logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 09/05/2015 lúc 08:27:35(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Những bà mẹ già không cô đơn
UserPostedImage
Nhà dưỡng lão Woodland Hill Senior Housing ở thành phố Arlington, bang Virginia, ảnh chụp hôm 8/5/2015

Ngày “Mother Day”, Lễ Mẹ ở Hoa Kỳ là dịp những người con tri ân và cảm tạ tình mẫu mẫu tử thiêng liêng. Nhân ngày Lễ Mẹ

năm nay, mời quý vị cùng Hòa Ái đến thăm các bà mẹ ở tuổi gần đất xa trời trong viện dưỡng lão cũng như tìm hiểu về cuộc

sống buồn vui của họ qua những tháng ngày không ở cạnh người thân.

Có bạn bè, cảm thấy vui hơn
Đặt chân đến tòa nhà dưỡng lão Woodland Hill Senior Housing ở thành phố Arlington, bang Virginia vào một buổi chiều xuân

trước ngày lễ dành cho các bà mẹ trong tâm trạng ngỡ ngàng. Nhà dưỡng lão nơi đây là một tòa nhà bê tông kiên cố với hàng

trăm căn hộ được bao bọc xung quanh bởi nhiều cây xanh rợp bóng mát, tiếng chim thánh thót quyện trong ánh nắng vàng

ngọt của buổi chiều tà ánh trên những bông hoa nhiều màu đang khoe sắc. Tiếng cười nói rộn ràng của những cụ bà người

Việt trong sảnh tiếp tân vẳng ra đến tận sân đậu xe của nhà dưỡng lão.

Nhà dưỡng lão mà người Việt ở Mỹ quen gọi là “nhà già” thường gợi lên cảm tưởng đó là một nơi rất cô đơn. Tuy nhiên, ngôi

nhà già của gần một trăm cụ bà mà Hòa Ái đến thăm hoàn toàn khác biệt.
Những bà cụ này đến từ mọi miền trên lãnh thổ rộng lớn Hòa Kỳ. Họ khác nhau về tuổi tác, hoàn cảnh cũng như tình trạng sức

khỏe nhưng họ đều có một điểm tương đồng là tận hưởng từng giây phút vui vẻ cùng nhau.

Hòa Ái may mắn tiếp xúc được với nhiều cụ bà đang ngồi hàn huyên trong sảnh tiếp tân. Nhiều cụ đang chờ con cháu ghé qua

thăm, chia sẻ rằng mỗi chiều đều có người nhà đến vì con cháu đông đúc quá. Có những cụ không có người thân ở gần

nhưng không thấy buồn tủi hay chạnh lòng chi cả vì các cụ rôm rả nói cười, bàn luận nhiều đề tài thật đơn giản nhưng vô cùng

quan trọng đối với họ như phải uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, bớt ăn cơm lại, giảm đường, giảm mặn và nhớ tập thể dục

đều đặn…Bà cụ Hoa Lưu, 92 tuổi, ở trong nhà già được 6 tháng, cho biết cuộc sống mới của bà ra sao:

“Có gì đâu trở ngại, ở một mình thì chịu thôi. Ở đây cũng vui vì có bạn bè nhiều. Ở nhà con cháu đi làm nên có một mình thôi.

Còn ở đây có bạn bè, cảm thấy vui hơn. Nói chuyện vui, có khi nói chuyện nấu ăn, đi chợ này kia nọ…”
Câu nói “ở một mình thì chịu thôi” trong âm hưởng của tiếng cười giòn tan không nói lên sự than thân trách phận. Dù 92 tuổi

bà cụ Hoa Lưu vẫn có thể chăm sóc bản thân. Bà kể lại chi tiết hằng ngày tự nấu ăn. Một tuần có xe buýt chở đi khắp các chợ.

Và nhà già cho thức ăn miễn phí một lần/tuần nên các cụ thường nấu và mang xuống nhà ăn tập thể để ăn chung. Cuối tuần

còn được chở đi chơi đây đó, tham quan các viện bảo tàng, thăm những thắng cảnh thiên nhiên cũng như đi đến các công

viên quốc gia trong thời tiết ấm áp.

Trả lời câu hỏi của Hòa Ái những chuyến đi cùng các hoạt động ngoài trời có nhiều cụ bà tham gia hay không, cụ Đính

Nguyễn, 94 tuổi, cho biết rất thích tham gia nhưng bây giờ lớn tuổi nên muốn dành nhiều thời gian cho con cháu vào cuối tuần.

Bà cụ Đính Nguyễn còn chia sẻ là rất vui vì mỗi ngày sáng tối đều có người chăm sóc nói tiếng Việt ở bên cạnh mình, giúp

nấu ăn, giặt giũ, lau chùi và trò chuyện. Bà nói:

“Tôi giờ già rồi, chín mươi mấy tuổi, sắp trăm tuổi rồi, không còn nhớ lắm đâu. Các cô tốt với tôi lắm, nhắc nhớ ăn uống suốt.

Ở đây trò chuyện, hội đàm vui lắm. Cảm ơn chính phủ Mỹ có lòng tốt với những người già.”

Đề cập đến vấn đề sức khỏe, các cụ cho biết không có gì lo lắng. Khi cần đi khám bệnh thì có nhân viên xã hội người Việt

đến đưa đón và thông dịch. Dược sĩ người Việt giao thuốc đến tận nơi ở. Còn trường hợp khẩn cấp thì chỉ cần thực hành một

bước đơn giản. Cụ bà Cẩm Vân, 80 tuổi, ở nhà già 20 năm, giải thích:

“Ở đây đầy đủ phương tiện. Ở trong nhà này cho mình đeo cái thẻ ‘emergency’ (thẻ cấp cứu), bất cứ lúc nào có xỉu, có gì thì

mình bấm vào cái thẻ thì nhà thương chạy tới. Khỏi cần kêu ai hết, bấm cái thẻ đó thôi.”

Mong ước khi chết được bình thản
Hòa Ái được các cụ nhiệt tình dắt tham quan từng căn hộ, nơi các cụ an dưỡng tuổi già. Tòa nhà được thiết kế một cách có hệ

thống và tiện lợi với phòng tập thể dục, phòng giải trí đánh bóng bàn, bi-da… phòng họp mặt và còn có phòng vi tính để các

cụ kết nối với xã hội bên ngoài. Mỗi căn hộ của các cụ được bày trí đơn sơ, ngăn nắp. Và những căn hộ yên ắng này luôn nhộn

nhịp mỗi dịp lễ lạc như Noel hay Tết cổ truyền. Nhiều hội đoàn đến thăm hỏi với nhiều lời chúc tụng cùng những bữa ăn đầm

ấm sum vầy.

Vì thuộc trong nhóm sắc dân đông nhất ở ngôi nhà già Woodland Hill Senior Housing, các cụ còn được ban quản lý ưu ái cho

phép sử dụng khoảng đất trống ở sân sau, trồng dăm loại rau, vài bụi hành để nhắc nhớ về quang cảnh cùng hương vị nơi quê

nhà xa lắc.
UserPostedImage
Nhà dưỡng lão Woodland Hill Senior Housing ở thành phố Arlington, bang Virginia, ảnh chụp hôm 8/5/2015. RFA PHOTO/Hòa Ái

Giải đáp thắc mắc của Hòa Ái tại sao các cụ không chọn ở cùng con cháu để họ được gần gũi báo hiếu, hầu hết các cụ bà

cho biết họ chọn một cuộc sống tự do, thoải mái sau khi cả đời đã tận tụy làm tròn bổn phận với người thân. Bà cụ Nguyễn Thị

Vân, người cao tuổi nhất ở đây, 102 tuổi, kể lại gia đình bà có 5 đời ở Hoa Kỳ. Khi bà muốn vào nhà già ở, từ con đến chắt đều

bịn rịn, níu kéo nhưng không bao lâu sau họ nhận ra quyết định của bà là đúng đắn. Lão bà Nguyễn Thị Vân chia sẻ:

“Ở tuổi này không còn ước ao gì. Chỉ muốn khi chết không có lẫn lộn, không bị bệnh hoạn thôi.”

Thỏa lòng với cuộc sống nơi xứ người ở tuổi đời gần đất xa trời, các cụ bà trong nhà già mà Hòa Ái đến thăm hầu như không

ao ước gì hơn ngoài thực tại mỗi ngày đều là một ngày vui. Tuy nhiên, khi nghe đến 2 chữ “Việt Nam”, các cụ bà đều đồng

thanh mong muốn một ngày về thăm lại làng quê, bà con, họ hàng thêm một lần trước khi họ vĩnh biệt cho chuyến đi cuối cùng

trở về cát bụi.

Chia tay trong lưu luyến người cháu gái phóng viên không quen biết, những lão bà với gương mặt hiền lành như những bà tiên

trong truyện cổ tích tươi cười dặn dò ‘nhớ giữ gìn sức khỏe và hẹn ngày gặp lại”. Hòa Ái vẫy tay tạm biệt với lòng thầm mong

tất cả những bà mẹ VN trong các nhà dưỡng lão khắp nơi mỗi ngày qua đi đều không cô đơn và hạnh phúc như vậy.


Theo RFA

Sửa bởi người viết 09/05/2015 lúc 08:36:43(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.