logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 10/07/2015 lúc 06:44:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhạc sĩ Xuân Điềm và cây banjo kỷ niệm

Nhạc sĩ Xuân Điềm sinh tại quận Phù Cát tỉnh Bình Định vào năm 1941 nhưng trên giấy tờ khai sinh ghi là 1948. Tuổi ấu thơ lớn lên trong vùng chiến tranh vào thời kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954), cậu bé Xuân Điềm đã có nhiều kinh nghiệm với thủ thuật nhồi sọ và tuyên truyền dành cho trẻ em của người Cộng Sản.
Thân phụ của ông là một người làm đàn, biết chơi đàn vĩ cầm, học từ một linh mục. Do đó, cậu bé cũng có được mớ kiến thức âm nhạc từ đó. Nhưng về mặt học chữ thì vùng chiến tranh này không có trường học. Không có giấy bút mực cho nên học trò phải dùng những lá chuối phơi nắng thay giấy và bút làm bằng tre vót nhọn đầu, hơ lửa cho nóng rồi viết chữ lên tờ lá chuối. Đó là kỷ niệm đáng nhớ về học hành thời niên thiếu của Xuân Điềm.

Sau 20/7/1954, đất nước Việt Nam chia đôi, cậu bé Xuân Điềm được 13 tuổi và cha mẹ cậu bé phải làm lại giấy khai sinh ghi nhỏ đến 7 tuổi với năm sinh là 1948 để cho cậu bắt đầu học tiểu học ở thành phố Qui Nhơn, coi như là đứa học trò to cao nhất lớp. Sau đó thi đậu vào trường trung học Cường Để cuối thập niên 1950, rồi 1963 vào Sài Gòn tiếp tục học trường Tabert, thi đỗ bằng tú tài năm 1967.

Trong thời gian học trường Tabert, anh thường chơi vĩ cầm cho ban nhạc ở đài phát thanh Sài Gòn tên là Ban Tài Năng Mới do nhạc sĩ Lê Thương lập ra.

Ca khúc đầu đời của Xuân Điềm là Tình Đại Dương năm 1964 được anh trình diễn lần đầu tiên trên đài phát thanh Sài Gòn trong ban nhạc Tài Năng Mới, điệu Slow Rock, tông Rê Trưởng và sau đó nhạc sĩ Nguyễn Đức đưa ca sĩ Phương Hồng Hạnh thu âm cho hãng đĩa Việt Nam: “ Khi vừa 18 đi vào tuổi đời, mơ tàu nương sóng đại dương ra khơi, yêu đời lính chiến đi muôn nơi, sóng đưa xa ngàn hướng, tìm yên vui cho quê hương. Hôm nào trên bến khăn hồng giã từ, em nhìn anh lắng hồn trong tâm tư, dâng mình cho gió đi muôn phương, nhớ ghi đây lần cuối, tình ta lớn trong biển khơi...”

Kế tiếp Xuân Điềm viết thêm Mùa Hoa Tuyết. Bản Mùa Hoa Tuyết nói về mùa Giáng Sinh có những câu : “ Chậu kiểng hôm qua, nay ai thế màu lá ngà, và tuyết đâu rơi trên cành thông lả ngọn đông phong... Tình chung hai đứa như hoa tuyết mùa Giáng Sinh, trung trinh gởi người chiến binh,tuy cách xa nhưng mà gần nhau.” do ca sĩ Lệ Thu phổ biến vào năm 1968.

Sau đó nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mời anh cộng tác với hãng đĩa Continental, Sơn Ca, Nhạc Ngày Xanh của ông và Xuân Điềm có thêm mấy bản thu âm như Đừng Hẹn Nhau ( Khánh Ly ca ), bản Loài Hoa Không Tên (Giao Linh ca), Anh Biết Chăng ( Thanh Tuyền ca)...

Một bản nhạc của Xuân Điềm mà bao chàng trai năm 1968 và đầu thập niên 70 thường nghe là Tiếng Nói Động Viên trên đài phát thanh Sài Gòn và đài Quân Đội: “ Anh em ơi tiếng nói động viên, vai chen vai tiến lên cho đời kiêu hùng.Đây âm vang tiếng nói động viên, vang trong tâm huyết bao nhiêu người lên đường...”

Lý do sáng tác bài hát này là chàng thanh niên Xuân Điềm vào Nha Động Viên thăm chơi và Thiếu Tướng Bùi Đình Đạm là Giám Đốc nhờ viết ca khúc để cổ động chương trình kêu gọi thanh niên nhập ngũ. Chỉ trong một ngày bài hát hoàn thành và được Cục Tâm Lý Chiến giao cho ban hợp ca thu băng và phổ biến.

Không có tiền thù lao sáng tác nhưng Thiếu Tướng Đạm nói với Xuân Điềm rằng khi nào cậu đi lính mà muốn về làm việc với Nha Động Viên thì mọi việc dễ dàng.

Sau đó Xuân Điềm nhập ngũ vào quân trường Thủ Đức , ra trường cấp bậc thiếu úy, tác chiến vài năm rồi xin về công tác tại Nha Động Viên và được chấp nhận vì lời hứa trước đó của Giám Đốc Nha Động Viên đối với tác giả ca khúc Tiếng Nói Động Viên.

Thi sĩ Nhất Tuấn tức Đại tá Phạm Hậu, quản đốc đài phát thanh Quân Đội có nói với các nhạc sĩ rằng cần viết một số ca khúc về các binh chủng quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thay vì phải hát một số bản của nhạc sĩ Miền Bắc, thí dụ như bản Không Quân Việt Nam của Văn Cao. Và Xuân Điềm đã viết bản Việt Nam Không Quân Ca : “ Không Quân Việt Nam bao năm đã anh hùng, vượt mây lướt gió ta tung hoành trên cõi trời xanh. Giang đôi tay ôm trọn bầu trời, đưa quê hương đi vào lòng người. Ôi oai hùng ngàn đời, phi công nơi nơi, Không Quân Việt Nam đi trong nắng huy hoàng, một giải giang sơn Nam Bắc Trung như là gấm hoa. Xa trong không gian tuy rộng lớn, nhưng nhỏ bé trong tay người phi công.”

Bài hát này đã thu băng và phát thanh nhưng không được phổ biến lắm và cho đến hôm nay, nhiều người vẫn dùng bản của Văn Cao.

Sau 30 tháng 4 năm 1975, Trung úy kiêm nhạc sĩ Xuân Điềm bị tù Cộng Sản 8 năm. Một kỷ niệm đặc biệt là trong thời gian ở tù này anh đã làm một cây đàn Banjo rất đặc biệt. Cần đàn từ cái chân gỗ bàn bi da, thùng đàn mặt sau là bộ phận lọc gió bằng sắt của chiếc xe Jeep, mặt thùng trước là đĩa đựng thức ăn bằng nhôm, dây đàn làm bằng dây điện thoại. Tài làm đàn của Xuân Điềm học từ cha của anh, lúc anh còn niên thiếu.

Anh kể rằng khi hoàn thành cây đàn Banjo, vào một đêm trăng mùa Trung thu năm 1975, trong trại tù ở Hóc Môn gần Sài Gòn, anh ngồi khảy bản Nghìn Trùng Xa Cách (Phạm Duy) thì tiếng đàn vang xa và những chiếc bóng âm thầm từ từ tiến tới ngồi gần anh để thưởng thức. Đó là những người bạn tù, nữa đêm buồn nhớ không ngủ được. Sau đó cai tù đến thì Xuân Điềm chuyển sang chơi nhạc của chế độ mới và trả lời họ rằng những bản nhạc anh đã chơi là nhạc Liên Xô.

Và sau này có thêm một bạn tù làm được cây đàn ghi ta và cả hai thường chơi nhạc giải khuây cho bạn tù những lúc có thời giờ rảnh. Cây đàn Banjo được cải tiến vì Xuân Điềm lượm được đầu mảnh bom bằng nhôm và thay thế cái đĩa nhôm cũ cho nên tiếng đàn trở nên đặc biệt hơn. Cây đàn kỷ niệm này anh vẫn mang theo các trại tù và mang qua Mỹ và trong các buổi trình diễn hiện nay.

Trong 8 năm tù Cộng Sản, Xuân Điềm viết được một số ca khúc mà anh gọi là Tù Ca như bản Anh Vẫn Sống : “Vâng, anh vẫn sống, anh vẫn sống dầu bạn bè anh đã ra đi, dầu xác thân anh đã héo gầy, dầu mái đầu anh đã bạc phơ. Vâng anh vẫn sống dầu tủi nhục đau khổ triền miên, dầu tháng năm chồng chất ưu phiền, dầu người đời nay đã quên anh..”

Ngoài ra còn có bản Đợi Chờ tặng cho người vợ đi thăm nuôi anh, bản Hải Đảo Lưu Đày, Chiếc Kẹo Nhỏ Trong Bàn Tay Người Chết. Bài này phổ từ thơ của nhà văn Duy Lam tả về một người bạn tù sắp chết thèm được ăn một chiếc kẹo. Nhưng khi đi tìm được chiếc kẹo do một bạn tù khác tặng cho, về trao cho bệnh nhân thì người này tay nắm chiếc kẹo và dần dần từ giã cõi đời. Nỗi đau ấy được viết thành bài thơ và thành một bài tù ca bi thảm.

Nhạc sĩ Xuân Điềm sang định cư tại Hoa Kỳ năm 1990 theo diện HO tại Nam Cali. Năm 1993, anh cộng tác với một chương trình tên là Anh Vẫn Sống trên đài phát thanh Little Sài Gòn, hát những bản tù ca của anh. Anh qui tụ nhiều người yêu ca nhạc cùng tham gia và trình diễn những ca khúc đấu tranh của Xuân Điềm và bằng hữu sáng tác. Người ta gọi nhóm sinh hoạt ca nhạc của anh là Ban Tù Ca Xuân Điềm.

Ca khúc Tưởng Niệm Chiến Sĩ Tự Do- Việt Nam America của Xuân Điềm đã được hát nhiều lần trong công tác xây dựng Tượng Đài Việt Mỹ ở thành phố Westminster, thuộc Quận Cam. Các chủ đề lịch sử Việt Nam và thời sự như biển đảo Hoàng Sa Trường Sa cũng là cảm hứng sáng tác của anh.

Đã từng góp mặt trong dòng văn nghệ Sài Gòn trước năm 1975, đã từng trải qua những năm tháng tù Cộng Sản, đã từng thấm hiểu nỗi đau của quê hương dưới sự cai trị của chế độ độc tài tham nhũng trong nước hiện nay; nhạc sĩ Xuân Điềm vẫn nồng nàn sáng tác và cùng với Ban Tù Ca đóng góp sôi nổi vào các sinh hoạt văn nghệ đấu tranh của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.