logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/08/2015 lúc 10:13:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cậu bé Ryan ở Muskogee, Oklahoma (Mỹ) khoe với mẹ kiếp trước mình đóng phim và từng kết bạn với Rita

Tin vào tiền kiếp là niềm tin vốn có ở nhiều người và nhất là trong xã hội khi ánh sáng khoa học còn đang trong vòng tranh đấu bất phân thắng bại với bóng tối huyền bí. Tuy nhiên, ngày nay ở những nước văn minh, khi nhân loại tự hào không còn lãnh vực “bất khả tri” nữa, vẫn còn có những nhà khoa học như Ian Stevenson, Jim Tucker… mải mê tìm hiểu một vấn đề mà hàng ngàn năm nay gây tranh cãi: kiếp trước có hay không? Tái sinh là huyền bí hay sự thực?

Kết quả là những công trình nhìn nhận có tiền kiếp, tái sinh và lai sinh ra đời.
Các nhà nghiên cứu lãnh vực này không phải những kẻ tuyên bố có thể “soi căn” mỗi người như những nhà huyền bí học khoa trương, mà gồm các học giả để cả đời thu thập những chứng cớ từ những chứng nhân rải rác trên thế giới, thuật lại những mảnh đời có thể nhớ lại từ kiếp trước.

Những nhân chứng này thường là trẻ em. Trẻ em, một số bỗng nhiên nhớ những gì xảy ra ở kiếp trước của mình. Chúng hồn nhiên kể lại những chi tiết, mới nghe tưởng rằng những lời vu vơ, bậy bạ. Nhưng khi được kiểm chứng, nhiều người giật mình khi phát giác điều một vài trẻ thơ vô tình tiết lộ chính là sự thực đã xảy ra trước khi các em này ra đời.

Sao lại có sự trùng hợp này? Phải chăng tiền kiếp có thực? Phải chăng như truyền tụng giàu chất hoang đường cho rằng, khi hồn lìa khỏi xác, trên đường xuống âm phủ, hồn ma ăn “cháo lú” nên khi tái đầu thai làm người không còn nhớ chuyện tiền kiếp nữa. Tuy nhiên, không hiểu lý do nào, có một số ngoại lệ còn nhớ lại một số mảnh đời đã trải qua trước khi tái sinh. Ký ức này sẽ biến mất khi trẻ trưởng thành lúc lý trí phát triển, hoàn cảnh sống phức tạp tác dụng vào ký ức, đẩy ám ảnh tiền kiếp vào cõi vô thức.

Gần dây tờ Epoch Times đã sưu tầm nhiều mẩu chuyện có thể kích thích trí óc của nhiều người. Đó là những sự kiện lạ lùng, bề ngoài xem như phản khoa học, khó tin nhưng lại không thể không tin. Phải chăng trong vũ trụ còn có những điều bí mật mà con người chưa có khả năng tiếp cận và giải thích.

Sau đây là vài mẩu chuyện tiền kiếp có ghi lại trong tác phẩm của các nghiên cứu gia như Stevenson, Tucker và Lasch và trong tháng đầu năm 2015 lại có dịp được báo chí Âu Mỹ nhắc lại:

Chú bé ở Golan Heights
Câu chuyện sau đây xảy ra trong thời đại chúng ta và ở một nơi gần biên giới Syria và Israel và đã được một khoa học gia kiểm chứng.

Đó chuyện một chú bé 3 tuổi bỗng nhiên hồi ức nhớ lại tiền kiếp và kể rằng kiếp trước mình là dân trong vùng và bị kẻ thù sát hại, vùi thây ở một nơi hoang vắng. Cậu bé còn cả quyết với các hương chức trong làng rằng biết rõ nơi giấu thi thể mình, và ở nơi đó còn có cả hung khí, trong khi hung thủ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Lời trẻ thơ kể lại lại tình cờ trúng vào trường hợp mất tích một cách bí mật của một người dân trong vùng nên cuối cùng người lớn phải tin.

Theo sự chỉ dẫn của cậu bé, hương chức trong làng tới địa điểm khả nghi và sau khi khai quật quả nhiên tìm được một chiếc sọ, nắm xương khô và cả chiếc rìu còn vệt sạm của máu bám trên sắt gỉ.
Kẻ chứng kiến việc kỳ lạ trên là Bs. Eli Lasch. Đây là một bác sĩ nổi danh của Israel, người trông coi hệ thống y tế ở vùng Gaza do Israel chiếm đóng.

Bs. Eli Lasch, trong một bài ghi nhận về về trường hợp Hồi ức tiền kiếp ở tuổi thơ (Past Life Memories in Childhood) kể lại chi tiết hơn chứng cớ tái sinh:
Một cậu bé dòng tôn giáo Druze, một sắc dân trên cao nguyên Golan, có tín ngưỡng tiền kiếp và ngả về phía Israel chống Syria.

Bé sinh ra đời mang một vết bớt trên mặt như vết máu từ đỉnh đầu nhỏ xuống. Bé khi bập bẹ nói, tỏ vẻ giận giữ hay đau đớn khi kể lại kiếp trước mình bị sát hại bằng một nhát búa và bảo với cha mẹ phải tố cáo kẻ giết người.
Cha mẹ và già làng ban đầu không tin vào lời vu vơ của trẻ thơ, nhưng tin vào thuyết tiền kiếp nên dẫn bé đi tìm nơi kiếp trước của bé và vạch mặt kẻ sát nhân. Bs. Eli Lasch được mời chứng kiến cuộc điều tra lạ lùng này.
Cả nhóm tới một làng lân cận, cậu bé nhìn quanh và lắc đầu. Tời một làng thứ hai xa hơn, cậu bé cũng nói không phải chỗ này.

Sang tới làng thứ ba xa hơn nữa thì cậu bé tỏ hài lòng và chỉ trỏ. Ký ức về tiền kiếp dần dần hồi phục nhiều phần, cậu nhớ ra tên mình và chỉ một căn nhà cho biết chính là nơi kiếp trước mình cư ngụ.
Dân chúng trong làng ào ào tới xem việc lạ và có người cho biết nơi cậu bé chỉ trỏ là căn nhà cũ chính là nơi một người dân trong làng mất tích một cách bí ẩn và ai cũng nghĩ rằng nạn nhân chắc gặp chuyện không may ở đâu đó tại biên giới nóng bỏng Syria và Israel.

Trong số người hiếu kỳ xuất hiện, cậu bé bỗng chỉ một người đàn ông trung niên và nói:
– Anh chẳng phải hàng xóm của tôi hay sao?
Bị gọi trúng tên người này giật mình, thì lại nghe cậu bé nói trước mặt mọi người:
– Anh hẳn không quên, sau cuộc cãi vã năm ấy anh đã dùng một chiếc rìu chém tôi vào đầu tôi, rồi lén lút vùi xác tôi ở bãi hoang ngoài làng?
Người này tái mặt nhưng còn cãi rằng cậu bé nói nhảm. Cậu bé bèn dẫn cả nhóm tới một bãi hoang và chỉ nơi có một đống đá ngổn ngang. Đào đất lên, mọi người sửng sốt khi tìm thấy một chiếc sọ, bộ xương khô và còn chút áo quần chứng tỏ kẻ chết là một nông phu. Ngoài ra, bên cạnh là chiếc rìu còn lưu vết máu khô.
Kẻ bị cáo là hung thủ tái mặt hết lời chối cãi.
Bs. Eli Lasch đã xét nghiệm chiếc sọ và quả nhiên thấy một vết nứt nếu so với vị trí vết chàm trên đầu cậu bé thì hoàn toàn phù hợp.

Vào năm 1998, Bs. Eli Lasch kể lại chuyện này cho một nhà khoa học người Đức là Trutz Hardo chuyên khảo cứu về tiền kiếp của trẻ thơ, và Hardo đã thuật lại chuyện này trong tác phẩm Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today (Những đứa trẻ đã sống kiếp trước: Ngày nay tái sinh) in năm 2005 cùng với nhiều chuyện tái sinh khác.

Công trình của Trutz Hardo phù hợp với những nghiên cứu, tìm tòi của Bs. Ian Stevenson thuộc Đại học Virginia rằng kiếp trước là có thực. Tuy nhiên, Ian Stevenson đưa ra nhiều dẫn chứng về tiền kiếp của trẻ thơ được nhiều người tin tưởng hơn, nhờ dẫn ra được tên tuổi, nhân chứng những đối tượng tái sinh. Còn câu chuyện của Eli Lasch thì thiếu bằng chứng cụ thể vì Bs. Eli Lasch đã qua đời vào năm 2009.
Nếu câu chuyện tiền kiếp do Bs. Eli Lasch kể lại chưa đủ thuyết phục kẻ hoài nghi có tiền kiếp và hậu kiếp, thì có thể nghe nhà nghiên cứu Trutz Hardo kể một chuyện khác cũng trong tác phẩm Children Who Have Lived Before: Reincarnation Today (Những đứa trẻ đã sống kiếp trước: Ngày nay tái sinh) với nhiều chứng cớ cụ thể.

Cậu bé nhớ tên tiền kiếp
Đây là việc xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Cậu bé này được cha mẹ đặt tên là Semih Tutusmus.
Vào tuổi học nói, khi cha mẹ gọi cậu bằng tên Semih Tutusmus thì cậu vùng vằng phản đối và cho biết cậu có tên là Selim Fesli. Cậu bập bẹ cho cha mẹ biết Fesli là tên của cậu ở kiếp trước và cậu chính là Fesli tái sinh. Mới nghe ai cũng tưởng là lời hoang đường từ miệng một trẻ thơ mới thôi bú sữa. Nhưng không, khi nói sõi cậu vanh vách kể ra những gì xảy ra ở tiền kiếp, nào ngôi nhà cũ, bà vợ xưa, bạn bè và cả sinh hoạt hằng ngày thuở còn ở kiếp trước.

Những gì cậu kể xem ra không hề là bịa đặt vì được nhiều người xác nhận kể cả người góa phụ của Fesli.
Chuyện liên quan đến Fesli được Bs. Ian Stevenson kể thêm chi tiết như sau:
Vào 9 tháng Năm 1958, tại làng Hatun Köy, Turkey, người ta tìm thấy xác của một người đàn ông có tên là Fesli nằm bên bờ ruộng. Nạn nhân bị bắn vào mặt và đạn xuyên từ tai phải. Một người hàng xóm Isa Dirbekli thú nhận là mình nổ súng giết nạn nhân nhưng chỉ vì ngộ nhận nạn nhân là một con thú trong lúc mình đi săn.
Thêm một chuyện lạ. Tình cờ trong lúc Fesli bị hạ sát thì tại làng Sarkonak, một phụ nữ có tên là Karanfil Tutusmus sắp khai hoa nở nhụy. Đêm đó bà nằm mơ thấy một người đàn ông mặt đầy máu cho biết tên là Selim Fesli, sản phụ giật mình thức giấc và hạ sinh một bé trai.

Kỳ lạ thay, bé thơ ra đời với một cái tai bên mặt méo mó phù hợp với vết thương gây tử thương cho Fesli.
Câu chuyện còn thêm chi tiết xác nhận có việc tái sinh. Khi cậu bé Tutusmus được bốn tuổi, cậu ta tới nhà quả phụ Fesli và bảo với bà quả phụ:
– Anh đây là Selim, còn em là vợ anh có tên Katibe. Em nhớ ra không?
Mọi người đều trố mắt ra nhìn khi cậu bé kể lại chi tiết cuộc tình, cuộc sống kiếp trước với người vợ già kể cả tên con cái, đứa nào cậu thương nhất và đứa nào cậu không ưa vì bướng bỉnh hay lười biếng…
Nhân dịp này cậu tố cáo kẻ sát nhân, rằng cái tên Dirbekli thực sự chủ tâm giết cậu vì chú lừa của Fesli vô tình gặm cỏ trên cánh đồng của hắn.

Dirbekli cứ cãi là do tai nạn gây ra cái chết của hàng xóm, nhưng Fesli tức giận khi thấy hắn và vác đá ném hắn.
Tuy nhiên phản ứng của cậu cũng chỉ giới hạn ở mức tỏ sự bất bình thế thôi vì cậu nghe một người trong làng có uy tín khuyên cậu: “Nếu tìm cách sát hại Dirbekli thì hắn sẽ tái sinh và trả thù lại, vì thế, oán thù nên cởi không nên thắt.”

Chuyện tiền kiếp và tái sinh vẫn là những giả thuyết nhưng nếu có lai sinh thì cũng hay đối với những kẻ chán đời như nhà thơ Nguyễn Công Trứ từng ước ao:
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đừng giữa trời mà reo!
Chu Nguyễn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.085 giây.