logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/06/2015 lúc 10:51:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,125

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nếu được hỏi hoặc bị khảo sát, “Khách sạn là gì?” dám cá một ăn trăm ngàn đô, ai cũng trả lời “trơn như đổ mỡ” (Tục ngữ) rằng, “Nơi cho khách thuê ở trọ hay tạm trú.” 10 điểm! Còn “ở để làm gì?” lại là chuyện khác; tuy nhiên chữ “ở tạm” cũng phần nào giải thích, nghĩa là chỉ ở trong chốc lát, không lâu vì hoàn cảnh “lỡ bước,” lỡ chuyến xe, chuyến đò... hoặc không đủ thời gian để kịp về “nhà thật” của mình hay bởi gặp sự không may nào đó. Ngày nay, khách sạn đã trở thành cơ sở kinh doanh rất phổ biến ở tất cả các quốc gia, bất kể chậm tiến hay giầu mạnh, trên khắp thế giới. Dĩ nhiên khách sạn vẫn là “nơi ở tạm” nhưng không còn hoàn toàn bởi nguyên nhân “lỡ” hay “nhỡ” nữa, nhưng do nhiều mục tiêu khác, chẳng hạn du lịch, hội họp, nghỉ dưỡng (ngôn ngữ trong nước gọi là “thư giãn”), trăng mật, hẹn hò, “casino” (đánh bạc), đú đởn, thương thảo, vui chơi... Ở Trung Cộng gần đây đã xảy ra một số vụ gạt gẫm, đánh thuốc mê hay chuốc rượu các thiếu-nữ-nai-tơ rồi mang nạn nhân vào khách sạn để mổ lấy nội tạng... Còn tại Việt Nam, khách sạn còn... nổi tiếng là nơi quân lưu manh dụ tình, chấn tiền!
Khách sạn có nhiều bậc, nhiều cấp, từ tầm thường lên đến “siêu” mà gọi theo tiếng chuyên môn là “số lượng sao,” từ 1 tới 5 sao - nhưng chỉ tại riêng Việt Nam, “nhà nước ta” đã có khách sạn 6 - 10 sao. Không lạ! Dưới chế độ cộng sản mà người bình dân mình xưa kia vẫn gọi là “VẸM” thì “kẻ thù nào ta cũng đánh thắng,” chỉ trừ “hèn với giặc Tầu, ác với dân Việt,” thử hỏi thứ gì mà “ta” chẳng có, chẳng “vượt chỉ tiêu”!
Tùy theo số lượng... sao, mức độ tiện nghi và kiểu cách phục vụ khác nhau giữa các khách sạn; ngay cả đồng lượng sao, chẳng hạn hai khách sạn cùng 5 sao nhưng chưa chắc “chất lượng” ở hai bên đã giống nhau. Tuy nhiên những sự dị biệt này thế kể sao cho siết mà thật sự “thằng tôi” sức mấy biết hết để kể! Vả lại cũng không cần thiết ở đây, bởi vì câu chuyện lai rai tuần này kẻ hèn này chỉ mạn phép tường thuật về một hai “sự cố” tương đối khác thường, khá mới trong “vai trò” phổ thông của khách sạn, chẳng hạn:

Dùng khách sạn để dụ dỗ... mang bầu!

Mạn phép “thanh minh thanh nga” ngay rằng trường hợp tôi sắp kể ra đây không phải là câu chuyện dụ dỗ con gái “nhà lành” vào khách sạn rồi “làm” cho có bầu vốn là các “sự cố” thường tình đến độ chẳng có gì là mới mẻ hay lạ lẫm, trái lại thường xuyên xảy ra gần như “cơm bữa,” bởi Sở Khanh thời nào chẳng có, ở đâu mà chẳng nhan nhản. Ra đường cứ thấy mặt kẻ nào “chưa biết tên đã rõ địa chỉ,” ấy là sở khanh vậy. Chẳng thế mà “sở khanh” nay không còn là “của riêng” của cụ Nguyễn Du nữa nên khi viết không cần “viết hoa” nhưng đã trở thành loại “ở đời muôn sự của chung” nên viết cũng chỉ với “chữ thường” mà thôi.
Chuyện dùng khách sạn để dụ dỗ... mang bầu được thuật lại ở đây vốn là một chiến lược, một kế hoạch vĩ đại liên quan đến... tiền đồ dân tộc của chính quyền Na Uy, được áp dụng cách nay không lâu.
Như phần đông quí bạn đọc đã biết, Na Uy là một trong 5 quốc gia chính thức trong khối Bắc Âu: Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Ích Lan (Iceland), và Băng Đảo (Faroe Islands tuy hưởng qui chế tự trị nhưng vẫn trực thuộc Đan Mạch, với dân số 49,057 người và diện tích 35,079 cây số vuông) đều mang dòng giống Hải Tặc (Vikings). Riêng Na Uy vốn là một quốc gia đất rộng người thưa; nếu đem so sánh với Việt Nam về mặt diện tích, xứ này chỉ kém nước ta 7,888 cây số vuông nhưng “thua đậm” về dân số đến 77,413,000 người. Giữa năm 1977, tôi được đem về đây tị nạn cộng sản, dân số Na Uy vào “thuở ban đầu lưu luyến ấy” của tôi là 4.2 triệu; tính tới nay, tức là sau 38 năm, con số này với tốc lực rùa bò, ì a ì ạch leo thêm được hơn... một triệu; trong số này tối thiểu 2/3 dân số là công “đóng góp” của người nước ngoài. Cũng như tại hầu hết quốc gia Tây Âu, các chính quyền hữu trách rất lo âu về tình trạng dân số tiến chậm. Trong khi tuổi thọ trung bình gia tăng, nghĩa là càng ngày càng đông người già, dân số trẻ tuổi lại như muốn “giậm chân tại chỗ.” Chẳng thế mà thế giới nay đã định nghĩa Âu Châu là một lục địa già nua. Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxicô cũng rất có lý khi gọi Âu Châu bằng danh từ “bà ngoại.” Mặc dù chính quyền nước nào cũng tìm cách dụ dỗ các bà vợ chịu khó... “mang nặng đẻ đau,” thế nhưng phụ nữ Âu Châu nói chung, cách riêng ở Na Uy vẫn không chịu... đẻ hầu “đáp lời sông núi.”
Giả dụ bây giờ có vị nào đặt câu hỏi có tính khách quan nhưng cũng cắc cớ là, “Đàn bà sướng nhất ở đâu?”; những người khác trả lời ra sao, tôi không rõ nhưng riêng kẻ hèn này vốn không thuộc dòng họ “nổ” hay muốn khoa trương Na Uy, “quê hương thứ hai” của mình, nhưng phải “thành thật khai báo” rằng không nơi nào nữ giới sướng bằng ở Na Uy. Chỉ riêng mục “đẻ đái” thôi, người ta cũng đã thấy “năm tỏ rõ mười” rồi. Mạn phép mở một dấu ngoặc ở đây: Đối với những vị lớn tuổi, thiết nghĩ chẳng cần giảng giải làm chi, nhưng với quí độc giả trẻ tuổi hay những những bạn sinh trưởng ở ngoại quốc thì người viết mạn phép nhấn mạnh rằng tuy câu nói dùng 2 chữ “đẻ đái” cho... có vần có điệu, nhưng vẫn ám chỉ một hành động mà thôi: Đẻ! - chứ không có nghĩa vừa... “đẻ” vừa “đái” song hành.
Vâng, ở Na Uy, sản phụ khi “khai hoa nở nhụy” được nhà nước tưởng thưởng nhiều thứ, nào một món tiền khá sộp rồi nào sữa, lót, v.v.. Sản phụ đi làm được nghỉ một năm “hộ sản,” vẫn hưởng trọn lương bổng. Sau đó, nếu vẫn muốn tiếp tục ở nhà chăm sóc con thơ, người mẹ có thể nghỉ làm một lèo... 3 năm, nhưng chỉ còn được hưởng 80 phần trăm số lương. Hoặc nếu muốn chia sẻ “công tác” với người phối ngẫu thì người chồng cũng được nghỉ phép cả tháng trọn lương - không gọi là “hộ sản,” nhưng là “pappapermisjon” (pappa = Daddy/cha, bố; permisjon = Permission/phép) - để ở nhà chăm sóc... baby/con sơ sinh. Vậy mà phụ nữ Na Uy vẫn “Em chả! Em chả... đẻ!” để rồi các phục lợi lọt vào gần hết tay phụ nữ... Hồi Giáo, bởi họ bị kinh Koran cấm ngừa thai. Đó là chưa kể chế độ đa thê được Hồi Giáo cho phép, khuyến khích đồng thời ca ngợi thấu trời xanh!
Cách nay không lâu, các chính quyền địa phương Na Uy đã tung ra một “chiêu” hấp dẫn nhằm cám dỗ các bà vợ... có bầu. Theo kế hoạch, các cặp vợ chồng đang sung sức, nghĩa là còn trong tuổi sinh sản, được cung ứng miễn phí một cuối tuần mệnh danh là “Babyboom” - từ chiều thứ Sáu đến tối Chủ Nhật - để hưởng mọi lạc thú (trừ rượu mạnh, ma túy) trong các khách sạn... 5 sao, chẳng kém các bậc đế vương, hoàng hậu. Những cặp chấp nhận “cuộc chơi” chỉ hứa không mang theo các phương tiện ngừa thai nhưng “nhất trí” đề cao chính nghĩa, “Phải có danh gì với núi sông,” nghĩa là sản xuất được một em bé!
Đến khoảng ba tháng sau, các Ban Tổ Chức tuyên bố kết quả: Trên một trăm cặp vợ chồng trẻ được hưởng cả một cuối tuần “trăng mật lý tưởng” miễn phí ở trong các khách sạn sang trọng ấy, không một cặp nào... “trúng số” mặc dù cặp nào cũng khai báo mình đã “hành động hết sức, hết khả năng và trọn vẹn thiện chí”!
Thế là ngân sách quốc gia đã “tiêu tán tùng” trên triệu bạc mà vẫn... trắng tay. Báo chí địa phương gọi đây là một cuộc “invest no return,” ý muốn mượn tên của một cuốn phim nổi tiếng vào thời thập niên 60 - “La Rivière sans Retour” hay “Dòng Sông Vĩnh Biệt” - để châm biếm sự thất bại thảm thương của chính phủ.

Khách sạn dành cho phụ nữ muốn... than khóc!

Thứ Ba, ngày 12-5-2015 vừa rồi, Nhật Bản đã... tung ra một loại khách sạn ở thủ đô Tokyo với một vai trò mới, đặc biệt chỉ dành riêng cho những chị em phụ nữ nào cần... khóc lóc và xả “stress.” Cơ sở đầu tiên này mang tên Khách Sạn Mitsui Garden Yotsuya.
Thiết tưởng đây cũng là một sáng kiến. Từ tạo thiên lập địa, người nữ bao giờ cũng dễ khóc. Trong tục ngữ Việt Nam vì thế có câu, “Trai khôn lắm nước đái; gái khôn lắm nước mắt.” Tôi không dám “phát ngôn tưới hạt sen” về “chứng tích” con giai, tuy nhiên vẫn được nghe “phe ta” kháo nhau rằng “lắm nước đái” là biểu hiệu nhiếp hộ tuyến còn tốt, còn khôn hay không lại là chuyện khác. Ngược lại, đối với nữ giới, nước mắt muôn đời là một thứ vũ khí vô cùng lợi hại để đầy đọa nam giới. Đố thanh niên nào đang yêu lại có thể “vô cảm” khi người yêu của mình... khóc; nếu không cuống cuồng xin lỗi thì cũng hết sức mau mắn hứa thực hiện những gì nàng muốn kể cả những thứ vô lý hay... vô nhân đạo. Bao nhiêu danh tướng, biết bao vĩ nhân trong lịch sử khắp tứ phương đã từng “đầu hàng vô điều kiện” trước những dòng lệ của phụ nữ, bất kể những giọt nước mắt đó thành thật hay chỉ là đóng kịch.
Thế nhưng, nữ giới cũng đã từ khuya hội nhập vào cuộc sống thực tế để rồi cũng phải “cái nợ cầm thư phải trả xong” (Nguyễn Công Trứ), cũng “phải hăm hở ra tài kinh tế” (NCT) đồng thời cũng ham “làm nên tiếng phi thường đâu đấy tỏ” (NCT)... Trong khi đó, luật đời là “vào cuộc trần ai, khóc trước cười” (NCT) thành thử phụ nữ cũng phải chịu “tơi bời hoa lá” những cơn “stress” kịch liệt. Tuy nhiên, không lý cứ mỗi lần không vừa ý lại khóc, bị thất bại lại bù lô bùa loa giữa “bá quan văn võ,” chịu không nổi áp lực này nọ lại gào lên? Vả lại, “chị em mình” cũng không thể cứ mãi mãi mang những hệ quả bất mãn về nhà để trút lên đầu lên cổ chồng con làm như thể “gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương” (Kiều). Mà giữ mãi trong người thì riết không khùng cũng điên. Vậy phải thực hành lời khuyên của Sigmund Freud, cha đẻ môn Phân Tâm là phải xả ra cho “cạn tầu ráo máng” tất cả những sự đè nén về cả tâm lẫn sinh lý...
Người Nhật nay đã đánh trúng nhu cầu này của nữ giới. Một đêm, một ngày hay “trọn gói” 24 tiếng đồng hồ trong một căn phòng lịch sự, dưới ánh đèn dìu dịu, không khí nhè nhẹ... để một mình “chị em” tha hồ la hét, mặc sức khóc lóc, kể cả đập phá. Giá cả cũng chỉ “thường thường bậc trung,” khoảng 83 Mỹ Kim. Chị em nào mà tâm hồn đã lỡ chai đá, khó bật khóc ngay được thì trong phòng đã có sẵn những cuốn phim tình cảm vô cùng ướt át, bảo đảm chưa xem hết phim đã khóc như mưa như gió để từ đó có đà mà... gào, mà chửi đời, chửi “sếp,” chửi đồng nghiệp hay chửi... chồng. Chửi cho đã miệng! Chửi cho thỏa lòng! Giấy lau nước mắt siêu hạng có sẵn đã đành mà mặt nạ còn “hết ý” nhằm bảo đảm (những) trận khóc “thỏa chí tang bồng” ấy không để lại dấu tích nhỏ nào nơi cặp mắt, không làm bộ mặt sưng húp, trái lại khi khách hàng ra về diện mạo đã tươi tỉnh, phơn phởn như có cả một mùa xuân trên ngoại hình... để rồi “nàng” lại sẵn sàng đối đầu với những cuộc “đất bằng nổi sóng” trong đời sống xã hội hay gia đình...
Tuy nhiên, đã mang danh là nạn nhân của bao điều khổ tâm, uất ức, bao nỗi “stress” thì hẳn nhiên phải độc hành, phải cô đơn mới đúng nghĩa, thành thử nữ khách hàng không thể mang theo một “đối tác” nào khác cho dù là đồng giới hay cùng cảnh ngộ hoặc “ủng hộ viên.”
Bà xã tôi thỉnh thoảng lại... khóc, i ỉ có, rống lên cũng có, nhưng thường “ca” cô đơn, nào trên đời này chẳng ai hiểu nổi bà ấy, nào chẳng người nào cảm thông với bà ấy - “trời đất hỡi, có thấu cho tình cảnh con, nè!” - tôi đã xúi “nàng” lợi dụng Hè này làm một chuyến sang Nhật, dĩ nhiên đi “solo” - thuê phòng ở Khách sạn Mitsui Garden Yotsuya để tha hồ “xả,” không chỉ một đêm, một ngày mà cả một tuần lễ càng “chắc ăn.” Tôi thà chịu tốn một số tiền lớn mà có bên mình một bà xã vui tươi, hiền thục, nói ít, không cằn nhằn và chỉ khóc khi thật cần thiết... thiết tưởng tôi vẫn lời to. Ngược lại, sớm muộn gì tôi cũng sẽ... điên trước khi chết không kịp ngáp

HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.