logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 20/07/2015 lúc 07:06:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đại Học Fulbright

Sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có rất nhiều những dự án được ký kết giữa hai quốc gia, nâng quan hệ hai nước lên một tầm vóc chiến lược mới. Trong đó, việc Ban quản lý khu công nghệ cao TP HCM trao giấy chứng nhận đầu tư dự án trường đại học Fulbright VN (FUV) tại Việt Nam là một thể hiện cho sự nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục của hai nước.

FUV có phải là bước đầu của sự thay đổi tư duy đối với môi trường giáo dục ở Việt Nam hay không? Cát Linh có bài tìm hiểu trong phần sau.

Fulbright Viet Nam, gọi tắt là FUV là một hình thức Đại học tư thục không vì lợi nhuận đầu tiên ở Việt Nam, theo mô hình của Hoa Kỳ, do Quỹ sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV) thành lập. Đây là một hình thức còn rất mới, có thể nói là chưa có tiền lệ kể từ lúc hai quốc gia bình thường hoá quan hệ.

Sự khác biệt về tư duy

Là một người đã bỏ ra 20 năm đời mình để quan tâm đến vấn đề giáo dục ở Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng cho biết ông rất hoan nghênh và rất vui khi đại học FUV sẽ được thành lập ở Việt Nam.

“Tôi nghĩ là sự thành công của 1 Đại học Mỹ ở Việt Nam thì khả năng cao hơn các nước khác. vì ảnh hưởng của đại học mỹ ở Việt Nam rất lớn. Cho nên tôi nghĩ tương lai đại học Fulbright mà Mỹ đứng ra đầu tư và chia sẻ trách nhiệm thì khả năng thành công rất cao.”

Tuy nhiên, bên cạnh việc xác nhận Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và gặt hái được nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác giáo dục với quốc tế, nhưng ông vẫn cho rằng

“Họ đi rất chậm”

Những ai đã từng trải qua chương trình cao đẳng, đại học, cao học ở các nước tiên tiến như Úc, Mỹ, hoặc trong khu vực Châu Á như Singapore, Thái Lan đều nhận thấy sự khác biệt rất lớn với giáo dục trong nước.

Những trường đại học hợp tác quốc tế tại Việt Nam như RMIT của Úc, học viện IEI, British University Viet Nam là những trường đại học tư thục vì lợi nhuận. Chương trình học của sinh viên được biên soạn theo tài liệu từ cơ sở chính ở nước ngoài, do các giáo sư từ cơ sở chính về Việt Nam giảng dạy. Bên cạnh đó, sinh viên còn được những ưu đãi về học phí nếu tham gia chương trình exchange, nghĩa là sang quốc gia đó để hoàn tất thời gian cuối của chương trình học. Từ đó, họ nhận thấy sự khác biệt lớn.

Một sinh viên RMIT ở Việt Nam từng sang RMIT thành phố Melbourne chương trình exchange cho biết:

“ Nói tiếng Anh nhiều hơn, có nhiều lựa chọn hơn. Như học về phoptography và sound thì được đi ra ngoài và quay, đi chụp ở zoo và thu ở trong studio thì thích hơn ở đây.”

Đó là về cách giảng dạy và chương trình học thuật. Về nhân sự, nghĩa là đội ngũ giáo sư,giáo viên thì cũng có sự khác biệt.



“Giáo viên ở đây có vài người à. Còn bên kia thì full hơn. Như học về sound thì có thầy là nhạc sĩ đánh đàn guitar, cầm đàn guitar vào lớp để chỉ.”


Còn theo giáo sư Đăng Hưng, sự khác biệt lớn nhất đó là: Khác biệt giữa tư duy về giáo dục giữa chính phủ VN với các nước tiên tiến.

“Chúng ta xem đại học là chỗ đào tạo nhân tài, đào tạo tư duy, và có nền giáo dục đa chiều, cho phép sinh viên có tự do tư tưởng, tự do học thuật. Trong khi đó, ở Việt Nam thì quen với quy chế là hướng dẫn sinh viên theo yêu cầu tuyên truyền của nhà nước.”

Chính vì sự khác biệt tư duy đó, sẽ khó tránh được một số khó khăn khi hợp tác với đại học quốc tế.

“Họ không muốn đại học quốc tế tại Việt Nam có tính độc lập. Luôn luôn họ có ảnh hưởng.”

Bằng kinh nghiệm của mình, Giáo sư Đăng Hưng nhận xét rằng vì đó là hợp tác quốc tế, nên họ sẽ giao cho quốc tế một số quyền, cho phía quốc tế can thiệp về học thuât. Tuy nhiên:

“Họ sẽ giữ trong tay quyền về tổ chức, đặc biệt là tổ chức nhân sự, bổ nhiệm nhân sự từ phía Việt Nam. Trong vấn đề này sẽ có những sự chênh lệch về trình độ giữa những người từ Mỹ sang, từ Tây phương sang.”

Giáo sư Đăng Hưng cho biết các giáo sư từ Tây Phương sang giảng dạy ở Việt Nam hoàn toàn không nghĩ rằng họ đang bước vào một môi trường có sự khác biệt quá lớn. Theo ông, trong trường hợp này nếu các trường quốc tế tin tưởng trao lòng tin 100% thì sẽ bị những ngỡ ngàng:

“Vì những nhân sự mà Bộ GDĐT chỉ định để làm việc song song với những đối tác quốc tế thì họ không đủ trình độ để hiểu được những quyết định về học thuật của các giáo sư quốc tế.”

Ông gọi đây là sự chênh lệch về trình độ, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tư duy mà ông đã đề cập ở phần trên.

“Khác biệt là tư duy tổ chức đại học. tư duy về học thuật. Triết lý về giáo dục. Ngay từ ban đầu có sự khác biệt rất lớn. Nó là mặt trăng mặt trời. Cho nên quốc tế phải ý thức được sự khác biệt này để có những biện pháp tránh sự đỗ vỡ sau này.”
Thay đổi

Ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình VN tại ĐH Harvard trong một lần trả lời phỏng vấn báo giới trong nước cho biết rằng trường Đại học Fulbright sẽ hoạt động theo các nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú, đó là: “Minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở”.

Đối với giáo sư Đăng Hưng, để các đại học tư thục không vì lợi nhuận có thể phát triển ở tầm cao, bền vững ở Việt Nam thì việc cần thiết là thay đổi tư duy. Và vấn đề quan trọng nhất trong việc thay đổi tư duy đó là nhân sự.

Ông đưa ra ý kiến rằng những hiệu trưởng, nhà điều hành tương lai việc đầu tiên nên tham gia chương trình tuyển lựa nhân sự. Điều này nhằm đảm bảo những người giảng dạy được tuyển chọn đều có chung một tư duy.

“Có những người không có hiểu biết về đại học hoặc tâm huyết về giáo dục thì họ chỉ muốn tham gia vì quyền lợi của mình. Trong đại học quốc tế thì lương cao hơn nhiều nên ai cũng muốn có chỗ đó để làm việc. cho nên có sự tranh giành, người tham gia được là người có quyền thế. người có quyền thế chưa chắc là người có tư duy tốt, tâm huyết tốt cho nền giáo dục nước nhà.”

Mặc dù theo quan điểm của Giáo sư Đăng Hưng, khả năng sẽ có một sự tranh giành trong vấn đề nhân sự ở Đai học Fullbright, nhưng ông vẫn thấy rằng việc hình thành Đại học Fullbright là một sự thay đổi tư duy ở Việt Nam:

“Tôi nghĩ tư duy Việt Nam đã thay đổi, có thay đổi, nhưng không phải ai cũng thay đổi.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.