logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 21/05/2015 lúc 07:07:01(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Khi đánh giá một tác phẩm văn học mới, nhiều người đứng từ góc nhìn của nền văn học cũ để phê phán. Họ quên một điều:

văn học cũng như mỹ học nói chung không ngừng vận động. Lịch sử văn học thực chất là lịch sử của những sự vận động liên

tục: Mỗi thời mỗi khác.

Có điều, khác với các hiện tượng khác, sự vận động trong văn học, đặc biệt trong thơ, không hẳn đã là một sự phát triển.

Nói đến sự phát triển là nói đến ba yếu tố: sự kế thừa, sự liên tục và sự thăng tiến: cái sau sẽ hơn hẳn cái trước. Sự vận động

của văn học chủ yếu dựa trên sự sáng tạo, do đó, phần lớn có tính đột biến. Nói đến đột biến cũng có nghĩa là nói đến sự đứt

đoạn. Bởi vậy, trong các hoạt động của con người, văn học - đặc biệt thơ - là lãnh vực hầu như không có lịch sử.

Nói như vậy dễ gợi ấn tượng là khá cực đoan.

Trong cuốn The Curtain, An Essay in Seven Parts, Milan Kundera cho lịch sử văn học khác hẳn các loại lịch sử khác ở bốn

điểm: Một, nó không liên hệ gì với ý niệm tiến bộ; hai, nó không phải là lịch sử của các sự kiện mà là lịch sử của các giá trị, ở

đó, chỉ có tên tuổi của những người chiến thắng là được nhắc nhở; ba, trong khi các loại lịch sử khác là những chuyện thuộc

về quá khứ, lịch sử văn học, dựa trên các giá trị, lúc nào cũng có tính hiện tại; và bốn, các giá trị trong lịch sử văn học không

ngừng bị thách thức và không ngừng được tái xét, do đó, nó vừa có tính chủ quan lại vừa có tính nhân văn (1).

Đành là đúng. Nhưng quan niệm như vậy, người ta lại mở quá rộng ý nghĩa của chữ “lịch sử” vốn được xây dựng trên hai nền

tảng: ý niệm về tiến bộ và luật nhân quả. Một hai thập niên trở lại đây, trên thế giới, một số lý thuyết gia đưa ra khái niệm cái

chết hoặc điểm tận cùng của lịch sử (the death/end of history) với ý nghĩa: chế độ dân chủ mà chúng ta đang có hiện nay đã là

điểm tận cùng; sau nó, sẽ chẳng còn có gì khác hơn được nữa. Với văn học, đặc biệt là thơ, lịch sử không chết. Lý do là nó

chưa bao giờ có. Tất cả những cuốn lịch sử thơ mà chúng ta thấy đây đó, bằng tiếng Việt cũng như bằng các thứ tiếng khác,

chỉ là một thứ lịch sử giả, ở đó, không có hoặc có rất ít thứ quan hệ nhân quả vốn là nền tảng của lịch sử.

Trong cái gọi là lịch sử thơ, các nhà thơ lớn hiếm khi kế tục nhau. Họ chỉ phủ định nhau. Ngay cả khi họ kế tục, họ cũng kế tục

như một sự phủ định. Đó là ý nghĩa của cái Harold Bloom gọi là “đọc sai” (misreading) trong sự ảnh hưởng giữa nhà thơ này

đối với nhà thơ khác (2).

Xin lưu ý là, ở đây, người ta không phủ định giá trị của nhau. Người ta chỉ phủ định tính chất quy phạm trong các giá trị ấy. Nói

cách khác, có thể người ta vẫn tôn trọng các giá trị do tiền nhân khám phá, nhưng người ta từ chối làm bản sao của các giá trị

ấy.

Có nhiều lý thuyết khác nhau nhằm giải thích quy luật vận động của văn học, trong đó, tôi tâm đắc nhất với ý kiến của các nhà

Hình thức luận (Formalism) của Nga vào đầu thế kỷ 20: Theo họ, ngôn ngữ, tự bản chất, có khuynh hướng tự động hoá, do

đó, càng ngày càng mòn đi, sáo đi; văn học, ngược lại, lúc nào cũng là một nỗ lực lạ hoá (defamiliarization) nhằm chống lại

nguy cơ mòn và sáo ấy để cách diễn tả trở thành tươi mới hơn và cái hiện thực được nó phản ánh trở thành độc đáo và ấn

tượng hơn.

Làm lạ, do đó, cũng có nghĩa là làm cho khó. Bắt người đọc phải tập trung sự chú ý nhiều hơn. Bởi vậy, cũng có thể nói, khó là

thuộc tính tự nhiên của văn học trong quá trình tự đổi mới chính nó (3). Đương đầu với những cái khó ấy, rất nhiều người đọc

bỏ cuộc: Thơ văn hay rất dễ bị xem là thơ văn dở.

Nếu quá trình lạ hoá làm một số tác phẩm hay bị xem là dở thì quá trình tự động hoá, ngược lại, sẽ làm cho vô số tác phẩm dễ

tưởng là hay, thật ra, lại là dở. Đó là những tác phẩm được sáng tác hoàn toàn theo những mẫu công thức có sẵn trong một

hệ mỹ học đã cũ.

Ở đây, cần nhấn mạnh là những tác phẩm hay thì bao giờ cũng hay, đặc biệt những tác phẩm lớn thì bao giờ cũng lớn: Chúng

hay và lớn trong cái hệ mỹ học của chúng. Giá trị của chúng trở thành giá trị lịch sử. Chúng được xem là điển phạm (canon).

Điển phạm nào cũng là một điển hình, một đỉnh cao, một tiêu chí để đo lường, một khuôn mẫu để học tập và bắt chước nhưng

đồng thời cũng là một nguy cơ: nó chứa đựng trong nó vô số những vi khuẩn có tính huỷ diệt, nghĩa là nguy cơ tuyệt tự. Học

tập nó, người ta trưởng thành; nhưng bắt chước nó, người ta sẽ chết. Chính vì vậy, những tác phẩm ăn theo các điển phạm –

những tác phẩm được sáng tác như kết quả của quá trình tự động hoá - thì thường là dở: Chúng không phải là sáng tạo.

Ở trên, tôi có nói bản chất đầu tiên của văn học là vận động. Đến đây có thể thêm một đặc điểm nữa trong bản chất của văn

học: tính chất tự vấn và tự huỷ. Điều này đặc biệt đúng với thơ.

Làm thơ, như một hành động sáng tạo thực sự, là một sự hoài nghi đối với thơ, hay, nói theo James Longenbach, là một sự

chống lại thơ: Bản chất của thơ là chống lại chính nó (4). Khi bài thơ ấy được viết ra, một định nghĩa khác về thơ đã được hoàn

tất, hơn nữa, bị kết thúc. (Có lẽ đó là ý nghĩa của câu “Bài thơ hay là cái chết cuối cùng” trong bài “Định nghĩa một bài thơ hay”

của Thanh Tâm Tuyền.) (5) Khi làm một bài thơ khác, người ta phải đi tìm một định nghĩa khác. Nghĩa là bắt đầu đi lại từ đầu.

Khi, từ điểm khởi đầu ấy, người ta không biết đi đâu về đâu, người ta làm thơ phản thơ (antipoetry). Thơ phản thơ cũng có thể

là thơ hay nhưng nó chỉ là thơ của một thời điểm: thời điểm khủng hoảng. Nó ra đời chủ yếu để giết cái cũ và cũng đồng thời tự

giết chết chính mình với hy vọng cả hai cái chết ấy sẽ mở ra một hướng đi khác cho thơ. Trong trường hợp may mắn cái

hướng đi mới ấy được mở ra, xác chết của các bài thơ phản thơ sẽ trở thành lịch sử. Còn ngược lại thì sao? Thì chúng chỉ là

những xác chết.

Tính vận động, tự vấn và tự huỷ làm sự phát triển của văn học thành một điều bất khả đoán. Đánh giá sự ra đời của một xu

hướng văn học mới, do đó, rất khó khăn và cần rất nhiều sự nhạy cảm, điều mà không phải ai cũng làm được.

Theo Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
____________
Chú thích:

1.Milan Kundera (2006), The Curtain, An Essay in Seven Parts (Linda Asher dịch), New York: HarperCollins, tr. 15-7.
2.Harold Bloom (2003), A Map of Misreading, Oxford: Oxford University Press.
3.Xem Lee T. Lemon & Marion J. Reis (biên tập) (2012), Russian Formalist Criticism: Four Essays (ấn bản lần thứ 2), Lincoln

(NE): University of Nebraska Press.
4.James Longenbach (2004), The Resistance to Poetry, Chicago: The University of Chicago Press.
5.In trong tập Tôi không còn cô độc. Có thể xem trên

http://www.tienve.org/ho...twork&artworkId=4564

Sửa bởi người viết 21/05/2015 lúc 07:12:02(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.