logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 06:08:05(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Mỗi một người dân Việt đều thừa nhận Lạc Hồng là cội rễ của mình. Song đến thế kỷ ngày hôm nay dòng dõi Lạc Hồng này đã có thể làm được gì đối với trách nhiệm với đất nước và với thế giới? Bước chân dòng dõi Lạc Hồng đã đi được đến đâu hay là đang thua sút giữa tiến bộ văn minh thế giới?

Với hiện tại đất nước nhiều suy thoái trên bất cứ phương diện nào. Là những người trẻ cùng liên kết nhau với ước mơ cùng xây dựng lại Hào Khí Việt để không phải hổ thẹn với tiền nhân Tổ Tiên.

Đất mẹ đang cần những người con Việt viết lại trang sử mới. Bước Chân Lạc Hồng vì vậy nhân ngày rằm tháng 7 Vu Lan báo hiếu (Tây lịch 28.08.2015) tuyên bố thành lập. Lý do chọn ngày thành lập là lễ Vu Lan chính là để nhắc nhở chúng ta mang nặng thâm ân quốc gia cưu mang và có bổn phận phải báo ân đối với Đất Mẹ thân thương.

Bước Chân Lạc Hồng là Phong trào giới trẻ với chủ trương khơi dậy lòng tự hào về nguồn gốc Lạc Hồng trong mỗi người dân Việt. Quay về giá trị NHÂN BẢN của bản sắc Lạc Hồng để phục hưng đất nước Việt, để chấn đạo con người Việt và phát huy Trí Tuệ Việt cùng Văn Hiến Việt song song với lý tưởng không đi ngược lại trào lưu thế giới và tạo nên Dòng Chảy Lạc Hồng.



Những người trẻ vốn mang sứ mệnh thay đổi, góp phần làm đất nước diễm lệ hơn mỗi ngày, chúng tôi tha thiết kêu gọi và mời mọc bạn tham gia Phong trào Bước Chân Lạc Hồng để thực hiện sứ mệnh con dân Việt của chúng ta. Qua trang nhà ở FB cũng như Blogspot, chúng ta có thể tạo sự liên kết, cùng chia sẻ/trao đổi/nâng cao kiến thức. Cùng giữ nhiệt huyết cho nhau, cùng không ngừng học hỏi.
Hãy cùng chúng tôi cất bước làm đẹp lại đất nước thân yêu, bắt đầu từ nguồn cội lấy đó làm nền tảng để phát triển. Nếu ta không trở về với nguồn cội đẹp thì ta không có tương lai tốt đẹp... Hãy cùng nhau bước những bước đi đầy đủ phẩm cách, gầm lên những tiếng oai hùng xây dựng lại đất nước, lấy lại danh dự Lạc Hồng ...
Hãy cùng chúng tôi đốt lên ngọn lửa nhiệt huyết với tấm lòng yêu TỔ QUỐC, cùng nhìn về một hướng dựng lại Hào Khí Việt!!!

Non sông thừa kế Tổ Tiên
Thờ ơ ai để ngả nghiêng sao đành???

Trân Trọng tuyên bố thành lập và trân trọng mời bạn tham gia!

BcLH
Việt Lịch 28.08.4893 (Tây lịch 2015)
phai  
#2 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 06:17:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Ý NGHĨA LOGO

UserPostedImage

Logo đa số chọn ít màu sắc và đơn giản, bcLH làm ngược lại một chút không phải vì chuộng khác người mà vì muốn chuyển tải đầy đủ thông điệp muốn nói cho một phong trào lớn lao như lý tưởng theo đuổi – quay về cội nguồn, phục hưng Tổ quốc.

Ý nghĩa Logo của Bước Chân Lạc Hồng là Bạch hổ đội hình ảnh đôi vợ chồng giã gạo từ trống đồng đã được lấy để tượng trưng cho Bố Lạc mẹ Âu, chuyển tải thông điệp dân tộc Việt có nền văn minh lúa nước và sự tôn kính mẹ cha, uống nước nhớ nguồn. Bệ đứng ở trên lưng cọp được nghệ thuật hóa từ bản gốc thành lông công, tượng trưng cho sự công bằng và bình đẳng, ngụ ý lấy sự công bằng và bình đẳng làm nền tảng phát triển xã hội, đất nước.


Bạch hổ mi và râu dài phỏng theo phong cách của tranh ngũ hổ Đông Hồ, một loại tranh dân gian Việt Nam. Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, hổ là con vật có sức mạnh thiêng liêng diệt trừ được ma quỷ. Đã từ lâu, hổ được tôn thờ và danh xưng của hổ cũng được thần thánh hóa là Ngài, là “Ông Ba mươi” đầy uy linh, quyền kính. [1]
UserPostedImage

Bạch hổ trong logo cách điệu mày vuông tượng trưng cho đất, mắt tròn cho trời.... Sức cọp có thể khuynh đảo trời đất nhưng tôn kính cha mẹ hiếu đễ đội trên lưng....

Và trên cùng là mặt trời của tâm trống đồng mang ý nghĩa lấy di huấn tổ tiên trên trống đồng làm lý tưởng sống đó chính là phát huy Trí Tuệ Việt.

Logo bcLh vì vậy mang ý nghĩa nhắc nhở mục tiêu và lý tưởng chung của phong trào.


[1] Trích ”Tranh Ngũ hổ Đông hồ” - Viet Stamp.
UserPostedImage

_________
* Chú thích:
Hình 1. Bản nháp trước khi được số hóa của logo do
1 thành viên sáng lập phác họa Hình
2. Đôi vợ chồng giã gạo trên trống đồng Hình
3. Bạch hổ tranh Đông Hồ Hàng Trống – Hà nội
phai  
#3 Đã gửi : 03/09/2015 lúc 06:31:07(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THAM KHẢO VỀ Ý NGHĨA LẠC HỒNG

Đây là bài về ý nghĩa Lạc Hồng mà Bước Chân Lạc Hồng (bcLH) chọn để chia sẻ với bạn quan tâm. Bài này đầy đủ ý nghĩa để có thể nói là có thể lấy làm nền tảng khi nghiên cứu cũng như để xây dựng lại Hào Khí Việt.
UserPostedImage

Khởi trích:

Cội rễ Lạc Hồng

Tôi nghe kể rằng Lạc Hồng là nói về cha rồng Lạc Long Quân họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng cháu Tiên. Theo huyền sử, họ Hồng Bàng khởi đầu từ vua Kinh Dương Vương. Con của Kinh Dương Vương là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng hiệu là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sanh ra 100 người con. Âu Cơ đem 50 người con lên núi, Lạc Long Quân đem 50 người con đi xuống miền Nam Hải. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng hiệu là Hùng Vương thứ 1, truyền được ít nhất là 18 đời cho đến năm 258 trước Tây lịch. Các thông tin về các đời vua Hùng được dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hoá đồ đồng – văn hóa Đông Sơn rất phát triển [2]. Và như vậy, nghe đến Lạc Hồng thì ai cũng biết đó chính là tổ tiên, cội nguồn của người dân Việt Nam, dù chỉ là những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết hay những câu ca dao, tục ngữ được truyền miệng chưa có chứng tích khảo cổ để chứng thực nhưng mỗi một người dân Việt đều thừa nhận Lạc Hồng là cội rễ của mình.


Đạo sống Lạc Hồng


Chuyện chứng tích lịch sử, hay bằng chứng khảo cổ thì xin thua vì không biết gì cả, chỉ nghe và kể lại mà thôi. Nhưng ở đây, tôi không phải luận giải hay chứng minh rằng truyền thuyết là lịch sử hay truyền thuyết không phải là lịch sử. Mà chuyện của tôi muốn nói là thông qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết được truyền miệng ấy cho đến những câu ca dao, tục ngữ (hiện tại vẫn còn), tổ tiên chúng ta muốn gửi gấm cho chúng ta một đạo lý sống rất sâu sắc … mà nếu ta biết quay trở về với đạo lý ấy, nghiền ngẫm và sống theo thì chuyện "ngoại quốc lân bang kính phục giao" là chuyện thường.

Đạo lý sống ấy là gì?

Đó là "sống trọn vẹn trong cuộc sống với tính người và tình người, sống ngay trong hiện tại, không truy xét quá khứ, không vọng cầu tương lai, thuận với thiên nhiên để cuộc sống tự nó vận hành" [1] mà có người gọi đó là đạo sống Lạc Hồng hay đạo sống Việt.

Đạo sống ấy bắt nguồn từ đâu?

Tôi được biết rằng cách đây rất lâu, ở lưu vực các con sông phía nam sông Dương Tử, người Bách Việt cổ đã biết canh tác nông nghiệp, sống thành cộng đồng hình thành nên nếp sống định canh, định cư đã tạo nên một nền văn minh cổ đại, đó là văn minh lúa nước. "Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng (cái cày, con trâu). Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đông Sơn, … " [2]. Và thời kỳ Hồng Bàng là thời kỳ phát triển cực thịnh của văn minh lúa nước, mà biểu hiện rõ nhất là thời đại của các vua Hùng.
 

Xét một chút xíu về sử học như vậy để ta thấy rằng nền văn hóa Việt Nam được hình thành trên nền văn minh lúa nước, một nền văn minh cổ xưa vào bậc nhất thế giới mà đến nay vẫn còn tồn tại chứ không tàn lụi như nhiều nền văn minh khác trên thế giới.
 
Như vậy, đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam là văn hóa xóm làng, bắt nguồn từ nếp sống quần cư hài hòa của nền văn minh lúa nước. Chính sự phức tạp trong kỹ thuật trồng lúa nước đòi hỏi người nông dân phải nắm được những quy luật tự nhiên của trời đất để canh tác cho phù hợp ("trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa", "chuồn chuồn bay thấp trời mưa, bay cao trời nắng, bay vừa trời râm", …), cũng như đòi hỏi phải ý thức được công việc mình đang làm nếu không sẽ giẫm lên mạ khi đang cấy, hay nhổ phải mạ thay vì nhổ cỏ, … Trải qua quá trình canh tác, quan sát thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống, tổ tiên người Việt bằng cái thấy chân thực đã biết được: trên có Trời, dưới có Đất và ở giữa khoảng không gian trời – đất có con Người. Từ cái thấy đó cùng với sự hiểu biết các quy luật của tự nhiên thay đổi theo mùa vụ, kết hợp với nếp sống quần cư xóm làng, tổ tiên ta đã hiểu được quy luật biến dịch của thiên nhiên, hiểu được Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất, hiểu được con người là một phần của thiên nhiên, hiểu được rằng con người cần phải sống hài hòa với nhau và hài hòa với thiên nhiên. Để rồi từ đó, tổ tiên người Việt đã mở rộng tình thương và trí tuệ của mình qua quá trình giáo dục nhân bản tâm linh "học ăn, học nói, học gói, học mở", thờ kính cha mẹ "một lòng thờ mẹ kính cha – cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", sống có trước có sau "uống nước nhớ nguồn – ăn trái nhớ người trồng cây", "ai ơi, bưng bát cơm đầy – dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần", biết nhường nhịn lẫn nhau "một điều nhịn, chín điều lành", biết thích nghi "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài - ở ao thì ngưng, ở sông thì chảy", biết tương thân, tương trợ "thương người, người lại thương ta – ghét người mình lại hóa ra ghét mình", "lá lành đùm lá rách", …
 
Từ nếp sống ấy đã tạo nên đạo sống Lạc Hồng, một đạo sống mà với gia đình thì vợ chồng hòa thuận, công bằng "thuận vợ thuận chồng, tác bể đông cũng cạn", "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", với xóm làng thì hài hòa với nhau "hòa cả làng", với đất nước thì lấy thôn xã tự trị làm đơn vị hành chánh để phát triển sinh hoạt kinh tế, văn hóa, … với truyền thống "phép vua thua lệ làng" mang tính chất dân chủ; một đạo sống mà đối với các dị biệt về cách nghĩ thì dung hóa "rằng trong lẽ phải có người có ta", với các mâu thuẫn thì khước từ bạo lực "khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời", còn đối với thiên nhiên thì thuận theo trời đất "trông cơ trời đất liệu thời làm ăn" nhưng tất cả quy về con người "trăm hay xoay vào lòng, ngọn đèn được tỏ trước khêu bởi mình", với hiện tượng khách quan thì trước mắt như thế nào thấy y như vậy "con cóc trong hang", thấy rõ "con cóc nhảy ra", "con cóc ngồi đó" thấy rõ "con cóc nhảy đi", không phê bình, không can thiệp, không quan tâm con cóc từ đâu đến (quá khứ), cũng không suy luận để đoán biết con cóc nhảy đi đâu (tương lai), tất cả thuận theo lý thiên nhiên để cuộc sống tự nó vận hành để rồi con người thăng hoa hòa nhập cùng vũ trụ cũng giống như nước bốc hơi vậy.
 Như vậy, đạo sống Việt là một đạo sống có thể dung hòa, chấp nhận tất cả, lấy tình nghĩa làm đầu "một bồ cái lý không bằng một tý cái tình", lấy tình người làm then chốt "thương người như thể thương thân", lấy công bằng làm lẽ phải "công bằng là đạo người ta ở đời", một đạo sống với nếp sống chan chứa tính người và tình người đã vượt qua tiến trình tìm cầu, nương tựa vào chữ nghĩa, kinh điển, vượt qua cả nghe và thấy [1] "trăm nghe không bằng một thấy – trăm thấy không bằng một lần trải qua".

Thông điệp Lạc Hồng

Như vậy, thời xa xưa, tổ tiên chúng ta đã vạch ra và sống theo đạo sống ấy, đạo sống Lạc Hồng. Hơn nữa, tổ tiên chúng ta đã khéo léo truyền dạy cho con cháu đời sau thông điệp ẩn tàng về đạo sống đó (thông điệp Lạc Hồng) thông qua các câu chuyện trong huyền thoại, truyền thuyết, hay những câu ca dao và tục ngữ có vần có điệu, dễ nhớ dễ hiểu.
Nói đến thông điệp bỗng dưng tôi lại nhớ đến thông điệp của những người anh (người Kogi) được ký giả Alan Ereira của hãng tin BBC (Anh Quốc) loan báo lần đầu tiên tại kỳ đại hội tôn giáo toàn cầu tổ chức ở Chicago năm 1993. Lần đầu tiên khi đọc thông điệp này, tôi có cảm giác nó như là một truyền thuyết, một huyền thoại vậy. Và tôi lại nghĩ, trên thế giới này chắc hẳn không thể tìm thấy được một nền minh triết nào, một nếp sống này giống như họ vậy. Ấy vậy mà khi tìm hiểu về hai chữ Lạc Hồng, tôi lại thấy được một dáng dấp của lối sống ấy ngay trong lòng dân tộc của tôi mà những đứa con sinh sau để muộn của cha Rồng, mẹ Tiên trong đó có tôi và những người đang sống đã bị "những lớp sơn văn hóa ngoại nhập (Tàu, Ấn Độ, Phương Tây, Bắc Mỹ) đã và đang bao phủ cốt lõi đạo sống Việt, nhiễu loạn tinh hoa tư tưởng Việt, để rồi chúng ta đã ngộ nhận rằng văn hóa Việt là bản sao của văn hóa Tàu, hoặc tư tưởng Việt chỉ là những tư tưởng tổng hợp của Tàu, Ấn Độ và Phương Tây" [1] mà không hề nhận ra thông điệp ẩn tàng về đạo sống Lạc Hồng mà tổ tiên gửi gấm.

Minh triết Lạc Hồng

Quy luật chính yếu của đạo sống Lạc Hồng là dung hóa các dị biệt, trung hòa các đối lập dựa trên tính người và tình người, tiến tới thống nhất, hòa đồng để thăng hoa hòa nhập cùng vũ trụ. Đạo sống ấy đã tạo nên nền minh triết nhân bản Việt (Lạc Hồng), "một nền minh triết dựa trên nếp sống hài hòa nhờ cảm nhận được Thiên Nhiên (hiểu được Thiên Thư Vô Ngôn của Trời Đất) rồi trở thành triết lý sống thái hòa, lấy tình nghĩa làm đầu, thể hiện con đường sống của dân tộc là "đạo làm người". Con đường sống này lấy con người toàn diện làm gốc, không "duy" gì cả. Nếu chỉ duy một mặt nào đó là thiếu xót, lệch lạc. Vì vậy, con đường sống của dân tộc Việt đặc nền tảng trên trí tuệ và tình thương chứ không kêu cầu đến tôn giáo, ý thức hệ hay một hệ thống triết học kinh điển nào; đó là tiến trình thăng hoa cuộc sống và con người với nếp sống tỉnh thức qua quá trình giáo dục nhân bản tâm linh "học ăn, học nói, học gói, học mở" trên nền tảng của Biến hóa, Thăng hoa, Hòa đồng, tương thông với thiên nhiên hòa cùng vũ trụ" [1].
Lại nữa minh triết Lạc Hồng không có "kinh sách, không có Tứ thư, ngũ Kinh, không có Kinh – Luật – Luận, Phật học, cũng không có Kinh Thánh hay sách giáo lý – giáo luật mà chỉ có những câu có vần có điệu, dễ hiểu dễ nhớ, gọi hình gợi cảm, những câu chuyện truyền miệng, và những phong tục tập quán không hề bất biến, nghĩa là có thể tùy thời mà đổi, vứt bỏ đồi phong bại tục, vứt bỏ tư duy độc hại lỗi thời, để kiến tạo con người mới, xã hội mới, giống như nước tự biết gạn đục khơi trong"[1].

Nhiều người cho như vậy là trống rỗng, nhưng "chính cái rỗng không ấy, biểu tượng qua lũy tre làng là cái tâm trống rỗng để không dị ứng, không loại trừ mà tiếp nhận tất cả, trung hòa tất cả, nền văn hóa nào cũng hay, triết lý nào cũng học, tôn giáo nào cũng tốt. Minh triết Lạc Hồng là người chủ hiếu khách, nhưng đầy bản lĩnh và bao dung, đón tiếp tất cả để làm đẹp căn nhà Việt Nam, thoáng mát con người Việt Nam" [1]
Một điều đặc sắc hơn nữa là minh triết Lạc Hồng "không truyền qua tri thức mà truyền vào tâm thức để kết tinh thành văn hiến mấy ngàn năm. Trên nền văn hiến với tâm tre trúc trống rỗng, không để lại gì có vẻ kỳ quan bên ngoài, không có Vạn Lý Trường Thành hay Đế Thiên Đế Thích, không đổ người đổ của để lưu danh vạn đại. Đạo lý dân tộc chỉ lo cho con cháu nên người, sống đúng đạo làm người. Cũng trên nền văn hiến ấy, con cháu xây dựng và phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các truyền thống tốt đẹp, với nền văn minh tình thương và lẽ phải, với cuộc sống tinh thần và vật chất tùy thời mà vượt lên" [1].

Chấn Lạc Hồng

Hiện tại, đất nước Việt Nam đang tích tụ những mâu thuẫn khốc liệt của thời đại về chính trị, kinh tế, ý thức hệ, tôn giáo, … đang bế tắc về tư tưởng, đang khủng hoảng về tâm thức, tâm linh. Chính những bế tắc đó, những mâu thuẩn đó đặt Việt Nam trước nguy cơ xâm lăng của ngoại bang (một cuộc xâm lăng không tiếng súng) và nếu như cuộc xâm lăng này thành công thì đất nước Việt Nam sẽ mãi mãi trở thành con nợ của ngoại bang, dân Việt sẽ mãi mãi làm mọi cho ngoại bang ngay trên mảnh đất của mình, rồi tự mình chối bỏ truyền thống, văn hóa của dân tộc mình để được ông chủ ngoại bang xem mình là người văn minh. (Đau lòng thay!).
 
Chúng ta phải làm gì đây? Phải chấn Lạc Hồng.
Phải tự khơi dậy cội rễ của mình, phải bình tâm để cảm nhận dòng máu Lạc Hồng đang chảy khắp châu thân mình. phải lắng nghe hơi thở của mình để nghe được thông điệp của tổ tiên, phải chiến thắng những dục vọng thấp hèn, những thói hư tật xấu, tham vọng cá nhân, tị hiềm, tự ti mặc cảm, … đang ẩn tàng trong tâm trí để quay về với nếp sống của đạo sống Lạc Hồng. Phải biết dung hóa những bị biệt, trung hòa những bất đồng, mâu thuẩn trên đạo lý của dân tộc: đạo làm người, lấy tình thương và trí tuệ để bao dung hòa giải, kiến tạo lại nền minh triết Lạc Hồng trong thời đại mới, thời đại kinh tế tri thức.

Cương lĩnh Lạc Hồng

Trở lại với tựa bài thơ, ta thấy Lạc Hồng là cội rễ của dân tộc, là đạo sống của dân tộc, là minh triết của dân tộc nên bài thơ dùng hai chữ Lạc Hồng để làm cương lĩnh cho mục tiêu cường thịnh của Việt Nam trong hiện tại và tương lai rất hay và ý nghĩa, vì:

Trong hiện tại: Lạc Hồng sẽ khơi dậy được cội nguồn dân tộc nhằm hòa hợp, hòa giải chuyện quá khứ thật sự để đoàn kết dân tộc cùng chung tay góp sức xây dựng lại một đất nước Việt Nam giàu đẹp đúng nghĩa trên tinh thần nhân bản đầy tính người và tình người. Lạc Hồng chuyển tải thông điệp của đạo sống Việt góp phần chấn chỉnh đạo đức con người (hiện đang xuống cấp trầm trọng), dần dần đưa con người trở về với chính mình, hiểu được chính mình, hiểu được thông điệp của tổ tiên, thực hiện nếp sống đạo (đạo làm người), cùng giữ cho đất nước được hưng thịnh, phú cường.

Trong tương lai: Lạc Hồng nhắn nhủ chúng ta và con cháu chúng ta phải biết giữ gìn nếp sống hiếu hòa của đạo sống Lạc Hồng, kiến tạo lại nền minh triết của dân tộc (minh triết Lạc Hồng) để dân tộc Việt Nam mãi là người chủ hiếu khách, tiếp nhận tất cả các cái hay, cái đẹp của người rồi dung hóa, trung hòa tất cả dựa trên tính người và tình người để ngôi nhà Việt Nam càng đẹp hơn, con người Việt Nam càng thoáng mát hơn chứ không bao giờ đồng hóa hay ngộ nhận cái hay, cái đẹp của người là của mình, để rồi chấp chặt nó, cho nó là chân lý của mọi thời đại mà không biết rằng trên đời này, không có gì mà không thay đổi, chỉ có sự thay đổi là không bao giờ thay đổi. [Minh triết Lạc Hồng đặt trên nền tảng Biến – Hóa – Thăng hoa – Hòa cùng vũ trụ].
Lại nữa, Lạc Hồng là hiếu hòa, dung hóa, trung hòa chứ không tự tôn, tự cao làm nền tảng cho mối ban giao hòa đồng, tương kính với ngoại quốc lân bang chứ không khiếp nhược, bợ đỡ trước nước mạnh, hà hiếp, khinh miệt nước yếu – điều đó là mầm móng của hận thù, mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh.

Cương lĩnh Lạc Hồng là ước muốn, là khao khác của toàn bộ người dân Việt và cũng là di huấn của tổ tiên. Chúng ta, những con người đang hiện hữu trong hiện tại, những con người mang sứ mệnh thay đổi, chúng ta đã thức tỉnh chưa hay vẫn còn mê ngủ, chúng ta đã làm gì để xứng đáng với sứ mệnh của ta chưa?


Sao ta không đem mắt, cùng nhìn về một hướng
 Sao ta không đồng thanh cất lên tiếng nói của lương tâm
Sao ta không đem lòng hướng về một mục tiêu chung
Không đem trái tim hòa cùng thành một nhịp
Để cùng nhau ta viết lại sử Lạc Hồng.

Hết trích.

Skalor
22.12.4887 – Việt lịch
[1] – Biểu tượng nền minh triết Việt – Tủ sách Việt Thường [2] – Hồng Bàng – Wikipedia Nguồn: http://trandongchan.blog...tuyen-ngon-lac-hong.html

Sửa bởi người viết 03/09/2015 lúc 06:34:10(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.167 giây.