logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 23/05/2015 lúc 09:19:19(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Nơi ướt át nhất Trái Đất
UserPostedImage

Tại đông bắc Ấn Độ, gần biên giới Bangladesh, bang Meghalaya toàn núi non xanh rì với những rừng cây nhiệt đới rậm rạp và năm nào cũng mưa nhiều. Làng Mawsynram là nơi có lượng mưa tới 11.873mm mỗi năm, đoạt danh hiệu "nơi ướt át nhất Trái Đất".
Tuy mưa khiến vạn vật sinh sôi nảy nở, nhưng nó lâu nay cũng gây khó chịu cho người Khasi bản địa nơi đây, những người sâu trong các khu rừng rậm Meghalaya.
Trong mùa mưa từ tháng Sáu tới tháng Chín, những dòng nước cuồn cuộn sau các cơn mưa như trút đổ xuống các thung lũng sâu ở bang này, khiến ta không thể lội bộ qua lại hai bên bờ dòng chảy được. (Hình: Neelima Vallangi)
Những thác nước
UserPostedImage

Những ngọn núi ở Meghalaya là chướng ngại vật đầu tiên cản gió mùa mang theo hơi ẩm từ Vịnh Bengal thổi lên phía bắc và sang các bình nguyên của Bangladesh.
Những ngọn gió thổi qua các thung lũng hẹp, đập vào vách núi và nhanh chóng bốc lên độ cao cao hơn, do đó gây tụ nước và đổ mưa ào ạt.
Mưa lớn trút nước xuống các dòng sông, tạo thành những thác nước đổ xuống triền núi.
Trước đây, thổ dân Khasi thường làm cầu tre vượt suối. Nhưng những cây cầu như thế không trụ được qua những trận mưa dữ dội, nhanh chóng bị mục gẫy khiến người ta không thể qua lại hai bên bờ. (Hình: Neelima Vallangi)
Giải pháp tuyệt vời
UserPostedImage

Khoảng 180 năm trước, các bô lão Khasi tìm đến một giải pháp khác. Rễ cây cao su được luồn vào trong các ống rỗng làm từ thân cây cau, mọc dài ra giữa sông. Các rễ cây được chăm chút cẩn thận trong nhiều năm, cho tới khi chúng mọc sang được tới bờ bên kia và tạo thành bộ khung, rồi dần dần thành cây cầu đủ chắc chắn cho con người đi qua. (Hình: Neelima Vallangi)
Làm cầu từ những thân cây
UserPostedImage

Có thể phải mất từ 15 đến 20 năm để tạo dựng được một mạng lưới chắc, khỏe các cây cầu làm từ rễ cây nối liền hai bờ sông.
Khác với cách xây dựng truyền thống, cầu rễ cây ở Meghalaya thì ngày càng trở nên vững chắc hơn và không bao giờ cần phải bảo dưỡng hay xây lại. Những cây cầu khỏe nhất đã có trên 100 năm tuổi.
Tuy nhiên, trong 25 năm qua, việc làm cầu từ cây sống đang dần mai một. Thay vì bỏ ra nhiều năm để hình thành các cây cầu như thế, thợ xây ngày nay áp dụng các biện pháp xây dựng hiện đại, dùng cáp thép để bắc cầu qua sông suối ở Meghalaya. (Hình: Neelima Vallangi)
Càng ngày càng chắc
UserPostedImage width="640" height="360">
Ngày nay vẫn còn nhiều cây cầu làm từ cây sống bắc ngang dọc khắp các thung lũng Meghalaya mà người Khasi sinh sống, nhưng tuyệt vời nhất và có lẽ cũng là nổi tiếng nhất là cầu hai tầng Umshiang hơn 180 năm tuổi.
Cầu này nằm ngay bên ngoài Nongriat, một ngôi làng nhỏ chỉ có thể tới được bằng cách đi bộ, cách thị trấn Cherrapunji 10km về phía nam. Hai tầng cầu bắc ngang sông Umshiang, và dân làng đang làm thêm tầng thứ ba với hy vọng sẽ hấp dẫn thêm nhiều du khách. (Hình: Neelima Vallangi)
Quan hệ gia đình
UserPostedImage

Người Khasi theo truyền thống mẫu hệ. Người chồng chuyển đến sống ở làng của vợ sau khi cưới, còn trẻ con thì mang họ mẹ. Biron Nongbri, một giáo viên tiểu học ở thị trấn gần đó đã chuyển tới Nongriat sống sau khi kết hôn. Bà ngoại vợ anh là người đã giúp xây dựng cầu Umshiang. (Hình: Neelima Vallangi)
Từ từ hướng tới hiện đại hóa
UserPostedImage

Một người dân địa phương đi qua cây cầu xây bằng cáp thép để từ làng Tyrna tới Nongriat. Đây là nơi hết đường chính, bắt đầu lối mòn đi bộ kéo dài khoảng hai giờ đồng hồ dài 5km tới Nongriat.
Cầu sắt này là một trong ba cây cầu giúp cắt ngắn hành trình tới Nongriat. Trước đây, người ta cần đi theo đường rừng từ Cherrapunji tới Nongriat, vượt qua cầu cây Umshiang và Mawsaw.
Nay, lối đi cũ hầu như bị bỏ hoang, khiến cho các cây cầu làm bằng rễ cây ít được dùng hơn trước. (Hình: Neelima Vallangi)
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.