logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 28/10/2015 lúc 06:35:56(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Lương tâm là lòng tốt bản nhiên của người ta. Nói cách khác, đã là người, ai cũng có lương tâm. Thế nhưng phải đến một độ tuổi nào đó khi thân thể đã hoàn chỉnh hơn, lương tâm mới phát huy dần dần những hoạt động của nó. Bình thường xã hội ấn định 7 tuổi là bắt đầu có trí khôn, thì cũng bắt đầu có lương tâm. Trí khôn và lương tâm tương tác với nhau, có mặt bên nhau như hình với bóng. Nói tóm lại, có trí khôn thì mới có lương tâm.

Tuy vậy, khi đề cập đến khía cạnh chức năng của lương tâm, các nhà trí thức, học giả, chuyên gia lại “chia năm bè bảy mối.” Điển hình hơn cả là Mạnh Tử, một thánh nhân đã tiên phong quả quyết: “Nhân chi sơ tính bản thiện.” Thấy vậy, một số thức giả khác nói ngược lại: “Nhân chi sơ tính bản ác.” Sau nữa, có lẽ bởi sợ hai phe tranh luận hăng quá mà choảng nhau, phái thứ ba xuất hiện: “Chẳng thiện, chẳng ác gì ráo trọi, tùy theo cách sống sau này mà có người thiện, kẻ ác.”

Ở đời, hiện tượng “đấu lý” như trên chỉ là sự thường thôi. Đã có quan niệm này ắt có chủ trương khác. Trăm người trăm ý. Thế mới có hệ quả “trăm hoa đua nở.” Và thế mới có nhiều tư tuởng nẩy sinh giúp nhân loại và cuộc sống ở các xã hội tiến hóa chứ. Chỉ có những chế độ độc tài, cộng sản mới ép buộc dân chúng không được có ý kiến gì khác ngoài chủ nghĩa; hễ có là “phản động”; mà phản động thì chỉ có tiêu đời, chết không kịp ngáp. Cụ Phan Khôi đã “đánh giá” kết quả của sự chuyên chế và độc quyền ấy, là “thay vì trăm hoa đua nở, cuối cùng chỉ sinh ra toàn một thứ hoa cứt lợn.”

Nhận xét chung chung thì phần đông người ta, kể cả tôn giáo, đã ngả theo quan niệm “nhân chi sơ tính bản thiện.” Con người sinh ra vốn đã mang bản tính tốt; tuy nhiên về sau do nhiều động lực, chẳng hạn môi trường, hoàn cảnh, dạy dỗ sai lầm... mà “tính bản thiện” ấy bị kéo đi “trật đường rầy.” Y chang cảnh một cái gương vốn sáng, nhưng chỉ vì theo ngày tháng bị bụi bám vào, lại không được chăm sóc kỹ nên mờ đi; kẻ nào soi vào cũng chỉ thấy mặt mình “chẳng giống ai.” Nếu được lau các lớp bụi, gương lại sáng hay nói theo giọng cải lương: “gương vỡ lại lành.” Lương tâm cũng vậy thôi, bởi thế mới có hoạt động giáo dục, tu luyện, tôn giáo v.v..

Các câu chuyện dưới đây thiết nghĩ phần nào chứng minh tác dụng của lương tâm. Bởi bản nhiên của lương tâm là “thiện” nên chức năng của nó nhằm đưa về hướng “tốt,” như thể “cây xanh thì lá cũng xanh; cha mẹ hiền lành để đức cho con” hay “người thanh tiếng nói cũng thanh” hoặc cụ thể: “Trông mặt mà bắt hình dong; con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.” Trong trường hợp mà “chủ nhân” hành động ngược lại “bản thiện” ắt bị lương tâm cắn rứt, rúc rỉa. Chỉ “cắn” thôi cũng đã đau điếng rồi mà còn “rứt,” tức là giật cho đứt ra, kiểu “tùng xẻo” như lối tra tấn, hành hình thuở xưa, thời phong kiến.

Không những thế, lương tâm còn “lên cấp” nữa. “Rúc rỉa”: Chui vào mà mổ đứt ra từng miếng một. Dĩ nhiên đó chỉ là nghĩa đen có tính tượng hình thôi, trong khi nghĩa bóng chức năng của lương tâm chẳng khác gì “ba tòa quan lớn” trong con người. Chẳng thế mà xưa nay thiên hạ vẫn nói "tòa án lương tâm": Mỗi khi một người làm một điều tốt đẹp, lương tâm khen ngợi và thưởng cho người này một niềm vui khôn tả. Ngược lại, nếu người này làm một hành động không hợp lẽ phải, liền bị lương tâm trách cứ, tố cáo và “tra tấn” đương sự bằng một nỗi buồn dai dẳng, có khi đeo bám suốt đời cho tới khi " đền trả sòng phẳng" thì lương tâm mới cho yên bình.

Ba “sự cố” mà kẻ hèn này sắp kể, phần nhằm chứng minh những điều vừa “trình làng” trên đây, phần để “mua vui cũng may ra được vài phút.” Mạn phép cũng “thanh minh thanh nga” rằng những trường hợp tương tự dường như ở đâu đâu cũng có, tuy nhiên người viết xin được dành ưu tiên Na Uy, bởi đã từng tị nạn cộng sản ở đây 30 năm nên yêu mến đất nước hiền hòa này lắm và cũng mãi mãi nhớ ơn vương quốc này.
Lương tâm rúc rỉa: Trả lại cho trường học cũ số tiền đã... chôm chỉa
Ngày 14-08-2015, ông Finn Lea, Hiệu Trưởng trường trung học cấp 2 Tastaveden, ở thành phố Stavanger, miền Nam Na Uy, đã nhận được một lá thư mà người viết ẩn danh với những lời “thành khẩn khai báo” như sau:

“Kính chào! Khi còn nhỏ, con đã học ở trường Tastaveden này. Con và một thằng bạn đã ăn cắp tiền ở căng-tin khi hai chúng con tới phiên phục vụ ở phòng bán thức ăn cho học sinh. Con đã lấy trộm khoảng 600 - 800 cờ-run. Nay con xin hoàn lại tờ một ngàn đồng. Hiện con bị lương tâm ray rứt. Con hy vọng mọi người tha lỗi cho con!!!”

Ngoại tệ Na Uy gọi là “Kroner” (đọc là: “Cờ-run-nơ”) hay tiếng Anh: “Crown” (vì có hình vương miện bên trên hoặc vì Na Uy cũng như Thụy Điển, Đan Mạch nay vẫn theo chế độ quân chủ) hiện trị giá: $1 USD “ăn” 8.6 NOK.

Câu chuyện trên trước hết được “bật mí” trên nhật báo địa phương Stavanger Aftenblad, hôm sau được loan tải trên mọi phương tiện truyền thông ở Na Uy, nhờ vậy cả nước biết. Phản ứng tốt lành “hết ý.” Hầu hết cảm động và khen “cựu kẻ trộm.” Đây là một sự kiện đặc biệt, hoàn toàn chẳng phải vì hiếm hoi trường hợp “tội nhân ăn năn hối lỗi” nhưng, theo sự diễn giải của nhật báo Stavanger Aftenblad trong bài quan điểm: Sức ray rứt quá mạnh nơi một học sinh vốn đã phạm một “chuyện nhỏ” ở vào một lứa tuổi vốn “ăn chưa no, no chưa tới” và việc hoàn lại số tiền mọn đã lỡ... chôm chỉa, xét ra là một hành động thiện chí.

Chẳng thế mà ông Hiệu Trưởng Finn Lea đã không giấu nổi xúc động khi nhận được cả thư lẫn tiền. Ông phát biểu: “Quả là ít thấy nơi tuổi trẻ ngày nay,” và ông nhấn mạnh: “Chẳng có vấn đề gì để mà không tha lỗi cho một người phạm lỗi biết ăn năn.”

Nhà trường thì chẳng hay biết tí gì về bất cứ số tiền bạc nào bị mất ở “căng tin,” tuy nhiên tuyên bố rằng số tiền (được hoàn trả) này sẽ được xung vào quỹ học sinh để tất cả học sinh đều được... hưởng đồng đều.
Lương tâm rúc rỉa: Tội phạm tông xe gửi tiền đền...
Tháng Chạp năm 2011 một chiếc xe tư nhân màu đỏ, mới “cắt chỉ” đã bị tông mạnh, bẹp méo ở đầu máy và cánh cửa bên trái trong lúc đang đậu tại bãi đậu công cộng ở Karmy thuộc thị xã Rogaland, mạn Bắc tỉnh Haugesund. Tội nhân đã “hit-and-run.”

Hơn ba năm rưỡi sau, ngày 28-04-2014 một chiếc phong bì khổ lớn đựng một mảnh giấy và một số tiền 14,000 NOK (khoảng $173 USD) đã được một bàn tay bí mật bỏ vào thùng thư của Đại Úy Reidar Gaups, Chỉ Huy Trưởng (tương đương Sheriff ở Hoa Kỳ) Ủy Ban An Ninh Karmy. Ông này trình bày với NRK, đài Phát Thanh-Truyền Hình Quốc Gia Na Uy: “Phong bì này dày cộm, và bên ngoài đề: “Til lensmannen persoling” (Kính gửi riêng Chỉ Huy Trưởng Ủy Ban An Ninh). Tôi đã nghĩ trong này chắc chỉ toàn những giấy bills, những fắc-tuya, biên lai; tuy nhiên tôi đã lầm to. Trong phong bì toàn những giấy bạc loại 500 và 1,000 đồng. Tôi đếm cẩn thận hai, ba lần và thấy tổng cộng 14,000 NOK. Một mảnh giấy viết vài chữ đơn giản: “Kính chào - Một kẻ ân hận.”

Kẻ “ăn năn tội” này khi gây ra tai nạn chắc hẳn đã ghi cẩn thận số xe mà ông ta hay bà ta đã tông hồi tháng 12 năm 2011. Thế nhưng thay vì ở lại phạm trường, tiếp xúc với người chủ thì lại chạy mất tích để mặc cho nữ chủ nhân phải tự móc hầu bao è cổ ra trả tất cả phí tổn sửa chữa chiếc xe... vô tội.
Thế nhưng, chắc phạm nhân trong mấy năm qua đã bị lương tâm rúc rỉa ngày đêm nhưng có thể không giàu “địa” lắm nên đã phải hà tắn hà tiện, chắt bóp, dám có thể phải hy sinh một vài ý thích để có đủ tiền bồi thường những sự thiệt hại.

“Sếp” Ủy Ban An Ninh Reidar Gaupas bèn tiếp cận với chủ nhân của “chiếc xe tư nhân màu đỏ” mà “kẻ ăn năn tội” đã nhắc đến trong “mật thư.” Trước hết, “sếp” Gaupas dò hỏi một cách cẩn thận như thể điều tra một vụ hình sự. Ông nhận thấy đó là một nữ chủ nhân xe rất lịch sự, vui vẻ. Bà nhắc lại “trúng boong” ngày và thời điểm chiếc xe màu đỏ của bà cách nay ba năm rưỡi đã bị tông trong lúc bà vào thăm gia đình đứa con gái.

Nghe xong và tin là đã “chắc ăn,” ông ReidarGaupas mới khoan thai xác nhận mình “mang một tin vui từ một kẻ phạm lỗi ăn năn và những tờ giấy bạc cho bà.” Lời sau cùng của ông Gaupas: “Tôi chưa bao giờ được trải nghiệm hay nghe về một sự kiện tương tự trong suốt thời gian thi hành chức vụ Trưởng Ban An Ninh của tôi.”

Đúng vậy, “sự cố” quá ư đặc biệt khiến chính Cảnh Sát Trưởng Kaare Songstad “cai quản” tòan tỉnh Haugaland- và Sunnhordland đã vui “can không nổi” mà phải đích thân kể lại trên Twitter về trường hợp hiếm có ở trong vùng trách nhiệm của mình.
Lương tâm rúc rỉa: Trả lại xe hơi đã... chôm
Jarle Granum, 52 tuổi, chủ nhân của chiếc xe Hyundai bị chôm đã phải thốt lên lời ca ngợi trước sự hiện diện của ký giả nhật báo Verdens Gang (VG): “Hắn phải là người có lòng lắm, trái tim vĩ đại mới đem xe lại trả... cho tôi” - với một mảnh giấy với hàng chữ viết tay gắn ở chiếc quạt nước: “Hi! Xin lỗi tôi đã mượn trộm xe của ông bạn trong một hoàn cảnh khẩn trương. Tôi xin gửi lại đây 500$-Kr. Tôi đã biết rằng vì không có chìa khóa để nổ máy nên việc chọn lựa bất đắc dĩ phải là vậy thôi.”
Ý của tên “xa tặc” này khi viết “việc chọn lựa bất đắc dĩ...,” tức là mở tung hệ thống điện rồi “đề” máy bằng hai sợi dây điện.

Được biết, Granum vẫn dùng chiếc xe này để chở tôm, cua, sò, ốc... bán ở bãi biển thị xã Drobak. Xe “kiếm cơm kiếm gạo” vậy mà kẻ trộm vẫn không tha.

Tối thứ Năm, ngày 16-07-2015, Jarle Granum đã đậu chiếc Hyundai ở trước nhà của một người bạn tại trung tâm thị xã trước khi vào “đấu láo” với nhau... Khoảng tiếng đồng hồ sau, lúc Jarle ra về thì hỡi ơi, xe đã “không cánh mà bay.” Nơi này anh đã từng đậu xe biết bao lần, chẳng cần khóa cửa xe, vẫn an toàn, vậy mà lần này lại bị “hỏi thăm sức khỏe.” Sau khi biết chắc chắn xe đã bị “chôm,” Jarle chỉ còn nước đi báo cảnh sát rồi trở về nhà.

Không xe, anh đành... thất nghiệp. Để giải sầu, anh chỉ còn biết cầu âu thăm dò tông tích xe trên Facebook. Thất vọng! Thế nhưng, khoảng 5 giờ chiều hai hôm sau, anh nhận được một lời nhắn vô cùng “choáng.” Anh kể với nhà báo: “Ông bạn chủ nhà gọi điện thoại cho tôi, nói là xe của tôi đang đậu ở bên ngoài.”

Bán tín bán nghi, Jarle vội đi bộ về phía trung tâm thị xã... cho tới khi anh không thể tin ở đôi mắt mình: Chiếc xe đậu đúng vào chỗ mà nó đã... biến khỏi. Nắp cốp xe vẫn còn ấm và đèn đậu vẫn sáng, tuy nhiên không có dấu vết hư hỏng lớn lao nào. Jarle chợt nhìn thấy một mảnh giấy nhỏ và tờ giấy bạc 500 đồng như đã “bật mí” trên đây.

Được hỏi nghĩ gì về “cách xử thế của tên trộm,” Jarle trả lởi: “Tôi không tức giận lắm như thể tôi đã nghĩ. Thú thật, tôi cũng tội nghiệp hắn. Cũng tại kẹt, hoàn cảnh khẩn trương nên hắn mới phải làm vậy. Chắc chắn hắn cũng đã ân hận.”

Sau đó Jarle báo tin cho cảnh sát để thông báo “vụ này kể như đã được giải quyết xong.” Khi nghe kể về mảnh giấy và số tiền mặt, họ bảo anh đọc “thông điệp” của gã trộm xe. Nghe xong, văn phòng cảnh sát “thi đua” cười ngất.

Xế chiều cùng ngày, một người bạn điện thoại cho Jarle và kể hồi trưa có nhìn thấy xe của anh chậy ở xa lộ xuyên Âu E18, nhưng do một tài xế lạ mặt lái: “Đó là một tên có râu rậm và đeo kính mát; tóc màu hung đậm. Xe chở đầy đồ đạc.”

Sau khi lấy xe về, Jarle Granum “củ soát” kỹ hơn: Không mất gì nhưng ổ khóa máy và bộ phận dây điện thì chẳng còn “hệ thống quân giai” gì nữa. Anh tính nhẩm phải chi tối thiểu 2,500 Kr để “thanh toán” các chỗ hư hại lặt vặt, cộng với tốn phí săng nhớt mà “xa tặc” đã lái khoảng hơn 30 mil.

Jarle Granum cười mỉm kết thúc câu chuyện với ký giả VG: “Tôi đã viết trên Facebook nhắn tin là hắn có thể mang đến cho tôi thêm một tờ 1,000 nữa mới... gần đủ vốn!”
Tại sao luơng tâm ngưng... rúc rỉa?
Ba câu chuyện trên đây cho thấy tác động của lương tâm đã đưa tới hậu quả là “thủ phạm” đã biết “ân hận” và hoan hỉ tự chịu “đền tội.” Thế nhưng cường độ mạnh nhẹ còn tùy nơi mỗi cá nhân cho dù phạm cùng một thứ tội: Chôm chỉa. Ngược lại, cũng có trường hợp mọi sự trước sau vẫn “lặng như tờ,” nghĩa là “phạm nhân” lúc nào cũng tỉnh bơ, ăn uống, sinh hoạt bình thường, y hệt “một ngày như mọi ngày” khiến những người hiểu biết chuyện đã phải thốt lên: “Không có lương tâm!”

Thật tình không phải lương tâm không làm việc, cũng cắn rứt, cũng rúc rỉa đấy chứ, nhưng gặp thứ “phạm nhân” vốn có “máu lạnh,” đã chai lì đến độ vô cảm nên lương tâm đành phải “chào thua.” Chẳng hạn, cách nay khoảng gần một năm, bên Trung Cộng, một bé gái 3 tuổi bị xe vận tải cán chết ở gần một trung tâm thương mại. Vậy mà “ông đi qua, bà đi lại,” tuyệt nhiên không ai có phản ứng gì, quá ư “vô tư” như chẳng có chi xảy ra. Bộ hành tiếp tục “bình chân như vại” lo việc mình. Tài xế thản nhiên cho xe chạy.
Ở Việt Nam ngày nay cũng y chang, nhiều vụ sát hại cả một gia đình, trong số nạn nhân có cả em bé chỉ mới mười mấy tháng tuổi... chỉ vì hai nhà bực tức, ganh nhau, hay bởi môt món “tiền còm” hoặc do cành cây của người này “vượt biên” sang sân người nọ... Nữ sinh đánh nhau, xé quần áo nhau, túm tóc nhau... ở trong lớp, giữa sân trường, nơi công cộng... vậy mà biết bao người nhớn vẫn “sống chết mặc bay, đường ông ông cứ đi, việc bà bà cứ làm.

Ở một xã hội mà nền giáo dục bị đặt ở tận dưới “hạ tầng cơ sở,” luân lý và văn hóa cổ truyên bị vứt vào thùng rác... thì lương tâm con người cũng đuơng nhiên bị đuổi đi chỗ khác để nhường chỗ cho bạo lực và tội ác làm chúa tể!...
HOÀI MỸ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.180 giây.