logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/05/2015 lúc 07:11:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ở VN bây giờ lại có thêm một từ ngữ mới vừa được loan truyền trong dân gian. Đó là 2Đ, nghe có vẻ hơi bí hiểm, tưởng là

một phát minh nào mới của VN vốn rất thiếu những phát minh mà chỉ thấy toàn tiến sĩ, kỹ sư cùng các nhà được gọi lá trí thức

cao ngất ngưởng mà chẳng thấy một phát minh nào. Hoặc người dân còn tưởng là ngành CA, mật vụ, tình báo vừa thành lập

thêm một ban phòng nào đó để theo dõi, loại trừ bọn “phản động” các kiểu đang làm mất uy tín quốc gia.
Nhưng đó chỉ là sự suy đoán của mấy “con chim đã từng bị đạn” hay nói cho rõ là nhiều anh bị bắt ngang xương, được “mời

lên làm việc” lu bù hoặc câu chuyện cửa miệng của mấy ông già lẩm cẩm lắm chuyện ngồi ở quán cóc đầu chợ.
UserPostedImage
Khi các nhà văn quyết định thành lập Văn Đoàn Độc Lập. Từ trái qua: Phạm Nguyên Trường, Lê Phú Khải, Bùi Chát, Nguyên

Ngọc, Phạm Đình Trọng, Chu Hảo, Bùi Ngọc Tấn (mới mất), Lưu Trọng Văn, Hoàng Hưng, Ý Nhi, Nguyễn Quốc Thái.

Nhưng tới khi được chính ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang giải thích, người dân mới biết. Tiếp xúc cử tri TP Sài Gòn ngày

16/5 vừa qua, chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời thẳng thắn những thắc mắc, hoài nghi về công tác cán bộ rằng:
“Ở đại hội các cấp, các cô bác anh chị, các đồng chí đừng đưa những con người 2Đ vào cấp ủy. Cô bác anh chị, những đảng

viên phải hành xử đúng với lương tâm, chức trách của mình, không nể nang thiên vị”.
Chủ tịch Trương Tấn Sang nói tiếp: “Đất nước có nhiều mặt tốt nhưng có một bộ phận cán bộ còn hư hỏng. Dân nói cán bộ

2Đ: Đất và Đô-la. Đây là câu chuyện có thật, sự thật Đảng và Nhà nước cũng có nói trong rất nhiều văn kiện và nhấn mạnh rằng

đó là một bộ phận không nhỏ. Đây là điều hết sức day dứt, ai cũng rất bức xúc. Tôi cũng khẳng định lại là những điều mà

người dân nói là có thật.”
Té ra là loại cán bộ chuyên ăn đất và đô la lâu nay nằm kỹ trong các cơ quan công quyền, ai cũng biết “chỉ có vài người không

biết.”



Cán bộ 2Đ sờ sờ, nhưng biết làm sao đây!

Thật khó cho sự lựa chọn những người vào cấp ủy mà không phải cán bộ “2Đ”. Bởi vì “một bộ phận không nhỏ” hư hỏng có

nghĩa là bộ phận đó lớn. Lớn có nghĩa là nhiều người. Đã có lần tôi viết bài và tự hỏi: “Một bộ phận là cái chi chi?” Cứ nghe nói

hoài “một bộ phận cán bộ” tha hóa biến chất mà không biết nó là bao nhiêu người, chỉ ước lượng tạm thời thôi cũng được.

Nhưng là 10% hay 80-90% đây? Chịu!
Biết người nào hư hỏng để loại ra, tìm người không hư hỏng để đưa vào cũng là sự thử thách bản lĩnh và trí tuệ của từng

đảng viên. Có khi, tìm người liêm khiết khó hơn tìm người “2Đ”. Cán bộ có đất, có đô la tất nhiên có thế lực, không dễ loại họ

ra khỏi cấp ủy. Có đất, có đô mới có cái để chạy, mưu ma chước quỷ biến hóa khôn lường, người công chính cũng dễ lâm

vào thế khốn đốn khi đối mặt với thế lực và tiền bạc. Biết người đó là cán bộ “2Đ”, nhưng ngăn làm sao đây! Đảng viên còn có

lá phiếu để bỏ, quần chúng thấy cán bộ “2Đ” sờ sờ, nhưng biết làm sao đây!
- La làng à? Đừng chơi dại. Bạn Nguyễn Sỹ Tỉnh (e-mail: nguynstnh@yahoo.com.vn) đã cảnh báo:
“Nói chung, Dân ta biết tất cả đấy, nhưng vì thấp cổ, bé họng, nói ra hoặc "vỡ mồm" hoặc "gẫy răng" nên không ai dám nói

thôi”.
Bạ Trần Minh Thuý (e-mail: tran_minhthuy2002@yahoo.com) phụ họa:
“Biết cán bộ "2Đ" nhưng làm sao đây, nghe mà "chua xót" quá, bởi những người giữ trọng trách cao mà còn phải "bó tay" với

loại cán bộ này thì dân làm gì được họ cơ chứ và xin khẳng định một điều là chỉ có thể loại bỏ được những con sâu "2Đ" này,

một khi cử tri được trực tiếp bỏ lá phiếu mà thôi còn thì nói nhiều cũng chỉ nói đến nói là hết, người dân chán nghe lắm rồi.”
Đúng là chỉ có người trong đảng giới thiệu và bầu bán với nhau thôi, anh dân đen đứng ngoài ngó vô cho... vui cái sự đời vậy

thôi.
- Bạn xuanthuy29051982@yahoo.com còn “tố” thêm:
“Nơi tôi ở Yên Thủy - Hòa Bình còn 4Đ cơ. Đô la. Đất. Đạo đức đểu. Đục khoét...”
Nếu tính toán như bạn xuanthuy chắc còn nhiều Đ nữa đấy. Xin đểu là những anh có chức có quyền hỏi xin dân con gà con

heo nhưng thực chất là buộc anh phải cho. Mượn đểu là mượn của dân rồi “quên” luôn. Có hàng trăm thứ đểu khác nữa trong

cái “thời đại đồ đểu” này.



Từ đâu phát sinh ra những 3K, 4C…

Tôi nhớ vào khoảng những năm 1945, khi “toàn quốc kháng chiến,” các cán bộ dân vận luôn khuyên dân chúng thực hiện 3

không: “không biết, không nghe, không thấy” để giữ bí mật cho quân đội và bí mật quốc gia”. Hồi đó gọi là 3K.
Nhưng về sau này, sau những năm 1975, khi các cán bộ biến thành quan cai trị dân thì 3K lại là của những quan lớn ấy. Dân bị

tra khảo, đánh đập oan ức, các quan thường chỉ có câu trả lời “không thấy, không nghe, không biết” nên sẽ cho điều tra xử lý

sau.
3K của anh dân nghèo là “không ruộng, không đất, không nhà cửa.” Bởi ruộng đất đều là của “Nhà Nước” hết.
Rồi đến các cậu ấm con quan, đi đâu cũng được hậu đãi trọng vọng, người dân gọi là 4C tức là “con ông cháu cha” hoặc vào

công sở nào cũng thấy 5C “con cháu các cụ cả.”
Rồi cứ thế những 3K, 4-5C khác cũng tuần tự ra đời.

Lại có thêm một chữ mới 4T

Trong thời gian vừa qua, chuyện um xùm nhất tại VN là chuyện thuộc về “bản chất văn học VN.” Đã có tới 20 nhà văn lâu nay

nằm trong Hội Nhà Văn Việt Nam của chế độ hiện nay, xin rút lui khỏi Hội Nhà Văn này. Tất cả có chung một lý do như họ đã

tuyên bố là: “Hội Nhà Văn VN không còn là tổ chức tin cậy với hội viên nữa.” Theo họ, hành động này “vi phạm trắng trợn điều

lệ hiện hành của Hội Nhà Văn Việt Nam, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên và công dân, xúc phạm nghiêm

trọng danh dự của người cầm bút.” Danh sách đó gồm có:
1. Nguyên Ngọc, 2. Đỗ Trung Quân, 3. Nguyễn Quang Lập, 4. Nguyễn Huệ Chi, 5. Phạm Đình Trọng, 6. Võ Thị Hảo, 7. Bùi

Minh Quốc, 8. Đặng Văn Sinh, 9. Hoàng Minh Tường, 10. Lê Hiền Phương, 11. Ngô Thị Kim Cúc, 12. Nguyễn Quang Thân,

13. Thùy Linh, 14. Vũ Thế Khôi, 15. Ý Nhi, 16. Dư Thị Hoàn, 17. Trịnh Hoài Giang, 18. Dạ Ngân, 19. Nguyễn Duy, 20. Trần Kỳ

Trung.
Trong số đó, nhà thơ ĐỗTrung Quân tác giả bài thơ Quê Hương được nhiều độc giả biết, vừa công bố trên mạng internet lá

thư phúc đáp văn thư của ông Hữu Thỉnh chủ tich Hội Nhà Văn VN yêu cầu ông làm hồ sơ xin tham gia giải thưởng HCM, và

giải thưởng văn chương nhà nước. Sau đây là nguyên văn lá thư của nhà thơ Đỗ Trung Quân:
“Anh Hữu Thỉnh à
Anh thừa biết 4T, cấm vận, cô lập, cấm tôi viết lách, xuất hiện trên truyền thông, chỉ bằng lệnh miệng, chả có một văn bản nào,

nghĩa là chơi xấu tôi từ hơn ba năm qua, thế mà anh và Hội nhà văn im như thóc không dám lên tiếng bảo vệ cho hội viên lấy

nửa câu, chí ít cũng đòi cho được có cái văn bản cho nó đàng hoàng minh bạch mà giờ còn chơi trò đạo đức giả gửi văn bản

yêu cầu tôi… tự làm đơn xin giải thưởng, xin –để giao cho các anh cái quyền gạt thẳng tưng thì tôi chưa biết mở mắt ra tí nào,

còn ham hố, háo danh và ngu lâu lắm. Thôi nhé các anh cứ tự nhiên vui vẻ, tôi vái dài và tránh xa những trò này.”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân lại có thêm một từ ngữ mới: 4T. Chẳng biết tại sao ông này lại gọi là 4T, đúng ra cứ theo như người

bình dân hiểu thì đây là 4 Cấm, có lẽ ông sợ lầm 4C với “con ông cháu cha” nên phải có từ ngữ mới. Vậy phải gọi 4T là 4 cấm

mới đúng: cấm vận, cô lập, cấm viết lách, cấm xuất hiện trên truyền thông. Câu chuyện về những ông nhà văn nhà thơ tự ý xin

rời bỏ cái gọi là “Hội Nhà Văn” còn lôi thôi lắm. Đây là câu chuyện của riêng TP Sài Gòn.



Khai trừ cả những người đã rút lui, không còn là hội viên của mình nữa

Sáng ngày 5/5/2015, Đại Hội Nhà Văn Việt Nam khu vực TP. Sài Gòn chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc,

chương trình làm việc là một ngày. Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội

tháng 7 tới.
Ở TP Sài Gòn có 155 hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt (60 người) đều không có văn

bản chính thức về sự vắng mặt của mình.
Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang

Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà Văn VN, trong đó có

chín người ở TP. Sài Gòn, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân,

Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc.
Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể

có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới. Thật ra trong số đó là những người thành lập “Hội Nhà Văn Độc Lập,” không chịu lệ thuộc

vào bất cứ hội đoàn nào. Bởi nhà văn cần có tự do sáng tác, nếu lệ thuộc, làm theo mệnh lệnh chỉ còn là những anh “lính đánh

thuê, gọi dạ bảo vâng.”
Và một sự thật khác là những nhà văn ấy đã rút lui khỏi cái hội này từ lâu rồi. Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên,

thực ra đã làm đơn xin rút khỏi Hội Nhà Văn VN từ tháng 1/2002. (Tôi được biết nhà văn Ý Nhi khi tôi đang bị CA khám xét nhà,

tịch thu hết máy móc và tài liệu, chị đã từ Bình Thạnh lặn lội lên thăm và an ủi gia đình tôi trong khi tôi còn đang bị hạch hỏi ở

CA Q3, vì thế tôi chưa có dịp trực tiếp gặp để cảm ơn chị, nhân ở đây xin chị nhận lời cảm ơn của tôi).
Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập từ 14/12/2014. Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban

Vận Động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà

Văn Việt Nam, Hội Nghệ Sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam. Vậy việc gạch tên của họ chỉ là một trò khôi hài thôi.
Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại

hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn

hãy vì dân mà làm điều đó. Đừng tưởng dân ngu, người nào ra sao, họ biết cả đấy các ông các bà nhà văn ơi, đừng dùng “vải

thưa che mắt Thánh.” Hãy có lòng tự trọng cao nhất của người cầm bút giữa thời đại nhiễu nhương này cho đúng với thiên

chức của người cầm bút.
Nay mai chẳng biết ở VN còn xuất hiện bao nhiêu từ ngữ tắt như thế nữa.
29-5-2015
Văn Quang

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.165 giây.