logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 16/10/2015 lúc 05:26:36(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Áp phích phim Vietnamerica.



Tải để nghe phỏng vấn Đạo diễn Scott Edwards
http://av.voanews.com/cl...cdc041525fd_original.mp3


Phim tài liệu Vietnamerica về thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam do Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) thực hiện vừa ra mắt tại Viện Bảo Tàng Truyền Thông Hoa Kỳ - Newseum (VBTTT) ở thủ đô Washington hôm qua, thứ Bảy 17/10/2015. Phim sẽ được trình chiếu tại rạp Loehmans ở Virginia vào ngày Chủ nhật 18/10. Tuần trước Ban Việt ngữ đã gửi đến quý vị cuộc phỏng vấn bà Triều Giang tức Nancy Bùi, nhà sản xuất phim. Mục Đời Sống Văn Hoá tuần này xin được dành để mời quý vị theo dõi nội dung câu chuyện giữa Hoài Hương với đạo diễn Scott Edwards, giám đốc công ty truyền thông Edwards Media, về trải nghiệm của anh trong việc thực hiện phim tài liệu Vietnamerica, đặc biệt là đoạn phim ngắn ‘Võ sư Hoá đi tìm mộ’.


Thưa quý vị, trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, Đạo diễn Scott Edwards cho biết cơ duyên đã đưa đẩy anh vào ngành làm phim và trở thành một đạo diễn:

“Thời còn đi học, tôi chọn theo đuổi các môn về nghệ thuật sáng tạo, trong đó có hội hoạ, cho nên tôi luôn luôn thích thú tìm hiểu cách biểu đạt ý tưởng của mình bằng các phương tiện nghe-nhìn. Cách đây 5,6 năm tôi tham gia một lễ hội phim ảnh kéo dài 48 giờ đồng hồ, tôi cùng một nhóm bạn vô cùng hứng khởi trong khi thực hiện một phim ngắn cấp tốc nội trong hai ngày cuối tuần về một võ sĩ quyền anh. Tôi đâm ra yêu cái khung cảnh nơi trường quay, tính năng động của nó và cả tiến trình sáng tạo trong điện ảnh.”

Scott nói ngay từ phim ngắn đầu tiên, anh đã cảm thấy như bị thôi thúc, cần phải chuyển hướng đi của mình trên con đường sự nghiệp, và vì thế thay vì tập trung vào lĩnh vực thiết kế đồ hoạ tự do (graphic design) anh đã chuyển sang sản xuất các phim quảng cáo và phim tài liệu, để theo lời anh có thể ‘đến gần nhất với nghệ thuật thứ Bảy’. Công ty truyền thông Scott Media được thành lập với trang nhà Scott Edwards Media.com.

Đam mê và tài năng đã sớm mang lại kết quả, Scott và các bạn đoạt một số giải cho phim ngắn đầu tay, và cảm thấy được khích lệ để tiếp tục tham gia các lễ hội điện ảnh trong hai năm tiếp theo, và như lần đầu, cũng thành công khi các nỗ lực của Scott và các bạn được bình chọn là phim hay nhất tại Austin trong hai năm tiếp theo.

Khi được Chủ tịch Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt, Triều Giang, tiếp xúc và mời cộng tác, Scott nói anh không biết gì mấy về cộng đồng Mỹ gốc Việt, hay nền văn hoá Việt Nam.

“Lúc đó tôi không biết gì về Việt Nam, tôi biết rất ít về Việt Nam. Tôi biết về cuộc chiến tranh đã gây nhiều tranh cãi… Nhưng tôi chú ý tới dự án làm phim tài liệu của VAHF là bởi vì tôi cảm nhận nơi Nancy (Triều Giang) một sự trân quý đối với nước Mỹ và các giá trị của tự do”.

Kể lại cuộc hành trình của chính anh đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt qua phim Vietnamerica, Đạo diễn Scott Edwards kể lại vì sao anh đồng ý cộng tác với nhà sản xuất Triều Giang và những cố gắng của anh để tìm hiểu về chiến tranh và văn hoá Việt Nam:

“Lắng nghe câu chuyện của Nancy, làm cách nào chị ấy đã vượt biển cùng với các con khi là một người mẹ đơn thân làm cho tôi xúc động vô cùng. Chúng tôi đồng ý cộng tác với nhau, thế là chúng tôi tại công ty này phải lao vào tìm hiểu và học hỏi về Việt Nam. Chúng tôi xem rất nhiều bộ phim kể cả các phim tài liệu về Việt Nam, chúng tôi nghiên cứu các cuộc phỏng vấn trên You Tube, chúng tôi đọc tất cả những gì có liên quan tới Việt Nam trên mạng internet, và chúng tôi bắt đầu từ đó.”

Về dự án làm phim Vietnamerica, Đạo diễn Scott Edwards nói dự án này hấp dẫn là vì nó kể lại một câu chuyện hay.

“Câu chuyện hay nào cũng là về cái giá của sự hy sinh. Một người hy sinh vì muốn thực hiện một ước vọng hay một ước nguyện nào đó. Đối với người Mỹ gốc Việt, đó là ước nguyện được tái định cư tại một xứ sở tự do và nuôi dạy con cái trong tự do. Họ phải sẵn sàng trả một cái giá rất đắt và hy sinh lớn lao khi họ bước lên một con tàu mà không có gì bảo đảm họ sẽ sống sót. Đối với tôi, đây là một câu chuyện hết sức lôi cuốn.”

Scott nói anh thấy ý kiến thực hiện một bộ phim tài liệu là một ý kiến rất hay, theo sự đánh giá của anh thì đây là một dự án đầy hứa hẹn. Tuy nhiên đây cũng là một dự án đầy khó khăn và thử thách khi Scott, một đạo diễn trẻ người Mỹ lần đầu tiên làm việc với cộng đồng Mỹ gốc Việt, những khó khăn theo anh, phần lớn là do môt số khác biệt quan diểm xuất phát từ những khác biệt về nhân sinh quan và khác biệt văn hoá, bất đồng về ngôn ngữ. Scott Edwards nói:

“Người Mỹ gốc Việt là những người tuyệt vời, rất chịu khó làm việc nhưng cũng có nhiều khác biệt về văn hoá. Nền văn hoá nơi tôi xuất thân và nền văn hoá Việt Nam tiếp cận nghệ thuật một cách khác nhau và ngôn ngữ cũng khác nhau. Tôi nghĩ rằng đây là thách thức lớn nhất. Tôi rốt cuộc mới nhận thức được là có một loại ngôn ngữ ngầm, ngôn ngữ của hình ảnh mà tôi hấp thụ khi lớn lên trong nền văn hoá Mỹ, nó rất khác với loại ngôn ngữ hình ảnh quen thuộc đối với một số người Mỹ gốc Việt.”

Đạo diễn Scott Edwards cho rằng chính những trở ngại do sự khác biệt về ngôn ngữ hình ảnh và lối tiếp cận nghệ thuật là những thách thức lớn trong dự án làm phim Vietnamerica. Ngoài ra vì bất đồng ngôn ngữ, tất cả những cuộc phỏng vấn đều phải dịch sang tiếng Anh với những khó khăn riêng của nó. Scott Edwards cho biết mục đích của anh là làm thế nào cho bộ phim tài liệu trở nên hấp dẫn đối với cộng đồng chính mạch, đối với những người Mỹ chưa hề nghe qua câu chuyện về người tỵ nạn Việt Nam, không biết về quan điểm của người dân miền Nam về cuộc chiến Việt Nam, nhưng trong một số trường hợp, vì trở ngại ngôn ngữ, khó có thể biểu đạt một cách hữu hiệu trên màn ảnh. Hơn nữa, còn có những khác biệt về cách tư duy:

“Người Mỹ không muốn người khác bảo họ nên suy nghĩ như thế nào. Khi tôi nói chuyện với một số người Việt, họ muốn bộ phim phải chuyển tải một thông điệp rõ rệt, mạnh mẽ hơn, quan điểm của tôi là phải cố gắng không đưa ra thông điệp nào, mà phải cung cấp cho khán giả những thông tin, cho họ thấy những gì đã thực sự xảy ra, rồi để cử toạ suy nghĩ lấy, đi đến kết luận của riêng họ.”

Đạo diễn Scott Edwards nói thoả mãn các cử toạ khác nhau, người Mỹ, người Việt, bạn bè của anh… với những mức độ thưởng ngoạn nghệ thuật khác nhau, nhân sinh quan khác nhau quả là một thách thức to lớn. Được hỏi về những thành quả mà phim Vietnamerica đã gặt hái được cho tới nay, điều gì làm cho anh cảm thấy hãnh diện nhất, đạo diễn Scott Edwards nói anh đặc biệt hài lòng về quyết định thực hiện phim ‘Võ Sư Hoá Đi tìm Mộ’, giảm thiểu tối đa những chi tiết để câu chuyện của một người có thể gây ấn tượng sâu đậm hơn, và đại diện cho thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam nói chung.

“Tôi rất vui mừng về việc bộ phim đã ra mắt. Tôi đặc biệt hài lòng với câu chuyện về võ sư Hoá. Bộ phim này là phim nói về nhiều người: các thuyền nhân Việt Nam. Nhưng rất khó có thể quan tâm tới một tập thể nếu người ta không quan tâm tới ít nhất là một người trong đó. Cho nên câu chuyện về võ sư Hoá được nhiều người biết đến, cử toạ có thể coi như đó là khuôn mặt của tập thể người Việt tỵ nạn nói chung. Chúng tôi đã tìm cách thể hiên câu chuyện theo cách đó, và vâng, có lẽ đó là điều làm tôi hãnh diện nhất.”

Thưa quý vị, phim ‘Master Hoa’s Requiem’ đã được nhà điểm phim Kaori Shoji của nhật báo Japan Times liệt kê trên danh sách ‘các phim phải xem - must see list’ tại Lễ Hội Phim Ngắn ở Tokyo. Về bộ phim này và về Đạo diễn Scott Edwards, nhà điểm phim nói: “Không thể theo dõi câu chuyện ‘Võ Sư Hoá đi tìm Mộ’ mà không rơi lệ. Càng kinh ngạc hơn khi Đạo diễn Scott Edwards nói ông hầu như khỏng biết gì về Việt Nam trước khi tham gia dự án. Trong khi đạo diễn Edwards giữ một khoảng cách với nhân vật chính, chúng ta vẫn cảm nhận được một sự cảm thông sâu sắc và vô cùng thành thực. Phim Võ sư Hoá đi Tìm Mộ chứng minh là trong một phim ngắn, một đạo diễn có thể cắt ngắn phim xuống mức tối đa mà vẫn thực hiện được một bộ phim có chiều sâu”.

Phim tài liệu Vietnamerica của Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ Gốc Việt (VAHF) sẽ được chiếu hai xuất 1 giờ và 4 giờ chiều Chủ nhật 18/10, tại rạp Loehmans ở bang Virginia. Muốn biết chi tiết, quý vị có thể truy cập trang Facebook: www.facebook.com/vietnamerica
Theo VOA
nga  
#2 Đã gửi : 18/10/2015 lúc 09:10:59(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ

UserPostedImage
Vietnamerica là bộ phim tư liệu 90 phút không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt tị nạn, mà cho tất cả những ai yêu

chuộng và khát khao tự do.

Một bộ phim tài liệu nói về những thuyền nhân Việt Nam vực dậy sau đau thương từ những chuyến vượt biển tìm tự do đầy

nghiệt ngã tới những thành tựu rực rỡ đóng góp cho quê hương thứ hai sau 4 thập niên tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ được ra

mắt ở thủ đô Washington DC ngày 17/10/15 đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Vietnamerica là bộ phim tư liệu 90 phút không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Việt tị nạn, mà cho tất cả những ai yêu

chuộng và khát khao tự do.
UserPostedImage
Đạo diễn Scott Edwards (phải) và Nhà sản xuất Nancy Bùi tức Triều Giang (phía sau bên phải).

Một phân đoạn trong phim dài 18 phút được trích ra dự thi các liên hoan phim quốc tế đã dành được một số giải thưởng và

được chọn trình chiếu tại 15 buổi liên hoan phim trên thế giới.

Bộ phim gợi nhớ biến cố 30/4/75 khiến hơn 2 triệu dân Việt bỏ nước ra đi, tạo nên một trong những làn sóng thuyền nhân

lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại với hàng trăm ngàn người đã bỏ mình trên biển vì bão, vì đói, hay vì hải

tặc.

Trong chương trình Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay, 3 khán giả trẻ trong cộng đồng tị nạn chính trị lớn nhất tại Mỹ đã

xem qua Vietnamerica khi phim được ra mắt tại thành phố họ sinh sống sẽ chia sẻ với chúng ta những ấn tượng về bộ

phim và ý nghĩa của nó đối với lịch sử thuyền nhân Việt Nam cũng như đối với các thế hệ người Việt tị nạn. Trà Mi xin giới

thiệu khách mời của chương trình: Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminister bang California, nơi có đông người

Việt sinh sống nhất nhì nước Mỹ; anh John Hùng Vũ hoạt động trong ngành bảo hiểm tại Denver bang Colorado; và chị

Christine Quỳnh Nguyễn kinh doanh địa ốc ở Houston bang Texas.


Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...4af421d25b2_original.mp3


Chrisine Quỳnh: Ba của Christine là đại úy an ninh quân đội. Khi mất nước, ba bị ở tù 11 năm . Tuổi thơ của Christine không

hy vọng, không tương lai. Christine trải qua thời niên thiếu rất khổ cực. Vì thế, khi xem phim Vietnamerica, Christine rất xúc
UserPostedImage
Ông Trần Tú Thanh, một nhân vật trong phim Vietnamerica nói: "Chúng tôi đã mất tất cả. Chúng tôi đã mất nước. Mất tài sản. Mất các thành viên trong gia đình. Và tuổi trẻ của tôi. Tất cả tuổi trẻ của tôi sau 15 năm tù cộng sản."

động khi thấy nhiều người phải trải qua giữa cái sống và cái chết vì hai chữ tự do. Cuốn phim này khích lệ tinh thần chúng

ta khi nhìn lại tại sao chúng ta có mặt ở đây,chúng ta phải cố gắng thế nào để không hổ thẹn với những người đã đi trước.

Trà Mi: Anh Hùng là một thuyền nhân, anh có nhìn thấy chính mình và người thân của mình qua những phút phim tài liệu

này không?

Hùng Vũ: Xem cuốn phim gợi lại quá khứ mình đã đi qua, không biết làm sao diễn tả được vì nó làm sống lại những phút

giây đối đầu với tử thần khi mình trên con thuyền nhỏ rời Việt Nam đi tìm tự do.

Trà Mi: So với các phim tài liệu khác về lịch sử cuộc chiến Việt Nam, Vietnamerica có điểm nào đặc biệt nổi bật?

Tạ Đức Trí: Bộ phim này đã lột tả hết tất cả sự hy sinh và cái giá mà các thuyền nhân Việt Nam đã trải qua trên hành trình

tìm tự do. Ưu điểm của bộ phim là các nhân vật trong phim không cần phải đóng. Họ đều là những chứng nhân minh

chứng cho những kinh nghiệm kinh hoàng. Đây là một bộ phim có thể đánh động được lương tâm của thế giới.
Trà Mi: Người Việt đã trải qua quá nhiều thương đau và nước mắt và một số phụ huynh lưỡng lự không muốn cho thế hệ

trẻ thấy những điều tàn khốc ấy qua các bộ phim tài liệu. Là thế hệ trẻ, các anh chị chia sẻ thế nào về điều này?
UserPostedImage
Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ câu chuyện trong phim VietnAmerica.

Tạ Đức Trí: Tôi cũng hiểu suy nghĩ của các phụ huynh. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi, các em nên xem những bộ phim về

chính nguồn gốc của mình để hiểu lý do cộng đồng người Việt có mặt và phát triển tại Mỹ cũng như hiểu giá trị của sự tự

do mà thế hệ đi trước đã phải trải qua.

Trà Mi: Có ý kiến cho rằng chiến tranh đã chấm dứt 4 thập niên, Việt-Mỹ cũng bình thường hóa quan hệ 20 năm nay thì

nhắc nhớ những nỗi đau đó để hận thù dai dẳng có ích lợi gì đâu, hãy để thế hệ trẻ hướng tới chân trời sáng lạng phía

trước. Với quan điểm đó, các anh chị có suy nghĩ thế nào?

Tạ Đức Trí: Tuy nhiên, Việt Nam sau 40 năm vẫn chưa có nhân quyền-tự do, các nhà tranh đấu dân chủ trong nước vẫn

đang bị đàn áp, bắt bớ. Với chính sách độc tài của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, tập thể người Việt tị nạn tại hải

ngoại không thể nào làm ngơ, không quan tâm. Vì vậy, sự ra đời của bộ phim càng làm cho chúng ta quan tâm nhiều hơn

về thực trạng tại Việt Nam, cố gắng nhiều hơn nữa để tranh đấu với hy vọng Việt Nam sẽ sớm có tự do-dân chủ trong

tương lai.
UserPostedImage
Nhà văn Dương Thu Hương kể lại cuộc sống dưới chế độ cộng sản trong VietnAmerica.

Trà Mi: Khát vọng nào cũng có cái giá của nó, khát vọng tự do cũng vậy, vì sao phải nêu bật cái giá của tự do. Nếu có một

người trẻ nêu câu hỏi này, chị Christine sẽ trả lời thế nào?

Christine Quỳnh: Chúng ta phải đề cao tinh thần bất khuất của người Việt để cho thế hệ mai sau hiểu nguồn gốc sự có mặt

của chúng ta ở đây và những giá trị chúng ta có được hôm nay không phải tự nhiên mà có. Chúng ta phải nên trân quý.

Trà Mi: 90 phút phim dĩ nhiên không thể khắc họa lại tất cả những nghiệt ngã, những mất mát đau thương để đánh đổi lấy

tự do. Qua lăng kính Vietnamerica, các anh chị thấy những khía cạnh nào đã được soi rọi đầy đủ và những khía cạnh nào

cần lột tả thêm để thế hệ sau được nhìn rõ một bức tranh toàn cảnh, trực diện về lịch sử thuyền nhân tị nạn Việt Nam?
Hùng Vũ: Bộ phim đã nói lên được khát vọng của con người cần được tự do. Là một thuyền nhân, mình nghĩ nếu cuốn

phim có thể nói thêm về hành trình tìm tự do gian khổ, khó khăn như thế nào thì sẽ xác thực hơn ý nghĩa của việc đi tìm tự

do.

Trà Mi: Bộ phim ra mắt giữa bối cảnh các mốc kỷ niệm lịch sử và giữa cuộc khủng hoảng người tị nạn trên thế giới. Là một

người tị nạn Việt Nam, từ bộ phim này, các anh chị muốn chia sẻ thông điệp gì tới những người tị nạn trên thế giới”?

Tạ Đức Trí: Tất cả người tị nạn đều có khát vọng tìm tự do, mưu cầu hạnh phúc tương lai. Với khát vọng đó, chúng tôi rất

hy vọng rằng các quốc gia sẽ chào đón, giúp đỡ người tị nạn. Hai chữ tự do sau thế kỷ 21 này vẫn là một thứ trân quý nhất

cho nhân loại. Cũng vì hai chữ tự do mà cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã vươn lên hình thành và phát triển.

Trà Mi: Khát vọng tự do cho bản thân và gia đình giờ đã đạt thành, với những người còn đang hướng tới nó, các anh chị có

thể làm gì để có thể truyền tiếp khát vọng của họ?

Christine Quỳnh: Ước mong rằng khi thành công ở Mỹ, chúng ta nên truyền bá lại cho con cháu mình có được tinh thần

giống thế hệ của chúng ta, lúc nào cũng phấn đấu.
Tạ Đức Trí: Tập thể người Việt hải ngoại chúng ta luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chúng ta

hãy tiếp tục chia sẻ những thông tin cần thiết về một chính thể tự do thật sự. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể chia sẻ cho

đồng bào trong nước về một bộ máy chính trị tự do, dân chủ bầu cử để người dân trong nước hiểu được thế nào là tự

do-dân chủ thật sự, giá trị của một nền chính trị dân chủ quan trọng như thế nào để giúp cho quốc gia đó phát triển một

cách toàn diện. Chúng ta thấy nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sau 40 năm vẫn áp dụng chính sách độc tài , đàn áp tôn

giáo, bắt bớ trí thức trẻ. Người trí thức trong nước chưa thể nói lên sự quan tâm của mình về hiện trạng đất nước thì thử

hỏi làm sao Việt Nam có thể phát triển một cách toàn diện? Cho nên, chúng tôi rất hy vọng các bạn trẻ trong cộng đồng tại

hải ngoại hãy quan tâm nhiều hơn nữa về tình hình Việt Nam. Sự dấn thân của các bạn là một động lực hỗ trợ thêm cho

giới trẻ trong nước. Chúng tôi biết nhiều bạn trẻ trong nước hiện nay cũng rất quan tâm về sự tự do-dân chủ trong nước

chưa có và các bạn cũng có khát vọng để thay đổi. Chúng tôi xin đồng hành với các bạn trẻ tại Việt Nam để tranh đấu cho

hai chữ tự do.

Trà Mi: Thông điệp về khát vọng tự do đó cũng chính là điểm nhấn của bộ phim tài liệu Vietnamerica mà 3 khán giả trẻ

tham gia chương trình hôm nay đã cảm nghiệm và chia sẻ với thính giả đài VOA. Cảm ơn các anh chị rất nhiều.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 18/10/2015 lúc 09:17:31(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#3 Đã gửi : 19/10/2015 lúc 08:18:37(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Cuộc chiến Việt nam nhìn theo cách khác: Phim Vietnamerica

UserPostedImage
Phim Vietnamerica chiếu ra mắt tại Newseum (trong ảnh là Annenberg Theater ở trong Newseum). Newseum.org

Bộ phim tài liệu Vietnamerica, nói về sự hình thành cộng đồng người Mỹ gốc Việt sau chiến tranh Việt nam, được ra mắt tại Viện bảo tàng báo chí tại thủ đô Washington vào tối ngày 17/10/2015. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh đầu tiên do người Việt tại Mỹ thực hiện được đưa vào giòng chính của truyền thông Hoa kỳ. Bà Triều Giang, người sản xuất bộ phim này, đồng thời là người tham gia sáng lập Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cho Kính Hòa biết về việc đó qua cuộc phỏng vấn sau đây.

Bà Triều Giang: ý nghĩa của việc bộ phim được đưa vào Newseum là nơi đây là một viện hàn lâm của báo chí. Mong mỏi của hội là đưa được phim vào giòng chính. Nói như vậy không có nghĩa là lần đầu tiên phim được đưa vào giòng chính, bởi vì trích đoạn ngắn Võ sư Hóa đi tìm mộ đã được đưa vào 15 đại hội điện ảnh. Chúng tôi đã trình chiếu sáu bảy tháng qua hầu như trên khắp nơi ở nước Mỹ. Nhưng đưa được vào Newseum là mình đi đến đỉnh cao, đến viện hàn lâm, nơi người ta chuẩn mực về truyền thông, thì đây không những là tin mừng cho Hội mà còn của cả cộng đồng chúng ta.

Kính Hòa: Theo như những gì chúng tôi biết được trước cuộc phỏng vấn này thì cũng tại Newseum đã diễn ra một cuộc triễn lãm về chiến tranh Việt nam theo khuynh hướng phản chiến. Vậy việc ra mắt bộ phim trong hòan cảnh như thế có mang một ý nghĩa nào không?

Bà Triều Giang: Rất là có ý nghĩa. Thực ra Newseum họ không có sáng tác ra cái chuyện gì đã xảy ra ở Việt nam. Ở đây chỉ là ghi nhận lại và trưng bày ra. Suốt thời gian chiến tranh thì truyền thông Hoa kỳ nghiên hẳn về phản chiến, cho nên cuộc triễn lãm này đầy những hình ảnh về phản chiến. Nhưng những gì thực sự xảy ra ở miền Nam, như là những trường học làng mạc bị tấn công, đàn bà và trẻ con chết,…
Kính Hòa: Tức là cuộc tấn công từ phía bên kia?

Bà Triều Giang: … từ phía cộng sản. Cái sự thực của cuộc chiến tranh này là miền nam không có tấn công miền Bắc mà là bị tấn công.

Vietnamerica là bộ phim không chỉ nói về chuyện vượt biên mà về hoàn cảnh của người Việt trong cuộc chiến, rồi khi miền Nam thất bại thì chuyện gì đã xảy ra, người ta đã không thể ở trên quê hương mình phải ra đi bằng mọi cách. Tôi thấy đây là một lời phản bác, một quan điểm khác với quan điểm của giới báo chí Hoa Kỳ trong suốt thời gian chiến tranh, và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.

Kính Hòa: Gần đây hình như có khuynh hướng như vậy, phản bác lại khuynh hướng phản chiến. Trong văn học như là tác phẩm của bà Lan Cao, rồi phim ảnh như cuốn phim của bà, hay sách của Tiến sĩ Liên Hằng, … bà có nhận xét gì về khuynh hướng đó?

Bà Triều Giang: Tôi nghĩ rằng với sự hiện diện của hai triệu người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây rồi thì cái gì cũng sẽ đưa ra ánh sáng. Đặc biệt là giới trẻ có nhiều em vào ngành sử, có bằng Tiến sĩ sử học, đang viết sách như cô Lan Cao, hay giữ những chức vụ cao đứng đầu các thư khố. Khuynh hướng này sẽ ngày càng mạnh. Sự thật qua ngòi bút và những thước phim sẽ dần được phơi bày. Những bài học về lịch sử dạy cho con em chúng ta tại các trường học của Hoa Kỳ sẽ dần dần dduwwojc cân bằng, hơn là hiện tại.

Kính Hòa: Có nhiều ý kiến cho rằng việc giữ gìn văn hóa, lịch sử đối với các thế hệ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại là không dễ dàng?

Bà Triều Giang: Điều đó rất đúng. Bên này nó có nhiều khó khăn. Khi các em ở trong trường học thì có nhiều môn lắm, ngay cả khi nói về lịch sử như môn lịch sử Hoa Kỳ nếu không chuyên thì cũng chỉ là đại cương thôi. Thành thử ra khi làm phim thì rất là quan trọng, cho phép các em khi xem phim có những nhận xét nhanh hơn là ngồi trong lớp học hay là đọc một cuốn sách dài. Thành ra trong cố gắng của Hội, ngoài việc đi thu thập lịch sử truyền khẩu, còn cố gắng làm phim để dễ dàng đạt kết quả hơn.
Kính Hòa: Bên cạnh đó, còn một việc khác nữa là từ khi bang giao Việt Mỹ bình thường hóa, thì có những cố gắng không nhỏ từ phía Hà nội đưa những phim ảnh, sách báo mang quan điểm của họ sang Mỹ, bà có cảm nhận đây là một áp lực hay không?

Bà Triều Giang: Xứ này là xứ tự do. Chúng ta với sự giúp đỡ của cộng đồng chúng ta có thể làm được nhiều phim hơn. Còn về phía Hà nội thì nếu họ muốn nhìn đất nước đi lên thì họ phải thay đổi suy nghĩ cũ, bởi vì sự gian dối một ngày nào đó cũng phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta đang ở thời đại Internet, chúng ta không thể nói láo mãi được. Nói láo hai ba lần thì không ai tin chúng ta nữa. Thì đó là cái hậu quả mà họ phải chịu.

Kính Hòa: Bà nói đến chuyện làm phim, vậy còn có những cách thức nào khác để thu hút thế hệ trẻ đã vào going chính của nước Mỹ quan tân đến văn hóa lịch sử của mình không?

Bà Triều Giang: Vấn đề người trẻ có quan tâm đến nguồn gốc của mình hay không thì tôi nghĩ rằng khi các em ở trong trường Trung học thì cái khung cảnh không làm các em quan tâm lắm mà chỉ hòa đồng với bạn bè mình. Nhưng lên đến đại học thì khác, cái nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình nó có đó. Nếu chúng ta làm những bộ phim, sưu tầm những tài liệu, sách vở, tất cả những gì chúng ta có thể làm để các em có thể tìm hiểu một cách dễ dàng, thì đó là việc chúng ta phải làm.

Kính Hòa: Tức là vẫn có những hy vọng?

Bà Triều Giang: Có một nhu cầu, các em có một nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình.

Kính Hòa: Cám ơn bà Triều Giang.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 24/10/2015 lúc 09:54:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.227 giây.