logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/08/2015 lúc 08:18:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Mao Trạch Đông nổi bật trên áp-phích của phim "Tuyên bố Cairo". DR

Một bộ phim Trung Quốc kể lại hội nghị Cairo năm 1943 – giai đoạn quan trọng của Đệ nhị Thế chiến – đã bị cư dân mạng tha hồ chế nhạo: áp-phích của bộ phim dài này cho thấy Mao Trạch Đông đứng cạnh Thủ tướng Anh Churchill và Tổng thống Mỹ Roosevelt…trong khi Mao chưa hề tham dự sự kiện này.
« Tuyên bố Cairo » là một bộ phim chiến tranh có ngân sách rất lớn, do một công ty của quân đội Trung Quốc sản xuất, nằm trong chương trình phim chào mừng kỷ niệm 70 năm Nhật Bản đầu hàng trong Đệ nhị Thế chiến.

Giai đoạn lịch sử này được ghi lại rất rõ : khi chiến tranh thế giới chuyển sang một bước ngoặt, nguyên thủ các cường quốc đồng minh là Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa đã gặp gỡ cuối tháng 11/1943 tại Ai Cập để thảo luận về phương cách tìm chiến thắng trước Nhật Bản ở châu Á.

Phim chưa chiếu ra rạp, nhưng áp-phích thổi phồng lòng ái quốc một cách quá đáng, đã hân hoan viết lại lịch sử.

Khuôn mặt của diễn viên đóng vai Mao Trạch Đông xuất hiện với cận cảnh lớn, cho thấy đây là nhân vật quan trọng nhất của hội nghị, đang tranh luận với Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt. Trong đoạn trích giới thiệu của phim, người ta thấy Mao tuyên bố một cách đanh thép : « Nhiệm vụ của những người cộng sản trên toàn thế giới là lãnh đạo cuộc chiến đấu chống phát-xít ».

Vấn đề là ở chỗ, nhà lãnh đạo Trung Hoa cộng sản chưa một lần gặp mặt ông Churchill, cũng chưa bao giờ đặt chân lên đất Ai Cập !

Vào thời kỳ đó, Mao Trạch Đông đang trốn chui trốn nhủi ở vùng nông thôn Thiểm Tây. Chính là nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc, thủ lãnh quân đội Quốc dân đảng, ông Tưởng Giới Thạch đã đại diện cho nước Trung Hoa tại hội nghị Cairo, cùng với phu nhân nổi tiếng duyên dáng là bà Tống Mỹ Linh.

Việc phổ biến các áp-phích và đoạn phim giới thiệu của « Tuyên bố Cairo » đã gây ra một trận đại hồng thủy những lời chế nhạo, các lời bình xỏ xiên trên mạng xã hội Trung Quốc.

Một người sử dụng Vi Bác mỉa mai: « Tôi rất phẫn nộ khi đóng góp của tôi trong Hội nghị Cairo không được bộ phim nhìn nhận ». Những cư dân mạng nghiêm túc hơn nhắc nhở rằng đây chỉ là ví dụ mới nhất trong vô số những trường hợp viết lại lịch sử của chế độ cộng sản Trung Quốc.

Tấm áp-phích cũng bị chế lại thành vô số phiên bản gây cười. Có cả một trang web được thành lập bởi các cư dân mạng có óc hài hước để tha hồ chế nhạo. Chẳng hạn bên cạnh Mao Trạch Đông, họ cho xuất hiện các lãnh đạo khác (như Tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un…), thậm chí quái vật Gollum trong « Chúa tể của những chiếc nhẫn ».

Một áp-phích chế khác thay thế Mao bằng…đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dù ông Tập năm 1953 mới sinh ra.

Nhận ra tình trạng lố bịch này, ngay cả báo chí nhà nước cũng giữ một khoảng cách. Tờ Global Times của đảng Cộng sản cho rằng việc khai thác hình ảnh của Mao để quảng bá bộ phim là « không thích hợp ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.031 giây.