Úc được biết là một quốc gia có bình đẳng xã hội cao. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Đại học Quốc gia Úc cho thấy có
năm phân tầng xã hội tại đây.
Mặc dù người Úc có thể không nhận biết được những phân tầng xã hội thì không có nghĩa chúng không có ảnh hưởng đến cuộc sống.
Mặc dù về lịch sử thì Úc không chú ý nhiều lắm đến phân tầng xã hội nhưng hai nhà nghiên cứu của Đại học Quốc gia
Australia, Tiến sĩ Jill Sheppard và Nicholas Biddle đã tò mò muốn biết chúng có tồn tại ở Úc hay không. Và họ đã khảo sát
1200 người Úc về địa vị kinh tế, thói quen văn hóa và quan hệ xã hội của họ.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một học thuyết về phân tầng xã hội của nhà xã hội học Pierre Bourdieu; trong đó có ba dạng
tích lũy quyết định vị trí của họ trong xã hội – tích lũy về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Sự phân bố của các những tích lũy này thể hiện những hạn chế về khả năng tiến lên cao hơn của chúng ta cấu trúc xã hội,
hoặc nếu bạn ở vị trí cao thì là khả năng giữ vững vị trị của mình.
Bằng cách khảo sát mọi người về những dạng tích lũy này, Tiến sĩ Sheppard và Tiến sĩ Biddle sau đó dùng kỹ thuật có tên gọi
là phân tích giai tầng tiềm tàng để chia ra những nhóm riêng rẽ.
Các phân tầng khác nhauTiến sĩ Sheppard và Biddle đã đặt tên cho năm lớp này là tầng lớp lao động cố định, tầng lớp trung lưu cố định, tầng lớp trung
lưu lưu động, tầng lớp mới giàu và tầng lớp giàu có.
Những người thuộc tầng lớp lao động có mức thu nhập gia đình thấp nhất và có tỉ lệ tích lũy xã hội và văn hóa thấp nhất, và cả
họ cũng như phụ huynh của họ mức điểm về thanh thế nghề nghiệp tương quan thấp. Những chuyên gia về y học chẳng hạn
sẽ có mức điểm này cao, trong khi lao động phổ thông có mức điểm thấp. Họ cũng có mức tuổi giống nhau cao nhất trong
các phân tầng xã hội.
Những người thuộc tầng lớp trung lưu cố định có mức thu nhập gần với mức bình quân của các gia đình và có tích lũy văn hóa
và xã hội ở mức trung bình. Họ đến từ các gia đình trung lưu: thanh thế nghề nghiệp của phụ huynh họ gần với mức trung bình
và họ cũng tiếp bước như vậy.
Tầng lớp trung lưu lưu động đến từ các gia đình trung lưu nhưng có bằng cấp giáo dục trên mức trung bình. Và kết quả
thường là họ có mức thu nhập gia đình, bất động sản và tích lũy xã hội cao hơn hai lớp trước.
Thành viên của tầng lớp mới giàu sử dụng những lợi ích từ bằng cấp giáo dục để tạo nên mức thu nhập của gia đình. Họ trẻ
tuổi nhất trong năm nhóm và có mức tích lũy văn hóa, xã hội cao cũng như có cả hai phụ huynh từng làm các công việc có
thanh thế. Đáng chú ý là những người thuộc phân tầng này có mức tiết kiệm thấp: giá trị bất động sản của họ ở mức thấp thứ
hai trong năm nhóm và chỉ hơn một chút so với tầng lớp lao động.
Cuối cùng tầng lớp giàu có bao gồm những thế hệ lớn hơn của những người Úc mới giàu. Họ có mức thu nhập gia đình cao
(dù có thể thanh thế công việc không cao), có quan hệ xã hội rộng và phong phú cùng bằng cấp trên mức trung bình. Cả cha
và mẹ của họ đều từng làm việc trong những nghề có thanh thế cao.
Người Úc nghĩ gì về điều này?Mặc dù việc chia người Úc thành năm phân tầng xã hội này có mức khái nhất định, nghiên cứu này giúp chỉ ra những mặt đa
dạng trong xã hội Úc.
Và dù có những phân tầng khác biệt này thì đa số người Úc được xác định là tầng lớp trung lưu hay lao động, chỉ có hai phần
trăm trong số 1200 người tham gia nghiên cứu được xác nhận là ở phân tầng cao hơn.
Điều này đi cùng với thực tế là Úc chỉ có 5 phân tầng xã hội, so với với Anh có 7 tầng, chỉ ra rằng thứ bậc trong xã hội tại đây
không cứng nhắc và quan trong như ở nước mẹ của nó.
Theo Tiến sĩ Sheppard và Biddle điều này cho thấy phân tầng xã hội của Úc có tính gộp lại hơn so với Anh và có sự đa dạng
hơn theo mức tích lũy kinh tế, xã hội và văn hóa trong mỗi phân tầng của Úc.
Điểm giống và khác giữa các tầng lớpMặc dù người Úc có thể không nhận biết được những phân tầng xã hội này thì không có nghĩa là chúng không có ảnh hưởng
đến xã hội.
Có thể nhận thấy sự khác biệt về quan điểm giữa các nhóm phân tầng về các vấn đề như vai trò của chính phủ trong việc giảm
thiểu phân cách xã hội – với tầng lớp lao động thường có vẻ xem đây là trách nhiệm của chính phủ.
Trong khi tầng lớp lao động và trung lưu lưu động thường ủng hộ Đảng Tự do hơn hết thì tầng lớp mới giàu ủng hộ Lao Động
và tầng lớp trung lưu cố định và giàu có lại bỏ phiếu cho Đảng Xanh tại thời điểm khảo sát được thực hiện.
Dù có những xu hướng trên thì phần tầng xã hội không cho thấy xu hướng chính trị rõ nét đối và với tất cả các tầng lớp thì mỗi
người đều có ý định bỏ phiếu khác nhau.
Theo Tiến sĩ Sheppard và Biddle điều này có thể bổ trợ cho ý kiến là phân tầng xã hội giữ vị trí hạn chế hơn nhiều tại Úc so với
trước đây.
Theo ABC