logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/06/2012 lúc 10:10:33(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Nói đến nhạc sĩ Phạm Duy, hình như bất cứ một người Việt Nam nào trên bốn mươi tuổi không ai là không ít nhất đôi lần nghe và yêu nhạc của ông.
UserPostedImage
Photo courtesy of Phạm Duy 2010. Nhạc sĩ Phạm Duy chụp tại một ruộng lúa ở vùng Lạng Sơn năm 2007.
Trên một ngàn ca khúc của ông sáng tác trong gần 3/4 thế kỷ là minh chứng hùng hồn nhất cho một tài năng âm nhạc Việt Nam. Nếu nói ông là cây cổ thụ trong khu vườn âm nhạc Việt cũng không có gì quá đáng, bởi những giá trị của các tác phẩm ông sáng tác đã được xác định từ nhiều chục năm qua.

Phạm Duy tên thật là Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921 tại phố Hàng Cót Hà Nội. Năm 1936 ông theo học trung học tại trường Thăng Long, một ngôi trường thành lập trong thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông lúc ấy có cả ông Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Quang Dũng là bạn đồng lớp trong thời gian này. Đây cũng là mối tương duyên khiến ông ấp ủ và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng “Đôi mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng.
UserPostedImage
Nhạc sĩ Phạm Duy. Hình chụp năm 1937. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.
Phạm Duy từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực hội họa tuy sau đó ông không theo đuổi bộ môn này. Ông là bạn đồng lớp của họa sĩ Bùi Xuân Phái nhưng sau đó bỏ dở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và gia nhập Việt Minh với cây đàn ghi ta trên tay. Những tác phẩm viết về kháng chiến, cách mạng của Phạm Duy trong thời kỳ này đã làm tên tuổi ông được chú ý nhưng cũng bắt đầu gây rắc rối cho ông khi cách mạng xem loại nhạc do ông sáng tác mang đậm chất ủy mị và Việt Minh không chấp nhận.

Cảm thấy nguy hiểm cho sinh mạng của mình Phạm Duy dinh tê về thành và di cư vào Nam để từ đó hàng loạt nhạc phẩm ra đời mang tên tuổi của ông lên tận đỉnh vinh quang của một nhạc sĩ. Nhạc của ông ảnh hưởng sâu đậm trên mọi tầng lớp từ học sinh, sinh viên cho tới quân đội, công chức ngay cả những người nông dân không biết gì về nhạc cũng biết đến ông qua các ca khúc phát thanh trên hệ thống truyền thanh của miền Nam từ năm 1954 cho tới khi Sài Gòn hoàn toàn sụp đổ.

Từ năm 1975 cho tới nhiều năm sau đó nhà nước Việt Nam đã thẳng thắn xem ông là một người phản bội và nhạc của ông bị cấm phổ biến hoàn toàn. Tuy nhiên tới năm 2005 nhà nước chính thức cho phép ông về định cư tại Việt Nam và đồng thời khoảng 50 ca khúc của ông được cấp giấy phép phổ biến trong nước qua nhà xuất bản Phương Nam.

Trong những năm cuối đời ông dành công sức cho tác phẩm “Minh họa Kiều” phổ nhạc từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cho tới nay tác phẩm này vẫn chưa hoàn thành và đó là mối lo nghĩ của nhạc sĩ khi quỹ thời gian của ông không còn nhiều nữa.

Hôm nay chúng tôi được nhạc sĩ bày tỏ đôi điều về cuộc trở về nơi chôn nhau cắt rốn như một chia sẻ những trăn trở mà nhiều năm qua ông canh cánh…..

Muốn điều hợp lại xã hội
UserPostedImage
Nhạc sĩ Phạm Duy tại Bình Trị Thiên năm 1948. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.
Nhạc sĩ Phạm Duy: Từ lúc tôi bắt đầu bước chân vào âm nhạc vào năm 1942 cho đến bây giờ là 2012 rồi, tôi không có một chút gì thay đổi trong đường lối làm việc. Chỉ có thời đại của mình, của nước Việt Nam mình nó thay đổi nhiều quá. Hiểu theo nghĩa là từ thực dân qua tới thời kỳ cách mạng độc lập, xong rồi tới thời kỳ bị các cường quốc cắt đôi nước Việt mình, nó không đánh được với nhau thì nó để cho mình đánh nhau.

Nó chia mình làm hai nước, rồi đến khi mình thống nhất được đất nước rồi nhưng lòng người không thống nhất. Trong tất cả những điều đó thì tôi gần như là một trong những người bị làm nạn nhân của thời cuộc, thành thử ra tôi không thay đổi gì cả. Đường lối của tôi khi bắt đầu làm âm nhạc thì tôi là người muốn điều hợp lại xã hội và điều hợp lại con người đúng như ông Khổng Tử đã chủ trương như vậy. Đến bây giờ ngồi ngẫm lại thì gần một nghìn bài của tôi soạn ra không đi ra khỏi cái ý định thống nhất lòng người và đồng thời điều hợp xã hội.

Mặc Lâm: Vâng. Thưa nhạc sĩ, ông có thể cho biết rõ một chút về cái khái niệm mà ông vừa nói là “điều hợp xã hội” thì có thể hiểu như thế nào?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi đưa ra một câu nói thôi: “Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” đất nước bơ vơ, nó rối bù đi thì tôi phải khóc thôi. Lúc nào mà đoàn kết thì tôi cười theo. Khóc cười theo mệnh nước. Cái xã hội mình nó rối tung lên như vậy thì làm sao mà mình …. thành thử tôi nghĩ rằng vấn đề là … Các anh yêu tôi thì nói là tôi có sự nghiệp hơi đầy đủ, hơi lớn một tí đấy, nhưng mà riêng tôi thì tôi thấy cho đến giờ phút này thì tôi hoàn toàn thất bại. Bởi vì đất nước đã thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất, thành thử đại khái nếu mà tôi có chết đi thì tôi hãy còn gần như là tôi không được thỏa mãn.

Mặc Lâm: Vâng. Đó là nỗi buồn và một cái gì đó rất là…

Nhạc sĩ Phạm Duy: Một nỗi buồn? Sự thực tôi không buồn đâu. Tôi thản nhiên lắm. Bây giờ tôi 92 tuổi đầu rồi tôi còn buồn làm cái gì nữa.

Lòng người chưa thống nhất
UserPostedImage
Phạm Duy và gia đình thực hiện Minh Họa Truyện Kiều Phần 2. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.
Mặc Lâm: Nhạc sĩ Phạm Duy gắn liền cuộc đời của mình với những nổi trôi của đất nước như vậy, thì xin được hỏi ông nếu lịch sử thiếu vắng những nổi trôi thì Phạm Duy sẽ ra sao và dòng nhạc của ông sẽ ra sao ạ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không có những cái đó sẽ không có Phạm Duy nữa.

Mặc Lâm: Nhưng tại sao khi đất nước đã hòa bình, đã thống nhất cả hai miền mà cái nổi trôi ấy, cái không thể hiểu nhau ấy vẫn hiện diện cả trong lẫn ngoài đất nước, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không. Giản dị lắm. Anh muốn biết tại sao thì anh hỏi thẳng chính quyền ấy. Anh phải hỏi thẳng chính quyền tại sao lại như thế?

Mặc Lâm: Tuy không nói ra nhưng rất nhiều người tại hải ngoại vẫn theo dõi sinh hoạt của nhạc sĩ rất đều đặn. Trong những lần ông ra mắt những CD hay các chương trình nhạc thính phòng từ Sài Gòn ra Hà Nội, Nhạc sĩ có hạnh phúc lắm hay không khi được đứng trên sân khấu tại quê hương? Nhiều người muốn biết cảm giác của ông có thay đổi gì so với trước đây khi ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình.

Nhạc sĩ Phạm Duy: Thì bây giờ đây anh xem. Tôi ở trong nước, tôi ở ngoài Hà Nội, tôi phải đi vào trong Nam. Rồi tôi lại phải bỏ trong Nam đi ra ngoại quốc. Ra ngoại quốc rồi lại trở về, thành thử tôi không có thay đổi gì cả, mà mỗi lần đi như vậy thì tôi chỉ đi lánh nạn thôi, lánh nạn đấy, thành thử tôi không thay đổi gì cả.
Mặc Lâm: Bảy mươi năm đã trôi qua và hiện nay nhạc sĩ vẫn tiếp tục công trình cuối cùng của mình đó là tác phẩm “Minh họa Kiều”, xin ông cho biết là đứa con út này hiện giờ ra sao rồi, thưa nhạc sĩ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Hiện nay thì những phần xong từ trước khi còn ở hải ngoại thì đã được trình bày khắp thế giới rồi, ở Paris, ở bên Đông Đức, Tây Đức, ở khắp nơi rồi… còn những phần về sau này mà tôi mới sáng tác thì chưa thu thanh được. Con tôi – Duy Cường nó bận quá, nó không đủ thì giờ để làm hòa âm, và đồng thời người hát cũng không có ai. Thành thử nếu mà tôi có chết đi thì nó sẽ trở thành một tác phẩm bị bỏ dở thôi.

Mặc Lâm: Tôi còn nhớ có một bản nhạc mà khi xưa đã gây tranh cãi là có nên lấy nó làm quốc ca hay không là bản “Việt Nam! Việt Nam!” của ông. Ông có muốn chia sẻ gì thêm về bài hát này?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Anh nhớ lại từng chữ từng câu trong bài “Việt Nam! Việt Nam!”. Tại sao đầu đề lại hai chữ “Việt Nam! Việt Nam!”? Bởi vì nước Việt Nam mình bị chia làm hai, thành hai thứ “Việt Nam – Việt Nam”. Bây giờ chỉ có một Việt Nam thôi thì tốt hơn. Trong khi đó tôi xưng tụng một nước Việt Nam như vậy, trong đó thì “tình yêu đây là khí giới” mà, hai bên vẫn còn nghi kỵ nhau, vẫn chưa bắt tay nhau. Thành thử vấn đề là “lòng người chưa thống nhất mà đất nước thống nhất rồi”.

Chỉ muốn làm thinh
UserPostedImage
Nữ ca sĩ Thái Hằng và nhạc sĩ Phạm Duy trong ngày cưới tại Thanh Hóa năm 1949. Photo courtesy of Phạm Duy 2010.
Mặc Lâm: Trở về Việt Nam là ước vọng cuối cùng của ông đã được thực hiện, nhạc sĩ có hài lòng với sự trở về này sau bảy năm sống và đi khắp nơi trên lãnh thổ hình chữ S hay không ạ?

Nhạc sĩ Phạm Duy: Tôi về đây nói cho ngay ra thì tôi phải về đất nước vì lẽ dĩ nhiên người già cũng như lá rụng về cội, như cá lội về nguồn thôi. Lúc mà tôi về đây thì tôi cũng không có ý định gì khác hơn là về hưu. Người ta hỏi tôi về đây ông có ý định làm gì, thì tôi bảo tôi về đây thì thích làm thinh thôi, tôi không muốn nói năng gì cả nữa. Không may là vấn đề tất cả tác phẩm của tôi bán cho nhà xuất bản thì mỗi lần nhà xuất bản họ in hay là họ tổ chức đại nhạc hội thì tôi lại phải ra mắt, hóa ra mình muốn làm thinh mà nhà xuất bản cứ thích tôi lại làm ồn lên thôi.
Mặc Lâm: Nhưng mà đó là xuất phát từ tình yêu thương một nhạc sĩ, một cây nhạc cổ thụ của Việt Nam, như vậy có gì đáng trách đâu!

Nhạc sĩ Phạm Duy: Không! Không! Không! Tôi không phê bình ai bảo tại sao tôi làm ồn đâu. Nói như vậy nhưng tôi không trách ai cả. Chỉ có vấn đề là tôi là một người đã 92 tuổi đầu rồi thì tôi nên làm thinh thôi, nhưng mà khổ nhất là tôi vẫn còn phải hoạt động, vẫn phải đi quảng cáo, làm dĩa hát, rồi phải bán, thành thử khổ một nỗi là tôi bị mang tiếng làm ồn quá, sợ làm phiền thôi.

Mặc Lâm: Vâng!


Quý vị vừa theo dõi một vài chia sẻ với nhạc sĩ Phạm Duy. Đáng ra bài phỏng vấn này được giữ lại cho tới khi nhạc sĩ qua đời nhưng chúng tôi quyết định cho nó xuất hiện vì nếu không, chắc ông không còn dịp nghe những phản hồi của người yêu nhạc của ông sau khi nghe những trình bày khá thiết tha của nhạc sĩ trong bài phỏng vấn này…


Một lần nữa xin cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa và xin chúc ông luôn giữ lòng thanh thản trong những ngày tháng sắp tới.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 24/06/2012 lúc 10:12:37(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.