logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/09/2015 lúc 07:45:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,131

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nam hoa kinh là di thư ghi lại tư tưởng của một triết gia đời Xuân thu – Chiến quốc. Triết gia cự phách này Trang Chu và thường được gọi một cách tôn kính là Trang tử.
Trang tử, đồng thời với Mạnh tử, có tài liệu ghi là người nước Lương, tài liệu khác lại cho rằng là người nước Tống, sống trước Công nguyên vào khoảng 370 tới 298. Nam Hoa kinh là tác phẩm được cho là của Trang tử, chia làm nội thiên, ngoại thiên và tạp thiên, nhưng nhiều học giả cho rằng chỉ có phần nội thiên là quan trọng hơn cả vì phản ánh được tư tưởng nòng cốt của đại triết gia này.
Trang tử có thể là một nhân vật xa lạ với nhiều người, thường chỉ nghe danh Khổng tử, Mạnh tử, và cũng vì ông cùng một phái với Lão tử nên tư tưởng của ông thường được gọi chung là học thuyết Lão Trang. Tuy nhiên, đối với người thích Văn học Việt Nam, câu chuyện Trang tử nằm mộng thấy hóa bướm và khi tỉnh dậy thì không biết mình là người hay là bướm nữa, đã trở nên quá quen thuộc.
Thi hào Nguyễn Du tả tiếng đàn mà nàng Kiều gảy cho cho chàng Kim nghe trong hoàn cảnh êm ấm khi những kẻ yêu nhau đoàn tụ sau 15 năm ly biệt, đã gợi nhớ tới Trang sinh:

Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh!

Nhưng nếu cảnh đời lắm gió mưa, kẻ sĩ lại muốn trốn vào mộng như Trang tử khi xưa. Đó là hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi đất nước rơi vào vòng ngoại xâm:

Tựa gối bên mành toan hóa bướm
Gió thu lạnh lẽo lá vàng rơi.

Tiếp đó là Tản Đà cũng muốn tìm lại giấc mộng hóa bướm vì cảm thấy đời đáng chán:

Những lúc canh gà ba cốc rượu
Nào khi cánh điệp bốn phương trời.

Nhìn chung kẻ sĩ Việt Nam cuối thể kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20 thường mang tâm trạng u uất, muốn trốn lẩn thực tế và nhiều người tìm tới triết lý siêu thoát của Trang tử.
Nhượng Tống xuất thân Nho gia, nhập thế vảo đời muốn làm công việc báo quốc theo tiếng gọi của non sông, gia nhập VNQDĐ nhưng “quốc thù vị báo đầu tiên bạch” như Đặng Dung khi xưa từng than thở nên đành thất chí. Vào cuối đời, đi tù về, còn bị quản thúc, cái chí lớn của người thành lập Nam đồng thư xã hẳn chỉ còn chập chờn trong giấc mộng làm trai, ông quay sang yếm thế và say đắm tư tưởng xuất thế. Giai đoạn Nhượng Tống mở cửa hàng thuốc bắc ở Hà nội khuynh hướng thoát vòng danh lợi chế ngự tâm tư, ông đã dịch Nam Hoa kinh vào khoảng 1943, 1944.

Trong phần “cùng bạn đọc” ở trang đầu bản dịch, viết vào năm 1944 và do Tân việt xuất bản, Nhượng Tống tâm sự:

“Tôi sinh ra là con nhà nghèo, mắt vẫn thường nhìn xuống đất… Nhưng nhìn xuống như thế mãi, nhiều lúc tự thấy mỏi cổ…cho nên bất chợt cũng đòi phen ngửa mặt trông trời…chừng ấy, tôi phải mượn sách vở để làm khuây. Trong những sách vở đó thì Nam hoa kinh của thầy Trang là cuốn tôi đọc lại kể trăm lần mà không biết chán.
Trong khi đọc Trang tôi có cảm tưởng như được cất cánh lên tiên giới…cõi đời ấy tự có riêng trời đất cỏ hoa không bợn chút bụi trần, và xa hẳn các tiếng cười khóc, thở than, ồn ào trong vòng danh lợi. Mình tôi nhẹ hẳn đi và lòng thì đầy những ngậm ngùi, tha thứ.
Sau hai ngàn năm Trang còn có sức đưa nổi một kẻ đọc sách nhỏ kém “ung dung chơi” sang bên làng “không có đâu”…
Tôi dịch Nam Hoa kinh để tìm chơi mối cảm nói trên. Sau nữa vì các bạn yêu tôi mà tìm cảm ấy. Ngoài ra các nhà thích nghiên cứu còn có thể tìm trong kinh thấy những mầm non của các học thuyết mới, rất mới chẳng hạn biện chứng pháp, của tiến hóa luận, của tư tưởng: hồi thuần.”

Nam Hoa kinh được nhiều người dịch ra tiếng Việt, ngoài dịch phẩm của Nhượng Tống, trong đó có ít nhất hai bản dịch nữa được đón nhận nồng hậu.
Đó là bản của Thu giang Nguyễn Duy Cần (1907-1998) in khoảng 1963. Nguyễn Duy Cần là một học giả uyên thâm nho học và bản dịch của ông, nhờ có nhiều chú thích và giảng giải, rất cần cho những ai muốn tìm hiểu chữ nghĩa trong Nam Hoa kinh và điển cố trong bộ cổ thư này.
Bản mới hơn của Nguyễn Hiến Lê (1912-1984). Học giả Lộc đình vốn là một kỹ sư, kiến thức Âu Á rộng, trong bản dịch Nam Hoa kinh (in 1994), ông đưa ra nhiều kiến giải khoa học, hợp luận lý, và nhiều tài liệu mới, hy vọng giúp người đọc thấu đáo ý nghĩa cổ thư này.

Khác với hai bản dịch trên, ngòi bút của Nhượng Tống tìm tới Trang tử như ngưởi đồng điệu bắc nhịp cầu cảm thông. Nhờ thế, ông giảng giải Trang tử rất trôi chảy như một đệ tử nói về học thuyết của tôn sư (ông gọi là thầy Trang) nhưng cũng vì thế mà khó tránh sự chủ quan.
Tuy vậy, đọc Nam Hoa kinh của Nhượng Tống, giúp ta tìm hiểu thêm về con người nội hướng, đầy cảm tính của một cây viết tài hoa rất mực mà cuộc đời lắm nỗi bi ai.
Sau đây chúng ta thử đọc một đoạn trong thiên Tiêu dao du, thiên đầu trong Nam Hoa kinh dưới ngòi bút của Nhượng Tống thì thấy rõ điều khẳng định trên:

1.
Bể Bắc có loài cá, tên nó là côn. Bề lớn của côn, không biết nó mấy nghìn dặm! Hóa mà làm loài chim, tên nó là bằng. Lưng của bằng, không biết nó mấy nghìn dặm! Vùng dậy bay, cánh nó như đám mây rủ ngang trời… Loài chim ấy, bể động thì sắp dời sang bể Nam. Bể Nam là Ao trời…
2.
Tề Hài là sách chép những chuyện quái lạ. Lời của Hài nói rằng: “Khi bằng dời sang bể Nam, nước sóng sánh ba nghìn dặm. Nó liệng theo gió lốc mà lên là chín muôn dặm. Đi cứ sáu tháng mới nghỉ.”
Kìa bóng câu! Kìa vẩn bụi! những vật có sống lấy hơi mà thổi nhau. Cái xanh xanh của trời là màu chính của nó chăng? Là nó xa mà không đến đâu là cùng chăng? Nó trông xuống dưới cũng như thế thôi!
3.
Vả chăng sức chứa của nước không dày, thì mang thuyền lớn không đủ sức. Lật chén nước lên trên vũng thềm, thì hạt cải là thuyền cho nó. Đặt chén vào thì trịt: nước nông mà thuyền lớn vậy! Sức chứa của gió không dày, thì nó mang cánh lớn không đủ sức. Cho nên chín muôn dặm thì gió là ở dưới rồi… Sau đó bấy giờ mới gây gió… Lưng đội trời xanh mà không có gì vướng bận mình, sau đó bấy giờ mới tính việc sang Nam…
4.
Con ve cùng con cưu mới ra ràng cười nó rằng: “Ta vùng dậy mà bay, dục vào đám du phường hoặc khi không tới thì nhào xuống đất mà thôi! Có cần phải vượt chín muôn dặm mà sang Nam làm gì?”
Kẻ ra ngoài đồng miếu, ăn ba bữa trở về, bụng còn phinh phích. Kẻ đi trăm dặm, đêm phải giã gạo… Kẻ đi nghìn dặm, tích lương ba tháng… Hai giống ấy lại biết gì!
5.
Trí nhỏ không theo kịp trí lớn; tuổi nhỏ không theo kịp tuổi lớn…
Sao mà biết rằng thế? Giống nấm sớm không biết ba mươi, mồng một; ve sầu không biết mùa Xuân mùa Thu. Đó là hạng tuổi nhỏ. Miền Nam nước Sở có giống rùa minh linh, lấy năm trăm năm làm Xuân, năm trăm năm làm Thu. Đời thượng cổ có giống cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm Xuân, tám nghìn năm làm Thu… Mà đến nay thì riêng Bành Tổ được tiếng là sống lâu. Người thường so sánh với cụ, chẳng cũng buồn sao!

(Dịch phóng bút có thể gặp người phản biện. Chẳng hạn trong bản dịch trên, Nhượng Tống cho rằng minh linh là một loài rùa, nhưng theo Nguyễn Duy Cần thì nó là một thứ cây mọc ở Giang nam.)

Phải công nhận, bản dịch trên thực lưu loát và dịch giả còn hùng biện bênh vực học thuyết vô vi của Trang tử trong phần bàn thêm sau đây:

“Trong các triết gia ở Tàu khi xưa, nào Nho gia (Khổng, Mạnh), Pháp gia (Thân, Hàn), Danh gia (Huệ thi, Công Tôn Long) vân vân, đều chủ trương “hữu vi”: phải làm thì mình mới ra mình, đời mới ra đời, phải lập đức, lập công, lập danh. Tóm lại, là không sao quên được cái “mình” cả.
Trái lại với các phái hữu vi ấy là phái “vô vi”. Truyền là mở đầu từ Hoàng đế, nhưng thực thì hô hào tự Lão tử . Đời sau vì thế gọi là phái Hoàng Lão. Trang cũng thuộc về phái này nên chủ trương “không minh, không công, không danh” mới là những bậc người chí thánh, thần. Ý cho rằng người ta cứ thuận theo tự nhiên mà làm (cưỡi âm dương chế ngự sáu khí) không kể gì công, không kể gì danh, không kể gì minh, không cần gì hữu dụng với vô dụng, ai ai cũng như thế cả, thì thiên hạ tự nhiên sẽ yên vui. Những chuyện đó nói ra thì bọn hữu vi cho là viển vông. Thế nhưng họ nào phải là hạng người đáng kể? họ cũng như nấm sớm, ve sầu, cũng như con chim sẻ, chim cưu, có biết gì là cái lớn ở đời. Họ là hạng tuổi nhỏ, trí nhỏ, ruột đặc như bí, tâm linh mù và điếc.
Ấy là lá chiến thư Trang hạ với các phái “hữu vi”. Nó cũng là lời tuyên bố về quan niệm của Trang tử đối với đời người. Quan niệm ấy rất rõ ràng. Tôi chẳng muốn gán những tư tưởng cổ vào các danh từ kim, nhưng các bạn chắc đều nhận thấy. Các bạn còn có thể nhận thấy Trang rất hiểu lẽ tương đối, và biết cả đến các vi sinh vật. Thực là một thông minh đặc biệt ở đời xưa.”

Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.