logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 25/09/2015 lúc 08:21:45(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

UserPostedImage

Sự kiện tòa nhà từ thời Pháp tại số 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội vừa bị sập được báo chí Việt Nam nói đến nhiều từ góc độ bảo tồn kiến trúc đô thị.

Nhưng đây cũng là một di tích lịch sử quan trọng có 110 năm tuổi bị sụp bất ngờ do xuống cấp vì sử dụng nhiều năm tại Hà Nội.

Theo bài viết mới đây của tiến sỹ Trần Thu Dung từ Paris đăng trên một số trang mạng tiếng Việt như Hội ngộ Văn chương, tòa nhà này vốn là trụ sở của Hội Tam Điểm thời kỳ Pháp thuộc.

Nhiều nhân vật nổi tiếng của Việt Nam khi đó như Nguyễn Văn Vĩnh, Vua Duy Tân, Bùi Quang Chiêu, Tạ Thu Thâu, Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Hoàng Minh Giám, từng là thành viên Hội Tam Điểm hay Freemasons.

Trong một cuộc phỏng vấn trên RFI năm 2013, bà Trần Thu Dung cũng cho biết việc ông Nguyễn Ái Quốc được hội Tam Điểm kết nạp tại Pháp:
"Nguyễn Ái Quốc thời kỳ qua Pháp, ông tuy chỉ là thợ sửa ảnh (tức là sửa lại cho đẹp, chứ không phải thợ rửa ảnh) nhưng được kết nạp vào hội Tam Điểm, vì ông Nguyễn Ái Quốc lúc đó là quen Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường...những người sinh viên xuất sắc đã tốt nghiệp và đang làm việc tại Pháp. Cùng một lý tưởng 'giải phóng thuộc địa', lòng yêu nước đưa họ xích lại gần nhau."

"Nguyễn Thế Truyền và Phan Văn Trường và các huynh đệ thành viên TĐ đã thấy khả năng tiềm ẩn trong NAQ, NAQ cũng vốn xuất thân từ gia đình nhà nho, do đó họ đã giới thiệu NAQ vào hội. NAQ nhận thấy hội TĐ là một tổ chức mang tư tưởng tiến bộ và có tinh thần bác ái huynh đệ, nên NAQ xin tham gia năm 1922."

Vẫn theo tác giả cuốn 'Hội Tam Điểm với những đóng góp của các thành viên Việt Nam đầu tiên trong công cuộc giải phóng thuộc địa và bảo tồn văn hóa ngôn ngữ dân tộc” (Les Franc-maçons au Vietnam), trong bài phỏng vấn với RFI hồi tháng 2/2013: thì

"Hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng mạnh nhất trên thế giới. Số lượng người theo hội trên thế giới không đông, nhưng họ lại nằm trong bộ máy chính của chính quyền nhà nước và nắm chức vụ lớn trên mọi lĩnh vực."

"Nhiều đời Tổng thống Mỹ, Pháp, thủ tướng, bộ trưởng, nhà văn nổi tiếng trên thế giới là thành viên của hội như Washington, Lincoln, Churchill, Allende, Napoléon; Voltaire, Montesquieu, Kipling, Pushkin...Tóm lại, hội thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong xã hội."

Còn về hoạt động của người Việt tại Đông Dương thuộc Pháp, bà nói:

"Thời Pháp thuộc việc tham gia các tổ chức chính trị đấu tranh bài trừ thực dân, đòi dân chủ không phải là đơn giản. Trong tình thế bắt buộc, họ đã chọn con đường thỏa hiệp để chờ thời cơ."
"Dựa trên tình huynh đệ bác ái, tự do bình đẳng, họ đã lập Đảng, lập hội như Đảng Lập hiến, Đảng Lao động, Đảng Việt Nam Độc lập, Hội hỗ trợ những người Đông Dương, Hội Khai trí Tiến Đức."

Hội quán Khai trí Tiến Đức do nhà văn hóa, nhà báo, học giả Phạm Quỳnh làm chủ nhiệm đã từng đóng tại ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống, Hà Nội.

Còn về toà biệt thự tại 107 Trần Hưng Đạo nay thuộc Tổng Công ty Đường sắt, các báo Việt Nam mấy ngày qua cho hay:

"Kết quả điều tra ban đầu của Công an TP Hà Nội cho thấy, tòa biệt thự Pháp ở số 107 Trần Hưng Đạo - Hà Nội bị sập trưa 22/9 được xây dựng từ năm 1905, đã qua cải tạo tu sửa vào những năm 1990."

"Nguyên nhân ban đầu khiến tòa nhà bị đổ sập là do đã qua sử dụng nhiều năm (110 năm), đã xuống cấp. Thời tiết mưa liên tục những ngày vừa qua dẫn tới tòa nhà bị thấm nước, giảm khả năng chịu lực."
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.