logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
co  
#1 Đã gửi : 19/06/2015 lúc 07:33:00(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

UserPostedImage

Hồi còn bé Phương Hồng Quế thường nghe những bài ca phát ra từ các đĩa nhạc của nhà hàng xóm mà hát nghêu ngao theo. Có ông anh họ thấy cô bé mê hát nên xin phép ba má cô để dẫn đến học nhạc sĩ Nguyễn Đức, lúc đó cô được 13 tuổi.

Đó là một buổi chiều mưa tầm tả Sài Gòn, hai anh em cỡi 2 chiếc xe đạp vào con hẻm ngập nước tìm tới số nhà 223/31 đường Vĩnh Viễn thuộc khu Chợ Lớn và quần áo ướt đẫm. Sau khi thử giọng, nhạc sĩ Nguyễn Đức nhận cô làm học trò nhưng lại phán một câu với ông anh họ rằng con bé này mắt lé xẹ làm sao mà trở thành ca sĩ được. Câu nói ấy Phương Hồng Quế nhớ mãi, là kỷ niệm thú vị cho cuộc đời của cô ca sĩ từng được báo chí Sài Gòn trước năm 1975 đặt cho danh hiệu Truyền Hình Chi Bảo.

Ban ngày đi học ở trường, tối đến học nhạc lý, học ca và Phương Hồng Quế trở thành học trò cưng của thầy Nguyễn Đức. Rồi cô vào ban Việt Nhi, ban Rạng Đông, của thầy trên đài phát thanh Sài Gòn, hợp ca những bản như Bức Họa Đồng Quê ( Văn Phụng ), Sáng Rừng ( Phạm Đình Chương )...

Sau đó , nhạc sĩ Song Ngọc có mời cô cùng đi hát cho các thương bệnh binh ở Tổng Y Viện Cộng Hòa mỗi sáng Thứ Tư. Với tiếng đàn guitar thùng, cô đứng ngay đầu giường ca những bài về lính, nhìn những người chiến sĩ bị thương nằm đó mà xúc động.

Nhờ vào công tác văn nghệ đó mà Phương Hồng Quế được giới ca nhạc sĩ biết đến mặc dù cô chỉ mới 15 tuổi và được mời đi trình diễn đơn ca ở một số nơi khác.

Việc lén thầy Nguyễn Đức đi hát bên ngòai khi chưa được phép làm ông giận nhưng rồi cũng phải chấp nhận. Thời đó lò nhạc Nguyễn Đức có hàng trăm học trò, mỗi lần ông muốn lăng xê một cô học trò trở thành ca sĩ thì mời báo chí đến nhà hàng để công bố và nhờ họ đưa tin.

Riêng cô học trò Phương Hồng Quế thì ngọai lệ vì thầy chưa kịp lăng xê thì trò đã có chút tên tuổi rồi.

Bài hát đơn ca Phương Hồng Quế xuất hiện trên đài truyền hình Sài Gòn, lúc đó còn màu đen trắng ở đường Thi Sách là bản Một Người Đi của nhạc sĩ Mai Châu.

Kế tiếp cô nổi tiếng với bản Phố Đêm của nhạc sĩ Tâm Anh trên đài Truyền Hình Quân Đội, người đầu tiên thu đĩa bài này là Bạch Lan Hương, nhưng qua màn hình ti vi bài hát được công chúng biết đến nhiều và cho đến hôm nay tên tuổi Phương Hồng Quế gắn liền với ca khúc này. Lúc đó cô chỉ mới 17 tuổi.

Rồi cô vào Biệt Đòan Trung Ương, hát những bản hùng ca. Có một kỷ niệm cô đi hát vào mùa hè đỏ lửa 1972 ở một tiền đồn thuộc quân khu 1 . Từ Huế bay trực thăng đến tiền đồn, lúc vừa đáp xuống thì phải vào hầm trú ẩn ngay vì Việt Cộng đang pháo kích. Trong lúc đó máy truyền tin hai phe Quốc Cộng đang đấu đá với nhau thì tiếng hát tiếng đàn chen vào trong đó có giọng của Phương Hồng Quế cũng qua máy truyền tin để cho các binh sĩ đang ở trong hầm thưởng thức. Buổi tối đòan văn nghệ trở về hậu cứ, đứng hát trên chiếc xe GMC quân đội, có một chiếc GMC khác mở đèn chiếu vào sân khấu này, trên trời là hỏa châu sáng ngời, khán giả là những người lính ngồi nghe những ca khúc về lính; cái cảm giác đó là kỷ niệm dễ thương cho cuộc đời ca nhạc của Phương Hồng Quế.

Nhạc sĩ Khánh Băng có bản Giờ Này Anh Ở Đâu nêu tên những quân trường huấn luyện mà hầu hết những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã trải qua: “Giờ này anh ở đâu, Quang Trung nắng cháy da người, giờ này anh ở đâu, Dục Mỹ hay Lam Sơn; giờ này anh ở đâu Đồng Đế nắng mưa thao trường…” và cô là người hát ca khúc này đầu tiên.

Ông cũng có thêm bản Vườn Tao Ngộ diễn tả nơi gặp gỡ của những chàng trai tân binh đang thụ huấn tại quân trường và được phép gặp người thân mỗi chiều chủ nhật “ Hôm nay ngày chủ nhật em đến thăm anh, đường Quang Trung nắng đổ xa xôi…” và Phương Hồng Quế hát thu hình bản này với tà áo dài trắng tại VườnTao Ngộ và chiếu trên đài truyền hình Sài Gòn được khán giả mến chuộng.

Ở lứa tuổi chưa tới đôi mươi tràn đầy nhựa sống, vóc dáng cao và nét đẹp mà nhiều chàng chíến sĩ yêu thích. Vì xuất hiện nhiều trên đài truyền hình Sài Gòn nên giới báo chí thời đóđã đặt cho ca sĩ Phương Hồng Quế danh hiệu Truyền Hình Chi Bảo.

Cộng tác với các chương trình ca nhạc của đài truyền hình, cô còn đi hát các phòng trà Sài Gòn , và đây vẫn là nguồn thu nhập cao nhất của một người ca sĩ ra đời ở tuổi 18, phụ giúp tài chánh cho cha mẹ cùng nuôi nấng các em trong gia đình.

Một kỷ niệm dễ thương khác khi Phương Hồng Quế lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng là hát ở Liên Đòan A Quang Trung cho các tân binh nghe. Hôm đó chiều thứ bảy trời đổ mưa, khán giả ngồi trùm tấm poncho và cô ca sĩ hồi hộp đến nỗi mồ hôi ướt cả tay và hát bản Sao Em Không Đến của nhạc sĩ Hòang Nguyên “Sao em không đến chiều nay thứ bảy. Sao em không lại đường vắng em đi”. Bài hát nói lên tâm trạng của những chàng trai ở quân trường, ngóng đợi người thương đến thăm vào chiều thứ bảy.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Phương Hồng Quế cũng như một số ca sĩ khác có trở lại ánh đèn sân khấu. Ông bầu Duy Ngọc có tổ chức đại nhạc hội ở rạp Quốc Thanh và mời cô hát. Khi sắp sửa bước ra trình diễn thì có một cán bộ văn hóa nói rằng cô này hát cho lính chế độ cũ nhiều lắm cho nên muốn hát thì phải đổi tên. Và bèn lấy tên là Hồng Yến, nhưng khán giả xì xào ngạc nhiên vì biết đây là Phương Hồng Quế. Ban nhạc trổi lên mấy lần nhưng cô nghẹn ngào không bắt giọng được, nước mắt chảy dài trên má. Đó là một kỷ niệm sân khấu khó quên khi cô còn sống dưới chế độ Cộng Sản.

Năm 1991 Phương Hồng Quế định cư tại Hoa Kỳ do người em vượt biển trước đó bảo lãnh. Cô xuất hiện trên băng hình Thúy Nga 16 với bản Chiều Cuối Tuần của Trúc Phương, rồi bản Phố Đêm trên băng hình Asia 2 và tiếp tục con đường ca nhạc, lưu diễn các nơi tại hải ngọai với những ca khúc chủ đề Lính.

Một kỷ niệm ở hải ngọai là khi hát cho một Hội Cựu Quân Nhân ở Montreal, Canada, có người đi đón ở phi trường. Người này run run nói với Phương Hồng Quế là năm xưa có đón cô vào Bộ Tổng Tham Mưu để trình diễn và cô tặng cho một tấm hình mà anh vẫn giữ cho đến bây giờ và đưa tấm đó ra làm cô cảm động.

Phương Hồng Quế vẫn ao ước thực hiện một cuốn DVD cho riêng mình để làm kỷ niệm cuộc đời ca nhạc. Tình hình sao chép băng nhạc hiện nay làm cho nhiều trung tâm và nghệ sĩ khựng lại.

Mặc dù thời gian sinh họat ca nhạc thời Sài Gòn của cô chỉ có vài năm nhưng để lại nhiều kỷ niệm dễ thương và hôm nay tại hải ngọai tiếng hát Phương Hồng Quế vẫn tiếp tục được khán giả mến chuộng qua những ca khúc về người Lính Việt Nam Cộng Hòa.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.