logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/08/2015 lúc 06:16:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Thí sinh đang chờ vào phòng thi trong một kỳ thi đại học. Photo by tuyensinh247.com

Việc cộng thêm điểm thi đại học cho các đối tượng ưu tiên là chính sách nhằm đền ơn đáp nghĩa cho những gia đình có công với ‘chính quyền cách mạng’ hoặc cho những thành phần thiếu điều kiện khác. Tuy nhiên việc làm đó dẫn đến nhiều hệ lụy về lâu về dài mà một thực tế thấy rõ là có người không đủ năng lực được sử dụng trong khi lại có những tài năng thực sự bị loại ra.

Nên giải quyết thế nào cho phù hợp?
Chính sách cộng điểm cho các đối tượng ưu tiên được áp dụng theo cách thí sinh ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh đặc biệt khó khăn, con của người có công với cách mạng, thương binh nặng, liệt sĩ … được cộng thêm từ 0,5–2 điểm ưu tiên.

Điểm chênh lệch giữa thí sinh được cộng điểm ưu tiên và không được cộng điểm có thể lên tới 3,5 điểm; trong điều kiện chỉ 0,25 điểm là có thể quyết định việc đỗ - trượt, thì đây là việc tỏ ra bất hợp lý, không những thế việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Ông Hoàng Oanh, một nhà nghiên cứu giáo dục ở Hà Nội nói với chúng tôi:

"Chính sách ưu tiên này đã từng có từ những năm 60, việc tuyển sinh vào các trường đại học luôn có chủ trương ưu tiên thành phần công nông. Những nguời này sau khi đã thoát nạn mù chữ, được cử đi học 2 năm trong các trường Phổ thông Lao động hoặc Bổ túc công nông. Sau đó họ được công nhận đã có trình độ tốt nghiệp phổ thông và vào học trong các trường đại học.”

Một cán bộ ở Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT không muốn tiết lộ danh tính cho biết:
“Cộng điểm ưu tiên là một chính sách hợp lý nhằm để khuyến khích học sinh vùng sâu, vùng xa học hành, nhưng chỉ bắt đầu từ năm nay mới có ý kiến cho rằng có bất công thôi. Vậy, chúng ta cũng cần xem lại cho nó hợp lý, tại sao các năm trước không như vậy mà năm nay lại thế? Nghĩa là cũng cần xem lại cái thang điểm cộng ưu tiên, nó có hợp lý hay không? ”

Ông Trần Duy Thọ, một thương binh nặng loại ¼, ở Nam Định cho rằng đây là chính sách đúng đắn và hợp lòng dân, phù hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của người VN.

“Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về cộng điểm ưu tiên rất cần thiết cho những người đã đổ xương máu hay đóng góp công sức như chúng tôi. Bởi vì chúng tôi đã đổ máu xương, nếu chúng tôi không được hưởng thì con cháu chúng tôi phải được hưởng. Đấy là cái quyền hết sức chính đáng và phải như thế.”

Theo báo Giáo dục, Phó GS. Văn Như Cương cho rằng, ở các thành phố, ai cũng được đi học và có điều kiện học tập tốt.Trong lúc điều kiện học tập của học sinh nông thôn rất khó khăn, chính sách chế độ ưu tiên nhằm bù đắp sự thiệt thòi của học sinh. Theo ông không thể “cào bằng” trong vấn đề này.

Chính sách ưu tiên cho những vùng sâu, hẻo lánh là cần thiết, song cần có chính sách nhằm thu hút người có trình độ đến làm việc ở các khu vực này. Ông Hoàng Oanh bày tỏ:

"Nên bỏ quy định cộng thêm điểm cho đối tượng nguời dân tộc thiểu số hay miền núi cao và nguời ở những địa bàn có nhiều khó khăn, bằng việc nhà nước có chính sách phụ cấp vùng miền thích hợp để thu hút nguời có năng lực từ mọi nơi tới các tỉnh miền núi, những nơi xa xôi, hẻo lánh. Tôi tin chắc sẽ có không ít nguời từ mọi nơi, sau khi tốt nghiệp sẽ tình nguyện lên miền núi làm việc."

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long đồng tình:

“Việc có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường và từ chối nhận công tác ở những vùng sâu, vùng xa là hiện tượng có thật. Điều đó nó đã tạo ra một bức tranh về việc không công bằng. Cái đó khác hẳn với thời của chúng tôi, lúc đó thì dễ thôi tức là ai cũng phải đi đến vùng xa một thời gian nhất định, sau đó sẽ được luân chuyển về những nơi hợp lý hơn.”

Chính sách ưu tiên này không giải quyết được tận gốc của vấn đề, con em những đối tượng ưu tiên có thể được học Đại học, song ra trường thì hầu hết không có việc làm vì không có đủ tiền để chạy việc. Ông Trần Duy Thọ khẳng định:
“Những chủ trương đó của đảng và nhà nước đưa ra nó chỉ tốt về mặt văn bản, họ nói thì hay lắm, nhưng trên thực tế thì mọi chính sách ưu tiên, ưu đãi dành cho con em gia đình thương binh, liệt sĩ và những người có công thì họ nói 10 không được 1.”

Trả lời câu hỏi, nhà nước nên có chính sách thế nào trong tuyển sinh cho phù hợp, vừa đáp ứng việc đền ơn, đáp nghĩa vừa đảm bảo chất lượng đào tạo?

Cần phải rạch ròi trong việc đãi ngộ và chất lượng đào tạo đại học, có như thế mới tránh được các hậu quả lâu dài. Ông Hoàng Oanh cho biết:

"Tôi không dám phủ nhận những đóng góp của những nguời có công cho đất nước, cho xã hội và hoàn toàn nhất trí việc có sự đãi ngộ thỏa đáng cho những đóng góp đó. Nhưng tốt nhất, nhà nước hãy đãi ngộ bằng tiền bạc, bằng vật chất cho họ. Như vậy vừa đảm bảo công bằng, vừa không để lại những di chứng, thậm chí hậu họa cho lớp sau."

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long tiếp lời:

“Cái chủ trương ưu tiên nó phải được thể hiện trong quá trình đào tạo, dạy dỗ các em đó ở các địa phương. Theo tôi việc ưu tiên là cần thiết, nhưng nó được ưu tiên trong quá trình các học sinh đó đang đi học, ví dụ có thể là có học bổng hoặc ưu tiên chăm sóc hơn người khác.

Đây là một chủ trương mang tính nhân đạo, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, thế nhưng việc giải quyết cộng điểm cho các đối tượng ưu tiên thì chỉ giải quyết được phần ngọn. Cái đó sẽ tạo ra chất lượng đào tạo không đồng đều và chênh lệch nhau về chất lượng. Còn thi cử thì nó là vấn đề của quốc gia, là vấn đề phải so đọ thì nó phải có chuẩn mực ngặt nghèo. Có như thế thì mới tạo ra được các sản phẩm đào tạo có chất lượng được.

Thi tuyển sinh đại học nhằm để lựa chọn nhân tài, những người trúng tuyển phải là những người có năng lực và trí thức cao hơn, cần có cơ hội được đào tạo tiếp.

Thực tế cho thấy có những người tốt nghiệp cử nhân do được ưu tiên con nhà có công hay gia đình liệt sỹ…nhưng khi ra làm việc không thể đảm đương công việc và đã gây hại lớn cho xã hội.
Theo RFA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.