Đa số những cơn sốt không gây hại cho não bộ và cơ thể.(iStockPhoto/monkeybusinessimages) (Credit: Getty Images) .
Đối với các phụ huynh thì con bị sốt cao là một nỗi lo sợ đáng ngại.
Một trong những lý do khiến các ông bố bà mẹ lo lắng khi con bị sốt vì nghĩ rằng nếu như nhiệt độ lên cao liên tục có thể “đốt” não bộ và các nội tạng hay có thể khiến trẻ thiệt mạng. Nhưng thực tế có đúng vậy không?
Bác sĩ Paul Young, chuyên gia về bệnh sốt, cho biết điều này gần như là không bao giờ xảy ra cả.
Đúng là nhiệt độ rất cao – trên 41 độ C – có thể gây tổn thương đến các mô trong cơ thể.
Nhưng lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị sốt cao là do nhiễm trùng. Và sốt trên 41 độ rất hiếm đối với những người bị nhiễm trùng theo bác sĩ Yong, một chuyên gia chăm sóc tích cực và nghiên cứu về cơn sốt từ Wellington, New Zealand.
Những cơn sốt quá cao và đe dọa đến tính mạng thường là kết quả của một cơn nhồi máu cơ tim hay sốc thuốc hoặc chất kích, ông cho biết.
Một đứa trẻ cũng có khả năng bị nhồi máu cơ tim nếu chúng phải ở ngoài trời nóng trong thời gian quá lâu mà không được uống đủ nước.
Tuy nhiên đối với những cơn sốt do nhiễm trùng – gần như là nguyên nhân của mọi cơn sốt – cơ thể bạn”không tự tạo ra một nhiệt độ trong người quá cao đến mức gây hại. Điều đó sẽ là một sự thích ứng không đúng.”
Các cơn sốt được biết là phản ứng của hệ miễn dịch giúp đánh lại nhiễm trùng bằng cách làm cơ thể quá nóng cho các vi trùng và vi khuẩn có thể tồn tại. Tuy nhiên điều này chưa được minh chứng.
“Nếu nhiệt độ cơ thể lên quá 41 độ, đó là nhiệt độ rất cao và điều này đủ để lo ngại. Nhưng nếu nó là phản ứng với một nhiễm trùng thì nó có thể tiến đến mức tối đa mà bạn có thể thấy.”
Hầu hết các cơn sốt không gây hạiCho đến nay thì đa số các cơn sốt không gây tổn hại đến bộ não và cơ thể, mặc dù nó khiến chúng ta cần uống thêm nước, bác sĩ Young nói.
"Khi bạn toát mồ hôi, bạn mất nước nhưng để biết lượng nước bạn cần bao nhiêu thì cần xem khi nào bạn khát. Hầu hết thời gian nếu bạn khát, bạn nên uống nước; nếu không khát, có lẽ bạn không cần uống.”
Sốt cao do nhiễm trùng có thể dẫn đến ngất lịm hay lên cơn co giật đối với khoảng 1 trong 30 trẻ.
Những cơn sốt này nhìn rất kinh khủng nhưng "không gây hại và không khiến bão bộ bị tổn thương” hy bị động kinh, Bệnh viện Nhi Đồng Hoàng gia Melbourne cho biết.
Vì thế có thể quên việc não của con bạn bị “nướng” trong cơn sốt. Và nhớ rằng nhiệt độ và mức độ gia tăng của cơn sốt “không phải là dấu chỉ để dự đoán về bệnh tình nghiêm trọng,” hướng dẫn chăm sóc sốt ở trẻ nhỏ của bệnh viện viết.
Hướng dẫn dành cho các phụ huynh viết “việc hạ sốt cho trẻ không có tác dụng nào ngoài việc giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn”.
Quan niệm về những nguy hiểm do sốt cao rất quan trọng vì việc hoảng sợ có thể dẫn tới việc lạm dụng thuốc hạ sốt và gây tổn thương đến gan, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Theo ABC