logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/08/2015 lúc 06:23:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Khu di tích đền Angkor, Cam Bốt. | Reuters

Phát Thứ tư, ngày 26 tháng tám năm 2015 Khu di tích đền Angkor, Cam Bốt. | Reuters PodcastTải nạp chương trình nàyprint Tweeter
Quần thể di tích Angkor tại Cam Bốt đang tạo ra một cuộc tranh luận thật sự giữa những người bảo thủ với các nhà đầu tư. Một bên, muốn bảo tồn khu di tích, hồi phục, mở cửa cho công chúng theo một số điều kiện nhằm hạn chế tối đa tình trạng xuống cấp khu di tích.

Bên kia, bị lóa mắt bởi món hời lợi nhuận, phớt lờ mọi hậu quả tiêu cực từ một lượng khách tham quan quá tải. Câu hỏi đặt ra, Angkor có thể sẽ tồn tại được bao lâu nữa trước làn sóng du khách ồ ạt trong những năm sắp tới đây ?

Nhìn từ trên cao, quần thể di tích đền Angkor thoắt hiện thoắt ẩn như là một ảo giác, chỉ đơn giản là đốm nâu ngay giữa khu rừng rậm phía bắc Cam Bốt. Khu đền từng là một trong những thủ đô của vương quốc Khmer, được cho là từ thế kỷ IX cho đến XV.

Hơn ngàn năm chống chọi với mọi thử thách
Vào thời kỳ thịnh vượng nhất, vương quốc ngự trị trên một vùng đất bao la của khu vực Đông Nam Á, đi từ Miến Điện ngày nay (ở phía tây) cho đến Việt Nam (ở phía đông). Vào thời điểm đó, thủ đô Angkor ước tính có khoảng 750.000 dân và bao trùm trên một vùng diện tích khoảng 1.000 km². Quần thể di tích Angkor bao gồm khoảng 700 công trình đền thờ Ấn giáo và Phật giáo. Năm 1992, Angkor được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới.

Tuy chỉ là phế tích, nhưng Angkor hơn ngàn năm nay đã vượt qua mọi thử thách của thiên nhiên, những vụ xâm hại của những kẻ cắp lẫn những cuộc chiến du kích của người cộng sản để mà tồn tại. Nhưng giờ đây, khu di tích khảo cổ Angkor đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình. Mỗi ngày Angkor đón tiếp hàng ngàn du khách, leo lên bề mặt các ngôi đền, vốn dĩ đã rất mong manh, chỉ để được ngắm nhìn mặt trời lặn. Các ngôi đền của Angkor đã làm thổi bùng ngành du lịch Cam Bốt. Trong khi mà, từ hàng thế kỷ nay, nó đã ẩn náu trong rừng sâu, không thể nào xâm nhập được trong suốt hàng thập niên chiến tranh tại Cam Bốt.

Báo Le Monde (số ra ngày 13/08/2015) trong bài viết có tựa đề "Angkor, giữa sự thiêng liêng và lợi nhuận", đưa ra con số thống kê cho biết từ khoảng 15 năm gần đây, lượng du khách đến tham quan khu di tích lịch sử này đã bùng nổ. Từ con số chừng 60 ngàn du khách năm 1999 nay đã lên đến hơn hai triệu người trong năm 2014 và chỉ trong năm tháng đầu năm nay, khu đền Angkor đã đón gần một triệu người.

Hàng triệu du khách phá hủy dần dần khu di tích
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Cam Bốt cũng phải tính đến sự tham gia rất lớn của các hãng lữ hành Châu Á. Theo thống kê, tại những ngôi đền nổi tiếng nhất, Angkor Vat, hay đền Bayon, đa phần khách tham quan đến từ Trung Quốc hay Hàn Quốc. Trong số 146 696 khách tham quan đền Bayon trong tháng Năm này, có đến hơn 30% là khách Trung Quốc.

UserPostedImage
Du khách Trung Quốc chiếm đa số tại đền Angkor (Reuters).


Nhưng sự thành công có khi cũng đi đôi với hành động khai tử nét đẹp nên thơ của các địa danh và khởi đầu cho mọi vấn đề - khảo cổ, thẩm mỹ, an toàn... Chính quyền Cam Bốt hiện đang đề ra các biện pháp để đối phó với dòng người đổ xô về. Từ nhiều năm nay, các nhà chức trách và chuyên gia, nước ngoài cũng như khmer đã liên tục nhắc đi nhắc lại du lịch phải tôn trọng di sản.

Sự gia tăng ngoạn mục lượng khách tham quan tại những công trình mang tính chất tôn giáo được cho là một mối đe dọa thật sự cho việc bảo tồn các khu di tích. Bởi vì những công trình đó đã không được thiết kế để chống chọi với lượng du khách đông đảo như thế. Do đó, việc đảm bảo sự thành công du lịch của quần thể Angkor nhưng vẫn tránh được tình trạng xuống cấp của các ngôi đền là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn cho Cơ quan bảo tồn địa danh và chỉnh đốn vùng Angkor (Apsara), một cơ quan thuộc chính phủ.

Du lịch chiếm 10% Tổng sản lượng quốc gia
Từ lâu bị bỏ quên, ẩn sâu trong rừng rậm, khu đền bắt đầu nổi tiếng tại phương Tây nhờ vào sự khám phá của nhà thám hiểm Henri Mahout, năm 1860. Sau này, ông có viết rằng : « Khu phế tích còn lớn hơn cả những gì Hy Lạp hay thành Roma để lại cho chúng ta, một sự tương phản khá buồn so với tình trạng dã man mà quốc gia đang bị nhấn chìm ». Đó là cách đây 150 năm. Ngày nay, một chuyến tham quan Angkor Vat có thể ví như là một ngày thứ bảy trong một vui chơi giải trí. Các đoàn xe bus đổ hàng ngàn khách du lịch mỗi ngày, một đám đông ồn ào đổ dồn về những khu đền được xây dựng cho vị vua Suryavarman II (qua đời khoảng năm 1150).

Nhưng cô Chau Sun Kerya, phát ngôn viên của Apsara biện hộ cho rằng « loại hình du lịch này là một hiện tượng mới có đối với Angkor ». Cô Chau Sun, từng được đào tạo tại Pháp, và đã bảo vệ luận án mà đề tài của cô đã nêu bật được những thách thức cần phải vượt qua : « Angkor, gánh nặng huyền thoại và những bất cập trong sự phát triển ». Cô nói : « Vấn đề là phải hòa hợp những đòi hỏi của ngành du lịch – một nguồn thu quan trọng cho đất nước với việc bảo tồn các điểm khảo cổ trong bối cảnh của một địa danh tồn tại, cũng là nơi sinh sống của hàng trăm ngàn người Cam Bốt. Do đó, phải làm thế nào để kết hợp được giữa sự tôn trọng tuyệt đối chốn linh thiêng với khát vọng thịnh vượng hơn nữa ».

Ở vùng phụ cận xung quanh những khu vực được ưu tiên bảo tồn, cả một vùng dân cư có hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch đã nuôi sống 112 ngôi làng xung quanh khu quần thể. Ngay cả chính quyền cũng phải công nhận, không dễ gì bắt người dân phải tuân theo các quy định cấm xây dựng trong các « vùng trái độn ». Ông Sok Sangvar, Giám đốc Chương trình quản lý du lịch cho Apsara còn đùa rằng « Chỉ còn một cách đơn giản để tránh mọi tác động của du lịch tại các đền : hủy bỏ ngành du lịch ».

Du khách phải được hướng dẫn
Ông Sok, con trai của vị Phó Thủ tướng quyền lực Sok An. Theo Le Monde, từ thời thực dân Pháp, Angkor đã là biểu tượng quốc gia. Dáng dấp của Angkor thậm chí còn được in trên cờ của Khmer Đỏ và hiện vẫn tiếp tục là biểu tượng của Cam Bốt. Khu quần thể này là một dạng đặc quyền của Nhà nước. Điều này đã được Sok Sangvar khẳng định : « Angkor đâu chỉ là một địa điểm du lịch, đó còn là linh hồn của Cam Bốt, bảo tồn địa danh không chỉ vì lợi ích kinh tế, mà còn vì bảo tồn lịch sử của chúng tôi ». Đương nhiên vị giám đốc trẻ tuổi ngành du lịch này có thể trông cậy vào quyền lực của cha để áp đặt quan điểm của mình, nhưng anh có vẻ quyết định đón nhận công việc mới một cách nghiêm túc.

Để làm được điều đó, Sok Sangvar đã sử dụng các phương pháp quản lý hiện đại : bức tường phòng làm việc của anh dán đầy bản đồ các khu đền chính. Trên đó có ghi rõ tên người canh gác và vị trí mỗi người được giao quản lý. Một cách tự khoe là mình đã phải mất rất nhiều thời gian với các đồng sự để giải thích lý do của chính sách mới, buộc phải kết hợp tính chính xác, kỷ luật, và động lực, anh Sok Sangvar nêu chi tiết « Bởi mọi thứ đã thay đổi, cần phải hướng dẫn các nhân viên canh giữ, phải nghiêm chỉnh trong việc quản lý, phải buộc các nhân việc làm việc. Thậm chí tôi còn thành lập một đội thanh tra các khu đền ».

Nhưng trước hết chính các du khách cần phải được hướng dẫn. Một bộ « quy tắc ứng xử » đang được áp dụng, với những áp-phích được gắn ngay trước những ngôi đền có đông khách tham quan nhất. Trong đó, bộ « quy tắc » yêu cầu khách tham quan phải ăn mặc chỉnh tề dấu hiệu sự tôn kính chốn thiêng liêng. Quy tắc này được thể hiện qua hai gạch chéo đỏ trên bức ảnh một cô gái trẻ, ngồi trên một bậc thềm ngôi đền, chiếc váy vén cao tận đùi được dán ngay trước cửa vào một số với công trình. Quy tắc này được đề ra sau vụ ba sinh viên Pháp chụp hình khỏa thân trên đỉnh một trong những ngôi đền nổi tiếng.
http://scd.vi.rfi.fr/sit...-10327-1423419991-10.jpg
Làn sóng du khách đông đảo tại Angkor, Cam Bốt (Reuters).

Một quy định nghiêm ngặt khác cũng được đưa vào bộ « quy tắc ứng xử » đó là cấm du khách thâm nhập vào một số nơi dễ đổ của một vài công trình. Bởi đó chỉ vì sự an toàn của du khách do tính chất nguy hiểm của việc leo trèo vào trong những vùng tường rào và bậc thềm đã bị long đá. Một số biện pháp khác cũng đã được hay sẽ được đề ra nhằm tránh việc làm sờn quá sớm những hình chạm, thường là đối tượng không đúng lúc của hàng triệu bàn tay hám vuốt ve. Chính vì thế mà ngôi đền Banteay Srei đã bị đóng cửa hòng tránh việc túi đeo lưng của du khách cọ xát lên các hình chạm trổ bằng đá. Ngôi đền này, với hình ảnh nữ thần giáng trần đã trở nên nổi tiếng năm 1923, là nhờ vào Andre Malraux - văn hào và chính trị gia người Pháp.

Tại đền Ta Prohm, một khu di tích nổi tiếng với những cây đa cổ thụ, rễ cây bao phủ toàn bộ ngôi đền, những cây cầu nhỏ đang được dựng lên, để thông thương. Kể từ giờ, một chiều đi tham quan bắt buộc đã được đặt ra. Anh Sok Sangvar cũng dự tính thiết lập vé điện tử, cho phép nắm được số lượng khách đã có trong đền và như vậy có thể cắt quãng các cuộc thăm viếng trong trường hợp bị quá tải.

Những tác động tai hại khác
Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia, tình trạng xuống cấp của các đền tại Angkor còn có một phần trách nhiệm của chính phủ. Ông Jeff Morgan, giám đốc điều hành Quỹ vì Di sản Thế giới, cho rằng việc ưu tiên đáp ứng thị hiếu ngành du lịch của chính quyền Phnom Penh cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhanh hơn tình trạng xuống cấp này. Nhiều công trình kiến trúc đôi khi được hồi phục cẩu thả bằng bê-tông và khung sắt. Việc này đang gây ra những thiệt hại không thể tái phục lại được. Ông giận dữ cho hay là « chính quyền Cam Bốt chỉ dựa vào những bản vẽ cũ xưa từ một cuộc triển lãm Pháp năm 1930. Điều đó hoàn toàn không mang tính khoa học ».

Bên cạnh việc tái phục không đúng cách, nhật báo Le Monde còn chú ý đến một mối đe dọa khác đè nặng lên Angkor : lạm dụng việc bơm nước ngầm. Lượng khách sạn mỗi lúc mỗi nhiều hơn, được xây dựng tại thành phố Siem Reap láng giềng. Điều này rất có thể gây tổn hại đến chính đất nền của các ngôi đền, vốn dĩ được xây dựng trên những lớp đọng đất bồi chỉ toàn là đất sét và cát bùn.
Theo giải thích của Hang Peou, một nhà thủy văn học, mực nước ngầm xuống quá nhanh đang đe dọa các khu di tích. Đối với ông, giải pháp cấp thiết là phải làm đầy các hồ chứa nhằm tái cân đối sự dao động mực nước ngầm. Nhưng thách thức đó vẫn chưa vượt qua được. Theo một nghiên cứu do các nhà khoa học Nhật Bản thực hiện, nếu như các khách sạn bơm nước ngầm vượt ngưỡng 12000 m3/ngày, tình hình trở nên nghiêm trọng. Trong thực tế, mức nước bơm mỗi ngày hiện nay dường như đang ở mức 30.000 m3. Hang Peou lo ngại là « Nếu chúng ta không tìm ra được một giải pháp nào khác, sẽ khó có thể đảm bảo sự bền vững của các ngôi đền ».

Cuộc chiến bất cân xứng giữa bảo tồn và phát triển
Những thiệt hại gây ra cho Angkor Vat cực kỳ nghiêm trọng. Ngôi đền hàm chứa một ý nghĩa sâu đậm đối với người dân Cam Bốt, như nhận định của sử gia Cam Bốt, ông Sotheara Vong, thuộc đại học hoàng gia Phnom Penh. Những phế tích đó còn là niềm tự hào mà đất nước muốn bảo tồn bằng mọi giá để chiến đấu chống lại hàng thế kỷ nay các cuộc xâm lăng ngoại bang, sự đô hộ của thực dân Pháp và cuộc chiến tranh. Đối với Sotheara, « đó là niềm tự hào quốc gia, nền tảng lịch sử và bản sắc dân tộc của người Cam Bốt ».

Hiện tại, chính quyền Cam Bốt có vẻ không mấy vội vã ngăn chặn là sóng du khách, sẵn sàng trả tiền vé vào cửa Angkor Vat. Một sự đối đầu thật sự đang bùng lên giữa những người bảo thủ và các nhà đầu tư đa quốc gia. Một bên đang đấu tranh để bảo vệ các ngôi đền. Đối lập với bên kia, những nhà đầu tư không ngừng tìm cách phát triển các dự án để thu vốn từ các dòng du khách, « con gà đẻ trứng vàng » cho ngành du lịch tại Cam Bốt.

Dẫu sao, cũng còn khá nhiều chuyên gia lạc quan cho rằng du lịch chưa hẳn là một tai họa, mà đó còn là phương tiện cứu cánh, theo như quan sát của Dominique Soutif, giám đốc chương trình EFEO tại Siem Riep. Ông nhắc lại : « Du lịch đúng là có những mặt trái, nhưng thành công của Angkor cũng đảm bảo nguồn tài chính cho việc bảo quản những ngôi đền tuyệt mỹ này ».
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.