logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 26/11/2015 lúc 09:21:31(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Bạn từng nghe nói tiền bạc gây mâu thuẫn vợ chồng? Thế nhưng liệu một người tiêu hoang và một người tiết kiệm có thể thành cặp đôi và vẫn sống hạnh phúc trọn đời được không?


Ngay từ ngày đầu gặp gỡ, Taylor Murray và vợ ông đã nhận ra ngay rằng hai người có quan điểm hoàn toàn trái ngược về chuyện tiền bạc.
"Tôi là người thích tiêu thoải mái một chút, còn vợ tôi lại rất tiết kiệm," Murray, 33 tuổi, từ California, nói.


"Cô ấy nhớ cả số tiền hiện có trong tài khoản mà không cần nhìn sổ cheque, và không hề bị lung lạc trước những cám dỗ về mua sắm."
"Cô ấy đôi lúc cho rằng tôi là người thiếu trách nhiệm, trong khi tôi đôi lúc lại nghĩ rằng vợ mình nên tận hưởng cuộc sống một chút."
Điều này nghe như sẽ dẫn tới tai họa về hôn nhân; Những tranh cãi xung quanh chuyện tiền bạc thường là điềm báo trước của ly hôn, theo Đại học bang Kansas, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên điều này không xảy ra với Murray và vợ ông. Ông tin rằng vợ chồng mình đều hưởng lợi từ việc có góc nhìn khác nhau.
"Chúng tôi đã có những chuyến đi thú vị nhờ tính bốc đồng của tôi, và chúng tôi sẽ nhớ mãi những giây phút đó," Muray, lập trình viên cao cấp của công ty phần mềm CallTools.com, nói.
"Chúng tôi cũng có một căn nhà đẹp, lãi suất trả góp vừa phải, và có một số tiền dự phòng tương đương với sáu tháng thu nhập. Đó là nhờ sự quán xuyến, quản lý tốt của vợ tôi."
Dù vợ chồng Murray đã tìm được điểm chung, nhưng việc chung sống với một người có quan điểm trái ngược về tiền bạc có thể khiến bạn mệt mỏi.
Trong một cuộc khảo sát, số lượng những cặp có cách nhìn trái ngược nhau về tiền bạc tự nhận mình cảm thấy "hoàn toàn hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình" chỉ bằng phân nửa so với những cặp ăn ý về chuyện quản lý tài chính, theo nghiên cứu của Đại học Michigan ở Hoa Kỳ.
"Mâu thuẫn trong vấn đề tiền bạc có thể hủy hoại độ bền của quan hệ đôi lứa," April Masini, chuyên gia chuyên tư vấn về quan hệ hôn nhân AskApril.com, nói.
"Những mâu thuẫn này thường rất khó để xoá bỏ."
Tuy nhiên những người như vậy thường lại bị cuốn hút bởi nhau, theo các chuyên gia.
Mặc dù hầu hết những người độc thân nói họ thích cưới một người có cùng thói quen chi tiêu, những người thích tiêu xài và những người sống tiết kiệm thường bị thu hút bởi người kia trong hôn nhân, theo nghiên cứu từ Đại học Northwestern và Đại học Pennyslvania ở Hoa Kỳ.

Có thể là con người thường bị hấp dẫn bởi những người có cá tính khác mình, các nhà nhiên cứu nói.
"Đó thực ra là điều thường thấy," Giáo sư Ewan Gillon, một nhà tâm lý học tại First Psychology Scotland, nói,
"Chúng ta biết rằng một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất giữa các cặp là chuyện tiền bạc, và không phải là chuyện hiếm khi trong nhà có một người lo tiết kiệm, không thích mạo hiểm, trong khi người kia lại sẵn sàng tiêu trước rồi tính sau."
May mắn là đối với các cặp không có chung thói quen chi tiêu, có nhiều cách để họ vẫn có thể sống hạnh phúc và vẫn có nguồn tài chính ổn định.
Hãy cho nhau không gian riêng
Mỗi người đều cần sự tự do và khả năng kiểm soát tình hình tài chính của mình. Để làm điều đó, hãy có ba tài khoản, một của mình, một của người kia và một tài khoản dành cho việc chi tiêu chung.
Tất cả những khoản chi tiêu cũng như dự định tiết kiệm cho tương lai sẽ được trả bằng tiền từ tài khoản chung, trong khi mỗi người đều có tài khoản riêng để tiêu xài hoặc tiết kiệm theo cách mà mình muốn.
"Khi đó, nếu người thích tiêu xài muốn mua một chai rượu 600 đôla, trong khi người kia lại muốn tiết kiệm tiền để đi du lịch, điều đó không ảnh hưởng tới ai cả," Julia Chung, làm việc cho JYC Financial ở Langley, British Columbia, Canada, nói.
"Giải pháp này rất hiệu quả, giúp hai bên giảm bớt lo âu và mỗi người đều có khả năng kiểm soát tài chính của mình một cách độc lập."

 
"Hãy mở bản sao kê các khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng của bạn trong ba tháng gần nhất và dùng ba bút màu khác nhau để phân biệt những khoản chi tiêu cần thiết, những khoản bạn thật sự muốn, với các khoản phù phiếm khác," Jeff Motske, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Trilogy Financial ở California, nói.
Điều này sẽ giúp cả người thích chi tiêu lẫn người thích tiết kiệm biết tiền đang đi về đâu.
Hãy nghe ý kiến tư vấn của chuyên gia
Một nhà tư vấn tài chính có thể giúp các cặp xác định rõ mục tiêu mà mình muốn hướng tới và thiết lập một lộ trình cho nhiều năm tới.
"Tôi nghĩ một kế hoạch tài chính là vô cùng quan trọng," Chung nói.
"Nhất là với những người thích tiêu, vì nó sẽ giúp họ lựa chọn khi nào thì không nên xài tiền."
"Nó giúp họ đặt các mục tiêu rõ ràng và từ đó, giúp họ hiểu giá trị của đồng tiền và vì sao họ nên tiêu tiền theo những cách nhất định."

 
Đối với vợ chồng Murray, việc thiết lập một ngân sách dành riêng 'cho những thứ mang lại niềm vui' là một giải pháp hữu hiệu.
"Nếu chúng tôi gặp món gì ưng ý và thấy đủ tiền trong ngân sách này, chúng tôi sẽ mua ngay," Murray nói.
"Khi ngân sách này cạn, chúng tôi cũng ngưng mua sắm, bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn."
"Điều này cũng đã khiến tôi phải suy nghĩ về thói quen chi tiêu bừa bãi của mình."
Bàn bạc hàng tuần
Nếu bạn chỉ đề cập đến tiền bạc mỗi khi có vấn đề nảy sinh, căng thẳng sẽ nhanh chóng dâng cao.
"Càng đề cập đến tiền nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ càng thoải mái khi nói về nó bấy nhiêu. Bạn cũng sẽ giải quyết các mâu thuẫn sớm hơn," Monica Salazar, chuyên gia về quan hệ tiền bạc từ Ecuador, nói.
"Việc dành ra 30 phút mỗi tuần để thảo luận về tiền bạc là một cách tốt giúp hai người nhìn nhận được đúng đắn các mục tiêu chung cho cả đôi, đồng thời giúp cả hai hiểu hơn về cách đánh giá về tiền bạc của người kia," bà nói.

 Đặt hạn mức chung
"Hãy đặt một hạn mức mà cả hai đồng ý là sẽ chỉ tiêu nếu có sự đồng thuận của người kia," Masini nói.
"Nói một cách khác, dù là 300 đôla hay 3.000 đôla, hãy thoả thuận rằng cả hai sẽ không tiêu cho bất kỳ món gì vượt quá mức đó nếu chưa bàn bạc trước và được sự đồng ý của người kia."
Điều này đã tỏ ra hiệu quả với vợ chồng Murray.
"Chúng tôi đã đồng ý sẽ thảo luận về tất cả những khoản chi quá 200 đôla," ông nói.
"Mức này cho phép tôi được chi tiêu thoải mái trong phạm vi ngân sách 'đem lại niềm vui' của mình. Các khoản chi cho gia đình, như mua máy giặt tủ lạnh chẳng hạn, là những thứ mà chúng tôi sẽ thảo luận cùng nhau."
Nếu người kia thường xuyên chi tiêu vượt mức, bạn có thể sẽ phải áp dụng các biện pháp giám sát chi tiêu khác, ví dụ như chuyển sang dùng thẻ tín dụng trả trước với hạn mức nhất định, hoặc thảo luận về tiền thường xuyên hơn.
Hãy đặt mình vào vị trí người bạn đời
Vì sao một nửa của bạn lại nghĩ về tiền theo cách này hoặc cách khác? Liệu người đó có lớn lên trong sự thiếu thốn, và vì vậy cảm thấy việc tiết kiệm là vô cùng quan trọng?
"Hãy hiểu động cơ, nỗi sợ hãi và cảm xúc của người kia, điều đó sẽ giúp bạn có được cách sử dụng tiền bạc công bằng, trong phạm vi phù hợp được với cả hai," Nikki Martinez, nhà tâm lý học từ trang BetterHelp.com, nói.
Sẵn sàng thỏa hiệp
Việc chung sống với một người có suy nghĩ khác mình đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai phía.
"Nếu một trong hai người dứt khoát không buồn quan tâm chấp nhận nguyện vọng của người kia thì đó không phải là một dấu hiệu tốt," Gillon nói.
"Tuy nhiên, sự thỏa hiệp đến từ cả hai phía, thế nên đôi lúc bạn cần tự hỏi liệu có phải mình cũng đang cứng đầu không thua gì người kia hay không."
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.