logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/07/2015 lúc 06:22:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Một phiên chợ đồ cổ chủ nhật chủ nhật hằng tuần tại quán cà phê Cao Minh, Sài Gòn.

Chơi đồ cổ là thú vui và thói quen của giới có tiền, có bề dày nghiên cứu lịch sử cũng như nguồn gốc, xuất xứ của món đồ mình đang sở hữu. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của một thời, còn hiện tại chuyện chơi đồ cổ giống như một thứ phong trào đã đến hồi phì đại trước khi tắt lịm, nhà nhà chơi đồ cổ, người có tiền thì sắm hàng độc, người không tiền, lao động nghèo cũng lao xao đi tìm đồ cổ, và kết quả thì miễn bàn, tiền mất tật mang vì đồ cổ.

Nói láo vì đồ cổ
Một người tên Trân, chuyên săn đồ cổ ở Gò Vấp, Sài Gòn, chia sẻ: “Phải rành không thì đồ giả nhiều lắm. Tại vì giờ nó có máy khắc laser, nó khắc nó giả niên đại nhiều lắm. Thứ nhất là đồ gốm, cổ, đồ trang sức, thời trang, đắc nhất là mắt kiếng, đồng hồ. Đồ bảo tàng nó giả nhiều lắm, nó, như bảo tàng Vương Hồng Sển, tụi nó đắp khuôn cao su, mang ra Hà Nội cho làng Bát tràng làm giả giống y như thật, sau đó nó đưa vô kho và nó lấy đồ xịn nó bán sạch. Đi kiểm kho thì vẫn có nhưng thực ra là đồ giả đấy. Bây giờ ai đi mua cũng mang theo dụng cụ thử hết, chứ không mang là bị lừa ngay!”

Theo ông Trân, với kinh nghiệm hơn ba chục năm sưu tầm đồ cổ của mình, ông đã phải hết sức bàng hoàng khi nhận ra chưa bao giờ thị trường đồ cổ cũng như giá trị đồ cổ bị đánh tráo, giả dối và vô văn hóa như hiện tại. Điều này khiến cho ông mất hết cảm hứng để chơi đồ cổ.

Và sở dĩ thị trường đồ cổ trở nên bê bối như hiện tại là vì nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính: Sự giả dối, láo toét đã thành nếp và; Người ta tự biến mình thành con thiêu thân vì động cơ lợi nhuận của đồ cổ.

Đơn cử một ví dụ, ông Trân kể lại chuyện vừa mới bị lừa mua một chiếc bát cổ bằng sứ đời Thanh ở một vùng khỉ ho cò gáy như Bù Đăng, Bình Phước. Chiếc bát cổ này được ông phát hiện ra ở nhà một người dân tộc thiểu số tại Bù Đăng. Khi hỏi thăm, chủ nhân của nó nói rằng đây là chiếc bát của nhiều đời tổ tiên ông bà để lại. Ông ngỏ ý muốn mua với giá khá cao vì đây là thói quen của ông, đã không mua thì bỏ qua, còn nếu thích, muốn mua thì sẽ mua với giá cao đúng giá trị của vật cần mua. Lần này, ông mua chiếc bát với giá hai mươi ngàn USD, tương đương với bốn trăm ba chục triệu đồng.

Chủ nhân của nó đồng ý bán nhưng yêu cầu ông cho thêm 500USD nữa để mua mâm lễ cúng tạ lỗi ông bà. Ông nghe vậy đồng ý ngay. Mua xong, ông vui vẻ mang chiếc bát về cất kĩ, đợi ngày giỗ cha sẽ mang ra khoe với bạn bè và trưng bày luôn tiện. Một bữa, người bạn chơi đồ cổ khác đến thăm, khoe với ông là mới mua được chiếc bát cổ ở Bù Đăng, lấy hình ra cho ông xem. Ông nhìn tấm hình thấy chiếc bát này giống y hệt chiếc bát ông mới mua.
Hỏi chuyện, người bạn của ông khoe là mua tại gia đình người bạn ở Bù Đăng, đúng với người đã bán chiếc bát cho ông Trân. Hỏi thêm một lúc, ông thấy nghi ngại, rủ người bạn mang chiếc bát đi thử carbon thì hỡi ôi, đây là chiếc bát giả cổ được chế tác rất tinh xảo. Sau vụ chiếc bát, ông Trân nhận ra có rất nhiều người bị lừa bởi những vùng khỉ ho cò gáy như vậy, thường là kẻ gian mang hàng giả đến kí gởi ở những nhà dân tộc thiểu số hoặc nhà cổ ở nông thôn và dặn chủ nhà nói đó là cổ vật của ông bà để lại, có lý lịch hẳn hoi.

Khi bán được những thứ đồ giả này, tỉ lệ ăn chia giữa chủ nhà và kẻ gian là 50/50. Chính vì số tiền quá lớn như vậy mà đa phần những người vốn thật thà, chất phác bỗng trở nên gian manh, láo toét và léo hánh. Đau nhất là khi ông Trân và người bạn tìm đến nhà người bán hai chiếc bát cổ để nói chuyện thì chủ nhà đích thực đã chết từ lâu, người đàn ông bán bát chỉ là người cháu họ, ông ta đến ở một thời gian rồi đi nơi khác. Mọi chuyện xem như mò kim đáy biển, mà có mò ra kim thì cũng chẳng làm được gì nhau!
UserPostedImage
Đèn măng-xông cổ bằng đồng. RFA PHOTO


Ông Trân cho biết thêm là hiện nay, chuyện đồ giả cổ không dừng ở việc giả niên đại, giả chất liệu mà người ta còn giả giống như thật, nghĩa là một chiếc bát cổ mới làm để giả bát cổ đời nhà Thanh có chất liệu giống hệt chiếc bát thật. Và nếu thử tuổi của chiếc bát bằng phương pháp thử carbon như giới chơi đồ cổ vẫn thường làm thì càng dễ bị lừa bởi kẻ làm đồ giả đã nghĩ đến chuyện này. Thật sự là đồ giả cổ bây giờ rất khó nhận biết.

Người lao động nghèo lao như thiêu thân vì đồ cổ
Một người tên Minh, đang làm công nhân ở khu công nghiệp Sóng Thần 2, Bình Dương, chia sẻ: “Đồ cổ đã không chơi thôi chứ chơi thì phải máu lửa. Chơi đồ cổ thì không sợ lỗ, như tui nè, vợi chồng tui làm thu nhập mỗi tháng không tối mười triệu đồng cả hai người. Nhưng mỗi tháng có khi tui chi cả vài chục triệu để mua đồ cổ. Tui thế chấp cái nhà của cha mẹ để lại mà mua. Đến một lúc nào đó thì mình gỡ thôi, mà nếu không gỡ được thì thôi, chơi thứ này nó vậy… Bạn bè tui chơi cũng nhiều lắm!”

Ông Minh cho biết thêm là hiện nay điều kiện kinh tế gia đình ông khá chật vật, cả hai vợ chồng đều làm công nhân và hai đứa con đang bước vào cấp hai và cấp ba, mọi thứ chi phí đều khiến vợ chồng ông quay mòng mòng. Nhưng điều này không làm ông nguôi hy vọng sẽ khá hơn nhờ vào bộ sưu tập đồ cổ của ông.

Hiện tại, cũng theo ông Minh chia sẻ thì có rất nhiều người thuộc dạng lao động thu nhập thấp giống như ông cũng tìm khắp nơi để lùng sục mua các thứ hàng lưu niệm như hộp quẹt zippo, tiền chế độ cũ, tiền Đông Dương, các loại tem thời xưa, đèn đồng, bàn ủi đồng, khuôn đúc bánh thuẫn bằng đồng… để bán kiếm lãi.

Và trong các phiên chợ đồ cổ vào chủ nhật hằng tuần ở quán cà phê Cao Minh hoặc nhiều nơi khác, ông và các bạn ông luôn có mặt để mua hoặc tìm hiểu một món hàng nào đó. Ông Minh chia sẻ thêm là đồ cổ có sức hút ghê gớm, đã không chơi thì thôi chứ khi chơi rồi, thấy thích rồi thì khó mà bỏ qua bất kì thứ gì. Cũng chính vì đam mê đồ cổ và hy vọng sự đổi đời nhờ đồ cổ mà ông Minh đã thế chấp ngôi nhà của cha mẹ để lại để vay tiền ngân hàng cất dành mua đồ cổ. Gặp thứ gì ưng ý ông cũng mua.

Số tiền vay ba trăm năm mươi triệu đồng sắp đáo hạn nhưng ông vẫn chưa bán được bất kì món đồ cổ nào. Nếu như vài năm nữa ông không trúng đậm một món đồ cổ nào đó thì rất có thể căn nhà của cha mẹ ông để lại sẽ thuộc về nhà nước, nó sẽ ra đi thay cho một món đồ cổ nào đó ông ưa thích.

Chuyện khôi hài và đáng buồn ở chỗ hiện tại, khi mà giới chơi đồ cổ thứ thiệt đã thấy mệt mỏi với một thị trường đồ cổ “lộng giả thành chân” thì những tay buôn đồ cổ hạng hai hoặc những người lao động nghèo vì ham tiền, vì học đòi lại xông vào sưu tầm đồ cổ như một thứ mốt thời thượng.

Và có rất nhiều tai họa cũng như sự trả giá đang chờ đón những kẻ gian manh giả cổ cũng như những người ngây thơ tin rằng đồ cổ sẽ mang lại cho mình một sự tươi sáng nào đó.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.