logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 28/04/2015 lúc 08:23:30(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khung cảnh một trại tù 'cải tạo' dựng lại trong phim "Vượt Sóng" được nhiều người tù 'cải tạo' nhìn nhận là trung thực 80%.

'Journey from the fall' trailer

Sau ngày 30 tháng Tư 1975 chỉ trong vòng hai tháng hằng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại

tập trung cài tạo, nói là để học tập tư tưởng tiến bộ theo chủ nghĩa xã hội rồi trở về sinh sống hài hòa trong xã hội mới. Sĩ

quan cấp úy được dặn đem theo 10 ngày tiền ăn, và 1 tháng cho cấp tá trở lên. Điều gì xảy đến với họ sau đó? Chính sách tập

trung cải tạo được thực hiện thế nào?

Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn hai cựu sĩ quan và một nhân viên dân chính trung cấp của Việt Nam Cộng Hòa về đề tài này.

Vào tháng tư 1975 họ là Trung úy Nguyễn Ngọc Tiên, 8 năm tù 'cải tạo', đại úy Hồ Công Bình, 9 năm, và ông Đỗ Mạnh

Trường, sĩ quan quân đội biệt phái sang một nhiệm sở dân sự, 8 năm tù.

Nhẹ dạ, cả tin?
Trả lời câu hỏi vì sao trong tháng 5 và tháng 6-1975 cả quân đội miền Nam đã trình diện đúng theo lệnh gọi để vào các trại tập

trung, ông Nguyễn Ngọc Tiên nói:

Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Khi mà họ chiếm hết cả miền Nam rồi thì tất cả các sĩ quan, binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng

Hòa ở trong tay họ. Chúng tôi, một số những người , theo tin tức thì còn những tàn quân ở trong rừng, cũng có một số người

cố gắng kiếm đường để vào. Cá nhân chúng tôi cũng kiếm đường để đi vào bưng nhưng cho tới giờ chót thì không còn cách

nào khác hơn là đi trình diện để rồi nhận cái án tập trung của họ thôi. Nếu không thì cũng nằm trong tay họ vì sau đó bị bắt thì

cũng nằm trong tay họ thôi.

Việt Long: Thưa, lúc đó ông có tin là học tập cải tạo 10 ngày hay 1 tháng rồi sẽ được trở về hay không?

Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Tôi hoàn toàn không tin vào điều đó bởi vì có kinh nghiệm của gia đình chúng tôi. Khi ở ngoài

Bắc, việc Cộng sản kêu gọi đi tập trung vào để gọi là cải tạo hay học tập thì chúng tôi không biết chắc được rằng là đi như thế

nào. Tôi không tin vào thời hạn 1 tuần, 10 ngày hay 1 tháng, hay là bao lâu. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng là họ có thể kéo

dài như là họ đã làm.

Việt Long: Và ông Hồ Công Bình, cựu đại úy Biệt động quân tiếp lời:

Ông Hồ Công Bình: Lúc đó chúng tôi là Liên đoàn 4 Biệt động quân và tôi là Tiểu đoàn phó 43, Biệt động quân. Liên

đoàn 4 Biệt động quân tổng trừ bị của chúng tôi được lệnh rút về Sài Gòn để phòng thủ phía Đông của Sài Gòn. Miền Nam

thất thủ rồi, thì có những đường lối của họ mà mình cũng không ngờ tới. Thứ nhất họ cho binh sĩ và hạ sĩ quan học tập 7 ngày.

Họ chỉ cho học có 7 ngày đó và xong xuôi thì thấy binh sĩ và hạ sĩ quan phơi phới đi ra về. Mình thấy họ nói là họ đã thống nhất

và họ nói đi học tập đi rồi sẽ trở về trong 1 tháng. Như vậy, mình cũng tạm yên chí để đi vô coi như thế nào. Đến khi vào rồi

mới biết rằng đó là cả một sự việc mà mình không ngờ đến.

Cải tạo hay tù khổ sai?
Việt Long: Thưa, sau đó thì ông bị đưa đi những trại tập trung nào, ở đâu?

Ông Hồ Công Bình: Họ chuyển tôi về Long Giao. Khi ở đó 8 tháng thì chúng tôi đã biết rằng đây là trại tù đầu tiên mà

chúng tôi đến. Bắt đầu thấy những cơn đói đến hành hạ. Gạo tồn trữ trong rừng từ lâu đã thành mối mọt, họ cho mình ăn. Có

một số anh em đã bị phù thủng rồi. Sau 8 tháng đó rồi thì xuống tàu Sông Hương. Khi xuống tàu Sông Hương rồi thì lúc đầu

chúng tôi vẫn tưởng là đi ra Phú Quốc hoặc là Côn Sơn.

Không ngờ rằng trên đường thẳng đi ra lộ trình hướng Bắc. Ghé đến Hải Phòng, khi lên xe lửa thì nhốt chúng tôi vào

wa-goong chở toàn súc vật. Khi tới phà Ô Lâu để qua Yên Bái thì xuống tàu để bắt đầu qua phà, chúng tôi đã bị dân ở nơi đó

ném đá.

Sau này, chúng tôi mới được những người đó họ nói với chúng tôi rằng đã được học tập là có tù đi qua đây và những đám này

là có nợ máu với nhân dân và học tập nói là phải hành động, cư xử với họ như thế nào. Sau đó thì tụi tôi vào tới trại Sơn la, Yên

Bái...nhiều trại lắm.

Ở Yên Bái gồm có những đoàn 776, hồi đó do quân đội quản lý, bắt phải đi rừng leo lên chặt nứa, chặt cây để về làm trại để

nhốt mình ở trong đó.

Trong rừng thì làm sao có gạo được. Chúng tôi chỉ duy nhất có ăn khoai, ăn sắn (khoai mì) và bo bo. Buổi sáng họ chỉ phát 3

củ khoai mà leo lên rừng mà chặt cây. Tụi tôi phải đi ra ngoài, tìm kiếm rau.

May là tụi tôi là Biệt động quân đã được huấn luyện về “mưu sinh, thoát hiểm” nên có thể tìm ra được những rau quả để mà đỡ

đói; Còn hơn là những ông sĩ quan phục vụ văn phòng thì rất là tội cho họ trong vấn đề đó.

Việt Long: Sau một thời gian dài như vậy thì tỉ lệ tử vong có nhiều không? Có người nào trốn trại thoát hay không?

Ông Hồ Công Bình: Thứ nhất là ăn uống thiếu thốn vệ sinh. Thứ hai là sốt rét. Có những người bị như thế này, thế kia.

Con số tử vong có thể nói là khá. Tụi tôi ở trong rừng như vậy nên khi mà (có ai) chết thì đưa từ trại này lên trên đoàn của họ

rồi phải chôn tại chỗ của họ. Cho đến bây giờ cái sĩ số đếm được người chết ở ngoài Sơn La với lại Yên Bái rất nhiều.

Tôi không thể ước lượng được khoảng bao nhiêu, tại có rất nhiều trại nằm trong đoàn 776. Do đó chỉ biết rằng một cái trại của

tôi là đã chết khoảng mười mấy, hai chục người với trong số độ khoảng hai trăm mấy tù nhân.

Số lượng bịnh tật nặng nề rất là nhiều; Mà đã bịnh tật thì chỉ có ‘xuyên tâm liên’ không chứ đâu có thuốc gì nữa đâu để mà

chữa. Do đó số còn sống được đây là cả một điều may.

Việt Long: Trong thời gian đó thì gia đình của quí vị, vợ con… sinh sống như thế nào, được đối xử ra sao, ông Đỗ Mạnh

Trường nói:

Ông Đỗ Mạnh Trường: Khi tôi về, tôi nghĩ là cò lẽ đời sống của tù là khốn nạn nhất nhưng qua câu chuyện của gia đình

thì tôi thấy hóa ra là mình còn may mắn hơn người ở nhà. Người ở nhà đã phải nhịn ăn, nhịn mặc để lo kiếm sống cho chính

mình và cho con cái, mà còn phải nhịn ăn để dành để thăm nuôi chống con ở ngoài trại nữa.

Đời sống của người dân miền Nam trong giai đoạn đó, ít nhất là cho đến năm 1980, những người có gia đình đi cải tạo, đời

sống của gia đình rất là khó khăn và bi thảm- phải dùng chữ bi thảm.
Mưu đồ chính sách lưu đày?
Việt Long: Ông có nghĩ đến lý do vì sao mà chính quyền Cộng sản lại giam nhốt các vị lâu như vậy không?

Ông Đỗ Mạnh Trường: Tôi có thể nhìn thấy chứ. Đó là chính sách: một là muốn giam để vô hiệu hóa những thành phần

có thể chống đối sau này.

Thứ hai chính là làm tê liệt, hủy hoại nguyên cả một thế hệ-đó là những thế hệ của miền Nam. Nên nếu mà họ có khả năng

giam càng lâu thì càng tốt.

Việt Long: Thưa ông, có một sử gia trong nước mới đây nói rằng chính sách cải tạo đó không phải là ngượi đãi hay là tù

tội mà chỉ là cải tạo cho tốt rồi cho về thôi. Nói rằng ngược đãi là không đúng sự thật.

Ông Đỗ Mạnh Trường: Hỏi anh chàng đó là có người nhà đi tù cải tạo hay không. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện.

Những người miền Nam mà có gia đình ở miền Bắc vào thăm. Họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác, các chú ráng cải tạo

cho tốt để được về với gia đình; Nhưng sau đó một thời gian thì những người đó họ không dám nói những điều đó nữa.

Đó là sự ngụy biện hoàn toàn. Bỏi vì đã quá rõ ràng, nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả những cựu quân

nhân, với danh nghĩa là đi tù cải tạo, sẽ chẳng còn mấy người về.

Xin nhấn mạnh rằng, cho đến năm 1979, khi đã có một số người được chở vào Thanh Phong, Thanh Hóa để biến thành trại

viên thay vì phạm nhân, theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ, được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó

dẫn theo, thì họ lại được khuyến khích là chỉ trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này.

Thế hỏi anh, giả sử chính sách tiếp tục, những thế hệ, giai cấp đó có còn hay không hay là tất cả con cái chúng ta đã trở thành

người Thượng hết rồi, chỉ trong một thời gian rất ngắn.

Ông Hồ Công Bình: Cái cha đó chưa bao giờ ổng ở trong tù hết. Khi nào chính những người ở bên Mỹ này họ có cần

diet, tức là họ cần làm cho con người của họ nhỏ bớt đi, ốm bớt đi thì nhiều khi tôi cũng nói đùa với họ ‘Anh cần chi uống

thuốc.

Anh chỉ cần về Việt Nam, chỉ cần xin Cộng sản cho anh vô ở tù thì 1 tháng anh có thể xuống 30 lbs rồi”. Tôi nghĩ tôi không cần

nói nhiều. Sử gia đó cứ vô trong tù ở đi sẽ biết nó như thế nào, thưa anh.

Đâu là hoà giải, đoàn kết?
Việt Long: Thưa ông, câu hỏi cuối là ngày đó, thời gian đó, các ông nghĩ chính quyền Cộng sản Việt Nam có thể làm

điều gì tốt hơn thế đối với các sĩ quan, viên chức Việt Nam Công hòa để thực hiên điều họ nói là hòa hợp và đoàn kết toàn

dân xây dựng đất nước?

Ông Hồ Công Bình: (nói đến) Người Cộng sản thì tôi không biết sẽ nói như thế nào. Tôi cũng đọc sách sử nhiều. Tôi

cũng thấy được Civil War của Mỹ, cuộc nội chiến của Mỹ. Sau khi Bắc quân đã thắng rồi và Nam quân đã đầu hàng rồi, những

người thuộc Nam quân đầu hàng vẫn được giữ vũ khí, trở về địa phương của họ sinh sống. Ngay cả những nghĩa trang của họ

tất cả đều được giữ nguyên như vậy.

Ngay cả bên Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những gương như vậy. Nếu những cấp lãnh đạo của Cộng sản, ít ra họ có hiểu được sử, và

hiểu và áp dụng những cái như vậy để cho nhân dân có tự do. Họ biết trọng dụng lại những người như vậy để xây đắp lại. Họ

cởi mở hơn. Và họ làm như vậy, tôi nghĩ là không có cảnh người ta bỏ đi ra vượt biên “cho đến cột đèn cũng bỏ đi nữa”.
Cho đến bây giờ, báo chí hay truyền thông vần còn nói có một số người họ vẫn còn đi tới bên Úc và bị Úc phân loại ngay trên

biển để trả về. Như vậy anh tính nó như thế nào. Họ vẫn chưa có một sự chuẩn bị ở trong đó.

Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Thưa ông, ở trên thế giới này, rất là nhiều bài học mà bài học tốt nhất là sau khi Hoa Kỳ chấm

dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc.

Đó là nếu quả thực họ có ý hướng hòa hợp, hòa giải dân tộc thì (lúc đó) họ đã chiếm toàn thể đất nước rồi, những người ở

miền Nam gọi là đối nghịch với họ không có vũ khí trong tay và họ đang nắm giữ quyền lực thì tôi nghĩ rằng họ phải tận dụng

tất cả những nguồn nhân lực, tài lực ở miền Nam mà khi họ vào họ đã thấy được để sử dụng.

Tôi nghĩ không phải tất cả những người ở miền Nam đều là thù địch với chính sách muốn thay đổi để mà cải tiến dân tộc như

vậy. Bởi vì họ sử dụng một chính sách thù địch đối tất cả những người còn lại, họ đã cắt đứt con đường gọi là hòa hợp, hòa

giải dân tộc ngay từ những ngày đầu tiên.

Việt Long: Và cuối cùng, kết thúc cuộc phỏng vấn này ông Đỗ Mạnh Trường cho rằng:

Ông Đỗ Mạnh Trường: Làm gì có hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đó là lời “ranh” để dụ dỗ những người nhẹ dạ. Mục tiêu của

Cộng sản là tiêu diệt nguyên cả chế độ của miền Nam Việt Nam hay nói chung của cả dân tộc Việt Nam. Không hề có hoà

giải, hòa hợp dân tộc đâu. Người nào tin vào cái chuyện đó là điều rất là khôi hài và ngu xuẩn.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.