logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 01/07/2015 lúc 06:48:40(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Truyện Kiều là tác phẩm duy nhất trong Văn học Việt Nam gây ra nhiều cuộc tranh luận nhất từ lúc nó xuất hiện trước 1820, là năm Nguyễn Du tác giả của nó qua đời (1765-1820). Vấn đề tranh cãi không phải ở văn chương mà ở luân lý của tác phẩm. Trong các nho gia nổi danh về văn mặc thì Nguyễn Công Trứ (1778-1858) lên án Kiều, trong khi Chu Mạnh Trinh (1862-1905) lại tán dương nàng.

Sang đầu thế kỷ 20, trên tờ Nam Phong, học giả Phạm Quỳnh (1892-1945) gây ra phong trào sùng thượng Kiều và vào 1924 nhân dịp tổ chức “Lễ kỷ niệm cụ Tiên điền”, trong bài diễn văn, Phạm Quỳnh đã nói một câu bất hủ: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.”

Lập tức có phản ứng gay gắt từ giới khoa bảng cũ như Ngô Đức Kế (1878-1929) và Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947), những nhà nho tâm huyết coi vận nước làm trọng.

Cụ Ngô, cụ Huỳnh kết án tác phẩm Kiều về luân lý là “ai dâm, sầu oán, đạo dục, tăng bi” nhưng chủ yếu nhắm vào thái độ đề cao quá đáng danh tác của Nguyễn Du của ông chủ tờ Nam Phong mà họ cho rằng với mục đích ru ngủ thanh niên.
Thập niên 1960 ở miền Nam lại nảy sinh cuộc tranh luận về “Vụ án Truyện Kiều”. Lần này Phạm Quỳnh lại được đưa lên bàn mổ xẻ xem cây viết tiền phong này có phải là tay sai chính trị của thực dân Pháp hay không khi đề cao Truyện Kiều.
Ngày nay, tuy chưa tới ba trăm năm như Tố Như tiên sinh mong có người thông cảm (bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố như), nhà giáo Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu đã đưa ra những nhận định xác đáng về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều, nhất là trong phần phẩm bình về giá trị luân lý của tác phẩm như sau:

“Một tác phẩm đã chiếm một địa vị quan trọng trong quốc văn là quyển Kim Vân Kiều tân truyện, nhất danh là Đoạn trường tân thanh, mà tác giả là Nguyễn Du.

Nguồn gốc truyện Kiều. – Tác giả, trong đoạn mở bài (câu 7 – 8) đã viết:

Kiểu thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Vậy tác giả đã được xem một cuốn sách của Tàu rồi nhân đấy mà viết ra truyện Kiều. Nhưng bốn chữ “phong tình cổ lục” chỉ có nghĩa là một câu chuyện phong tình xưa, tức là một cái phổ thông danh từ, chứ không phải là nhan riêng một cuốn sách. Vậy sách ấy chính nhan là gì và do ai làm ra? Lâu nay, ở nước ta, vẫn có một bản truyện Kiều chữ Hán chép tay nhan là Kim Vân Kiều truyện mà các học giả vẫn cho là một cuốn tiểu thuyết Tàu do đấy Nguyễn Du đã soạn ra cuốn truyện nôm. Gần đây, chúng tôi lại được xem một cuốn sách nội dung giống như cuốn trên này, nhưng là một cuốn sách in (mộc bản) ở bên Tàu. Sách gồm có 4 quyển và chia làm 20 hồi. Ở đầu mỗi quyển, có đề: (Quán hoa đường bình luận Kim Vân Kiều truyện, quyển chi. – Thánh thán ngoại thư – Thanh tâm tài nhân biên thứ).

Khi ta so sánh nguyên văn quyển Kim Vân Kiều truyện này với nguyên văn truyện Kiều của Nguyễn Du thì ta thấy rằng đại cương tình tiết hai quyển giống nhau: các việc chính, các vai nói đến trong truyện Kiều đều có cả trong cuốn tiểu thuyết Tàu. Sự so sánh ấy lại tỏ rõ rằng Nguyễn Du không phải chỉ dịch văn xuôi của Tàu ra văn vần của ta mà thôi. Tác phẩm của ông thật có phần sáng tạo đặc sắc: ông sắp đặt nhiều việc một cách khác để cho hợp lý hơn hoặc để tránh sự trùng điệp; ông thay đổi nhiều điều tiểu tiết để tả cảnh ngộ hoặc tình hình các vai trong truyện một cách rõ rệt hơn; ông lại bỏ đi nhiều chỗ thô tục (như đoạn kể rõ “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”) và nhiều đoạn rườm, thừa, không bổ ích cho sự kết cấu câu chuyện.

Vậy nguồn gốc truyện Kiều của Nguyễn Du là quyển tiểu thuyết Tàu nhan là Kim Vân Kiều Truyện do một tác giả hiệu là Thanh Tâm tài nhân soạn ra về cuối thế kỷ thứ XVI hoặc đầu thế kỷ thứ XVII và do một nhà phê bình có tiếng là Kim Thành Thán bình luận.

Tâm sự tác giả trong truyện Kiều. – Truyện Kiều có thể coi là một câu truyện tâm sự của Nguyễn Du tiên sinh. Cái tâm sự ấy là cái tâm sự của một người bầy tôi trung mà vì cảnh ngộ không thể giữ trọn được chữ trung với cựu chủ. Tác giả vốn tự coi mình như một cựu thần của nhà Lê, mà gặp lúc quốc biến không thể trọn chữ trung với Lê hoàng, lại phải ra thờ nhà Nguyễn. Tâm sự thật không khác gì Thúy Kiều đã đính ước với Kim Trọng mà vì gia biến phải bán mình cho người khác, không giữ được chữ trinh với tình quân. Bởi vậy tác giả mới mượn truyện nàng Kiều để ký thác tâm sự của mình.

Triết lý truyện Kiều. – Cái triết lý trong truyện là mượn ở Phật giáo. Ngay đoạn mở đầu, tác giả nhận rằng ở trên đời này tài và mệnh thường ghét nhau (tài mệnh tương đố). Cả thân thế nàng Kiều là một cái bằng chứng về điều ấy: Kiều là một người có tài có sắc mà gặp bao nỗi long đong lưu lạc, thật là số mệnh hẩm hiu. Nhưng tại sao Thúy Kiều không làm gì nên tội mà lại phải chịu những nỗi khổ ấy? Muốn giải điều ấy, tác giả mượn cái thuyết nhân quả của đạo Phật. Cái nghiệp ta chịu kiếp này là cái kết quả của công việc ta về kiếp trước cũng như công việc ta kiếp này sẽ là cái nguyên nhân của nghiệp ta về kiếp sau. Thế thì Thúy Kiều phải chịu những nỗi khổ sở là để trả cái nợ, rửa cái tội kiếp trước. Bởi vậy muốn cho cái nghiệp của mình về kiếp sau được nhẹ nhàng, thì phải giữ mối thiện tâm, phải làm điều thiện, Thúy Kiều tuy gặp bao tai nạn oan khổ mà giữ được lòng thiện, biết bán mình để trọn đạo hiếu, cứu muôn người để làm điều nhân, nên sau một hồi mười lăm năm luân lạc phong trần, lại được hưởng hạnh phúc về hậu vận (đoạn tái hợp). Nên tác giả kết lại khuyên người ta nên giữ lấy chữ tâm, vì cái thiện tâm có thể gỡ được cái tội nghiệp của mình về kiếp trước và gây nên cái quả phúc cho mình về sau.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa
Thiện căn ở lại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Luân lý truyện Kiều. – Về phương diện văn chương thì ai cũng công nhận truyện Kiều là hay. Nhưng về đường luân lý, hồi xưa các cụ theo lễ tục cổ có ý cho là một quyển sách không nên cho đàn bà con gái xem. Bởi vậy mới có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần. Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”.

Các cụ nói thế, có lẽ vì những lý do này:

1) Trong truyện Kiều, có một vài đoạn (như những đoạn tả đêm hôm động phòng của Mã Giám sinh với Thúy Kiều, tả cách ăn chơi đón tiếp ở nơi thanh lâu, tả lúc Thúy Kiều tắm) các cụ cho là khiêu khích dục tình.

2) Theo lễ tục xưa, con gái phải đợi mệnh của cho mẹ “đặt đâu ngồi đấy”, để quyền cho cha mẹ kén chọn gả bán. Thế mà Thúy Kiều tự ý sang nhà Kim Trọng trước khi nói với cha mẹ: đó là một điều các cụ cho là trái với lễ tục cổ.
Nay ta thử xét xem hai cớ ấy có phương hại gì cho nền luân lý không? Về cớ thứ nhất, tuy tác giả có tả các điều kể trên, nhưng bao giờ cũng dùng lời văn rất thanh nhã kín đáo, không hề tục tằn bộc lộ, chỉ khiến cho người đọc hiểu việc mà sinh lòng hoặc thương hại cho Thúy Kiều, hoặc ghê tởm về cảnh tượng, chứ không phải lối văn khiêu khích dục tình. Như đoạn tả đêm hôm động phòng của Mã Giám sinh với Thúy Kiều, tác giả đã viết:

Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi lối về.
Một cơn mưa gió nặng nề,
Thương gì đến ngọc, tiếc gì đến hương.
Đêm xuân một giấc mơ màng,
Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ.
Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa
Phần căm nỗi khách, phần dơ mỗi mình.

Ta đọc mấy câu văn kín đáo ấy, cũng như nàng Kiều, ta chỉ căm giận về thói vũ phu của một kẻ phàm tục mà thương xót cho thân phận một người con gái tuyết sạch giá trong chả may sa vào nơi bùn lầy dơ bẩn. Đến đoạn tả Thúy Kiều tắm:

Buồng the phải buổi thong dong,
Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa.
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà,
Rành rành sẵn đúc một tòa thiên nhiên!

Tuy tả một việc rất thô, mà lời văn thanh nhã biết chừng nào! Đọc bốn câu ấy, ta có cái cảm giác về mỹ thuật khác nào như đứng trước một pho tượng khỏa thân của nhà điêu khắc tạo ra, chứ không hề có cái cảm giác về nhục dục.
Về cớ thứ nhì, cứ theo cái quan niệm mới về việc hôn nhân để cho trai gái có quyền lựa chọn miễn là trước khi lấy nhau phải được cha mẹ ưng thuận, thì việc làm của Thúy Kiều kể cũng không đáng trách, vì tuy nàng có thề thốt với Kim Trọng, nhưng vẫn giữ được sự trong sạch và vẫn đinh ninh dành quyền quyết định cho cha mẹ. “Thói nhà băng tuyết chất hằng phỉ phong. Dù khi lá thắm, chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha”. Đó là câu Thúy Kiều trả lời Kim Trọng khi chàng ngỏ lời yêu nàng. Kim Trọng cũng thuận theo ý ấy, chỉ xin Thúy Kiều ưng trước rồi sẽ nhờ mối lái hỏi theo lễ tục thường: “Chút chi gắn bó một hai, Cho đành, rồi sẽ liệu bài mối manh”. Lại chính Thúy Kiều đã lấy lời lẽ đoan chính mà răn Kim Trọng khi thấy chàng có ý lả lơi:

Đã cho vào bậc bố kinh,
Đạo tòng phu lấy chữ Trinh làm đầu
Ra tuồng trên Bộc, trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi?

Xem thế thì biết Thúy Kiều tuy là một người giàu về tình ái nhưng không phải là con người đam mê tình dục, thực đúng như lời vãi Giác Duyên đã phán đoán trong câu: “Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm”. Phương chi khi Thúy Kiều, sau mười lăm năm lưu lạc, lại gặp tình nhân, nàng tự cho thân mình là xấu xa không còn xứng đáng với người yêu xưa, nên dù Kim Trọng nài ép cũng nhất định xin đổi tình vợ chồng thành tình bè bạn để giữ lấy tấm lòng trong sạch, lấy chữ “trinh” trong tâm hồn thay cho chữ “trinh” về thân thể đã mất.

Xem thế thì biết Thúy Kiều là một người đàn bà có tính tình cao thượng. Vả chăng, xét cả thân thế nàng Kiều, dù có cho việc vượt ra ngoài vòng lễ tục ấy là một điều lỗi, thì việc nàng bán mình chuộc tội cho cha, hy sinh chữ tình để theo trọn chữ hiếu cũng đủ chuộc được điều lỗi của nàng. Vì sự hy sinh ấy mà trong mười lăm năm nàng phải chịu bao nỗi khổ sở, khổ vì cảnh ngộ đã đành, mà thứ nhất là khổ vì mối chung tình với Kim Trọng. Thế thì ta chỉ nên thương hại thay cho nàng, chứ không nên trách nàng đã yêu vụng dấu thầm chàng Kim.

Đó là xét riêng về hai điều kể trên. Nay nếu xét cả cuốn truyện thì ta nhận thấy ở trong ấy có nhiều bài học luân lý rất hay. Về đường cá nhân luân lý, thì Thúy Kiều treo cho ta cái gương một người biết trọng phẩm giá: “Đến điều sống đục, sao bằng thác trong”. Biết giữ thủy chung, vì tuy bị lưu lạc, lúc ở thanh lâu, lúc lấy Thúc sinh, lúc lấy Từ Hải mà bao giờ nàng cũng nhớ đến Kim Trọng là người đã gắn bó với nàng từ trước. Về đường xã hội, luân lý, thì việc Chung ông giúp Kiều để cứu cha nàng là một việc nghĩa, việc Kiều khuyên Từ Hải ra hàng để cứu nhân dân, là một việc nhân. Tác giả lại khéo tả các cách hành động của những kẻ gian ác, cái thói tham nhũng của một bọn sai nha, khiến cho người đọc sinh lòng tức giận. Vậy một quyển sách gây nên nhiều thiện cảm như truyện Kiều chả phải là một tác phẩm có ảnh hưởng tốt về đường luân lý hay sao?

Văn chương truyện Kiều.
– Xưa nay ai cũng công nhận cái giá trị đặc biệt của truyện Kiều về đường văn chương. Cách kết cấu toàn thiên đã có phương pháp, cách sắp đặt trong mỗi hồi, mỗi đoạn lại phân minh. Các câu chuyện thật là thần tình khéo léo. Tả cảnh thì theo lối phác họa mà cảnh nào cũng linh hoạt khiến cho người đọc cảm thấy cái thi vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn của mỗi vai ở trong cảnh ấy. Tả người thì vai nào rõ ra tính cách vai ấy, chỉ một vài nét mà như vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lý của vai ấy, khiến cho nhiều vai (như Sở khanh, Tú bà) đã thành ra những nhân vật dùng làm mô dạng cho đời sau. Văn tả hình thì thật là thắm thía thiết tha làm cho người đọc phải cảm động. Cách dùng điển thì đích đáng, tự nhiên, khiến cho người học rộng thì thưởng thức được lối văn uẩn súc của tác giả mà người thường cũng hiểu được đại ý của câu văn. Bởi thế truyện Kiều mới thành quyển truyện phổ thông nhất ở nước ta: trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ thường dân, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều. Rồi nhân đấy mà làm ra các bài vịnh Kiều, tập Kiều, án Kiều, thật là một cuốn sách rất có ảnh hưởng về đường văn học và phong tục ở nước ta vậy.”


Hoàng Yên Lưu
Trích Việt nam Văn học sử yếu – Chương 18
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.