logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 14/02/2013 lúc 11:17:49(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Tháng Giêng là tháng ăn chơi không phải nếp sống của những người nghèo vùng sâu vùng xa Nghệ An, nơi có những bậc cha mẹ quanh năm suốt tháng đi nhặt rác đi nhặt phế liệu với quyết tâm thoát nghèo bằng cách cho con vào đại học.


Tải để nghe


UserPostedImage
Screen cap/congannghean. Con đường dẫn vào xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, vùng đất cày lên sỏi đá.
Đầu xuân, nhớ lại câu nói của người xưa "Chung thân chi kế mạc như thụ nhân...Nhật thụ bách hoạch giả, nhân dã"... của Quản Trọng, thừa tướng nước Tề, một nhà chính trị, nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu bên Trung Hoa, được hiểu là " Kế hoạch cả đời không gì hơn trồng người... Trồng một mà thu hoạch trăm chính là trồng người vậy.

Có thể những bậc cha mẹ được nói tới hôm nay không hề biết đến ông Quản Trọng, nhưng trong thâm tâm và trong cuộc sống họ đã vun xới, chăm bón, dạy dỗ con ăn học đến nơi đến chốn, thành người hữu dụng cho xã hội.

Nuôi con ăn học thành đạt bằng cả ý chí và nghị lực

Mời quí vị cùng Thanh Trúc về xã Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, vùng đất cày lên sỏi đá, với gia đình ông bà Trương Đình Phùng có năm đứa con vào đại học:

Quang Thành là một xã miền núi cách trung tâm huyện hai mươi cây, chưa có đường nhựa vào, điện có nhưng mà yếu, giờ cao điểm không dùng được, người dân sống chủ yếu về nông nghiệp. So với vùng xuôi thì điều kiện khó khăn hơn nhiều, mức sống thấp hơn và tỷ lệ hộ nghèo cao hơn.

Vừa rồi là lời ông Hoàng Văn Bảy, chủ tịch xã Quang Thành:

Ở Quang Thành đây thì những hộ nghèo có con vào đại học cũng nhiều, nhưng mà riêng hộ Trương Đình Phùng, là hộ người Công Giáo, thì đây là một trường hợp đếm trên đầu ngón tay vì nó ít. Thứ nhất là gia đình định hướng được cho con cái học tập mặc dù khó khăn, nhưng đó là định hướng của bố mẹ cho tương lai con cái. Dân đây thì tốt, chịu thương chịu khó nhưng vùng đất này khó khăn nên làm ăn cũng khó.

Ông Trương Đình Phùng, là bộ đội đặc công, lại bị nhiễm đôc chất da cam nên hay đau ốm bệnh hoạn, cho biết:

Tôi có mười người con năm trai năm gái, đứa học Cao Đẳng Y xong ra thì bị ung thư chết, đứa thứ hai bị tai nạn giao thông rồi cũng qua đời. Nuôi con ăn học nói chứ cũng vất vả, cũng cố gắng tích lũy, trước đây còn khỏe cũng có làm một ít rẫy trên rừng, trồng cây rồi bán cây, đất canh tác thì tôi có sáu sào ruộng, rồi cũng chăn nuôi để lo cho con ăn học, chừ gia đình cũng hoàn cảnh lắm, nuôi con học đại học hết sức vất vả, đi vay chỗ này qua chỗ khác

Hỏi tại sao phải vất vả thế mà vẫn quyết tâm cho con ăn học, ông Phùng trả lời tại vì đời con phải hơn đời
cha thì mới thoát nghèo và thoát ngu được:

Trước đây thì tôi cũng tranh thủ ăn học nhưng vì điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ thành chỉ học đến lớp Bảy ngày xưa thôi.Sau đó thì tôi đi bộ đồi rồi khi ra là quyết tâm cho con ăn học, dù có vất vả thì cũng phải chạy vạy cho con ăn học, để cho nó làm người đã rồi sau này nó kiếm nuôi bản thân và giúp đỡ gia đình, xã hội cũng như Giáo Hội. Rứa là tôi cố gắng hết sức bởi vì cũng muốn tất cả các con đi học hết đại học, không biết hy vọng rứa có tham quá không cô nạ.

Không chỉ cho con ăn học mà đủ, ông Trương Đình Phùng còn cố gắng khuyên nhủ con phải làm người tử tế và có đạo dức:

Tôi là người Công Giáo, chỉ xin Chúa cho tôi được bằng yên. Chừ gia đình nghèo tôi cũng thường nhắc nhủ với con là tuy bố vất vả nuôi các anh học đại học nhưng hy vọng các con phải sống làm sao cho đúng cái nghĩa của bản thân con người, đừng làm mất danh giá của con người, khi mà mình không chống lại những cám dỗ trong chốc lát của cuộc sống bên ngoài và đánh mất bản thân là đánh mất hết tất cả, cho nên các con phải luôn sống cho bản thân, cha mẹ và anh em giòng tộc nữa. Chỉ mong sao các con ăn học đến nơi đến chốn là tôi thỏa mãn, làm giàu thì chừ tôi cũng không mơ ước vì già rồi.

Cuộc sống khó nghèo nhưng êm đềm, đôi lúc gặp chuyện đau lòng như con chết vì bệnh hay tai nạn, gia đình chạy ăn từng bữa, là sự hy sinh vô bờ bến của ông bà Trương Đình Phùng. Dù đi học xa. lại phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, Tết nhất con cái ông Phùng vẫn tựu về đông đủ nơi quê nghèo Quang Thành, Yên Thành, Nghệ An. Trương Đình Kiên, con thứ ông Trương Đình Phùng, không dấu niềm tự hào và lòng biết ơn trước công lao sinh thành dưỡng dục của song thân:

Nhà em thì nông thôn nghèo, bố đi bộ đội về bị nhiễm chất độc hoá học bây giờ không có khả năng lao động không làm được gì nữa cả. Nói chung em sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng bố mẹ rất thương con cái, không quản ngại khó khăn, chạy đây chạy đó vay mượn, tạo điều kiện cho chúng em ăn học.

Không kể người chị đầu tốt nghiệp Cao Đẳng Y Khoa đã chết vì bệnh ung thư, chị thứ hai cũng mất vì tai nạn, Trương Đình Kiên kể từ người anh thứ ba trở đi:

Anh trai em là Trương Đình Vịnh đi bộ đội hai năm, về học kỹ sư công nghệ thông tin năm năm, bây giờ cũng đã ra trường . Kế đến là anh Trương Đình Viện, cũng thi với người anh thứ ba và đậu cùng một lúc nhưng học Cử Nhân Sinh Học ở Đại Học Vinh. Em là Trương Đình Kiên, sau một năm hai anh vào trường thì em cũng đã đâu vào Đại Học Vinh luôn. Em học đại học sư phạm thể dục thể thao, đã ra trường năm ngoái. Còn bây giờ đứa em tiếp của em, là Trương Đình Thiện, hiện đang học Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Huế năm thứ hai.

Tụi em cũng biết cha mẹ rất vất vả, cực khổ cho chúng em đi học. Chúng em cố gắng hết sức để không phụ lòng cha mẹ. Tụi em vừa đi học vừa đi làm để có thêm thu nhập, tiếp tục có nghề nghiệp để giúp đỡ các em sau ăn học cho đỡ vất vả.
Thanh Trúc tin rằng nếu không kể ra, bởi người dân hiền lương chân chất ở đây vốn kiệm lời, không kêu ca, hỏi gì nói nấy, thì quí thính giả vẫn có thể mường tượng cuộc sống của người nghèo miền núi Quang Thành nói chung và gia đình ông Trương Quang Phùng nói riêng. Khi mùa đông về, khi hết mùa thu hoạch thì để có cái ăn người ta phải vào rừng đốn củi hái măng thêm vào bữa cơm đạm bạc hàng ngày.

“Dầm mưa, dãi nắng” nuôi con vào đại học

Đó cũng là cảnh nghèo nơi gia đình ông Lương Xuân Cảnh ở miền xuôi, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Hàng ngày đi nhặt rác và nhặt phế liệu, hai ông bà nuôi hết bốn con vào đại học trước sự ngỡ ngàng thán phục của xóm giềng.

Trước đó, ông Lương Xuân Cảnh bôn ba đi làm thuê làm mướn từ miền Trung, miền Nam rồi qua tới Lào:

Trước khi ra đi cũng bảo con là bố đi mà các con không cố gắng học là bố không đi mô hết, là bởi vì phải bươn chải đi làm xa mà, đi nhặt sắt vụn, lên miền núi lên rẻo cao để nhặt sắt vụn.

Khi đó, nhận thấy ông là một người thật thà mà lại ít gây chú ý, nhiều người muốn nhờ ông thồ hàng cho họ và trả khá tiền. Ông Cảnh đã từ chối những đề nghị béo bở này chỉ giản dị trong suy nghĩ là "mần rứa thì thất đức làm răng mà nuôi dạy con cho được" .

Trở về Hợp Thành, ông cùng vợ đi nhặt rác và nhặt phế liệu để kiếm sống, kiên trì xóa nghèo bằng cách nuôi con đi đại học:

Thì cũng vào từng nhà mua của họ đủ các loại nào nhựa nào phế phẩm, về nhặt rồi nộp lại cho họ để kiếm đồng tiền cho các cháu ăn học mà. Có những lúc đại bí, bây giờ còn có tiền sinh viên, chứ có những giai đoạn nói thật vay mười phẩy, thậm chí có lúc hai mươi phẩy cũng phải lấ , nhưng mà hôm trước hôm sau hoặc là trong vòng mười ngày mình phải quay chỗ khác để mà trả cho họ vì cao quá. Nhiều khi cũng lấy nóng đắp nguội nói thật là nó cũng chồng chất quá. Thực tế là cũng đang còn vất vả, con thì ăn học mà nhà cửa thì muốn sập hết rồi mà cũng chịu, cắn răng để nuôi cho các cháu nó ăn học.
Để có tiền trang trải cho con đi học từ cấp dưới lên đến bậc đại học, cả nhà ăn uống cần kiệm, kham khổ:

Có những lúc trưa chẳng ăn cơm mà tối thì bảy tám giờ mới về đến nhà đấy. Cơ bản là kiếm cho ra đồng tiền để thêm cho các cháu ăn học cho nó thành đạt. Tôi cũng thường động viên các con đi hái rau má ...

Bà Nguyên, vợ ông Cảnh, mà hình ảnh quen thuộc là chiếc xe đạp và đôi sọt tre quanh xóm, kể với Thanh Trúc là ông bà vẫn thường nhủ các con đi kiếm các loại rau, nhất là rau má, mang về ăn ghém thêm với cơm:

Khi nào cũng vất vả lắm, không đủ nuôi con, đi hái thêm rau cỏ, rau má, về ăn vì nhà không bao giờ có đủ gạo. Lần hồi lần hồi cũng qua ngày đoạn tháng, tháng ni qua tháng khác, đói thì đói chứ gia đình cũng vui vẻ, con cũng ngoan ngoãn biết nghe lời cha mẹ. .

Có nhiều lúc nhọc nhằn quá, bà Nguyên tâm sự, bà cũng muốn để con đi làm đỡ tay thay việc,. Nhưng khi nhìn thấy con học hành chăm chỉ chỉ thì bao nhiêu nổi cực khổ mệt nhọc mỗi ngày tan biến đi hết.

Ngoài đại học, nghiêm khắc và kiên nhẫn dạy con sống ngay thật, đàng hoàng là tâm niệm của ông Lương Xuân Cảnh:

Phải thật thà và luôn luôn khiêm tốn. Tôi thì học hành cũng ít, nói thực khi xung phong vào bộ đội thì cũng cực lắm, thấy cái hoàn cảnh như rứa thì về là cố nuôi dưỡng cho con ăn học.

Thực sự hai ông bà có tất cả bảy người con, đầu tắt mặt tối cũng chỉ kiếm đủ tiền cho bốn con trai đi học đại học, trong lúc ba con gái đầu chỉ học hết phổ thông là phải gác lại giấc mơ học lên cao để đi làm phụ giúp bố mẹ cùng nuôi em ăn học.

Hiện tại, con đầu của ông Cảnh bà Nguyên, Lương Xuân Triều, Đại Học Thể Dực Thể Thao Từ Sơn, đang tiếp tục học lên Cao Học. Cậu em kế, Lương Xuân Phú, tốt nghiệp Đại Học Công Nghệ Thông Tin, cũng đang học Cao Học ở Hà Nội. Con trai thứ ba, Lương Xuân Quí, tốt nghiệp Đại Học Thể Dục Thể Thao và đang học Cao Học. Theo gót ba anh của mình, em út Lương Xuân Quang cũng vào Đại Học Thể Dục Thể Thao.

Không bao giờ mặc cảm về cảnh nghèo của gia đình, những người con của ông Lương Xuân Cảnh và bà Trần Thị Nguyên vừa học vừa làm, từ bốc vác đến phục vụ quán ăn đến rửa chén bát để kiếm thêm tiền trang trải. Cậu anh Lương Xuân Triều kể:

Rảnh thời gian nào thì đi làm thời gian nấy cho cha mẹ đỡ nhọc. Nói chung thì mấy anh em nhà em cũng rất là tự hào về mình, vật chất không có nhưng tình cảm và tình yêu thương rất lớn .
UserPostedImage
Bà Trần Thị Nguyên nhặt rác và phế liệu. Ảnh do tác giả gởi

Bốn anh em vô cùng thương yêu và đùm bọc nhau, Lương Xuân Quí chia sẻ:

Nhà thì nghèo thật nhưng mà bố mẹ cũng lo hết sức rồi đấy. Đến bây giờ đang học thì bốn anh em cũng đi làm thuê để nuôi nhau, phải đi làm cả đêm cả hôm. Em đi làm từ 9 giờ tối cho đến 4 giờ sáng, có hôm làm đến 12 giờ, em làm bốc vác.

Đó là câu chuyện từ xã Quang Thành vùng cao và xã Hợp Thành mạn dưới thuộc huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, nơi mà xuân không bao giờ tàn và ước mơ không bao giờ phai, bởi đó là hy vọng là ý chí phấn đấu vươn lên khỏi cái nghèo cái thiếu để có một chỗ xứng đáng trong lòng xã hội.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 14/02/2013 lúc 11:19:53(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.