logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/09/2015 lúc 10:09:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những ngày này Hà Nội bỗng dịu mát. Sau vài cơn mưa dông dai dẳng đầu thu, tiết trời cứ se lạnh man mác. Mọi người ra đường bắt đầu mặc thêm áo gió. Nhìn những ông cụ bà cụ lom khom chầm chậm đi bộ quanh hồ Gươm, lòng cứ dấy lên cảm giác buồn khó tả. Tôi lúc nào cũng có một sự thương cảm đặc biệt dành cho người già, khác với bạn bè tôi, họ khoái con nít hơn. Giả sử có người ăn xin hay bán kẹo trên đường, tôi thường sẽ giúp đỡ họ nếu là người già cả.

Vài tháng trước tôi có dịp vào Sài Gòn làm việc. Nơi tôi ở trên đường Cách Mạng Tháng Tám, đông đúc sầm uất nhất thành phố, đủ mọi tầng lớp người qua lại. Tôi đã đi qua nhiều thành phố tại nhiều nước, những người già, nghèo khổ, vô gia cư lang thang cũng từng thấy, nhưng vẻ khổ sở, xơ xác đến chạnh lòng thì có lẽ chỉ thấy được trên con phố này. Có cụ già cụt chân, quần áo rách rưới, lem nhem, hai bàn tay xỏ đôi dép tổ ong, lê từng bước. Đến các nhà hàng có người ngồi ăn, cụ cứ thế “quỳ” dưới chân bàn xin từng đồng. Chủ quán thấy thế hờ hững như đã quen, khách hàng thì ái ngại nhìn, đưa cho vài đồng tiền lẻ. Ngày nào cũng thấy ông lê đi cả dọc phố dài từ sáng đến tối mịt. Chả ai rõ ông đi đâu về đâu. Đi qua ngã tư Tôn Đức Thắng - Pasteur, luôn luôn thấy có bà cụ già thật già ngồi vật vờ trên vỉa hè gần cây đèn xanh đèn đỏ, bên cạnh đặt một cái hộp con con để người đi đường dừng lại thấy thương thì bỏ tiền lẻ vào. Nhiều con đường khác còn thấy có bà cụ ngồi quỳ khoác áo tang trắng ôm mặt khóc rưng rức.

Tự hỏi chẳng lẽ không có một cơ quan đoàn thể nào đứng ra giải quyết những trường hợp như vậy, cứ để họ vất vưởng nay đây mai đó trên những góc phố nắng nôi bụi bặm? Những ngày đầu ở đây, tôi cứ nghĩ mãi về câu trả lời và đã từng hỏi một người già ăn xin rằng liệu cụ có muốn được giúp đỡ nếu có tổ chức, trung tâm từ thiện nào đến cưu mang mình không. Câu trả lời bất ngờ quá, họ cưu mạng cụ nhưng có cưu mang được con cụ còn ốm, còn đau nằm nhà không? Thì ăn xin, cũng như bán vé số, kẹo cao su, bây giờ đơn giản là một cái nghề để mưu sinh trong cuộc đời này. Và đã là cái nghề, thì cũng đủ thứ cạnh tranh từ “nhân sự” đến “địa bàn”. Chưa kể cũng có những “ông chủ” bảo kê, quản lý. Chỉ là một khúc phố ngắn Nguyễn Văn Đang, kẹp giữa đường bờ đê và Cách Mạng Tháng Tám, luôn luôn thấy quanh đi quẩn lại 1 ông lão tóc trắng mặc đồ bệnh nhân đi xin tiền chữa bệnh, một cặp con nít bé xíu dắt díu nhau líu lo bán kẹo cao su, đôi ba bà trung niên đội gánh bán túi xoài, chim cút…Chỉ trong một quãng phố ngắn mà ta nhìn thấy được phần nào số phận của nhiều thế hệ Việt, một cách sinh động nhất, trần trụi nhất, đang nai lưng bươn chải chỉ mong lo được đủ bữa cơm ngày hôm nay, còn chắt chiu được là may mắn.

Khó có thể đổ lỗi lên đầu ai, nếu nói đây là trách nhiệm của nhà nước thì lời nói chỉ như đang ném vào khoảng không vô định. Bản thân tôi nghĩ bởi dân tộc mình trong những ngày này đang thờ ơ quá, ích kỷ quá. Những số phận ngoài kia không phải là vấn đề của mình. Tâm lý “ăn xổi ở thì” không biết bao giờ mà trở thành lối sống của từng cá nhân. Thấy được cái lợi trước mắt thì cứ hưởng, cứ lấy, có dành dụm cũng là dành dụm cho đời mình, dành được ngần nào hay ho ngần ấy. Cứ thế mà lan ra thành cả hệ thống, dẫn đến một hệ lụy là tham nhũng. Cả đất nước là những vùng biển chết khép kín, không mở lòng, không chia sẻ, không một lần thả suy nghĩ về mai sau, để hành động vì những cá thể không phải là bản thân mình. Tôi vô cùng tâm đắc một câu nói mà nhạc sĩ Tuấn Khanh từng chia sẻ: “Một đời người đôi khi không đủ dài để dành dụm cho mai sau, nhưng cũng quá ngắn vì hối hả trong sự tham lam vô độ. Có những con người dành dụm lặng lẽ và khó nhọc như nhịp giọt mồ hôi rơi xuống, toả sáng trong cần lao. Và cũng có những con người dành dụm bằng nhịp chạy của đôi giày được đánh bóng, giẫy đạp trên lưng đồng loại mình, với mưu tính và quyền lực.”

Người già trên phố, biết đâu trong số họ có những người đã từng nghĩ về mai sau mà cầm súng ra chiến trường chiến đấu. Vậy thế hệ của chúng ta, đã có ai cúi mặt tự hỏi cả gần nửa thế kỷ sau chiến tranh, đất nước như trong một đoạn phim quay chậm, hòn ngọc Viễn Đông xìn màu theo năm tháng với nạn trộm cướp ngày một tăng cao, già trẻ ăn xin đầy đường, và đáng báo động hơn là cả triệu con người vẫn cứ điềm nhiên chấp nhận một cuộc sống như thế quanh mình.

Theo Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang (VOA)
____________

UserPostedImage
Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.

phai  
#2 Đã gửi : 21/09/2015 lúc 10:10:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nhật Bản: Ngày kính trọng người cao niên
UserPostedImage
Từ năm 2003 trở về trước (1966), Ngày Kính trọng Người cao niên được chọn là 15/09 hàng năm.

Tại Nhật Bản ngày thứ Hai trong tuần thứ ba của tháng Chín được chọn là Ngày Kính trọng Người cao niên, hay Keiro no Hi . Năm nay ngày này rơi vào 21/09.

Đây là ngày để tạ ơn vì những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội và cũng là để mừng họ sống lâu.

Vào ngày này, tại nhiều nơi người ta tổ chức các buổi tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và trẻ em được dạy làm các quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.

Nhật là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, theo Tổ chức Y tế Thế giới với đàn ông là 80 và đàn bà là 87 tuổi.

Vào năm ngoái thống kê cho thấy Nhật có khoảng 33 triệu người từ 65 tuổi trở lên.

Nhật là một trong những nước đầu tiên trên hành tinh này trải nghiệm cả việc dân số bị giảm và dân số bị lão hóa. Và thực trạng này có tác động sâu rộng tới nhiều lĩnh vực của xã hội.
Về kinh tế người già có thu nhập cố định, khiến món nợ quốc gia ở mức kỷ lục vì chi phí an sinh xã hội tăng.

Dân số lão hóa nhanh cũng làm thay đổi tới GDP của Nhật. Xét về chính trị thì dân số đóng vai trò lớn cho nền dân chủ bởi giới trẻ sẽ hỏi vì sao phải bỏ phiếu khi số phiếu của người có tuổi áp đảo lá phiếu của họ.

Do đó việc dân số giảm và lão hóa cùng lúc Hơn nữa tại Nhật Bản lại càng thiếu ít người có thể chăm sóc cho người lớn tuổi trong gia đình như cha mẹ hay ông bà.

Với cấu trúc dân số hiện nay thì mỗi người già có khoảng bốn người có thể chăm sóc họ. Tuy nhiên với thay đổi dân số hiện nay thì trong 20 năm nữa chỉ có một người chăm sóc một người mà thôi.

Tặng quà
Doanh nhân William Saito, chuyên đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp, nói rằng hiện có nhiều công trình nghiên cứu để chăm sóc người cao tuổi tốt hơn với số người chăm sóc ít hơn thông qua thuốc men, máy móc tự động.

“Do đó là nhà đầu tư tôi đang nhắm tới lĩnh vực này vì không phải chỉ có Nhật là nơi cần bởi 10-20 năm nữa sẽ đến lượt các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc, tây Âu hay Hoa Kỳ.

“Nhật Bản phải đương đầu trước 20 năm về lĩnh vực này, đó là thực tế khó khăn và chúng tôi đã vượt qua khó khăn một mức nào đó, và chúng tôi đã gây dựng được kiến thức trong lĩnh vực này và đó sẽ là thứ có thể xuất khẩu lớn nhất cho thế giới”, ông Saito nói.

Trở lại với Ngày Kính trọng Người Cao niên, trước đây theo lệ cứ ai đến tuổi 100 sẽ được nhà nước tặng một chiếc đĩa bạc làm kỷ niệm. Tập tục này được bắt đầu từ năm 1963 khi Nhật lúc đó chỉ có 153 người thọ tới 100 tuổi nhận đĩa.

Nhưng nay Nhật ngày càng có nhiều người chạm ngưỡng 100 tuổi, do đó chính phủ đang phải tính xem có hình thức quà tặng nào đỡ tốn kém hơn.
Đơn giản vì với mỗi đĩa có giá khoảng 64 USD, 29.357 người thọ 100 tuổi vào năm 2014 đã làm chính phủ tốn tới 2.1 triệu USD.

Thống kê chính phủ Nhật ước tính 39.000 người sẽ chạm ngưỡng 100 tuổi vào năm 2018 và chính phủ đang cân nhắc giải pháp một dạng quà tặng nào khác hoặc thậm chí chỉ một lá thư chúc mừng.

Thế nhưng ít nhất là vào lúc này, nếu bạn đi ăn ở nhà hàng cùng người cao niên thì gần như chắc chắn họ sẽ tranh quyền thanh toán hóa đơn ăn vì đa số họ có thu nhập đều và khá cao, và văn hóa Nhật hiếm khi người có tuổi để người nhỏ tuổi hơn trả tiền ăn trong nhà hàng.

Xét trên nhiều góc độ thì người viết bài này thấy các nước khác cũng nên có 'Ngày Kính trọng Người Cao niên'.

Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.