logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 07:42:00(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Trần Hạnh là người Việt đầu tiên được bổ nhiệm chức Trưởng ban BBC Tiếng Việt


Ông Trần Hạnh, cựu trưởng ban BBC Tiếng Việt, vừa qua đời ở tuổi 61, gia đình ông thông báo.

Ông Hạnh, tên đầy đủ là Trần Hữu Hạnh, là người Việt đầu tiên được cử làm trưởng ban BBC Việt ngữ và cũng là người tuyển những nhân viên đầu tiên trực tiếp từ Việt Nam tới London nhằm cập nhật tin tức và liên hệ với Việt Nam hiện đại.

Sau khi rời London năm 2001, ông trở về Úc sống tại ngoại ô thành phố Melbourne.

Con trai cả của ông, Liam Trần, nói ông qua đời sáng nay giờ Australia và nói thêm cha anh "thường xuyên tập thể dục" và "yêu thích cuộc sống của người đã về hưu".

Hiện các bác sỹ còn đang tìm hiểu nguyên nhân khiến ông đột ngột qua đời.

Ông Behrouz Afagh, hiện là Giám đốc Báo chí vùng Tây, Trung Á của BBC World Service, nhớ ông Trần Hạnh như một “nhà quản lý sáng tạo và năng động”.

Bản thân ông Behrouz Afagh từng là Trưởng ban Việt ngữ thời gian ngắn, và nói ông Trần Hạnh lên làm trưởng ban Việt ngữ “vào thời điểm rất khó khăn và đã nỗ lực hiện đại hóa ban này”.

'Mơ có ngày...'
Trong phần tự bạch về bản thân trên Facebook, vị cựu trưởng ban BBC Tiếng Việt từng viết:

"Trần Hữu Hạnh, sinh ở Huế, xong trung học (Chu Văn An, Quốc Học, Petrus Ký), thì qua Úc du học.

"Tốt nghiệp cử nhân khoa học (ANU) và cao học truyền thông (Canberra Uni).

"Làm Trưởng ban Tiếng Việt Đài BBC (97-2001), Đài Úc (1993-), và làm Giám đốc Đài Australia (2007-2010)."

Ông cũng viết thêm bằng tiếng Anh và tiếng Việt:

"Mơ có ngày thức dậy không thấy những tin tức nhức tim.

"Và mong quê hương được thực sự dân chủ khi mình còn sống."

Từ Sài Gòn, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên nói với BBC Tiếng Việt:

“Trần Hạnh giỏi, nhiệt huyết, có nghề và là người Việt đầu tiên làm Trưởng ban Việt ngữ Đài BBC. Qua nói chuyện tôi biết Hạnh là nhà báo rất có tâm với Việt Nam.”
Theo BBC
phai  
#2 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 07:45:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Trần Hạnh: 'Người đem lại thay đổi'
UserPostedImage

Nhà báo Trần Hạnh (tên thật: Trần Hữu Hạnh), cựu Trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC và ABC, vừa đột ngột qua đời tại tư gia sáng ngày 3/9/2015 ở Melbourne, Úc, theo thông tin từ gia đình ông cho biết.

Sinh năm 1954 trong một gia đình đông anh em tại Huế, ông tốt nghiệp trung học và sau đó qua Úc du học theo học bổng Colombo vào năm 1972. Tốt nghiệp cử nhân khoa học tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) và theo học cao học về truyền thông tại Đại học Canberra, ông là người say mê với truyền thông và quan tâm tới những vấn đề xã hội.

Từng là Trưởng Ban Việt Ngữ đài ABC tại Úc, ông gia nhập BBC Việt Ngữ năm 1997 và là người Việt đầu tiên giữ chức vụ Trưởng Ban Việt Ngữ đài BBC.

Sau khi rời BBC năm 2001, ông và gia đình trở lại Úc sống cùng vợ và ba người con (hai trai, một gái).

Sau 4 năm nghỉ việc, ông trở lại với ngành truyền thông và trở thành người da màu đầu tiên được giao nắm giữ chức Giám đốc điều hành Đài Radio Australia (2007-2010).

Ngoài say mê nghề báo, ông Hạnh Trần còn có thú chụp ảnh và nấu nướng. Bà Sarah Prunell, vợ cũ của ông, cho biết ông Hạnh là một người cha rất tận tụy, hết lòng vì các con, và với ông vườn tược, nhiếp ảnh và nấu ăn là những niềm vui không thể thiếu.

"Anh Hạnh tin rằng nấu ăn giúp đưa con người, bè bạn đến với nhau và gần nhau hơn. Anh cũng là người rất say mê chụp ảnh và khu vườn bên nhà chính là khoảng không gian rất đặc biệt của anh ấy."

Sau khi về hưu năm 2010, ông vẫn tham gia một số hoạt động tại cộng đồng ở ngoại ô Melbourne, đạp xe đạp mỗi ngày và sáng sáng lái xe buýt chở học sinh ở một trường phố thông gần nhà đi học.

Con trai cả của ông, James Trần, cho biết cha anh "thường xuyên tập thể dục" và "yêu thích cuộc sống của người đã về hưu".

Thời gian cuối đời, ông thường xuyên theo dõi và viết viết khá nhiều trên trang Facebook của mình về các sự kiện hay các hoạt động dân chủ tại Việt Nam.

Nghĩ về Trần Hạnh
Chris Greene, Cựu trưởng Ban Việt Ngữ BBC, một người bạn và cựu đồng nghiệp

Tôi có may mắn được làm việc với ông Trần Hạnh tại hai tổ chức truyền thông. Trước hết là tại BBC nơi tôi khuyến khích ông chuyển sang làm cho BBC Việt Ngữ khi ông đang làm cho Ban Việt Ngữ đài ABC của Úc. Ông đã có ảnh hưởng lớn với Ban Việt Ngữ khi ông làm việc tại đây. Sau đó khi tôi làm việc cho Radio Australia, chúng tôi lại một lần nữa là đồng nghiệp. Ông là một người thật đặc biệt, một con người rất có nguyên tắc và luôn đặt ra các tiêu chuẩn/tiêu chí rất cao.

"Khi tôi nói về các tiêu chí cao, đó là ông tự đặt ra các tiêu chí cao cho chính mình và cho những người xung quanh. Thời gian ông làm cho BBC Việt Ngữ là thời gian của những thay đổi lớn. Việt Nam trải qua những thay đổi và BBC Việt Ngữ cũng phải thay đổi. Ông là một người rất giỏi trong lĩnh vực đào tạo. Khi điều hành Ban Việt Ngữ ông luôn nêu rất rõ ràng ông chờ đợi những gì ở nhân viên và ông luôn đòi hỏi rất cao từ họ.

Tôi được biết ông là người da màu đầu tiên giữ chức vụ Tổng Giám đốc đài Radio Australia. Ông là người rất giỏi trong việc hòa đồng giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Ông hiểu cả hai nền văn hóa này.

Ông cũng là người đưa ABC Việt Ngữ qua những chuyển đổi lớn trong bối cảnh có những thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật và ông cũng đã để lại những ảnh hưởng rất lớn tại đây.

Với những thay đổi luôn đi kèm những phản kháng, ông Hạnh là người rất cứng rắn. Có lần tôi ngồi trên xe hơi với ông tại Úc và ông kể nhiều về cha mình. Tôi có thể thấy hình ảnh ông trong đó. Ông là một người rất nhạy cảm. Tôi có thể hiểu những người cưỡng lại thay đổi thường cảm thấy khó ở gần ông và nhận thấy ông là người không bỏ cuộc. Nếu ông thấy có điều gì đó cần phải thực hiện thì ông sẽ đảm bảo rằng việc đó được thực hiện và sẽ thúc đẩy để thực hiện nó. Nhưng ông luôn giải thích rất rõ ràng điều mà ông muốn thực hiện.

Kim Anh, cựu nhân viên ABC Việt Ngữ, Úc

Là người làm việc 7 năm khi anh Hạnh là Trưởng Ban Việt Ngữ đài Australia, Kim Anh nghĩ anh Hạnh là một người rất chân tình, như một người anh cả, hướng dẫn đường đi nước bước khi tôi mới bắt đầu làm truyền thông tại Úc, tuy đã từng làm truyền thông tại Việt Nam nhưng còn rất xa lạ với truyền thông Úc.

Tôi cho rằng anh Hạnh là người đã làm được những điều thật tuyệt, khi nắm giữ chức vụ quản lý cả một cơ quan truyền thông của Úc, với 7 Ban ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Đó không phải là một điều dễ dàng đối với một người gốc Việt.

Anh Hạnh cũng là người có công lớn trong việc thúc đẩy cho sự phát triển của Ban Tiêng Việt theo một hướng đi mới trong bối cảnh Ban có thể bị đóng cửa. Nhờ những chủ trương và thay đổi cho phù hợp với tình hình mới khi mà truyền thông đa phương tiện phát triển với công nghệ kỹ thuật mới, và những thay đổi đó đã làm cho Ban Tiếng Việt như hồi sinh lại.

Về sau này khi chỉ còn làm Trưởng Ban Tiếng Việt chứ không phụ trách cả ABC Radio Australia nữa, anh Hạnh được giao việc phát triển video như một format mới. Một trong những ấn tượng đặc biệt của Kim Anh về anh Hạnh đó là mặc dù đã lớn tuổi nhưng anh vẫn luôn tìm tòi học hỏi những cái mới và anh đã làm được công việc phát triển video đó.

Khi có những đổi mới thì tất nhiên sẽ có những mâu thuẫn giữa hai cách làm việc và hai thế hệ khác nhau. Nhưng anh Hạnh là người luôn cố gắng hòa hợp hai cách làm việc khác nhau đó. Tất nhiên có những người phản đối và những người ủng hộ. Và kết quả cuối cùng là anh đã đạt được kết quả tốt và được mọi người công nhận đó là một thay đổi đúng.

Lần cuối tôi nói chuyện với anh Hạnh, anh cho biết anh cảm thấy hài lòng vì giờ đây anh có thời gian để làm những gì anh muốn, còn về sự nghiệp và công việc thì anh đã đạt được những điều anh ấy thấy là đáng làm.

Nguyễn Công Khế, cựu Tổng Biên tập báo Thanh Niên

Trần Hạnh giỏi, nhiệt huyết, có nghề và là người Việt đầu tiên làm Trưởng ban Việt ngữ Đài BBC. Qua nói chuyện tôi biết Hạnh là nhà báo rất có tâm với Việt Nam.

Jonathan London, đăng trên trang Facebook cá nhân

Tôi không thể tin là anh đã ra đi. Tôi chỉ mới gặp anh một lần và chỉ 20 phút khi anh đang phục hồi khi mổ đầu gối trong dịp tôi qua Melbourne năm 2013. Tôi không biết nhiều về anh nhưng tôi biết anh là trong số những người hào phóng, ân cần và nghệ sĩ, và nhìn chung là một con người đầy ấn tượng nhất mà tôi từng gặp.

Tôi biết là tôi sẽ nhớ về anh và đặc biệt tiếc là đã không có cơ hội biết về anh nhiều hơn. Tinh thần của anh sẽ còn mãi với những người đã từng biết anh. Cuộc sống của anh và cách anh sống cuộc sống của mình - dành thời gian hàng ngày và mọi thời khác - để biết quý cái đẹp của cuộc sống - nó sẽ tạo cảm hứng cho tất cả chúng tôi.

Sự ra đi đột ngột của anh sẽ giúp nhắc chúng tôi không chỉ biết quý cái đẹp quanh mình mà còn biết đón chào và dành thời gian cho cho tình bạn và cho những mối quan hệ với những người thân yêu của mình, mà sau cùng thì có lẽ đó chính là điều quan trọng nhất trong cuộc đời con người.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.