logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/09/2015 lúc 11:38:01(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mục đích chính ban đầu của chữ viết là gì nếu không phải để ghi chép. Ghi lại tất cả như là chứng tích để truyền cho đời

sau và để nhắc nhở về những gì đã từng xảy ra trong đời sống của nhân loại. Nếu ta định nghĩa chữ viết là như vậy thì quả

thật chữ viết đã có một hành trình rất dài. Từ khi có chữ viết, ảnh hưởng của nó đối với nhân loại thật là to lớn. Nó làm thay

đổi cách người ta suy nghĩ, nó biến đổi theo thời gian với các nền văn minh và văn hoá khác nhau, và đóng một vai trò quan

trọng trong những tranh giành ảnh hưởng về chính trị và tôn giáo. Qua những thời khắc của lịch sử, cho dù có ngắn ngủi

thế nào, chữ viết cũng đã phản ánh được phần nào nỗi khát vọng của các dân tộc.

Nét chữ đẹp, gọn, sáng sủa cho thấy văn minh của một dân tộc. Cũng có người xem chữ viết như một kỹ thuật – cách

người ta viết từng mỗi đường cong, đường thẳng để tạo thành mẫu tự – thế thì, chữ viết cũng phải trải qua một thời gian

sàng lọc để hoàn chỉnh và đưa tới những nét chữ đẹp hơn. Nhưng vượt lên trên sự khéo tay, chữ viết còn nói lên cá tính

của con người. Nhìn vào nét chữ ta có thể phần nào đoán được tính cách của người đó: điềm đạm, tự tin, cẩu thả, nóng

nảy v.v… Và nét chữ chứa chấp mọi điều trong đó: tốt, xấu, thành thật, mờ ám.

Chúng ta vẫn được nhắc nhở, nhưng lại thường hay quên, rằng viết chữ không phải là điều đến tự nhiên. Không ai sinh ra

mà tự động biết viết ngay. Nó không phải là thứ di truyền. Viết chữ không giống như nhìn, nói, nghe là những thứ bẩm sinh.

Ai cũng phải học thì mới biết viết được.

Theo tài liệu lịch sử, dân tộc Sumer, từng sống trong khu vực phía bắc của Iraq ngày nay, là nhóm người đầu tiên phát

minh ra chữ viết cách đây 6.000 năm. Họ thành lập những trường học đầu tiên để dạy viết chữ. Họ huấn luyện cho trẻ con

tập viết những ký hiệu lên trên một tấm bảng bằng đất sét mềm và dùng một loại bút trâm cứng để viết.

Lúc ấy dân tộc Sumer chưa có mẫu tự – cũng như dân tộc Ai Cập cổ – mà phải sử dụng ký hiệu để ghi chép. Cho đến nay

người ta vẫn còn tranh luận mà chưa đi đến kết luận mẫu tự nào xuất hiện trước tiên; tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng mẫu

tự đầu tiên để hình thành chữ viết là của dân tộc Hy Lạp.

Khi nói đến chữ viết, chúng ta cũng thường liên tưởng tới những kiểu chữ, là cách người ta thể thức hoá chữ viết nhưng

đồng thời cũng làm phong phú thêm cho chữ viết. Một trong những kiểu chữ xuất hiện sớm nhất và nổi tiếng nhất là mẫu

chữ La Mã. Sau đó, các thầy tu người Ái Nhĩ Lan làm công việc sao chép Kinh thánh chế ra mẫu chữ Uncial để thay thể

cho mẫu chữ La Mã. Ngay khi mẫu chữ Uncial ra đời đã gặp nhiều sự chống đối, cho đây là chữ của đám dị giáo. Thế mới

thấy người xưa coi trọng chữ viết là dường nào.

Riêng tại Hoa Kỳ, lúc đầu có mẫu chữ Spencer do ông Platt Rogers Spencer sáng chế, lấy căn bản là hình ảnh của thiên

nhiên như lá, cây v.v… nên nét chữ mềm mại, rất đẹp. Mẫu chữ này được sử dụng trong một thời gian dài từ giữa thế kỷ

19 sang đến đầu thế kỷ 20. Cuối thế kỷ 19, mẫu chữ Palmer ra đời đúng lúc nước Mỹ bước sang thời đại kỹ nghệ. Vì để

thích ứng với thời đại, mẫu chữ Palmer có nhiều nét thẳng hơn, dễ viết hơn và viết nhanh hơn. Tất nhiên là mẫu chữ

Palmer không đẹp bằng mẫu chữ Spencer.
Nói chung, những mẫu chữ mới xuất hiện sau này không đẹp, không kiểu cách bằng những mẫu chữ xưa nhưng thích hợp

với bước đi của thời đại, viết được nhanh và tiết kiệm thời gian.

Một trong những người Mỹ thời thuộc địa yêu nét chữ đẹp là ông Benjamin Franklin, một trong những quốc phục của nước

Mỹ. Ông thường luôn cổ vũ việc viết chữ cho đẹp và ngay chính cá nhân ông cũng là một người nổi tiếng viết chữ đẹp. Khi

ông sáng lập Học viện Philadelphia (sau này là Đại học Phidelphia), sinh viên nào muốn được nhận vào học đòi hỏi phải

viết chữ đẹp. Nhưng lúc ấy ít có người Mỹ hội đủ điều kiện để vào học trường của Franklin. Vì trước hết phải là nam sinh

viên. Kế đến, phải được học viết chữ; mà lúc đó nữ giới và người bình dân chỉ được dạy đọc chứ không được dạy viết.

Chỉ có những người giàu có và giới kinh doanh mới được học viết. Thậm chí khi hệ thống trường công lập bắt đầu có, viết

văn hay viết chánh tả vẫn chưa có trong chương trình học, do đó nhiều người dân thời thuộc địa biết đọc nhưng không biết

viết. Mãi đến đầu thế kỷ 19, trường học ở Mỹ mới được hệ thống hoá thì viết chữ (chánh tả) mới được dạy cho trẻ em ở

Mỹ.

Khi máy in được phát minh thì việc viết chữ, một trong những công việc được trọng vọng của những thầy tu ở châu Âu, đã

bớt quan trọng và không còn cấp thiết như trước nữa. Nhưng đến khi chiếc máy đánh chữ ra đời thì việc viết chữ mới thật

sự bị cạnh tranh.

Sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ, công ty Remington Arms Company cần một sản phẩm mới để phát triển kinh doanh (lúc ấy

súng bắt đầu bán chậm). Công ty cho ra đời chiếc máy đánh chữ đầu tiên năm 1874. Chiếc máy vừa nặng vừa ồn, lại có

bàn đạp dưới chân nên nhìn không khác gì một đầu máy may. Vừa cồng kềnh lại vừa kêu to mỗi khi đánh chữ. Tệ hơn

nữa, người đánh không nhìn thấy mặt chữ vì tờ giấy nằm khuất ở phía trong máy.Chiếc máy không bán được, nhưng trong

số ít người đầu tiên mua nó có văn hào Mark Twain. Trong hồi ký sau này, ông tự nhận là “người đầu tiên trên thế giới đã

sử dụng máy chữ để viết văn” sau khi gửi cho nhà xuất bản tập bản thảo hoàn toàn viết bằng chiếc máy chữ đó là cuốn

Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer.

Mặc dù vậy, Mark Twain không thích cái máy chữ ấy, và ông đem cho một người bạn là chủ bút của một tờ tạp chí. Nhưng

chỉ ít tháng sau cũng chính người bạn này đem trả lại. Nhưng giống những phương tiện viết khác hiện nay như máy vi tính

hay chiếc điện thoại thông minh, kỹ thuật mới để viết chữ thời phôi thai đó cuối cùng đã thuyết phục được người ta rằng

đây là một vật cần thiết. Trong thập niên 1890, chiếc máy chữ gặt hái được thành công với những mẫu mã mới cho phép

người đánh máy vừa đánh vừa nhìn được mặt chữ trên giấy. Đến năm 1905, hiếm có người nào sống bằng nghề viết văn

viết báo mà không làm chủ một máy đánh chữ ở Mỹ.

Công ty Remington còn có công phát minh ra kiểu bàn phím mà cho tới nay chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng (được gọi là bàn

phím QWERTY). Bây giờ thì không còn cần thiết, nhưng vào lúc đó, bàn phím này với cách sắp xếp vị trí các mẫu tự giúp

cho cần mổ của máy chữ không bị kẹt, được cho là một trong những phát minh thông minh và hữu dụng.

Nhưng chiếc máy chữ vẫn là vật cồng kềnh, bất tiện và không dễ đi đâu cũng xách theo được nên người ta vẫn cần cây bút

để viết. Đến khi chiếc máy vi tính cá nhân ra đời và càng ngày kỹ thuật càng tân tiến: nhỏ, nhẹ, tiện lợi – thì nó thâm nhập

vào sinh hoạt đời sống của hầu như mọi người thì việc viết chữ bằng cây bút càng ngày càng bị yếu thế.

Năm 2002, tại các trường công lập ở Mỹ, cứ bốn em học sinh thì có một máy vi tính, và kể từ đó đến nay, con số máy vi

tính ở trường học có lẽ đã tăng lên nhiều lần. Hiện nay, hầu hết các học sinh trung học, thậm chí ngay cả những trường

học thuộc khu nhà nghèo, khi học sinh nộp bài luận văn đều được thầy cô đòi hỏi bài luận đó phải đánh máy trên giấy trắng.

Vậy thì trong cặp của các em đâu còn cần tới cây bút nữa.

Năm 2007, một nghiên cứu của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ cho biết có tới 90% các thầy cô giáo bỏ ra chỉ khoảng 10 phút cho

việc viết chữ tay. Bộ Giáo dục cho đây là quá ít và khuyến khích các trường học nên tăng lên khoảng 15 phút một ngày.

Nhưng dường như 15 phút cũng vẫn còn quá ít cho một việc làm đã đi cùng nhân loại trong suốt 6.000 năm.

Nhưng phải nhận rằng nét chữa viết tay dường như có mang theo cái “hồn chữ” mà chữ in không có. Trên mạng internet

hiện nay chúng ta có thể tìm thấy một số hình sao chụp một số bản thảo viết tay tác phâm Xóm cầu mới của nhà văn Nhất

Linh. Đọc những nét chữ ấy chúng ta có thể mường tượng ra nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cái mếu máo, cái nhăn nhó của

những nhân vật trong tác phẩm ấy. Cầm một cuốn sách đọc chúng ta cũng có được cái cảm giác đó nhưng mức độ kém

đi nhiều.

Dạo gần đây, trên trang mạng của công ty sản xuất bút Bic đang vận động phong trào kêu gọi người ta tập viết chữ trở lại.

Đây là nỗ lực đáng khen như sự cố gắng của con gọng vó muốn lội ngược dòng nước. Nhưng ngay sau đó có người chê

trách công ty Bic và nói rằng chính chiếc bút bi đã góp phần làm mai một việc viết chữ bằng bút. Theo nhà giáo Josh

Giesbrecht, từ khi bút bi xuất hiện đã làm chữ viết càng ngày càng xấu đi. Bởi vì bút bi dùng loại mực đặc và mực thoát ra

từ đầu nhọn của cây bút nên khi viết người ta phải thay đổi cách cầm cây bút cho thẳng và phải ấn cây bút mạnh xuống

trang giấy nên làm hỏng nét tự nhiên của chữ viết. Không như cây bút mực hay thậm chí cây bút máy mực sau này, khi viết

chỉ cần đưa nhẹ trên trang giấy là chữ viết hiện ra, mềm mại, uyển chuyển, không như chữ viết của bút bi chỉ một nét đều

đặn, không có những nét đậm nhạt tự nhiên như của bút mực. Và khi viết phải ấn mạnh quá chữ viết sẽ xấu đi, khó đọc.

Chữ viết vừa xấu vừa khó đọc sẽ làm người ta chán và đi tìm một cách viết khác.

Sự chê trách của Giesbrecht dường như không hoàn toàn đúng hẳn mà có phần hơi oan cho cây bút bi. Thực ra phần lớn

có lẽ là vì nhịp sống của thời đại. Chúng ta sống hối hả quá và làm việc gì cũng vội vàng như sợ phí phạm thì giờ. Viết chữ

cũng thế và dùng máy để viết cũng là cách tiết kiệm thì giờ, mà rõ ràng là chữ viết bằng máy thì ai cũng đọc được.

Không phải mới đây mà đã từ lâu nhiều người cho rằng ngày tàn của việc viết chữ đã gần kề, nhưng cho đến nay nó vẫn

tồn tại, mặc dù thoi thóp. Những kỹ thuật và phương tiện viết mới hầu như đã thay thế và làm cho cây bút càng ngày càng

vô dụng: để chứng thực tấm chi phiếu thì đã có máy ATM; kê ra những thứ cần đi chợ thì đâu cần phải viết lên giấy, chiếc

điện thoại thông minh có thể làm được; ký tên vào tờ đơn ư, đâu cần, đơn điện tử với cái nhấp chuột là có thể thay cho chữ

ký. Vậy thì sự bức tử việc viết chữ có lẽ nhanh hơn chúng ta tưởng và ngày tàn của nó chắc không còn bao xa.

Huy Lâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.221 giây.