logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 06/11/2015 lúc 07:25:48(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Thiền là vô ngôn. Ngày xưa Đức Phật đưa cành hoa sen, ngài Ca Diếp mỉm cười. Thiền là vậy.

Biết là vậy, nhưng vẫn có biết bao thi sĩ, thiền sư làm thơ thiền. Vẫn có biết bao nhạc sĩ viết thiền ca. Bởi vì, thơ và nhạc vẫn là những phương tiện dễ chuyên chở được sự thanh tịnh, sự sâu sắc của thiền vị. Bởi vì cả thơ và nhạc đều còn những khoảng trống bao la giữa những dòng chữ, những nốt nhạc, để trí tưởng tượng con người có thể tự mình khám phá tính vô ngôn của thiền.

Rồi khi đọc thơ thiền, khi nghe một bản thiền ca, mỗi người đều có một cảm nhận khác nhau. Cũng giống như những kinh nghiệm thiền duyệt của mỗi người đều khác. Không thể diễn tả thay cho một người khác cảm nhận của riêng họ về cái hay của một bài thơ thiền, một khúc nhạc thiền.

Nghe tập thiền ca 2015, với thơ Phan Tấn Hải, nhạc Trần Chí Phúc cũng thế. Những lời giới thiệu, bình phẩm chỉ là gợi ý. Chỉ khi đem CD về mở lên nghe, đọc lại những bài thơ đã được hát thành nhạc, người nghe mới thực sự có cảm nhận của riêng mình.

10 bài thơ thiền được “hát thơ” chứ không phải phổ nhạc, đúng như lời của nhạc sĩ Trần Chí Phúc trong lời nói đầu của tập nhạc: “…Lời thơ Phan Tấn Hải đượm mùi thiền và Phật Giáo, thay vì đọc thơ thì hát thơ để thính giả nghe được, thấm thía được ý nghĩa ẩn sau những dòng chữ đó…”

Những ai đã từng có kinh nghiệm thiền tập, chắc sẽ dễ đồng cảm được với những lời thơ của tác giả.

Bài Hoa Bay Khắp Trời cũng là tựa của tập thiền ca này. Ngày xưa Đức Phật thuyết pháp, hoa bay khắp trời để tán dương công đức. Mà Ngài có nói gì đâu: “…Nghe kìa, chỉ tiếng trong lời, không ta không người, chỉ tiếng được nghe, không ai lắng nghe…”. Tất cả chỉ là phương tiện để trực chỉ Chân Tâm. Vạn pháp duy tâm tạo. Thấy được tâm rồi, thì buông bỏ mọi thứ, dù đó là lời Phật dạy. Dòng nhạc thanh thoát theo những lời thơ: “thương ơi ba cõi, bè pháp cứu người, qua sống còn gọi, hoa bay khắp trời…”

Anh Phan Tấn Hải đã nhắc rất nhiều đến hơi thở trong những bài thơ thiền của mình. Ngày xưa Đức Phật thuyết kinh Tứ Niệm Xứ, dặn rằng quán niệm hơi thở là phương tiện thần diệu để trở về với Tâm Phật, thoát bờ tử sinh. Chỉ cần theo dõi tinh cần hơi thở, là đã có thể lìa bỏ vọng thức, để trở về với cái không sinh không diệt trong tâm mình. Trong bài Lắng Nghe Hơi THở, giai điệu nhẹ nhàng như người đang khoan thai thiền toạ, dõi theo hơi thở để điều phục thân tâm:

“…Toàn thân dịu dàng, mắt khép nhẹ nhàng, lắng nghe thở vào thật nhẹ, lắng nghe thở ra thật nhẹ…”

“…Toàn thân dịu dàng, buông xả tất cả, hiện tâm gương sáng, hơi thở lặng lẽ, niềm vui không lời…”

Trong bài Niệm Phật, tác giả dẫn người nghe đi đến cái điểm chung của Thiền và Tịnh Độ. Mở đầu là giai điệu đều đều, giống như có tiếng chuông mõ cùng với những lời niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật…”. Những lời Niệm Phật đó lúc đầu để nguyện vãng sanh, để cứu người thoát khổ, theo ý nghĩ bình thường của Tịnh Độ. Đi dần đến cuối bài, Niệm Phật lại là phương tiện để trở về với Tâm Phật đã có sẵn trong mỗi chúng sinh: “…Niệm Phật niệm toàn thân, Phật hiện sáng ngời Tâm, nhìn Tâm là thấy Phật, nhìn Phật là thấy Tâm…”. À, hoá ra Thiền hay Tịnh Độ là hai phương tiện, nhưng không ngoài mục đích giúp cho con người “kiến tánh thành Phật”, để sau cùng: “… Niệm Phật nghe dịu dàng, từng chữ hiện rồi tan, thấy từng niệm ngời sáng, Tịnh Độ hoá toàn thân, hiện Tâm Vô Lượng, Nam Mô A Di Đà Phật…”

Có một hình ảnh mà cả trong Phật pháp lẫn thế gian đều hay nhắc đến, đều dễ gây cảm xúc lòng người: Mẹ. Trong bài Rồi Mẹ Như Sương, cả nhạc và thơ đều thăng hoa, nhẹ như sương khói, diễn tả hình ảnh người mẹ hiền dìu dắt con nuôi hạt mầm Phật pháp từ thuở còn ấu thơ. Cả nhà thơ lẫn nhạc sĩ đều tâm sự rằng chính mình đã không cầm được nước mắt trước những lời thơ, những dòng nhạc này:

“…Nửa khuya trở mình viễn phố

Con đọc trang kinh cuối dòng

Chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ

Chép lời Phật dạy qua sông

Thương ơi một rừng tóc trắng

Bay về che khắp tử sinh

Nghe chim kêu ngàn xa vắng

Ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh…”

Nhưng mà cư sĩ Nguyên Giác vẫn là nhà báo Phan Tấn Hải, không thể làm ngơ trước thời cuộc. Người Phật tử không nhất thiết phải rũ bỏ mọi trách nhiệm trong đời sống mới có thể tu học. Khi tổ quốc lâm nguy, vua Trần Nhân Tông lãnh đạo toàn dân đánh tan tành lũ giặc Mông Cổ xâm lược. Khi xong việc nước, ngài trở thành Giác Hoàng Điều Ngự, sáng lập ra dòng thiền nổi tiếng nhất của Việt Nam. Trong bài hát cuối cùng của CD- Phật Giáo Việt Nam Lên Đường, anh Phan Tấn Hải mời những người Phật tử Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước sống lại những năm tháng hào hùng nhất của Đại Việt, với tinh thần Trúc Lâm Yên Tử ngời sáng:

“…Ghi lời Phật trong tâm, con lên đường tới Trường Sơn tới Biển Đông, giữ quê hương một tấc đất không thể lui, con lên đường lấy tình thương bảo vệ dân, vững ngà năm hộ trì Phật Giáo Việt Nam…”

Hơn bao giờ hết, người Phật tử Việt Nam phải khơi lại hùng khí Yên Tử, thắp lại ngọn lửa Quảng Đức để đưa đất nước ra khỏi cơn pháp nạn hiện nay.

Nhạc của Trần Chí Phúc vẫn là chất liệu mộc mạc như tâm tình, kể chuyện, của những bài nhạc được nhiều người yêu thích của anh thời vượt biển: Xác Em Nay Ở Phương Nào, Sài GÒn Em Ở Đó… Có lẽ nhờ tính bình dị đó, mà nhạc Trần Chí Phúc đã “hát thơ” rất thành công cho lời thơ thiền Phan Tấn Hải. Phổ thơ mà giữ nguyên được toàn bộ lời thơ là điềukhông dễ, đặc biệt khi anh Phúc cho biết đã sáng tác những bài thiền ca này rất nhanh, thường chỉ sau vài giờ đồng hồ. Anh Phan Tấn Hải bảo rằng đó chắc cũng là nhân duyên từ nhiều kiếp với Phật Pháp.

Nhưng mà thôi. Cũng chẳng cần nghe thêm lời bình phẩm của một người. Hãy tự mình cầm CD Thiền Ca Phan Tấn Hải-Trần Chí Phúc đặt vào trong máy hát, tự pha cho mình một ấm trà, tự tìm cho mình một không gian yên tịnh, để tự mình khám phá vẻ đẹp của thiền vị…
SBTN
___________
Buổi ra mắt CD Thiền Ca Phan Tấn Hải-Trần Chí Phúc sẽ được tổ chức vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Bảy 14-11 tại Hội Trường VNCR, 14861 Moran St., Westminster. Vào cửa tự do.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.080 giây.