logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 01/08/2015 lúc 11:58:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Ngày nay chữ quốc ngữ đã trở thành thứ văn tự chính của dân tộc ta thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm và chữ Pháp trong việc giao tế, truyền thông và giáo dục.

Lịch trình phát triển của thứ văn tự này được xác định như sau:
– Ban đầu, trong các thế kỷ 16, 17 và 18 nó chỉ là phương tiện do các giáo sĩ Tây phương dùng mẫu tự La tinh phiên âm tiếng Việt để giảng đạo của Chúa Ky Tô. Có công trong việc điển chế thứ văn tự này phải kể nhiều thế hệ giáo sĩ Bồ đào nha, Tây ban nha và Pháp… trong đó có Antonio Barbosa, Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes…

– Vào cuối thế kỷ 19, thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam khởi đầu bằng biến Lục tỉnh Nam kỳ thành thuộc địa (1862-1867) thì chữ quốc ngữ được dùng làm phương tiện tuyên truyền và truyền thông của chính quyền thuộc địa và tờ báo thông tin đầu tiên, bên cạnh chữ Pháp, có phần chữ quốc ngữ ra đời: Gia định báo (1865).

– Cũng vào giai đoạn này, giới trí thức tâm huyết của ta đã nhận rõ chữ quốc ngữ, vì đơn giản hơn chữ nôm, sẽ có vai trò quan trọng trong việc khai thông dân trí và xây dựng một quốc gia độc lập nên phong trào đề cao việc học và sáng tác bằng chữ quốc ngữ xuất hiện, trước hết trong Nam với Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) và Trương Vĩnh Ký (1837-1898), kế tiếp ở ngoài bắc với Đông kinh Nghĩa thục (1907). Phong trào lên tới đỉnh cao với Đông dương tạp chí của Nguyễn văn Vĩnh (1882-1936) và Nam phong tạp chí của Phạm Quỳnh (1892-1945).

Cho tới những năm cuối của thập niên 40 thế kỷ trước thì chữ quốc ngữ đã toàn thịnh, vì là phương tiện xây dựng thành công lâu đài văn học mới cũng như công cụ giảng dạy ở mọi cấp trong nền giáo dục mới (chương trình Hoàng Xuân Hãn).

Tổng kết những thành tựu kể trên, có thể tìm thấy trong tác phẩm Việt nam văn học sử yếu của giáo sư Dương Quảng Hàm, một học giả buổi đầu trực tiếp dấn thân vào việc biên soạn tài liệu chữ quốc ngữ và giảng dạy quốc văn trong gần ba thập kỷ.
Dương Quảng Hàm thuở còn là sinh viên Cao đẳng Đông dương đã thấy nhu cầu học chữ quốc ngữ, dạy chữ quốc ngữ là cần thiết. Ông từng viết trên Nam phong vào năm 1919 những lời tâm huyết như sau: “Tiếng nói rất quan hệ cho sự phát đạt một dân một nước. Tiếng nói có đủ, có hay, có phân minh nhất định, thì mới mong có phần mở mang tiến hóa được.
Lạ thay cho nước mình! Có tiếng nói mà không hề có ai học tiếng, không đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng cùng mẹo đặt câu. Điều đó là tự xưa nay ta học chữ nho, thi cử, thư từ sách vở đều dùng chữ nho, khinh tiếng nôm cho là thứ tiếng để nói chuyện thường. Họa có người làm thơ văn nôm được hay, thời chẳng qua là nhờ lúc cao hứng, tài thiên bẩm, chớ chưa từng ai nghiên cứu học hành tiếng An nam cả.”
và phát huy tiếng nói của nòi Việt, Dương Quảng Hàm sau khi tốt nghiệp sư phạm vào dạy Trường Bưởi trong vòng gần ba mươi năm, ông đã viết sách, giảng dạy về chữ quốc ngữ mà ông tin tưởng tương lai có thể là văn tự chính thức của dân tộc ta.

Trong bộ Việt nam văn học sử yếu, ông đã giảng giải rõ tiến trình phát triển của chữ quốc ngữ và nền văn học xây dựng bằng chữ quốc ngữ.

Tác giả Việt Nam văn học sử yếu giải thích “chữ quốc ngữ là một thứ chữ dùng tự mẫu (chữ cái) La mã để phiên âm tiếng Annam. Quốc ngữ nghĩa đen là tiếng nói của một nước: vậy cái từ ngữ ấy dùng để gọi thứ chữ mới đặt ra đây, kể thì không đúng, vì đó là một thứ chữ chứ không phải là một tiếng; nhưng từ ngữ ấy đã dùng quen rồi, không thể đổi được nữa.”

Cũng theo Dương Quảng Hàm, chữ Quốc ngữ ra đời từ thế kỷ 17 và cuốn tự điển Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum (tự điển An-nam, Bồ đào nha và La tinh) của cố Alexandre de Rhodes (1591-1660) được coi là bộ tự điển liên quan tới chữ quốc ngữ đầu tiên được in ở La Mã (1651).

Như đã trình bày ở trên, trên ba thế kỷ trôi qua, chữ quốc ngữ đã trưởng thành thay chữ Hán, chữ Nôm và chữ Pháp để truyền thông, sáng tác và giáo dục trong mọi lãnh vực. Tuy nhiên, là một sinh ngữ nên chữ quốc ngữ tiếp tục tăng trưởng chữ mới và đào thải một số từ cũ. Nhu cầu này rất khẩn thiết và gây ra nhiều cuộc tranh luận. Vấn đề đặt ra là tăng trưởng bằng cách nào cho hợp lý và chính xác.

Có nên mượn quá nhiều chữ Hán hay không? Phần đông phản đối biện pháp này vì làm như thế không những khiến ta thêm lệ thuộc phương Bắc về ngôn ngữ trong khi có thể độc lập hơn và phát triển một cách sáng tạo hơn. Hơn nữa, dùng chữ Hán quá nhiều trong một bài văn khiến ý nghĩa của nó kém phần minh bạch dễ hiểu.

Đối với danh từ khoa học, kỹ thuật, triết học, địa lý, lịch sử… việc dịch nghĩa, phiên âm phải cân nhắc và phải do giới chuyên môn làm mới chính xác như Hoàng Xuân Hãn đã làm trong Danh từ Khoa học.
Sau cùng, đối với tiếng giới bình dân thường dùng thì sao? Hiển nhiên nguyên tắc “ngôn ngữ là thói quen” nên tôn trọng, nhưng không thể thiếu sự uốn nắn, cải thiện của giáo dục nếu là một tiếng thiếu ý nghĩa, quá địa phương và kém ý nhị.

Sau đây là ý kiến của nhà giáo họ Dương đưa ra cách đây trên 70 năm. Ý kiến của ông do hạn chế vì hoàn cảnh (khi tiếng Pháp ở ta còn là ngôn ngữ chính trong giáo dục và giao tiếp, chữ quốc ngữ mới thành lập và khoa ngữ học – linguistics – chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam), nhưng tới nay vẫn có nhiều phần mẫu mực giúp những người quan tâm tới Việt ngữ có thể dùng để tham khảo và bàn luận:

“Tiếng Việt Nam và các danh từ mới mượn của Tàu và của Nhật
Tính cách tiếng Việt Nam – Nếu đem so sánh tiếng Việt Nam với các thứ tiếng phong phú trên thế giới, như tiếng Tàu, tiếng Pháp thì ta nhận thấy rằng:
1. Tiếng Nam giàu về các từ ngữ cụ thể (chỉ các sự vật hữu hình) thứ nhất là các phẩm từ và trạng từ.
2. Tiếng Nam nghèo về các từ ngữ trừu tượng (chỉ các ý tưởng vô hình) thứ nhất là các từ ngữ thuộc về triết học và khoa học. Điều đó không lấy gì làm lạ, vì xưa kia các cụ chưa hề nghiên cứu đến các vấn đề triết học và các khoa học chuyên môn, nên chưa tìm tiếng, đặt tiếng để diễn đạt các tư tưởng ấy.

Các danh từ mới – Vì tiếng Nam thiếu nhiều từ ngữ trừu tượng, nên khi các học giả nước ta nghiên cứu đến học thuật Âu Tây, phải tìm và đặt tiếng mới để diễn đạt các sự vật hoặc các ý tưởng mới. Các danh từ mới ấy có thể chia làm ba loại:
1. Các danh từ mượn ở chữ nho.
A) Các danh từ thuộc loại này chiếm đại đa số, vì các lẽ sau này:
a) Chữ nho và tiếng Nam có liên lạc mật thiết về âm thanh vì đều là thứ tiếng đan âm mà mỗi âm có nhiều thanh, nên những danh từ mượn ở chữ nho đối với ta vẫn dễ đọc dễ nghe.
b) Chữ nho và tiếng Nam lại có liên lạc về ý nghĩa: các danh từ mới đều do sự ghép các tiếng đơn lại mà thành, mà trong tiếng Nam vốn có nhiều tiếng gốc ở chữ nho, nên phần nhiều người vì đã hiểu nghĩa các tiếng đơn có thể suy ra mà hiểu nghĩa các tiếng ghép do các tiếng đơn ấy lập thành.
c) Các danh từ mượn ở chữ nho vẫn giữ được đặc tính của tiếng Nam vì tuy các danh từ ấy là mượn của người Tàu hay người Nhật mà vẫn đọc theo âm riêng của ta.
B) Các danh từ gốc ở chữ nho đều mượn theo hai cách sau này: a) Những chữ cũ (đã thấy trong kinh truyện hoặc các sách cũ) mà người Tàu và người Nhật đã đem dùng theo nghĩa mới, rồi ta lại mượn lại. Thí dụ: Từ ngữ văn minh nguyên là chữ trong Kinh Dịch (thiên hạ văn minh), và nguyên nghĩa là “văn ý quang minh (văn lý sáng rõ), nay dùng theo nghĩa mới để dịch chữ “civilisation” của người Pháp và chỉ cái trình độ tiến hóa của một dân tộc về các phương diện vật chất, chánh trị và học thuật. Từ ngữ kinh tế nguyên nghĩa là “kinh thế tế dân” (trị đời giúp dân), nay dùng theo nghĩa mới để dịch chữ “économique” và nói về các vấn đề có quan hệ đến việc sinh sản, phân phát và tiêu thụ các tài sản, như nói vấn đề kinh tế, khoa học kinh tế.

b) Những chữ do người Nhật hoặc người Tàu ghép chữ nho đặt ra để dịch các danh từ Âu Tây rồi lại mượn lại của họ (những chữ do người Nhật đặt ra, thường do người Tàu mượn trước, rồi truyền sang ta). Thí dụ: Những từ ngữ duy tâm chủ nghĩa, duy vật chủ nghĩa, tam đoạn luận, khinh khí, dưỡng khí, hóa học, vô tuyến điện v.v…
2. Các tiếng nôm do thường dân đặt ra để chỉ các sự vật mới họ thường trông thấy hoặc thường dùng đến. Thí dụ: tàu bay, tàu ngầm, xe lửa, xe điện, xe đạp, dây thép, máy nói, ống nhòm, ống tiêm, ống thủy hoặc ống cặp nách, thuốc cháy, thuốc tím, v.v…

3. Các tiếng phiên âm ở tiếng Pháp cũng do thường dân đặt ra. Thí dụ: sà phòng hoặc sà bông (do tiếng savon), kê din (crésyl), bô tạt (potasse), cao su (caoutchouc), xi (cire), ximo hoặc xi măng (ciment), kem (crème), át xít (acide), ô tô (auto), sà lan (chaland), tê lê phôn (téléphone), bơm (pompe) v.v…
Hai loại sau này phần nhiều gồm các tiếng chỉ các vật chất và khí cụ mà dân ta mới biết dùng.

Cách dùng các danh từ mới – Sự dùng các danh từ mới, muốn cho xác đáng, cần phải theo các điều kiện sau này:
1) Cần phải lựa chọn cẩn thận, dùng những chữ có ý nghĩa rõ ràng, thích đáng, thứ nhất là những chữ đã được các nhà trí thức dùng trong các sách vở báo chí.
2) Khi nào có thể vừa dùng tiếng nôm vừa dùng chữ nho để diễn đạt một ý tưởng, thì nên dùng tiếng nôm hơn là chữ nho. Thí dụ: nên dùng tiếng “tàu bay” hơn là tiếng “phi cơ” hoặc “phi đĩnh”, tiếng “tàu ngầm” hơn là tiếng “tiềm thủy đĩnh”. Nhưng khi nào dùng chữ nho mà đúng nghĩa và rõ ràng hơn thì nên dùng chữ nho. Thí dụ: nên dùng “điện tín” hơn là tiếng “dây thép”, tiếng “vô tuyến điện” (hơn là tiếng “dây thép gió” v.v…
3) Còn các tên riêng (tên người, tên đất) của ngoại quốc (trừ nước Tàu) thì nên phân biệt hai loại.
a) Những tên đã phiên âm ra chữ nho mà đã quen dùng từ trước thì cứ nên dùng. Thí dụ: những tên: Pháp, Anh, Nga, Ý, Đức, Mỹ, Phi, Á, Úc, Âu, Ba lê, Luân đôn, Hoa thịnh đốn, Nã phá luân, Thích ca mâu ni v.v…
b) Còn những tên khác thì nên viết đúng nguyên văn mà chỉ cách đọc ở bên cạnh, chứ không nên dùng những tên phiên âm ra chữ nho vì ít người biết đến. Thí dụ: tên Rousseau thì nên cứ viết là “Rousseau” mà chỉ cách đọc ở bên cạnh là (Rút sô) hơn là dùng chữ “Lư thoa” do người Tàu phiên âm ra; tên Voltaire nên viết là “Voltaire” (Von te) hơn là “Phú lộc đặc nhĩ…” v.v…

Kết luận – Tiếng Nam vốn là một thứ tiếng giàu về các tiếng cụ thể để diễn đạt các tính tình và các trạng thái của sự vật; lại có liên lạc mật thiết với chữ nho là một thứ văn tự rất phong phú, nên có thể mượn được của thứ chữ ấy nhiều danh từ mới để diễn đạt các ý tưởng và sự vật mới. Vậy nếu các học giả văn gia khéo biết tìm tòi các chữ vốn có trong tiếng Nam và lựa chọn các danh từ mới cho xác đáng thì tiếng ta cũng có ngày trở nên một thứ văn tự hoàn toàn có thể dùng trong việc học và việc nghiên cứu các khoa học mới được.”
Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.