logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/10/2015 lúc 06:55:11(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện


Hà Nội - Một học giả kiêm blogger nổi tiếng trong nước vừa công bố hình ảnh và bút tích của Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon, qua đó chứng minh ông Ban có nguồn gốc Việt Nam. Ông chính là hậu duệ của dòng họ Phan Huy nổi tiếng sản sinh ra nhiều vị học giả, sứ giả và văn thi sĩ tiếng tăm trong lịch sử Việt Nam.

Hôm Thứ Sáu ngày 30 tháng 10, trang Tễu-Blog của Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Diện đăng một bức ảnh ông Ban Ki-moon đang ký sổ lưu niệm tại một làng quê Việt Nam. Bức ảnh được cho là đã chụp trong một chuyến ông Ban đến Sài Sơn, xứ Đoài, thuộc huyện Quốc Oai, Hà Nội vào cuối tháng 5 năm 2015. Trang blog vừa kể cho rằng, tên Ban Ki-moon theo Hán tự là Phan Cơ Văn. Ngoài ra, blog này đăng lại hình chụp một trang lưu bút khác của ông Ban Ki-moon, khi ông tưởng niệm các nạn nhân của một vụ thảm sát tại Na Uy năm 2011. Nét chữ trên hai trang lưu bút này được cho là giống nhau với những nét đặc thù của chữ i hoa.

Nội dung trang lưu bút của ông Ban Ki-moon tại nhà thờ họ Phan Huy đã được trang Tễu-Blog dịch lại như sau: "Tôi tỏ lòng cung kính sâu sắc khi đến thăm và thể hiện sự kính trọng sâu sắc đến Nhà thờ họ Phan Huy Chú và các thành viên khác của gia đình họ Phan. Cảm ơn vì đã gìn giữ ngôi nhà thờ này. Là một thành viên của họ Phan, nay làm chức Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, tôi cam kết với chính mình sẽ luôn cố gắng đi theo những lời dạy của tổ tiên."
Theo BBC, SBTN

Sửa bởi người viết 02/11/2015 lúc 07:16:45(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 02/11/2015 lúc 06:43:03(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
LHQ nói về ông Ban thăm nhà thờ họ Phan

Liên Hiệp Quốc xác nhận Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã thăm nhà thờ họ Phan Huy tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội hồi tháng Năm.

Tuy vậy, người phát ngôn cho ông Ban Ki-moon, Stephane Dujarric, không trả lời liệu ông Ban có phải gốc Việt Nam hay có phải là con cháu của dòng họ Phan Huy hay không.

Dư luận tại Việt Nam đang xôn xao vì câu chuyện tiết lộ ông Ban đã thăm nhà thờ họ Phan Huy tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội khi đến Việt Nam hồi tháng Năm.

Truyền thông Việt Nam đăng dòng lưu bút của vị Tổng Thư ký LHQ:

"Tôi rất xúc động khi viếng thăm và tỏ lòng thành kính sâu sắc trước ngôi nhà thờ Phan Huy Chú và các thành viên khác của dòng Họ Phan. Cám ơn dòng họ đã giữ gìn và bảo quản ngôi nhà thờ này. Là một người con của dòng Họ Phan, giờ đây giữ chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tôi tự hứa với bản thân sẽ cố gắng làm theo những lời dạy của tổ tiên".

Ông ký tên Ban Ki-moon và chú thích tên mình là Phan Cơ Văn.

Người phát ngôn cho ông Ban Ki-moon, Stephane Dujarric, nói với BBC Tiếng Việt:

“Khi ở Việt Nam tháng Năm năm nay, Tổng Thư ký đã có chuyến thăm hoàn toàn riêng tư đến ngôi nhà thờ này.

“Kể từ đó, Tổng Thư ký chưa quay lại Việt Nam.”

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ dẫn lời một lãnh đạo UBND huyện Quốc Oai:

“Có việc ngài Tổng thư ký LHQ tới thăm và thắp hương tại nhà thờ, tuy nhiên việc ngài có phải là con cháu của dòng họ Phan Huy hay không thì hiện chưa có thông tin nào chính thức xác nhận việc trên.”

Còn báo Thanh Niên dẫn lời GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học - Lịch sử Việt Nam, cho biết về chuyến thăm hồi tháng Năm.

“Trong trao đổi ông nói là hậu duệ của họ Phan Huy và cụ thể hơn là hậu duệ của Phan Huy Chú.”

“Về phương diện khoa học, tôi tin ông Ban Ki-moon nhưng cho đến nay, tôi chưa có tư liệu nào cho phép lý giải mối quan hệ giữa họ Phan của ông với Phan Huy Chú hay họ Phan Huy ở Việt Nam.”
Theo BBC
xuong  
#3 Đã gửi : 03/11/2015 lúc 08:55:11(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Việt Nam: Cơn sốt tổ tiên và hậu duệ

UserPostedImage
Ông Ban Ki-moon là Tổng thư ký LHQ đầu tiên người Hàn Quốc

Từ mấy ngày qua, tại Việt Nam đang có cơn sốt về chuyện ông Ban Ki-moon và dòng họ Phan Huy.

Có lúc người Việt Nam đã từng hỏi có phải ông Lý Quang Diệu gốc từ Việt Nam, hay Thủ tướng Abhisit Vejjajiva (2008-11) cũng có tổ tiên họ Nguyễn từ Việt Nam sang Thái Lan.

Những câu chuyện này có vẻ nói nhiều về người Việt Nam hơn là các vị kia.

Đầu tiên là câu chuyện ông Ban Ki-moon.

Trả lời câu hỏi từ BBC Tiếng Việt, ông Stephane Dujarric, phát ngôn viên cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chỉ xác nhận qua điện thư hôm 2/11/2015:

"Vào tháng 5 năm nay, ông Ban Ki-moon có chuyến thăm đến nhà thờ họ Phan Huy tại Việt Nam."

Và tất nhiên, quan chức LHQ không xác nhận, điều mà người Việt Nam quan tâm hơn nữa, rằng ông Ban Ki-moon (Phan Cơ Văn) có phải là hậu duệ của họ Phan Huy ở Bắc Việt Nam hay không.

Đó là cách làm đúng vì ông Stephane Dujarric không thể và cũng không nên làm nhiệm vụ xác tín gốc tích riêng tư của một lãnh đạo LHQ hay bất cứ ai.

Xét cho cùng, chuyện ông Ban Ki-moon nhận là con cháu họ Phan, một họ có mặt cả ở Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, là rất bình thường.

Và với công nghệ genome ngày nay, ta càng thấy rõ chuyện hậu duệ của một dòng họ (clan) có ý nghĩa văn hóa hơn là di truyền.

Công thức tính số tổ tiên của mỗi chúng ta là '2n = x'.

'N' là số đời tính ngược về quá khứ, tính trung bình 30 năm một, và 'x' là con số cá nhân góp gene thuộc thế hệ đó.

Tôi và bạn ai cũng có trong mình gene của 63 cụ, nhưng con số kỵ thì tăng lên nhanh chóng: 127 người.
Một người sinh năm 1950 nhận gene từ cả thẩy 255 vị tổ tiên thuộc thế hệ sinh năm 1740.

Nếu ông Ban Ki-moon có nhận là hậu duệ họ Phan Huy và thời Phan Huy Chú (1782–1840) có người chạy sang Hàn Quốc thật thì ông cũng có một phần hai trăm bao nhiêu đó 'dòng máu Việt'.

Còn lại ông là con cháu trên 200% của Triều Tiên hay xứ khác.

Cách tính dòng dõi theo phụ hệ ở châu Á còn luôn gặp phải rủi ro rằng người 'gửi gene' là một ông hoàn toàn khác họ đó.

Chẳng phải thế mà dân tộc Do Thái hay lưu lạc chỉ nhận con theo dòng mẹ cho chắc.

Các bộ tộc châu Phi và Đông Nam Á cũng theo mẫu hệ để đảm bảo con ai người ấy luôn, không nhầm.

DNA của vua chúa và ăn mày
Một số trang web về cây gia hệ tiếng Anh viết rằng họ Phan (潘 - Pan trong phiên âm Hán và Pan hoặc Ban ở Triều Tiên) có từ thời nhà Chu, hơn 1000 năm trước Công nguyên.

Tìm lại một liên hệ, gốc gác chung từ hàng nghìn năm là vô lý vì số tổ tiên lên tới hàng trăm triệu.

Chưa kể, các tộc người bản địa ở bán đảo Triều Tiên không phải đến từ Trung Quốc nhiều người vùng Đông Nam Á.
Trong nhiều thế kỷ, đây là nhóm nói ngôn ngữ gần với tiếng Mông Cổ và dân Siberia, khác xa tiếng Việt và Hán.

Chỉ đến thế kỷ 7, quý tộc Triều Tiên mới du nhập họ từ Trung Quốc vào để dùng cho mình và ban cho các quan lại, còn nô lệ, nông dân, và cả sư sãi đều không có họ.

Số họ Hàn/Triều rất ít và chỉ có hơn 10 họ phổ biến nhất gồm Kim, Lý, Phác, Thôi...sau được đăng ký.

Dùng họ chữ Hán cũng chưa có nghĩa là người Triều Tiên có tổ tiên trực hệ bên Trung Quốc.

Các vùng đảo và bán đảo đều nhận nhiều luồng di dân.

Dòng họ Lý ở Việt Nam cũng góp vào đó hoàng tử Lý Long Tường khi ông chạy sang Cao Ly vào thế kỷ 13.

Nhắc lại di sản văn hóa chung giữa các nước điều thú vị nhưng yếu tố di truyền thì rất loãng.

Bởi một người sinh năm 1950 có tới 8,5 triệu tổ tiên sinh năm 990, cùng thời vua Lý Công Uẩn (sinh năm 974).

Ngược lại, một ông vua có thể để lại gene cho hàng triệu 'hậu duệ', cùng các ông quan lại, lính tráng, nhà buôn, ăn mày, ăn cướp...vì tất cả đều bình đẳng về DNA.

Hồi đầu năm nay, đại học Leeds ở Anh công bố nghiên cứu nhiễm sắc thể Y của 5 nghìn đàn ông từ 127 nhóm dân.
Họ xác định Thành Cát Tư Hãn đã để lại gene cho chừng 16 triệu người trên thế giới, từ châu Âu sang châu Á (xem thêm trên báo Anh).

Đúng ra, ai trong chúng ta cũng là 'con của mọi nhà' và các bộ gene luôn có động lực riêng, lan tỏa không cần ta thích hay ghét.

Về mặt xã hội thì chẳng ai cấm ta tìm lại một cách có chọn lọc vài tổ tiên nổi trội trong hàng vạn người để nhấn mạnh mảng cao quý, hướng thượng.

Cũng chẳng ai cấm người ta ráo riết lưu lại cho con cháu tiền bạc và quyền lực.

Nhưng ta cũng cần biết cả hai khái niệm 'tổ tiên' và 'hậu duệ' đều rất tương đối trong dòng chảy của loài người, và không đáng phải lên cơn sốt.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.