logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 30/11/2015 lúc 07:50:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
I. Ông thợ sửa đồng hồ ở Bình Dương trúng số 7,5 tỷ đồng và chết trong nghèo khó.
Người ta thường nói trúng số chưa chắc đã là may mắn. Bởi vì sau khi nhận được tiền, nhiều người vung tay quá trán và đã biến hạnh phúc cũng như cuộc sống của mình thành con số không. Có tiền đã khó, xài  tiền thế nào khi mình đã trở thành “đại gia” lại càng khó hơn, phải có bản lãnh và sự thận trọng thì mới làm được.
Từ người thợ sửa đồng hồ trở thành tỷ phú trong chớp mắt
Ông tên là Nguyễn Lộc, sinh năm 1956, sống ở Khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, và là một người thợ sửa đồng hồ trên vỉa hè tại một con đường ở thị xã Thủ Dầu Một hồi đó.
Rời quê lên thành phố làm việc từ những năm 1980, ông Lộc hàng ngày cặm cụi sửa đồng hồ để kiếm chút tiền nuôi thân. Thời gian sau, ông yêu rồi về chung sống như vợ chồng với một người con gái có nhà gần đó. Tuy không có đám cưới rình rang nhưng họ cũng có hai mặt con. Ông cặm cụi với từng chi tiết nhỏ xíu trong những chiếc đồng hồ hỏng, tiền công ít oi nên chẳng ai có thể ngờ rằng một ngày nào đó ông Lộc sẽ trở thành một tỷ phú nổi tiếng Thủ Dầu Một.
Một buổi chiều của năm 2.000, ông thấy có một bà cụ già đi ngang qua chỗ mình làm, bàn tay bị kinh phong run run với xấp vé số ế. Bà cụ mời ông mua. Thấy vậy, ông thương tình bèn rút sạch những đồng tiền trong túi, mua được 6 tấm vé có hai con số cuối cùng là 56, trùng với năm sinh của ông. Thương tình thì mua vậy thôi chứ cũng chẳng hy vọng gì, ông tiếp tục cắm cúi vào chiếc đồng hồ đang sửa dở để khi xong, khách đến lấy thì trả cho họ.
Buổi chiều đã muộn, ông thu dọn, đẩy chiếc tủ kính về căn nhà vợ gần đấy để tắm rửa, nghỉ ngơi, ăn cơm chiều. Bỗng có tiếng ai gọi ở phía đằng sau. Ông quay lại nhìn. Đó là bà cụ bán vé số bị kinh phong lúc chiều. Giọng nói và hai bàn tay bà cụ vẫn run run: “Chú trúng độc đắc mấy tấm vé số hồi chiều rồi đó chú”. Ông Lộc kinh ngạc, bán tín bán nghi không tin đó là sự thật: “Thiệt không dì?”. “Thiệt chớ tui nói láo chú làm gì. Hồi chiều chú mua giùm tui 6 tờ, trúng cả 6 tờ, mỗi tờ 1 tỷ 250 triệu đồng là 7 tỷ rưỡi. Ở nhà con tui nó có ghi số đàng hoàng nên tui chạy tới báo cho chú biết”. Những người nghèo bán vé số ở VN thường khi nhận vé số của đại lý đem về bán thì cả đại lý lẫn người bán đều ghi các số của từng xấp mà họ nhận, để đến lúc thanh toán tiền cho dễ. Điều đặc biệt là nếu bán trong một xóm quen nào đó, họ có thể nhớ được đã bán cho ai những số nào. Nếu may mắn các số đó trúng, họ sẽ đến báo để sau khi lãnh tiền, người mua sẽ thưởng cho họ tới vài triệu đồng nếu trúng lờn chứ không phải ít.
Để ông Lộc có thể so các số trúng, bà cụ tặng cho ông tờ kết quả xổ số của tỉnh Bình Dương xổ lúc 16 giờ 30, do đại lý vé sô vừa mới photocopy ra phát cho những người đi bán vé số thuộc đại lý của mình. Khi đi bán, nhiều người so nhờ,  nhân đó họ mua một vài vé của tỉnh khác sẽ xổ vào chiều hôm ấy. Ở VN, ngày nào cũng có vài tỉnh xổ số – thường là 3 tỉnh – hầu hết đều xổ vào lúc 4 giờ 30 chiều, có truyền trực tiếp trên đài phát thanh cũng như đài truyền hình của tỉnh và thông báo kết quả trên đài truyền hình Sài Gòn.
Ông Lộc hồi hộp đến mức hai chân quýu cả lại, tim đập thình thịch. Đẩy vội chiếc tủ dụng cụ vào tới trong nhà, ông bỏ đấy, lấy các tấm vé số ra so. Sáu tờ cùng một xê-ri với những con số giống nhau, mỗi tờ trúng 1 tỷ 250 triệu đồng, như vậy tổng cộng là ông trúng 7,5 tỷ, một con số khủng khiếp bởi vì lúc ấy chưa có chuyện trừ thuế, và vàng giá khoảng 5,5 – 5,6 triệu đồng/lượng, nếu mua vàng thì được khoảng 1.300 cây. (Hiện nay, vé trúng độc đắc là 1,5 tỷ nhưng trừ thuế VAT 10% còn 1 tỷ 350 triệu đồng. Giả sử nếu trúng 6 tờ, sau khi trừ thuế còn được 8,1 tỷ , song giá vàng tới 35 triệu đồng/lượng nên quy ra vàng thì chỉ được khoảng 230 lượng, chưa bằng số lẻ của năm 2000).
Có trong tay số tiền quá lớn, ông Lộc thay đổi hẳn. Từ một người hiền lành, chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, ông trở thành một tay ăn chơi nổi tiếng thị xã Thủ Dầu Một (năm 2000 Thủ Dầu Một còn là thị xã, chưa lên “thành phố cấp 3” như bây giờ). Thấy người ta có xe hơi xịn, ông cũng mua xe hơi xịn và thuê tài xế lái. Rồi ông đi tập nhảy đầm, tập đánh tennis. Bạn bè nói khích là ông không biết uống bia ôm. Thì ông đi uống bia ôm! Ở những chỗ bia ôm luôn luôn có những con gà mái tơ non tinh mơn mởn hay gà mái ghẹ “hoa nở đúng thì”, kể cả những con gà mái dầu, con nào cũng mắt xanh móng đỏ, xưng hô anh anh em em ngọt xớt khiến ông mê mẩn và họ móc tiền của ông cũng rất tài tình.
Có lần, trong một đêm cùng các “chiến hữu” ăn chơi ở Sài Gòn, ông gặp một con gà cỡ ngoài 20 tuổi, hết sức xinh đẹp, chỉ hơi thấp một chút thôi chứ rất khéo ăn khéo nói. “Nhất lé nhì lùn tam hô tứ sún”, người “hơi thấp”, hơn nữa lại đẹp là khôn ghê lắm. “Nàng” nửa đùa nửa thật móc chiếc bóp dầy cộm ở túi quần sau của ông, có bao nhiêu lấy hết ông cũng cho luôn, vì tiền thanh toán với nhà hàng đã có các bạn cũng hào hoa như thế trả giùm, ông sẽ đưa lại cho họ sau. Các bạn của “con gà” kêu um cả lên vì thấy con gà vớ được nhiều quá mà mình chẳng được gì cả. Vậy là họ đua nhau, người thì tháo của ông chiếc đồng hồ loại xịn, người thì tháo chiếc cà rá tới vài chỉ có mặt hồng ngọc, người thì tháo sợi dây chuyền, người lấy chiếc điện thoại di động… Ông cũng cho luôn, chỉ đòi “con gà” trả lại chiếc sim điện thoại. Nói chung, ông coi tiền như rác…
Đối với người ngoài thì thế nhưng đối với người trong nhà ông lại hết sức “tiết kiệm”. Số là, ông có một người con gái bị tàn tật, nhưng chẳng bao giờ ông cho con lấy một đồng quà hoặc nghĩ đến chuyện mua cho con chiếc xe lăn mặc dầu tiền ông không thiếu. Người vợ ông cứ cằn nhằn rằng ông ăn chơi cho lắm vào rồi đến núi cũng phải lở. Bà cằn nhằn quá, ông muốn yên thân để được tự do chơi bời thả cửa nên mua cho bà một khu vườn ở Bình Nhâm người ta bán lại, trong đó có một căn nhà cũng không xa với căn nhà cũ mấy tí, rồi tùy, mấy mẹ con muốn ở thì ở, không ở thì thôi, ông không cần biết, riêng ông, ông sống ở những chỗ ăn chơi nhiều hơn ở nhà.
Mẹ vợ của ông là bà Lê Thị Ba, năm nay đã 80 tuổi, kể: “Hồi đó nó trúng số lớn lắm, nghe nói tính ra cả ngàn cây vàng, nhưng nó hổng mua vàng mà gởi hết tiền vô nhà ngân hàng theo lối không có kỳ hạn, lúc nào muốn lấy ra bao nhiêu thì lấy. Bởi vậy lúc đã hết là hết luôn, bạn bè không ai ngó tới nó nữa…”.
Kết cuộc của ngài tỷ phú đáng lẽ có tới 1.300 cây vàng
Với khối tài sản ấy, ông Lộc có thể tiêu pha cả đời một cách dư dả hoặc làm giàu nhanh chóng nếu biến nó thành vốn kinh doanh. Nhưng chỉ mấy năm ăn chơi, ông đã trắng tay và mang tiếng là kẻ đi lừa gạt.
Vấn đề là, sau những cuộc đi chơi, đốt tiền trong các quán bar, nhà hàng, cả ở Bình Dương lẫn ở Sài Gòn, ông đâm chán, bèn sang Campuchia đánh bạc. Mà, “cờ bạc là bác thằng bần”, có những người giàu hơn ông hàng bao nhiêu  lần nhưng đã sa vào cờ bạc là đều tán gia bại sản, thân bại danh liệt. Một lẽ dễ hiểu rằng các chủ sòng bài đều là những tay tổ, giàu có tầm cỡ thế giới, một tháng họ phải chi ra biết bao nhiêu tiền, cái gì họ cũng đã tính toán sẵn, không khi nào thua hạng “tép riu” như ông. Ăn được đồng tiền của họ không phải chuyện dễ!
Rồi đến lúc núi vàng cũng lở, ông bắt đầu nợ nần, túng thiếu liên miên. Những cuộc chơi bời, những trò ngông cuồng cộng thêm cờ bạc đã cuốn mất hút số tiền kếch xù của ông chỉ trong vòng 3 năm. Ông quay lại với cuộc sống nghèo nàn của người thợ sửa đồng hồ như trước nhưng không được nữa. Vợ ông đã đem các con xuống Bình Nhâm, sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt,  căn nhà cũ ở khu phố 1, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một – nơi ông ngồi sửa đồng hồ trên vỉa hè dưới gốc cây hồi nọ –  bây giờ chỉ còn má vợ ông và người em gái đã lớn tuổi chưa lập gia đình của vợ ông, hàng ngày đi làm công nhân ngành dệt trong khu công nghiệp Bình Dương ở. Ông không thể ở đấy được nên đành về dưới Bình Nhâm sống với vợ con. Nhưng những người bạn “chiến hữu” mà ông đã bao cho họ ăn chơi hồi nọ cứ tìm đến ông để đòi thanh toán những khoản nợ nho nhỏ ngày nào, trong khi đó túi ông rỗng tuếch, đến tiền mua một xị rượu đế còn không có huống chi là tiền trả nợ.
Trong một lần cãi cọ với một người bạn, ông nổi cơn điên bèn lấy dao đâm người này bị thương nặng. Sợ bị pháp luật trừng trị, ông bỏ trốn, sống chui sống nhủi khắp nơi không dám về nhà. Bẵng đi một thời gian, người thân được báo tin ông bị tử vong trong một tai nạn giao thông ở tỉnh Bình Phước.
Vị “đại gia” thành kẻ chăn trâu mướn
“Bắc thang lên hỏi ông trời, đem tiền cho gái có đòi được không”. “Gia đình là quan trọng nhất, để mất rồi có  hối  cũng như không”. Đồng tiền không phải do lao động mà có thì khó bền được.
Năm 2004, tỉnh Bình Dương tiến hành xây dựng khu công nghiệp Mỹ Phước 3, hơn 8 hecta đất trồng cây cao su của gia đình ông Phan Đức Khoa đều nằm trong khu vực được đền bù giải tỏa. Chỉ trong nháy mắt ông Khoa có gần chục tỷ đồng, số tiền lớn đến nỗi có ngủ ông cũng không dám mơ tới.
Ngày nhận tiền, cả nhà ông ôm nhau khóc vì sung sướng. (Chỗ “khóc vì sung sướng” này Đ Dự tôi xin mở ngoặc kể thêm là hồi ông Lê Hoàng giám đốc Nhà xuất bản Trẻ về hưu, bà phó giám đốc Quách Thu Nguyệt lên thay, NXB thương lượng, mua của nhà văn Sơn Nam toàn bộ các tác phẩm với giá 1 tỷ đồng – lúc ấy tương đương với cỡ 200 cây vàng. Tôi hỏi ông Sơn Nam: “Đang nghèo rớt mồng tơi, bán được số tiền lớn như thế bác có mừng không?”. Ông nói: “Mầng thấy bà nội chớ sao hổng mầng. Từ bữa nghe bà Thu Nguyệt nói, bàn đêm tui ngủ không được vì sợ bả đổi ý. Sau tui nghĩ, thôi kệ, bao giờ nhận được tiền hãy hay”. Rồi ông kể tiếp: “Mèng ơi, lúc bả kêu lên ký hợp đồng và nhận tiền, tui như người sống trong mơ đến mức bả phải cho người chở tui dìa nhà ”. Ngay lập tức, ông xây lại cho vợ con căn nhà xập xệ ở phía đằng sau trường Võ Thị Sáu (tức trường Nữ trung học Lê Văn Duyệt cũ ở gần Lăng Ông), số còn lại thì đưa cho bà quản thủ. Mấy năm sau, ông qua đời do bệnh bại não mặc dầu nhờ số tiền đó nên bà đã chạy chữa cho ông đến mức tối đa. Thế đấy, quý bạn thấy, đang nghèo mà tự nhiên có số tiền quá lớn “từ trên trời rơi xuống” thì ai cũng mừng. Vợ chông ông Khoa bàn tính với nhau sẽ xây cho các con mỗi người một căn nhà khang trang và cho mỗi người một số tiền để làm ăn, số còn lại sẽ gởi ngân hàng đặng an dưỡng lúc tuổi già.
UserPostedImage
Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau ông Khoa chợt nhớ tới cô công nhân xinh đẹp mà ông vẫn thầm thương mặc dầu ông đã có gia đình còn người kia thì vợ chồng bỏ nhau và cô đã có một đứa con riêng. Đó là cô gái tên Liên, quê ở miền Tây, ông Khoa quen biết cô khi cả hai còn làm công nhân trong Khu Công nghiệp Sóng Thần.
Ông Khoa chua chát: “Chẳng biết cổ có thương tui thiệt không hay chỉ thương túi tiền của tui. Gái miền Tây lên làm ăn trên thành phố không phải ai cũng là người tốt”. Ông biết như vậy song được sống với người đẹp là sướng lắm rồi nên ông quên cả vợ con, quên những dự định ban đầu, có bao nhiêu tiền cũng cung phụng hết cho người đẹp. Vợ con tìm đến nhà trọ của “người đẹp” đánh ghen, ông hùng hồn tuyên bố: “Đất của cha mẹ tui để lại cho tui, tui thích xài gì, làm gì không ai được quyền xét nét”. Bà vợ đuối lý đành cùng con lủi thủi ra về sau khi ông Khoa hứa là sẽ phân chia tài sản.
Ngay ngày hôm sau, ông trở về chia cho vợ và 2 người con mõi người một miếng đất nền cộng với tiền bạc đủ để xây nhà và ít vốn làm ăn. Xong xuôi, ông dọn tới ở hẳn với cô bồ 26 tuổi: “Khi Liên sanh cho tôi được đứa con trai, tôi nghĩ cổ đã thiệt lòng với mình nên giao hết tiền bạc cho cổ quản lý. Vậy mà cuối cùng, cổ lừa tui, lấy hết sạch…” – ông Khoa kể.
Ông nhớ lại, thời gian đó ông có việc cần, khi hỏi tới tiền thì Liên nói hết rồi, làm ăn thua lỗ trả nợ hết rồi. Ông hỏi có thấy làm ăn gì đâu mà hết thì “vợ nhỏ” không thèm trả lời. Mấy ngày sau, Liên âm thầm bồng con về quê. Ông Khoa rơi vào hoàn cảnh bị người mua nhà đến trục xuất vì nhà đứng tên Liên thì Liên cũng đã  bí mật bán rồi. Không có chỗ ở, ông về Thốt Nốt tìm Liên, định sống với cô nhưng Liên gằn hắt, coi ông như người dưng, khinh bỉ ra mặt. Năm sau, Liên gửi con lại cho cha mẹ nuôi giùm, đi du lịch sang Đài Loan rồi ở lại lấy chồng Đài Loan luôn, cắt đứt mọi liên lạc. Ông Khoa trở thành cù bơ cù bất không nơi nương tựa, thất thểu trở lại Bình Dương, lang thang khắp nơi làm đủ mọi việc để kiếm sống.
Cuối năm 2012, nhờ một người bạn cũ giới thiệu, ông được một chủ trang trại ở Đồng Xoài-Phú Giáo thuê đi chăn trâu. Tiền công và tiền làm thêm từ việc nhặt phân trâu bán cũng được mỗi tháng khoảng hơn 5 triệu đồng.
Đã có đồng ra đồng vào và dành dụm được chút đỉnh để mua quà cáp, “đại gia” mới dám trở về Bình Nhâm thăm gia đình. Vợ ông, sau những sự việc xảy ra, tuy không xua đuổi ông nhưng không nói với ông một tiếng nào cả. Còn hai người con, người con gái bị tàn tật thì ở với mẹ, người con trai lớn đã có gia đình ở riêng, nhà cũng gần đấy nhưng mắc cở là có cha đi chăn trâu mướn ở trên Đồng Phú (tức Đồng Xoài-Phú Giáo hợp lại) nên không dám mời ông qua nhà chơi. Chỉ có người con gái tàn tật là thương ông, đưa cho ông một số tiền nhưng ông không nhận, rồi ít lâu sau ông lại đi, có lẽ lên Đồng Phú chăn trâu tiếp.
III. “Vào tù tóc hãy còn xanh, bây giờ đầu đã bạc trắng”
        Thưa quý bạn, nhiều vị trong quý bạn chắc hãy còn nhớ, vào khoảng nửa cuối của những năm 1980, một người đàn ông ngoài 30 tuổi có cái tên “con số” là Nguyễn Văn Mười Hai, giáo viên cấp 2 ở bên Khánh Hội, Sài Gòn, đang dạy học tự nhiên bỏ nghề, nhảy ra mở xưởng chế tạo loại nước hoa mà anh ta đặt tên là nước hoa Thanh Hương. Nói là “xưởng” chứ sự thực anh ta chỉ thuê mướn một hai cô gái pha chế trong căn nhà cấp 4 sập xệ của gia đình mình. Nước hoa bỏ mối bán gần như chẳng mấy ai mua. Thầy giáo vốn nghèo, anh ta  nghĩ ra một chiêu thức là tự phong cho mình chức Tổng giám đốc Công ty Nước hoa Thanh Hương, quảng cáo rầm rộ rồi huy động vốn của dân với lãi suất cực cao, khởi đầu là 13%/tháng, sau dần lên tới 14 – 15%, thậm chí tới 16%/tháng. Theo nguyên tắc kinh doanh, không ai dám vay vốn của ngân hàng hay của tư nhân với lãi suất khỏang 10%/tháng. Bởi vì 10%/tháng tức 120%/năm, không một ngành nghề nào hoặc một công việc kinh doanh nào có thể sinh lời hơn vốn trong vòng một năm. Đằng này Nguyễn Văn Mười Hai huy động vốn của dân chúng với lãi suất 15 – 16%/tháng, tức từ 180 – 192%/năm, tiền lời phải trả gấp gần 2 lần vốn đã vay trong vòng một năm. Ví dụ cụ thể là giả thử đầu năm Công ty nước hoa Thanh Hương huy động được 1 tỷ đồng thì cuối năm phải trả cả vốn lẫn lãi gần 3 tỷ đồng, một con số mà các nhà kinh doanh chuyên nghiệp không ai dám làm như vậy.
  Sự thực, “thầy giáo” Nguyễn Văn Mười Hai không phải là dại. Anh ta nghĩ rằng với số vốn huy động được, anh ta mua nhà, mua đất, lúc nhà và đất lên giá tha hồ thu lời. Nhưng khốn nỗi, một điều “thầy giáo” không ngờ được là lúc ấy dân chúng “từ cái cây cho tới cái cột đèn”, hễ có tiền là ai cũng lo vượt biên, chẳng ai muốn mua nhà mua đất làm gì. Do đó kế hoạch của Tổng giám đốc Nước hoa Thanh Hương bị phá sản trong khi tiền lãi hàng tháng vẫn phải trả đều đếu. Dân chúng lúc ấy đang đói khổ, phải ăn bo bo, khoai lang khoai mì, ham lãi suất lớn nên ai có đồng nào là đem đến cho Nước hoa Thanh Hương vay. Mà, dân chúng càng cho vay bao nhiêu thì Thanh Hương càng “chết” bấy nhiêu. Dần dần, tiền nợ lớn quá, Ng.V. Mười Hai không có khả năng chi trả nhưng vẫn phải tiếp tục “huy động vốn” với lãi suất khủng để lấy của “người mới” trả cho “người cũ”. Người ta ví Nước hoa Thanh Hương lúc ấy giống như con thằn lằn, đói quá phải ăn chính cái đuôi của nó để thoi thóp sống được ngày nào hay ngày nấy nhưng ngoài mặt vẫn làm ra vẻ ta đây “khoẻ” lắm, nước hoa Thanh Hương của ta vẫn bán mạnh lắm, ta sẽ thanh toán cho tất cả những ai mà ta vay nợ. Dân chúng không tin, ngày nào cũng tập trung đông như chợ trước cửa văn phòng Nước hoa Thanh Hương đòi phải trả nợ. Làm gì có tiền mà trả? Đến lúc ấy nhà nước CSVN mới sờ tới gáy ông Tổng giám đốc. Kết quả là vợ chồng Nguyễn Văn Mươi Hai bị bắt, chồng bị kết án 20 năm tù, vợ bị 5 năm tù, toàn bộ gia sản kể cả nhà đất mới mua đều bị tịch thâu, đem phát mãi lấy tiền trả lại cho dân, nhưng mỗi người chỉ được khoảng 17% tính theo số vốn đã cho vay, vô cùng thiệt hại.
UserPostedImage
Ở tù 3 năm thì vợ Nguyễn Văn Mười Hai được thả còn anh ta thì 17 năm. Đầu năm 2015 vừa rồi “đại gia” nươc hoa Thanh Hương đã ra tù và phóng viên báo điện tử Diễn đàn Đầu tư đã đến phỏng vấn. Sau đây là cuộc chuyện trò giữa phóng viên báo Diễn Đàn Đầu tư và ông “thầy giáo” mà dân chúng Sài Gòn hồi đó rất căm hận, coi như một kẻ lừa đảo làm chết chùm hàng bao nhiêu người.  
o0o
Lời phóng viên báo DĐĐT: Lâm vòng lao lý suốt 17 năm trời, khi ra tù, máu kinh doanh vẫn còn trong huyết quản “đại gia” Nguyễn Văn Mười Hai. Ông lại tái khởi nghiệp một lần nữa ở tuổi 50, khi thế giới đã hoàn toàn thay đổi.
“Ngày vào tù tóc còn xanh, bây giờ đầu đã bạc trắng”
– Phóng viên: Quyết định tái khởi nghiệp ở tuổi 50 đối với ông có quá mạo hiểm, khi ông lại chọn nước hoa, mỹ phẩm, các lãnh vực phải cạnh tranh quyết liệt với các nhãn hiệu nước ngoài?
– Nguyễn Văn Mười Hai: Sản phẩm làm đẹp là sở trường của tôi. Nhưng thực ra tôi không có tiền, vốn liếng là của những người chủ trẻ, tôi chỉ đứng sau lưng họ trong vai trò nhà tư vấn, giúp về công thức, sản xuất… Tôi thấy nhu cầu làm đẹp của xã hội bây giờ khác lắm, phải đi vào xu thế thiên nhiên như bùn khoáng, dầu thực vật, dầu ô liu, nha đam…
Slogan (khẩu hiệu) của tôi là “Hãy mang spa cao cấp về nhà của bạn”. Muốn tắm bùn, thay vì phải đi ra Mũi Né, Nha Trang mất thời gian, tốn tiền, còn tắm ở spa thì mắc tiền lắm. Tôi nảy ra ý tưởng “bê” nguyên mỏ bùn này về nơi không có bùn. Hợp tác với mỏ bùn ngoài Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, tôi lấy bùn non ở độ sâu mấy trăm mét, có khoáng chất rất tốt.
Nhưng nếu tắm bùn hàng ngày thì da sẽ bị bào mòn, hoại tử, vì độ pH là 8,4, trong khi da mặt của mình là 5,5, nên một tuần chỉ tắm một lần thôi, đặc biệt là không nên đưa lên mặt, lên tóc, bởi vì như thế thì tóc sẽ rụng.
Tôi phải hạ độ pH xuống trung tính, bảo đảm độ an toàn, có bọt, có hương thơm, có thể tắm một ngày vài lần. Sản phẩm từ bùn khoáng thiên nhiên khoảng 30 loại hàng, bên cạnh đó còn hơn 120 mã hàng khác đều lấy tên TKC, tức Thành Kim Công ty .
– Sản phẩm của ông nhắm đến các khách hàng nào trong thị trường? Khó khăn nhất đối với ông là gì?
– Vừa lớp trẻ, lớp trung niên lẫn người lớn tuổi. Sản phẩm sữa rửa mặt bùn khoáng Thành Kim phải cạnh tranh trực tiếp với nhãn hàng Nivea của Thái Lan. Họ bỏ tiền ra quảng cáo dữ lắm.
Mình không có chi phí quảng cáo nhiều, nhưng có cả một “đại dương xanh”, cái gì không ai làm hoặc ít người làm thì mình làm. Ngoài kỹ thuật của riêng mình, tôi phải xin mua lại công thức của Pháp, châu Âu…. Tôi cũng học hỏi thêm các nhà khoa học ở các trường Đại học Y, Dược để tạo ra các dòng sản phẩm mới.
Nhưng tới đây, khi TPP được ký kết, thuế suất bằng không, chắc cũng khó khăn dữ lắm. Chúng ta đang kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, đưa hàng về nông thôn… đó cũng là chiến lược mà chúng tôi hướng tới.
Hàng hóa sử dụng cho nông thôn chiếm 70%, chúng ta cũng phải có sản phẩm dành cho giới bình dân như phụ nữ nông thôn và các khu công nghiệp chẳng hạn. Tôi chủ trương đưa hàng về tận tay người tiêu dùng để giảm thiểu tối đa giá thành sản phẩm, có lợi cho khách hàng.
– Làm thế nào ông có thể hội nhập với môi trường kinh doanh khi mọi thứ đều quá khác so với cách đây 20 năm, chưa kể còn cái nhìn phán xét của một số người?
UserPostedImage
– Ngày vào tù tóc hãy còn xanh, bây giờ đầu đã bạc trắng, quan sát xã hội mọi thứ đều biến đổi, gần như cuộc thay da đổi thịt. Vào quán karaoke thấy chữ chạy chạy, điện thoại di động quẹt quẹt, cả vi tính nữa…, trời ơi lạ quá!
Tôi rất mặc cảm, cộng với hai bàn tay trắng, không biết làm sao để sống. Cũng nhờ gia đình và bạn bè khuyến khích, an ủi, đặc biệt là Luật sư Nguyễn Đăng Trừng và các anh bên báo chí đến viết bài, nên cái nhìn của xã hội đối với tôi đã cởi mở hơn, tôi cũng tự tin hơn.
Thế rồi tôi quyết định theo học lớp CEO (lớp dạy làm Giám đốc Điều hành) của trường PACE (trường day làm Doanh nhân), rất may là không tốn tiền vì được nhà trường tài trợ. Học xong tôi thấy mình hội nhập dễ dàng hơn, nhờ những kiến thức quản trị hoàn toàn mới. Tôi quyết định khởi nghiệp lại…
“Tôi đã tự tử nhiều lần”
– Nghe nói trong tù, ông đã từng muốn tìm đến cái chết?
– Hồi mới vô trại tôi tuyệt vọng lắm. Ý chí của một thanh niên khó có thể vượt qua cú sốc ấy. Lúc tòa chưa xử, tôi cảm nhận mình sẽ bị ở tù, tự nhiên nản. Sau khi xử rồi thì nản thiệt luôn. Mình không còn động cơ gì để sống nữa.
Tôi đã tự tử nhiều lần, nhưng không được. Khi nhìn thấy hình và nét chữ của con gái: “Bố ráng cải tạo tốt để mau về với tụi con. Con rất cần bố”, đêm nằm vắt tay lên trán, tôi ngộ ra cuộc đời vẫn còn người cần đến mình.
Lúc ấy con gái tôi mới 6 tuổi, còn con trai 7 tuổi. Do bà xã cũng bị đi tù nên các con tôi phải trôi giạt khắp các nơi, sống nhờ sự cưu mang của bà con, bè bạn. Hồi ấy ai cũng nghèo nên chẳng ở đâu được lâu, phải chuyển hết trường này đến trường khác.
Sau đó bà xã tôi được ra tù, phải làm lụng vất vả để nuôi con, nuôi chồng trong tù. Lúc đó áp lực xã hội còn nặng nề lắm. Các cháu không liên quan gì hết nhưng cũng bị tổn thương rất nhiều, đó là nỗi đau lớn nhất của tôi.
Tôi nghĩ mình phải sống. Ban đầu phải đi đập đá cực lắm. Nhìn thấy vợ ở dưới chân núi mà rơi lệ, chỉ nói được một câu bâng quơ: “Cố gắng nhé…”. Vì trong tù người ta cấm giao tiếp. Sau đó mới được chuyển qua làm thủ thư, thi đua, giúp cho cán bộ tổ chức các phong trào thể thao, văn hóa…, rồi được giao chức chủ tịch hội đồng tự quản phạm nhân…
Tôi được ân xá sau 17 năm tù nhờ cải tạo tiến bộ. Những người cùng vào tù thời đó với tôi là Liên Khui Thìn, Đàm Mạnh Thắng…, sau này họ đều được trở về xã hội và tiếp tục kinh doanh.
 – Một thời từng là “đại gia số một”, đi đâu cũng có đoàn vệ sĩ hộ tống hú còi… ông có đưa được tiền “ra ngoài” không?
– Ban đầu người ta cũng nghi ngờ như thế, nhưng sau khi xác minh thì thấy tôi không tích lũy được gì nhưng đất đai, nhà cửa thì nhiều và một ít vàng. Vàng tức là tiền. Sau đó cũng bị tịch thu để phát mãi hết…
Hồi đó tôi làm việc như trâu, ngày đến 18 tiếng đồng hồ, ăn ngày có một cữ thôi. Gia đình tôi mười mấy người con, mới 7 tuổi đã phải đi làm lụng. Rồi sau đó buôn bán quần jeans ở chợ Tân Định… Tuổi thơ của tôi không bao giờ được mặc đồ mới, 10 năm đi làm thuê sau đó mới lên làm chủ. Thời ăn bo bo quá khổ, nên tôi quyết chí làm giàu, cố gắng học hành, rèn luyện… Không có khát vọng thì sống không nổi đâu. Tôi nghĩ “tập ba” này là hay hơn cả.
– Ông muốn truyền điều gì cho hai đứa con mình?
– Chắc truyền không nổi đâu. Khi tôi ra tù các cháu đã lớn hết rồi. Các cháu giờ đã có công ty riêng, có bản lãnh riêng của nó. Cuộc sống quá khó khăn đã khiến cho các con trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi đã nghiệm ra điều đó.
Con gái tôi sắp trở thành luật sư, còn con trai tôi muốn có cuộc sống bình thường như mọi người…Tôi cũng đã có cháu ngoại. May mắn nhất của tôi là có được người vợ hiền lành, chung thủy, chịu khó, biết chăm lo cho chồng con. Nhờ hậu phương tốt nên mình mới có thời gian tập trung cho công việc.
– Có điều gì ông muốn chia sẻ với các doanh nhân hiện nay không?
– Khi hàng rào thuế quan bị xóa bỏ do gia nhập TPP, các doanh nghiệp Việt sẽ khó khăn dữ lắm. Đây là rào cản lớn nhất, nếu sản xuất kinh doanh bài bản thì sẽ… chết từ từ, nhưng nếu không bài bản thì sẽ chết ngay lập tức.
Nên áp dụng chiến lược “đại dương xanh”, hãy làm cái gì chưa ai làm, ít người làm. Doanh nhân phải sở hữu được hai báu vật của tạo hóa, như lời đức Phật dạy, đó là sức khỏe và trí tuệ. Muốn có trí tuệ phải học suốt đời, còn sức khỏe thì phải rèn luyện hàng ngày. Cuộc đời tôi trải qua ba tập, từ nghèo khó đến thành đạt, rồi vô tù, và mới đây bắt đầu khởi nghiệp. Tôi nghĩ tập ba này là hay hơn cả. Nhiều người nói tại sao đến tuổi này không dừng lại, vẫn tiếp tục chấp nhận thách thức dù đời doanh nhân đầy bất trắc. Tôi nghĩ máu doanh nhân luôn đầy ắp trong tôi. Các cụ thường nói, người nào làm nhiều thì khuyết điểm nhiều, người nào làm ít thì khuyết điểm ít, nhưng không làm thì thà… chết cho rồi. Chính khát vọng đã cho tôi sức khỏe để phụng sự cho cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho mọi người cũng là một cách để phụng sự.
ĐOÀN DỰ ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.283 giây.