mặc quần áo của chị tôi. Vì vậy tôi thường là tâm điểm bị đem ra làm trò cười khi đến lớp học trong bộ quần áo của con gái. Chúng tôi không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ chính phủ.

Tôi không còn mơ ước được sống ở nước ngoài mà mong ước đất nước Việt Nam có sự thay đổi lớn để lấy đi những nỗi lo của tôi và trả lại một xã hội có trật tự như miền Nam Việt Nam nói chung và như Sài Gòn nói riêng của những ngày tháng cũ.
Năm 1978, mẹ tôi chết trong nghèo khó vì không có tiền chữa bệnh, bỏ lại 6 đứa con, 3 gái và 3 trai. Tôi là con trai út trong nhà. Chúng tôi sống cùng người cha đẻ. Tuy nhiên, không phải người bố đẻ nào cũng thương con. Ông ta thường xuyên đánh đập và hành hạ tôi mà không cần lý do gì. Cho đến khi tôi 18 tuổi , thoát khỏi ngôi nhà để đến Sài Gòn sống thì mới tránh được những cơn đòn thừa sống thiếu chết của ông. Chính phủ không có bất cứ tổ chức nào để bảo vệ trẻ em bị ngược đãi.

Đất nước mở cửa đã hơn 25 năm, tôi đã đi làm cho những công ty nước ngoài. Ước mơ được ăn no của tôi đã thành hiện thực và không còn chịu đựng những cơn đau thể xác từ việc ngược đãi của người cha đẻ. Tuy nhiên, đêm đêm những cơn ác mộng vẫn ập về với hình ảnh bị hành hạ, bị đói khát. Và những nỗi lo về cuộc đời vẫn còn đó. Nếu chẳng may tôi thất nghiệp thì sẽ không có trợ cấp của chính phủ. Tôi chỉ có thể nhận được bảo hiểm thất nghiệp và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần vì tiền bảo hiểm đã bị trừ vào lương hàng tháng. Tuy nhiên, hiện nay bảo hiểm xã hội đang có nguy cơ vỡ quỹ, dẫn đến điều khoản vô lý của Luật bảo hiểm xã hội mới là không trả trợ cấp bảo hiểm một lần!

Ngoài ra, tôi đang đối đầu với những căng thẳng trong môi trường sống đang bị đe dọa, giao thông càng ngày càng hỗn độn, tệ nạn xã hội tràn lan, cướp giật hoành hành v.v.

Mặc dù vậy, tôi không còn mơ ước được sống ở nước ngoài mà mong ước đất nước Việt Nam có sự thay đổi lớn để lấy đi những nỗi lo của tôi và trả lại một xã hội có trật tự như miền Nam Việt Nam nói chung và như Sài Gòn nói riêng của những ngày tháng cũ.

40 năm đã đi qua, 40 năm nhìn lại với những ước mơ của tôi đã thay đổi theo thời gian. Tôi chỉ có một ước mơ hiện tại rất đơn giản mà đáng lẽ ra cuộc sống của một con người phải có. Chẳng lẽ cả đời này tôi không đạt được ước mơ ấy hay sao?

Tidoo Nguyễn gửi cho BBC từ Sài Gòn

Sửa bởi người viết 14/04/2015 lúc 08:31:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#10 Đã gửi : 15/04/2015 lúc 08:11:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau 40 năm, Việt Nam còn mấy phần cộng sản?
UserPostedImage
Việt Nam một thời theo mô hình kinh tế và xã hội Liên Xô

Việt Nam, cùng với Trung Quốc và một vài nước nhỏ hơn được biết đến như những thành trì cuối cùng của chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới.

Kể từ sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết, chủ nghĩa Cộng sản ở Việt Nam đã phải thay đổi rất nhiều để tồn tại trong hoàn cảnh mới.

Sự quay lưng lại nền kinh tế tập trung bao cấp để hướng tới tư bản thị trường đã đưa một quốc gia nghèo đói lạc hậu chuyển mình thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh bậc nhất thế giới.

Từ nền kinh tế tư bản hóa
Nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thực sự ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến một đất nước Cộng sản hoàn toàn khác xa với những gì họ tưởng tượng.

Trên những đường phố tấp nập xe cộ là hình ảnh của đồ ăn nhanh, hàng hiệu và đồ điện tử Apple, nhứng biểu tượng của chủ nghĩa tư bản.

Truyền thông thì ngày càng trở nên thực dụng tranh cãi nhau xem cô người mẫu anh diễn viên nào diện áo quần đắt hơn, hoặc đại gia nào giàu hơn trên sàn chứng khoán.

Chủ nghĩa tiêu dùng như đang cuốn tất cả mọi người vào cơn kích động mạnh chưa từng có, để rồi bất chợt nhiều người tự hỏi, Việt Nam còn mấy phần Cộng sản.

Trong một khảo sát của trung tâm nghiên cứu Pew Research đặt tại Washington DC, có đến tận 95% người Việt được khảo sát đặt niềm tin vào sự dẫn dắt của thị trường tự do, cao hơn hẳn các quốc gia tư bản như Mỹ hay Hàn Quốc, hoặc thậm chí là Trung Quốc, đất nước có nhiều tương đồng về kinh tế và chính trị.

Điều này minh chứng rằng không còn mấy người Việt Nam còn tin tưởng vào định hướng xã hội chủ nghĩa.

Triết học Mác Lê Nin giờ đây không còn được dùng như kim chỉ nam cho các nhà hoạch định chính sách.
UserPostedImage
Dân TPHCM đến ăn quán Mỹ McDonald's

Nếu ai đó còn nhắc đến học thuyết Mác xít thì có lẽ chỉ là trên những giảng đường thiếu sinh viên, hoặc ngoài quán nước như những câu chuyện cười cợt siêu thực về một thời quá đỗi lãng mạn mà không ai còn muốn kể nữa.
Cho đến các Chính sách an sinh xã hội mất cân bằng
Có một sự hiểu lầm rất lớn của nhiều người phương Tây về Việt Nam, một trong những nước xã hội chủ nghĩa cuối cùng, đó là các nước XHCN hướng trọng tâm lớn vào các Chính sách an sinh như giáo dục, y tế, hưu trí và thất nghiệp.

Đây là nền tảng cơ bản của CNXH để giải thích cho tính chính danh của Đảng Cộng sản.

Nhưng cuộc đình công lớn gần đây ở khu công nghiệp ngoại ô Sài Gòn như một cú tát phủ nhận tất cả. Người lao động đứng trước nguy cơ mất trắng tiền trợ cấp khi quỹ Bảo hiểm có nguy cơ tan vỡ.

Cần phải nhấn mạnh là đây là số tiền do các doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp cho người lao động, hay nói cách khác là được trích ra từ lương làm công của chính họ, không phải là từ tiền thuế do Nhà nước trợ cấp.

Bản thân các Tổ chức Công đoàn, với được đặc cấp cho quyền lực lớn trong chế độ XHCN với vai trò bảo vệ người lao động, thì nay gần như trở thành một hình thức vô tích sự mà thực chất là bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp hơn là người lao động.

Có nhiều nghi ngờ rằng Công đoàn trong các Khu chế xuất còn tiếp tay cho lực lượng an ninh trấn áp các cuộc đình công tự phát.

Điều này hoàn toàn trái ngược với vai trò của Công đoàn ở các quốc gia tư bản phát triển.

Cần phải hiểu theo đúng nghĩa, không có đất nước nào là tuyệt đối “tư bản” hay “XHCN”.

Những quốc gia tư bản phát triển Tây Âu thực tế chịu ảnh

hưởng lớn từ phe cánh tả, vốn luôn trọng tâm vào các chính sách ngăn chặn bất bình đẳng để hướng tới xã hội nhân văn hơn.

Ví dụ như ở Đức, tất cả mọi người được đảm bảo được tận hưởng một nền giáo dục miễn phí cho tới tận Đại học.

Nhà nước cũng cung cấp y tế miễn phí cho tất cả người dân với yêu cầu là tất cả mọt người phải có bảo hiểm.

Bảo hiểm y tế được chi trả dựa vào mức thu nhập, nghĩa là người thu nhập thấp đóng ít hơn người có thu nhập cao và phù hợp với khả năng chi trả của mình.

Người già được hưởng lương hưu, người thất nghiệp cũng được hưởng trợ cấp, không nhiều nhưng đủ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản

Trong trường hợp của Việt Nam, chi phí cho giáo dục và y tế là gánh nặng thường trực cho nhiều hộ gia đình.

Cấp tiểu học là cấp học duy nhất Nhà nước chia sẻ một nửa học phí, nửa còn lại phụ huynh phải tự đóng.

Các chi phí phát sinh trên thực tế như phí xây dựng, vệ sinh, thậm chí quà bánh cho giáo viên còn lớn hơn rất nhiều.

Nếu cộng tất cả những chi phí này lại, các hộ gia đình Việt Nam chắc hẳn chi cho giáo dục trên thu nhập đầu người nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Chi phí y tế cũng thực sự là một gánh nặng vô cùng lớn ở Việt Nam. Theo một thống kê trên báo nhân dân, tỷ lệ chi từ tiền túi bệnh nhân ở Việt Nam là 50%, quá cao so với 13.1% ở Thái Lan, 35% ở Malaysia hay 20% mức trung bình chung của thế giới.

Cũng như giáo dục, khi đến bệnh viện người bệnh ngoài viện phí còn phải chi nhiều khoản khác mà tựu chung là “phong bì”.
UserPostedImage
Cuộc biểu tình ở Tân Tạo cho thấy Công đoàn của Đảng Cộng sản không vì công nhân

Song hành với viện phí là giá thuốc cũng cao bậc nhất khu vực.

Các khoản phí này tác động mạnh nhất lên nhóm có thu nhập dưới đáy. Có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh và 67% phải vay mượn tiền để chi trả điều trị nội trú.

So sánh với Cuba, đất nước còn ở giai đoạn “Cộng sản thuần khiết”, dù thu nhập đầu người thấp hơn nhưng hệ thống y tế ở đây hoàn toàn miễn phí đối với tất cả các thành phần xã hội.

Thành tựu y tế của Cuba đáng nể đến mức nhiều quốc gia phát triển hơn cũng phải ngưỡng mộ.

Chi tiêu Công thiếu minh bạch
Việt Nam sử dụng tới 20% ngân sách cho giáo dục, cao hàng đầu thế giới. Dù chi tiêu nhiều nhưng tiến bộ của ngành giáo dục không mấy khả quan.

Điều này là không đáng ngạc nhiên khi nhìn vào công cuộc cải cách giáo dục càng chi càng trì trệ.

Năm 2014, Bộ GDDT trình lên đề án đổi mới sách giáo khoa sau năm 2015 dự toàn hơn 34000 tỷ đồng. Gần 1.5 tỷ USD chỉ để thay sách khiến dư luận không khỏi kinh ngạc.

Chắc hẳn người được lợi nhiều nhất không phải là học sinh sinh viên, nhân tố trung tâm của ngành giáo dục.

Các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt Nam được dự báo là sẽ vỡ từ nhiều năm trước.

Đây là hệ quả trực tiếp từ việc sử dụng nguồn vốn từ thuế và đóng góp của người lao động để đầu tư thiếu minh bạch.

Những cuộc đình công lớn gần đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh khi nguy cơ các quỹ này mất khả năng chi trả càng lúc càng lớn.

Dù Chính phủ đã có phương án xoa dịu bằng việc đảm bảo người lao động sẽ được nhận đủ tiền, vấn đề là tính khả thi như thế nào khi nợ công càng lúc càng lớn.

Một Việt Nam thị trường chủ nghĩa
Việt Nam có lẽ là nước duy nhất trên thế giới trực tiếp công khai “Xã hội Chủ nghĩa” trên Quốc hiệu, nhưng là quốc gia có rất ít chính sách để đảm bảo bình đẳng xã hội.

Thực tế, ranh giới giàu nghèo và quyền lợi tầng lớp trên và dưới được hưởng đang ngày càng phân cấp dữ dội.

Một trong những di sản lớn nhất mà Chủ nghĩa Cộng sản để lại là các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước vốn có đặc ân đặc biệt để tiếp cận các nguồn tài nguyên của quốc gia, hoặc ưu tiên về Pháp luật.
UserPostedImage
Việt Nam là 'xã hội chủ nghĩa' trên quốc hiệu và trong lợi ích các tập đoàn đặc quyền

Những Tổng công ty, tập đoàn này về nguyên tắc phải sử dụng những đặc ân này làm động lực cho kinh tế đất nước, nhưng trên thực tế đang tạo lực cản phát triển.

Tôi còn nhớ những năm 90 khi đất nước mới mở của, mọi người còn hỏi nhau “hàng Nhà nước hay gia công”, ý nói hàng hóa do Nhà nước sản xuất luôn được ưu tiên hơn tư nhân.

Bây giờ thì hoàn toàn khác, nhiều tập đoàn nhà nước do quản lý kém và tham nhũng tràn lan làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào nỗ lực dẫn dắt của Chính phủ.

Những vấn đề này thách thức trực tiếp vào tính chính đáng của giới lãnh đạo, cũng như đặt một dấu hỏi lớn lên đường lối XHCN mà Chính phủ Việt Nam vẫn một mực cho là “đúng đắn”.

Việt Nam của ngày hôm nay chắc chắc không còn là một Việt Nam Cộng sản của những năm tháng mới giải phóng.

Thời gian này có trào lưu nhiều quán cà phê mới mở chọn phong cách như thời bao cấp.

Có lẽ đâu đó còn có ít nhiều nuối tiếc về những ngày tháng thiếu thốn nhưng công bằng, nhưng chắc hẳn không ai còn muốn quay lại nữa.


Thanh Doan bài tham gia Diễn đàn BBC về 30/04
song  
#11 Đã gửi : 15/04/2015 lúc 08:21:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thôi đừng đả kích!
UserPostedImage
Việt Nam đã thân thiện với Mỹ, nhưng đất nước chưa giàu

Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam, sau chiến tranh. Những gì tôi biết về cuộc chiến tranh này là thông qua sách dạy Lịch sử, qua những khẩu hiệu và tranh tuyên truyền.

Cho đến tận khi học Đại học, được tiếp xúc thường xuyên với Internet, tôi mới nhận ra những gì tôi biết chỉ là thông tin một chiều. Đọc nhiều (cả thông tin lề trái và lề phải), so sánh với những trường hợp tương tự Việt Nam (như Đức, Triều Tiên), tôi tin rằng những gì đã xảy ra có lẽ không phải là cuộc chiến giữa một bên chính nghĩa với một bên là phi nghĩa. Đằng sau đó là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của những nước lớn, và hậu quả của nó là nước Việt Nam phải chịu những tổn thất khủng khiếp về người và của. Dù bên nào dành được thắng lợi thì cái giá phải trả cũng là quá đắt.

Miền Bắc (những người Cộng sản) thắng và giờ chúng ta có một nước Việt Nam thống nhất và yên bình. Các bạn dù có căm thù những người Cộng sản như thế nào thì cũng đừng chỉ đọc và nghe, hãy trải nghiệm cuộc sống hiện tại ở Việt Nam để có đánh giá một cách khách quan.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của tôi, những người Cộng sản giỏi đánh trận hơn là làm kinh tế và điều hành đất nước. Sự thật là, dưới sự lèo lái của những người Cộng sản sau chiến tranh, đất nước chúng ta bị tụt hậu khá xa so với thế giới dù có nhiều điều kiện thuận lợi về địa chính trị.

Đặt giả thuyết nếu miền Nam (những người Quốc gia) thắng thì sao, liệu Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc như Hàn Quốc?

Tôi không quan tâm Đảng Cộng sản hay Đảng phái chính trị nào đang cầm quyền, nếu họ làm không tốt thì hãy trao công việc đó cho những người xứng đáng.
Tôi không tin là như vậy. Trải qua quá trình lịch sử, trình độ dân trí của người Việt nói chung còn thấp và phần đông người Việt thiếu những phẩm chất để trở lên vượt trội – khát vọng vươn lên, tính kỷ luật theo đuổi đến cùng. Chúng ta thường có tâm lý an phận thủ thường, và do đó sẽ thật khó để tạo nên kỳ tích. Có thể kinh tế sẽ tốt hơn nhưng tôi nghĩ viễn cảnh sáng là tương đương với Thái Lan bây giờ, và tình hình chính trị cũng có nguy cơ bất ổn tương tự. Dù sao, đó cũng chỉ là giả thuyết.

Nhìn vào thực tại, những điểm tốt và những vấn đề còn tồn tại, người Việt trẻ thay vì đả kích lẫn nhau, chúng ta nên làm gì?

Tôi không quan tâm Đảng Cộng sản hay Đảng phái chính trị nào đang cầm quyền, nếu họ làm không tốt thì hãy trao công việc đó cho những người xứng đáng.

Tôi nghĩ chúng ta hãy nỗ lực vượt qua những trở ngại, ra ngoài để học hỏi và dùng những kinh nghiệm quý báu từ thế giới để làm cho đất nước chúng ta ngày một tốt lên.

Chỉ cần chúng ta có tham vọng và có quyết tâm, chúng ta có thể làm được, chúng ta chắc chắn làm được.
Theo BBC

Nguyễn Vân Duy gửi cho BBC từ Hà Nội
xuong  
#12 Đã gửi : 16/04/2015 lúc 07:36:10(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Làm gì để hóa giải hận thù ngày 30/04?

UserPostedImage
Ông Võ Văn Kiệt (bìa phải) đã có những phát biểu gây xúc động về ngày 30/04

Ngày 30-4, ngày nếu có một triệu người vui, cũng là ngày có một triệu người buồn.

Câu nói trong quá khứ của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chủ trương chính sách Đổi Mới, được lập đi nhắc lại nhưng

liệu có còn chính xác với tình thế hiện tại của đất nước?

Ngày nay, kinh tế tụt hậu, hàng xuất là lao động giá bèo, cái đinh vít cũng không làm được mà nhập hàng ngoại tuốt tuột, nợ

chồng chất. Rồi tham nhũng lên đỉnh cao, đạo đức xã hội xuống cấp, bạo hành từ nơi công quyền đến lề đường xó chợ, dân

oan mất nhà mất đất vẫn chỉ biết kêu thất thanh trên khắp ba miền, và nhất là hiểm họa mất biển mất đất vào tay những 'đồng

chí đàn anh' phương Bắc ngày một trầm trọng.

Nên nếu có một triệu người vui, số người buồn chí ít cũng phải vài chục triệu. Thế nhưng guồng máy quyền bính đương thời

đang chuẩn bị các loại lễ hội, xây dựng một lô tượng đài, chắc hẳn những từ ngữ như chiến thắng, giải phóng...sẽ lại phô

trương đến bị bào mòn để lẩn vào vô thức một dân tộc mà sự phân hóa có khả năng trở thành phân liệt chia rẽ dài hạn.

Trong trường hợp này, người Việt chúng ta không tập hợp được nội lực dân tộc lẽ ra phải có, đất nước tụt hậu dài dài, chủ

quyền bị gậm nhấm rồi và chẳng thế nào tránh được thân phận nô thuộc ngoại bang.

Ngày 30-04-1975 là ngày kết thúc một cuộc chiến tranh, có người gọi là chiến tranh giải phóng, người cho là chiến tranh ủy

nhiệm của hai khối Tư Bản và Cộng Sản đối đầu trong thời Chiến Tranh lạnh...

Dù gì, khí giới là khí giới Nga, Tàu, Mỹ...và xác người, xác Việt Nam mà con số tử trận và thương vong lên đến cả chục triệu.

Năm nay, năm 2015.

Sau 40 năm hò reo chiến thắng và vinh quang, lẽ ra những người đang nắm quyền lực phải nghĩ, dẫu muộn, đến vấn đề hóa

giải hận thù trong lòng người Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại.

Ngược dòng lịch sử nước ta, ngay sau khi chiến thắng quân Nguyên xâm lăng hơn 600 năm trước, Vua Trần Nhân Tông, một

minh quân kiệt xuất, đã đốt hết thư tịch làm bằng chứng tố cáo đám người theo giặc, tránh trả thù , không truy bức để yên lòng

dân.

Trong cuộc nội chiến Nam-Bắc ở Mỹ, điều kiện đầu hàng mà tướng Grant phía Bắc- quân (Union) viết cho tướng Lee phía

Nam-quân (Confederate) ghi rõ chỉ tịch thu khí giới, cho phép binh lính Nam-quân về làm ăn sinh sống bình thường trong đời

sống dân sự.

Sau 40 năm hò reo chiến thắng và vinh quang, lẽ ra những người đang nắm quyền lực phải nghĩ, dẫu muộn, đến vấn đề hóa

giải hận thù trong lòng người Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại
Nhưng năm 75, chính quyền gọi là chính quyền Cách Mạng, tiếp tục dùng chữ ngụy-quân, ngụy-quyền để chỉ những người

thua trận, và sau đưa ra chính sách học tập cải tạo mà mục đích là cầm tù hành hạ họ, ra oai để yên dân bằng sự sợ.

Chính sợ hãi là yếu tố khiến hàng trăm ngàn thuyền nhân liều mạng phiêu lưu trên biển cả, đánh cược mạng sống của mình và

gia đình, hậu quả là số bỏ mạng lên tới trên dưới 500 ngàn người.

Đào sâu, đục rộng sự phân hóa nhưng leo lẻo chuyện hoà hợp hòa giải dân tộc chỉ là mảnh vải thưa, làm sao che mắt ai trong

thời buổi thông tin bừng nở của thiên niên kỷ này.

Hóa giải hận thù, điều kiện cần
Trong hầu hết mọi tôn giáo - ở nước ta chủ yếu là Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo - hận thù là cái phải cởi, không nên buộc. Hoá

giải hận thù là điều kiện cần khiến hòa giải mới có khả năng thành hiện thực.

Hòa giải giữa nạn nhân và những kẻ tác nghiệp chỉ khả thi khi những bên đối tác cùng có tâm thế nhân ái bao dung, đồng thời

tôn trọng sự thật, công lý, và cố gắng xua đi những bồng bột cảm tính.

Nếu hai bên có tinh thần đối thoại, lắng nghe và tìm hiểu lý lẽ chứ không khăng khăng xác quyết chân lý của riêng mình, sự

tháo gỡ hoặc giảm thiểu tính đối đầu ăn thua có khả năng hiện thực, và từ đó một lộ trình hòa giải mới có thể thành hình.

Sau ngày một phía gọi là ngày mất nước, phía bên kia gọi là ngày Giải phóng, chính sách Học tập Cải tạo (HTCT) đã đưa vào

cảnh tù tội khổ sai cả trăm nghìn người.

Nạn nhân là người trong guồng máy chính quyền Việt Nam Cộng hòa, các quân nhân, trí thức văn nghệ sĩ... bị tập trung và

giam giữ trung bình từ 2,3 cho đến 12, 13 năm.
UserPostedImage

Những nạn nhân đó có quyền đặt một số vấn đề, chẳng hạn Học tập Cải tạo do đâu nếu không đơn thuần là trả thù; thời hạn

giam giữ dài ngắn là vì sao, có hợp lý hợp tình không; và những hậu quả liên quan đến bản thân (bệnh tật) và gia đình họ (chia

ly, phân tán...) phải được bù đắp bồi hoàn thế nào?

Về phía tác nghiệp, lẽ tất nhiên họ phải nhận trách nhiệm và trả đáp những câu hỏi trên. Trách nhiệm cao nhất là trách nhiệm

chính trị thuộc về những người làm ra chính sách, sau mới đến trách nhiệm những người điều hành ở các cấp trung, cao.

Kèm vào tác động khủng bố tâm lý của chính sách Học tập Cải tạo, chiến tranh với Campuchia và sau là chiến tranh biên giới

với Trung Quốc, kẻ 'dạy Việt Nam một bài học', sự hoảng sợ lan rộng trong nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là ở thành thị ngày

một ngột ngạt vì không còn được sinh hoạt tự do như trước đây.

Đồng thời, phong trào đánh tư sản mại bản và hai lần đổi tiền khiến nhiều người mất hết cơ nghiệp. Dẫu biết đầy bất trắc hiểm

nguy đến tính mạng, họ đánh liều vượt biển nhân dịp người gốc Hoa 'được' ra đi chính thức hoặc bán chính thức.

Thảm kịch thuyền nhân, với những con thuyền đuôi tôm hai blốc đầy ắp người lênh đênh tìm đường sang Phi, Mã Lai, Thái

Lan, Nam Dương...chết chìm trong lòng Thái Bình Dương là một vết nhơ cho chính quyền đã không giữ nổi con dân trên xứ

sở của mình mà lại còn xua đuổi và nhân cơ hội cướp trắng.

Ban đầu, giá chính thức cho một đầu người là 16 cây vàng. Sau, vàng cạn, giá tuột xuống 12, rồi 8, 6 và cho đến giữa thập

niên 80 thì chỉ còn 2 cây, số cây tỉ lệ nghịch với độ rủi ro phải chấp nhận. Theo những ước lượng của Liên Hiệp Quốc, số

người chết trên biển khoàng bốn trăm ngàn đến năm trăm ngàn người.

Đã thế, khi những người tị nạn - nay là người gốc Việt sinh sống ờ hải ngoại - dựng tượng tưởng niệm nạn nhân vượt biển trên

những hòn đảo ở Mã Lai, Nam Dương... những kẻ nắm quyền ở Việt Nam làm áp lực lên chính quyền các nước ASEAN nói

trên yêu cầu triệt hạ những bức tượng đó.

Đồng thời, họ leo lẻo 'Việt kiều là khúc ruột ngàn dặm', và mới đây vài năm ra Nghị quyết 36 kêu gọi lòng yêu nước, hô hào

góp tay xây dựng quê hương qua điều vốn đầu tư, và cả, dĩ nhiên, qua cả cách gửi tiền về giúp bà con, hiện lượng tiền gửi về

nay trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm.

Nạn nhân của chính sách 'thu vàng đuổi người' nếu đã chôn thây dưới đáy biển thì vẫn còn những người thân trong gia đình

họ. Như chứng nhân, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, họ có quyền hỏi đâu là công lý, tại sao có cái chính sách đó, và toàn thể

nhân dân có lý do thắc mắc số vàng thu được đi đâu, vào tay ai, được xử dụng như thế nào cho đất nước.

Công khai bạch hóa những vấn đề này là một bước không nhỏ góp phần vào triển vọng ổn định lòng người.

Biểu hiện tinh thần hóa giải hận thù nhân ngày 30-04 lần thứ 40:

Nếu thực sự chính quyền đương nhiệm không chỉ đề cập đến bốn chữ Hòa Hợp Hòa Giải như một chiêu bài 'đánh bùn sang

ao', ồn ào rỗng tuếch, thì hy vọng họ sẽ gọi ngày 30-4 là Ngày Hóa Giải Hận Thù.

Và trong tương lai họ cần cho dựng ở những địa phương từ Bắc chí Nam :

1- Tượng đài Thương Tiếc những người lính hy sinh trong chiến tranh, không phân biệt Bắc - Nam, Quốc- Cộng.
UserPostedImage
2- Tượng đài Ghi Ơn mẹ Việt Nam, không cần thêm chữ anh hùng, chữ được hiểu là mẹ những người hy sinh cho chế độ độc

trị hiện hành.

3- Đàn Giải Oan cho những nạn nhân bỏ mạng trên biển cũng như đất liền ở mọi nơi.

Đề nghị thế, nhưng trước mặt chúng ta chẳng hy vọng gì vào chính quyền đương nhiệm.

Theo thiển ý, 22 tổ chức Xã hội dân sự độc lập hiện đang hoạt động trong nước có thể cổ vũ ý kiến nêu trên, thậm chí dựng

tượng đài một cách tượng trưng, không cần 'hoành tráng', cái chính là trong lòng dân.

Mặt khác, vào ngày 30-4, chúng ta có thể vận động người ra đường với áo kẻ chữ hai chữ Hóa Giải, hoặc Ghi ơn Mẹ Việt

Nam, hoặc Thương Tiếc Các Anh, như thông điệp gửi đến toàn thể đồng bào.

Hội Đồng Hòa Giải Dân Tộc
Trên thế giới, sau những cuộc đổi đời trong những quốc gia từng có những bất công, bạo hành, và những vi phạm quyền con

người...thì nhiều nước đã thành lập những Hội đồng hòa giải dân tộc (Commission for National Reconciliation, hoặc

Commission for Truth and Reconciliation).

Có thể kể Nam Phi khi Mandela lên nắm chính quyền, Pakistan dưới thời Musharraf, rồi Palestine, Liberia, Algeria...và ở Á

châu có Đông Timor sau khi ly khai khỏi Indonesia.

Mỗi quốc gia, vấn đề một khác. Nơi thì chủ yếu khác biệt sắc tộc, nơi khác biệt tôn giáo... đã là nguồn gốc của hận thù và sự

phân liệt cần được hóa giải.

Theo tinh thần chủ đạo là Hòa Giải dân tộc nên, như một hệ luận, phương thức tiến hành của Hội Đồng tóm gọn là:

1/ Tìm hiểu sự thật lịch sử, xác minh ai tác nghiệp (gọi là tác nhân), và dựa trên sự xâm phạm quyền con người, ai là nạn nhân,

ai là chứng nhân. Hội Đồng có trách vụ tạo điều kiện cho họ đối thoại, giải trình, biện minh và đả thông mọi mâu thuẫn, vướng

mắc...

2/ Yêu cầu nói trên phải thực hiện với tiêu chuẩn thông tin công khai, minh bạch của mọi tác nhân, nạn nhân, và chứng nhân

trước công luận.

3/Hội đồng có ý kiến về vấn đề qui trách nhiệm cho những tác nhân. Cần phân biệt a- Trách nhiệm chính trị (là trách nhiệm

hoạch định chính sách); b- Trách nhiệm điều hành chính sách cấp cao và trung; và c- Trách nhiệm dân sự.
UserPostedImage
Chỉ một Hội Đồng Hòa Giải ở cấp quốc gia mới thực sự hoàn thành công cuộc hóa giải oán thù

4/Trong một số quốc gia, Hội Đồng có thẩm quyền điều tra những lũng đoạn kinh tế, thất thoát kinh tế, tham nhũng, hối lộ cửa

quyền... và đề đạt lên cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành Tư Pháp những mức độ xử lý, từ ân xá đến yêu cầu truy tố, và tùy

trường hợp cụ thể, qua Toà án quốc gia hay Tòa án quốc tế.

và từng bước đi đến mục tiêu hòa giải dân tộc.

Con đường không ngắn, nhưng cũng không buộc là dài. Và trong bất cứ trường hợp dài ngắn thế nào đi chăng nữa, chúng ta

rồi thì cũng sẽ đối mặt với nhiệm vụ này như một nhiệm vụ lịch sử.

Hy vọng từ đó chúng ta sẽ không dẵm lên những lối mòn đầy tai ương, để thẳng tiến trên con đường đến tương lai mà không

bị xảo ngôn của những lý thuyết huyễn hão sập bẫy như từ bao nhiêu năm nay.

Để tạm kết, xin chép lại bốn câu thơ của Cao Tần:

Nếu mai mốt có đổi đời phen nữa

Ta đi về ta cứu lấy quê hương

Ta sẽ mở ra nghìn lò cải tạo

Lùa cả nước vào học tập yêu thương.

Và thành tâm mong sao các vị 'lo trước cái lo của thiên hạ', các chuyên gia, trí thức trong những ngành như Triết, Sử, Luật...và

tất cả những Tổ chức Dân Sự Độc Lập góp tay vào sửa soạn nhằm thực hiện những đề đạt trình bày trong bài viết này.

Tất cả, vì con em, và cho con em chúng ta. Có thế, ta mới 'vui sau cái vui của thiên hạ' được.


Nhà văn Nam Dao gửi tới BBC từ Quebec, Canada
xuong  
#13 Đã gửi : 17/04/2015 lúc 07:04:29(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tháng Tư từ hai góc nhìn

Lại tháng Tư. Lại thấy trên báo chí và các mạng lưới truyền thông xã hội trên internet những bài viết về một trong những biến

cố lớn nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: tháng Tư 1975. Tuy nhiên, năm nay, các bài viết, đặc biệt ở hải ngoại, dường như

khác những năm trước. Trước, người ta chỉ tập trung vào sự sụp đổ của chính quyền miền Nam và những hậu quả của nó.

Năm nay, bên cạnh cái nhiều người gọi là ngày “đổi đời” ấy, người ta còn tập trung vào một khía cạnh khác: 40 năm người Việt

định cư ở nước ngoài.

Thì cả hai đều có quan hệ nhân quả với nhau thôi: Bởi vì chính quyền miền Nam sụp đổ nên mới có hàng triệu người liều mình

vượt biên hay vượt biển để ra đi tìm tự do. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh đến khía cạnh sụp đổ, người ta chỉ thấy những bi kịch; khi

chú ý đến khía cạnh định cư ở nước ngoài, người ta thấy những khía cạnh tích cực và lạc quan hơn. Cho nên, cùng một biến

cố, tuỳ theo góc nhìn, người ta thấy những mảng màu khác hẳn nhau.

Chỉ nhìn vào khía cạnh “thua trận”, sau việc mất chính quyền là nạn độc tài và tàn bạo với cảnh hàng chục ngàn người bị lùa

vào các trại lao động cải tạo, cảnh đánh tư sản mại bản, cảnh xua dân chúng vào các khu kinh tế mới đầy khổ ải, cảnh con cái

của những người từng làm việc cho chế độ cũ bị kỳ thị ngay cả trong việc học vấn, và cuối cùng, cảnh hàng triệu người bỏ

nước ra đi, trong đó có cả hàng trăm ngàn người bị hải tặc hoặc bị đắm tàu bỏ xác ngoài biển khơi. Ngày ấy, nói theo Võ Văn

Kiệt, có triệu người vui và triệu người buồn. Nói thế là hơi nhẹ. Bởi đâu phải chỉ “buồn”. Người ta còn đau khổ, thống khổ vì

những mất mát không thể bù đắp được. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi đó là ngày quốc hận.

Sau ngày “quốc hận” ấy là những ngày tháng tang thương bi thảm. Về phương diện kinh tế, đời sống mọi người càng ngày

càng cùng cực, ngay cả lúa gạo cũng không đủ ăn, phải ăn độn khoai, độn sắn và ăn cả bo bo từ năm này sang năm khác. Về

phương diện xã hội, với chính sách hộ khẩu và sổ lương thực, mọi người bị mất cả các quyền tự do cư trú và đi lại. Về

phương diện tôn giáo, người ta cũng không được quyền tự do thờ phượng: các nhà tu đào tạo tu sĩ bị đóng cửa, việc đi chùa

hay đi nhà thờ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Về phương diện chính trị, tất cả các quyền căn bản của con người, từ quyền tự do

tư tưởng đến tự do ngôn luận, từ quyền tự do đi lại đến tự do hội họp, từ quyền tự do biểu tình đến quyền tự do lập đảng

phái… tất cả đều bị bóp nghẹt.

Bên cạnh những sự “đổi đời” như thế, có một khía cạnh khác năm nay mới được chú ý nhiều: cộng đồng đông đúc với khoảng

trên bốn triệu người Việt sống ở rải rác trên 100 quốc gia khác nhau kể từ sau năm 1975.

Nhìn từ góc độ di dân học, cộng đồng người Việt ở hải ngoại có mấy đặc điểm nổi bật:

Thứ nhất, trong khi các làn sóng tị nạn trên thế giới phần nhiều có tính chất khu vực, chủ yếu di cư đến một quốc gia láng

giềng nào đó (ví dụ từ Iraq chạy sang Saudi Arabia, Jordan hay Turkey; từ Afghanistan chạy sang Pakistan), làn sóng tị nạn

của người Việt, ngược lại, có tính chất toàn cầu: sau khi đến một quốc gia láng giềng, họ được phép tái định cư ở một quốc

gia thứ ba, hầu hết là các nước Tây phương, vừa xa xăm vừa xa lạ về văn hoá (trong đó, đông nhất là ở Mỹ với gần 2 triệu; kế

tiếp là Pháp với khoảng 300.000; Úc và Canada mỗi nơi trên 200.000 người).

Thứ hai, ở các quốc gia ấy, người Việt thường có xu hướng sống tập trung ở các tiểu bang hoặc các thành phố lớn và đông

dân nhất.

Thứ ba, mặc dù cộng đồng người Việt hải ngoại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, từ di tản đến vượt biên, từ diện

HO đến diện bảo lãnh gia đình, trên căn bản, yếu tố chính trị vẫn là nòng cốt: đó là một cộng đồng tị nạn.

Đặc điểm thứ nhất là một trở ngại cho quá trình hội nhập: từ một nước thuộc loại nghèo khó nhất thế giới đến sống ở một

quốc gia thuộc loại tiến bộ và giàu có nhất thế giới với một ngôn ngữ và một văn hoá khác biệt, nhiều người cảm thấy ngỡ

ngàng và cần thời gian mới có thể ổn định được cuộc sống. Đặc điểm thứ hai làm xuất hiện những khu phố người Việt, ở đó,

người Việt sống tập trung bên cạnh nhau với một bản sắc riêng khác với những người bản xứ hay các cộng đồng di dân khác.

Đặc điểm thứ ba làm cho xu hướng chính trị thành một trong những yếu tố chủ đạo hình thành bản sắc của cộng đồng người

Việt Nam ở hải ngoại: dù sống ở nước ngoài lâu đến mấy, phần lớn người Việt vẫn đau đáu theo dõi những chuyển biến chính

trị ở trong nước và vẫn tha thiết muốn góp phần vào việc cải thiện tình hình ở quê nhà.

Khi nhìn lại 40 năm sống ở hải ngoại, hầu hết các cơ quan truyền thông đều nhấn mạnh đến những thành tựu, từ lãnh vực khoa

học, giáo dục đến các lãnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Ở đâu cũng có những điểm son rất đáng tự hào.Phần lớn các tờ

báo bằng tiếng Việt ở hải ngoại đều dành một số trang để đăng tải các bài viết ca tụng những người thành đạt. Ở đây, tạm gác

qua một bên những cá nhân xuất sắc, chúng ta chỉ nhìn cộng đồng người Việt như một tập thể. Với tư cách tập thể, trong quan

hệ với Việt Nam, cộng đồng người Việt ở hải ngoại có hai đóng góp nổi bật nhất.

Thứ nhất, về phương diện kinh tế, số tiền người Việt ở nước ngoài gửi về Việt Nam hằng năm là một nguồn doanh thu quan

trọng cho Việt Nam. Chỉ tính qua con đường gửi tiền chính thức, số tiền người Việt gửi về cho thân nhân trong nước vào năm

2009 là 6.2 tỉ Mỹ kim; năm 2010 là 8.1 tỉ; năm 2011 là 9 tỉ và năm 2013 là 11 tỉ biến Việt Nam thành một trong 10 quốc gia

nhận kiều hối cao nhất trên thế giới.

Thứ hai, về phương diện chính trị, cộng đồng người Việt ở hải ngoại tồn tại như một lực lượng đối kháng chế độ độc tài trong

nước. Cái gọi là “lực lượng” này phần lớn khá tản mác và tự phát, không có lãnh tụ và cũng không có phương hướng hoạt

động chung. Tuy nhiên, đóng góp của họ đối với cuộc tranh đấu cho dân chủ ở trong nước không nhỏ. Trong bài “Cộng đồng

hải ngoại như một lực lượng đối lập” đăng trên blog này vào đầu năm 2010, tôi viết: “nếu không có những tiếng nói đối lập ồn

ào và gay gắt xuất phát từ, hoặc được khuếch tán bởi, cộng đồng hải ngoại, thì những vụ tham nhũng khủng khiếp ở Việt Nam

làm sao có thể phơi bày ra trước công luận? thì những kế hoạch khai thác bauxite ở Tây nguyên làm sao có thể thu hút sự chú

ý của quần chúng đông đảo đến như vậy? thì những hành động lấn chiếm vùng biển Việt Nam của Trung Quốc và thái độ nhu

nhược của chính phủ Việt Nam làm sao có thể làm nhức nhối nhân tâm đến như vậy? thì những vụ vi phạm nhân quyền thô

bạo ở Việt Nam làm sao đến tai thế giới bên ngoài được?”

Hai khía cạnh vừa nêu mâu thuẫn với nhau: Một mặt, về chính trị, cộng đồng người Việt ở hải ngoại phản đối gay gắt chính

quyền trong nước; mặt khác, về tài chính, qua việc chuyển tiền về cho thân nhân trong nước, họ góp phần làm cho chính

quyền Việt Nam giàu có hơn và có nhiều điều kiện để trấn áp dân chúng hơn.

Nghịch lý ấy ai cũng biết nhưng không phải dễ giải quyết.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.749 giây.