logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 05/05/2015 lúc 07:51:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không có giấy tờ về bản thân, không có thông tin để xác nhận gia đình, Dominic Hong Duc Gold, một con nuôi Việt người Úc bị khuyết tật, chia sẻ về cảm giác và quyết định thử AND với hi vọng tìm lại người thân của mình khi lần thứ tư trở về Việt Nam.

.Tôi là một em bé trong chiến tranh Việt Nam và là một con nuôi người Việt bị mất một phần thính giác và liệt não. Tôi sinh ra tại Chợ Lớn, khu phố người Hoa ở Sài Gòn và được đưa đến Úc trong chiến dịch Không vận trẻ em năm 1975. Tôi hiện làm việc trong ngành sân khấu và là một nhân viên xã hội tại Melbourne.

UserPostedImage
Dominic Hong Duc (bên trái) và một nhóm con nuôi người Úc và Mỹ trước Dinh Độc Lập, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Jordan)

Một trong những lý do chính của chiến dịch Không vận trẻ em là nhằm đưa những em bé bị bệnh ra khỏi đất nước. Tôi là một trong bảy đứa trẻ được đưa đi trong chuyến bay cuối cùng rời Sài Gòn. Không có gia đình nào được sắp xếp nhận nuôi tôi trước đó mà chỉ khi tôi gần đến Melbourne. Gia đình nhận nuôi tôi chỉ có một ngày để chuẩn bị hành lý đến đón tôi tại sân bay ở Mt. Gambier, Nam Úc, sau sáu giờ lái xe.

Tôi đã trở lại Việt Nam được bốn lần, năm 1999, 2006, 2010 và 2015. Mỗi lần trở về, tôi nhìn nhận việc mình được nhận làm con nuôi từ những góc độ hơi khác nhau. Năm 1999 là để khám phá quê hương, năm 2006 tôi sống ở Thành phố Hồ Chí Minh trong một năm với một nhiệm vụ là sống, thở và vén bức màn về văn hóa lịch sử của Việt Nam cũng như tìm gia đình của tôi; năm 2010 là lần đầu tiên tiếp xúc với những người con nuôi khác và cũng tương tự với buổi hội ngộ những con nuôi năm 2015 cũng như bước một bước tiến thứ hai để tìm lại các thanh viên gia đình bằng kiểm định ADN.

Thông thường, không phải lúc nào cũng vậy, con nuôi phải vượt qua cảm giác mình được hưởng một đặc quyền vì được đi làm con nuôi khi tìm đến thăm những trại mồ côi trước đây hay hiện tại. Đôi khi những cảm giác này giống là cảm giác tội lỗi vì là người sống sót. Một trong những nơi gợi cảm giác như vậy là nơi chiếc máy bay C5-A rớt xuống. Chiếc máy bay Không vận trẻ em chính thức đầu tiên của Mỹ cất cánh và trở thành một thảm họa. Chiếc máy bay chở 330 trẻ em và y tá đã rơi xuống đất ngay khi cất cánh. 154 trẻ nhỏ và phi hành đoàn thiệt mạng trong tai nạn vì ở phần chở hàng ở phía sau máy bay.

Hàng năm một nhóm những con nuôi trong chương trình Susan McDonald’s Motherland trở về thăm khu vực C5-A phát nổ. Lần đầu tiên tôi đến nơi này là năm 2010. Còn năm nay tôi đến đây để tưởng niệm một người con nuôi mà tôi gặp 5 năm trước và bố nuôi của tôi. Cả hai người đều mới qua đời. Những người dân ở đây đã xây dựng những ngôi mộ cho những linh hồn và một ai đó đã đem đến một mảnh vỡ từ vụ tai nạn để chúng tôi chụp ảnh.

Năm nay khi vực này thu hút rất nhiều báo chí, không giống 5 năm trước. Những gì báo chí đưa tin năm 2010 và kỷ niệm 40 năm giải phóng Sài Gòn khiến nhiều đoàn phim của VNTV và một đoàn từ Mỹ đến đây ghi lại hành trình một con nuôi đoàn tụ lại với gia đình.

Khi nhắc đến việc đoàn tụ với gia đình, nó gợi lên nhiều cảm xúc lẫn lộn. Sự hỗ loạn của chiến dịch Không vận trẻ em có nghĩa là những giấy tờ được người ta tạo ra để có thể phù hợp với các quy định nhập cảnh của các nước tiếp nhận. Nhiều em bé không có giấy khai sinh chính thức và việc giữ giấy tờ của chúng chỉ là thứ yếu vì trước hết cần giữ cho bọn trẻ sống sót và an toàn.

Con nuôi phải đối diện với nhu cầu kết nối với những người thân ruột thịt cùng với việc loại bỏ những hiểu lầm về văn hóa tiêu cực có thể và thực tế xảy ra trong quá trình tìm gia đình. Năm 2010, có nhiều con nuôi đăng tin tìm người thân trên các chương trình để tìm kiếm lại gia đình đã bị thất lạc sau chiến tranh. Năm nay tôi được mời tham gia một chương trình truyền hình của Hà Nội về tính hiệu quả của các chương trình giúp đoàn tụ gia đình mà chính phủ Việt Nam thực hiện và việc có ngân hàng ADN. Quan trọng nhất là cảm giác mong muốn được biết gia đình mình. Con nuôi luôn nói rằng thời gian không còn nhiều cho chúng ta nữa vì hơn hết các bà mẹ đã lớn tuổi cả rồi.

Năm nay những con nuôi ở Mỹ mang 20 bộ ADN về Việt Nam để cho thể đưa cho những bà mẹ và con nuôi sống ở ngoài Mỹ. Con số này tăng từ 5 bộ năm 2010, và đã có nhiều bà mẹ và con nuôi đã sử dụng nó hiệu quả. Tôi không có thông tin nào để xác nhận gia đình của mình. Xét nghiệm ADN là hi vọng duy nhất để có thể tìm thấy người có cùng gen với tôi trong ngân hàng ADN.

Khi một con nuôi và cha mẹ tiềm năng kết nối được với nhau thì việc đoàn tụ gia đình trở thành một kỳ vọng rất lớn. Việc xét nghiệm ADN trở thành một bằng chứng quyết định, và không có bằng chứng thì mối quan hệ trở chỉ là một giả định. Sự kết nối này dựa trên những cảm giác rất mạnh mẽ và mong muốn rằng nó có thật. Đó là lí do tại sao tôi muốn thực hiện xét nghiệm mà không biết ai có thể là cha mẹ của mình trước.

Cuộc chiến tại Việt Nam đã tạo ra những đau thương, chia cách những gia đình và Chiến dịch Không vận Trẻ em thì tạo ra những rào cản văn hóa, phân cách phúc lợi của những đứa trẻ với những người thân ở lại quê hương và lớn lên trong văn hóa mẹ đẻ của họ. Sự chia cách này vẫn tiếp tục trong những đau thương do những chia cách giữa gia đình cho con đi và những con nuôi ngày nay. Đặc biệt khi họ phải đối diện với sự mong manh giữa cái chết và sự sống cũng như cảm giác tội lỗi của người sống sót.

Tôi đã nhận cơ hội thực hiện xét nghiệm ADN với hi vọng vì có những bộ thử khác và sự gia tăng chú ý của truyền thông sẽ tăng thêm khả năng tìm được ADN của những người thân của tôi thêm vài phần trăm nữa…

Dominic Hồng Đức Golding lớn lên tại một nông trại ở Mount Gambier, Nam Úc cùng bố mẹ nuôi. Từng bị kỳ thị vì là một đứa trẻ Châu Á và những khuyết tật của bản thân, anh bị khiếm thính một phần và gặp khó khăn về ngôn ngữ cũng như điều khiển cử động của cơ thể, Dominic tìm đến nghệ thuật để thể hiện bản thân. Anh viết chuyện ‘Shrimp’ kể về hành trình tìm hiểu về căn tính của mình. Anh cũng dựng và tham gia diễn xuất trong nhiều vở kịch thành công tại Úc.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.051 giây.