logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 13/12/2015 lúc 10:24:40(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Công Dung Ngôn Hạnh (minh họa)

Từ bao đời nay, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam luôn gắn liền với những giá trị đạo đức chuẩn mực. Trong đó, “Công – Dung – Ngôn – Hạnh”, tứ đức của Khổng giáo là khuôn vàng thước ngọc, là cái chuẩn để người phụ nữ suốt đời rèn luyện phấn đấu, giữ gìn trong nhiều thế kỷ qua.



Trong xã hội ngày nay, quan niệm về “Công – Dung – Ngôn - Hạnh” có còn ảnh hưởng đến phụ nữ Việt ? và nguyên nhân vì sao?

Chữ “Ngôn”
Đề tài trên trang phụ nữ kỳ này sẽ thảo luận về đức “Ngôn” – đức quý thứ 3 trong “tứ đức” và ảnh hưởng của nó đến đời sống hiện tại của phụ nữ Việt, mời quý thính giả cùng theo dõi.
UserPostedImage
Người phụ nữ giận dữ (minh họa)

Tư tưởng Khổng giáo, Nho giáo được du nhập vào Việt Nam từ những năm 111 trước công nguyên, khi nhà Tây hán biến bắc bộ Việt Nam thành quận Giao Chỉ. Nho giáo đã được chính quyền phương bắc sử dụng như một công cụ đắc lực nhằm bảo vệ tôn ti, trật tự phong kiến và quyền lợi của giai cấp thống trị trong quá trình xâm lược. Năm 938, Việt Nam tái độc lập, các tập đoàn phong kiến Lý, Trần, Lê thay nhau xây dựng tư tưởng văn hóa Đại Việt và chủ động du nhập Nho giáo do nhu cầu có một hệ tư tưởng thống nhất, hiệu quả để điều hành đất nước. Từ đó tới nay, các giá trị của tôn giáo này có lúc thịnh, lúc suy trong hệ thống tư tưởng Việt. Nhiều quan điểm về chính trị, học thuật đã hoàn toàn thay đổi. Tuy nhiên, các giá trị yêu cầu đối với phụ nữ, nhằm đặt họ dưới sự thống trị của nam giới với quan điểm phụ nữ là giống thấp hèn, khó đào tạo, như “Tam tòng”, “Tứ đức” gần như không những không mất đi, mà còn phát triển theo chiều hướng gia tăng áp lực nhiều hơn đối với phụ nữ.

Trong chuyên đề kỳ này, chúng ta bàn luận về chữ “Ngôn” và các ảnh hưởng của nó tới đời sống tinh thần của phụ nữ Việt.

“Ngôn” trong “tứ đức” yêu cầu lời nói của người phụ nữ phải như hoa như gấm, nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải thưa, dạ,… Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ phù hợp, nói năng nhẹ nhàng, cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc.

Và để mỗi người phụ nữ có thể đạt được chuẩn mực này, ca dao – tục ngữ Việt Nam đã bổ sung rất nhiều “hướng dẫn” liên quan đến giáo dục ngôn từ như “Học ăn – Học nói – Học gói – Học mở”, “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Đất tốt trồng cây rườm rà, những người thanh lịch nói ra dịu dàng. Đất xấu trồng cây khẳng khiu, những người thô tục nói điều phàm phu”, “Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo”, “một thương tóc bỏ đuôi gà, hai thương ăn nói mặn mà có duyên”, v.v…

Những lời dạy vô danh này, từ lâu đã trở thành “văn hóa”, “truyền thống” dân tộc và mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, luôn được dạy dỗ để tuân phục và cố công rèn luyện, nhằm đạt tới các chuẩn mực “như gấm – như hoa” dành cho họ.

Lê, một nhân viên kế toán, từ Hà Tĩnh ra học đại học và ở lại Hà Nội 15 năm cho biết quan điểm của cô về một phụ nữ sử dụng tiếng lóng, chửi thề như sau:

“Nó là văn hóa ứng xử. Nó là “ngôn” mà, nó là nói. Nói thì dùng từ nó phải … mình nói đúng văn phong, nói đúng giao tiếp truyền thống của mình. Ngôn là phải nói lời hay ý đẹp. Những từ vân vân nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục của mình. Có thể bản chất của mình nó không như thế nhưng cái văn phong nó thể hiện, ví dụ như con gái Việt Nam thì không thể … Nếu mà cô cứ suốt ngày văng tục, chửi bậy thì không thể nào vỗ ngực tự xưng là có văn hóa …ít nhất là không có văn hóa ứng xử. Cái gì nó cũng phải bắt đầu từ chữ “Ngôn” và nó cũng liên quan đến giao tiếp và ứng xử nữa, cái văn hóa, giao tiếp, ứng xử. Có thể có người thích, có người không thích thì cái giao tiếp của người ta sẽ hạn chế đi.”


Quan điểm của cô có vẻ rất vững chắc. Nó dẫn dắt cô tới niềm tin rằng mình là người sáng suốt, chuẩn mực, có văn hóa, v.v.. có nghĩa là ở tầng bậc cao hơn những người chửi thề, sử dụng tiếng lóng, v.v. khác. Niềm tin đó bám rễ trong cô lớn tới mức, mặc dù bản thân cô đã thiếu mất khả năng tư duy cơ bản nhất là đặt câu hỏi và truy xuất nguồn gốc mỗi quan điểm mà mình đặt niềm tin vào. Khi được hỏi về nguồn gốc các giá trị “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” mà cô tin tưởng, cô cho rằng:

“Thì từ xưa, từ ông bà mình để lại chứ sao. Nó do giáo dục từng gia đình. Mình không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ. Trong giáo dục như thế nào thì mình sẽ theo như thế”


Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng nhưng mỗi người, khi sử dụng lại có những thể hiện riêng, có thói quen ngôn ngữ riêng. Ngay cả mỗi cá nhân, cùng một nội dung thông báo nhưng nếu hoàn cảnh, đối tượng, mục đích giao tiếp... thay đổi thì việc vận dụng ngôn ngữ cũng có sự thể hiện khác biệt. Tất cả những điều này tạo nên sự sinh động, đa dạng, phong phú và biến đổi không ngừng của ngôn ngữ giao tế, tạo nên dấu ấn phong cách của mỗi người. Có thể nói qua lời ăn tiếng nói, người ta phần nào thể hiện tâm hồn, tính cách và tình cảm và đặc biệt là cảm xúc của mình...

Ai cũng có lúc "nhả ngọc phun châu" và cũng có khi không thể kiềm lòng mà tuôn ra những lời khó nghe, khiếm nhã. Trong quá trình ngôn giao, ngoài sự chi phối do các nhân tố khách quan còn có sự chi phối từ chính bản thân người nói như: thói quen, nghề nghiệp, tính cách, tình cảm, giới tính, địa bàn cư trú,... Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp.

Cân bằng cảm xúc

Có một câu thành ngữ của Ấn độ nói rằng “Con người giống như một căn nhà với bốn phòng riêng biệt là Thể xác, Tinh thần, Cảm xúc và Trí tuệ. Mỗi ngày, nếu bạn không chăm sóc cho cả bốn căn phòng đó, bạn chưa hoàn toàn là một con người”. Để có thể đạt đến nấc thang cao nhất trong thang nhu cầu, sự tôn trọng bản thân (self-esteem), con người cần chăm sóc một cách cân bằng cho cả bốn “căn phòng” trên, mỗi ngày.

Để cân bằng căn phòng “cảm xúc”, chuyên gia tâm lý học khuyên dùng rất nhiều phương pháp, trong đó có việc để cho cảm xúc được tự do bộc lộ và biết buông thả những gì khiến mình căng thẳng. “Chửi thề” trước những sự vật, hiện tượng gây nên cảm xúc bực bội, chính là một trong những cách thức đơn giản nhất để cho cảm xúc bực bội được xả ra (let it go).

Việc ép buộc người phụ nữ luôn “nhả ngọc phun châu” không những không thể hiện tính thiện của họ, không làm cho tâm hồn họ trở nên trong sáng, tươi đẹp hơn mà còn tích tụ những cảm xúc tiêu cực trong con người, khiến họ căng thẳng, mệt mỏi, ghi nhớ những hành động gây nên cảm xúc tiêu cực cho họ. Những cảm xúc này, có thể dẫn đến sự trầm cảm ở những phụ nữ có tâm tính và khả năng chịu đựng tốt hoặc khiến họ tìm cách chuyển tải những cảm xúc xấu sang các đối tượng khác, bằng cách thức khác thay vì lời nói.

Chúng ta có thể dễ dàng kiểm chứng những kết luận từ góc nhìn tâm lý học này, bằng cách nhìn vào thực tế xã hội Việt Nam, trong văn hóa ứng xử, tình thương giữa người với người, sự vô cảm, thờ ơ với tất cả mọi khổ đau, bất hạnh của người khác…. Đặc biệt giữa những người phụ nữ.

Những vấn đề xã hội đó, cũng như quan điểm về chữ “Ngôn” trong “tứ đức” đối với phụ nữ, cũng có sự khác biệt rất lớn giữa miền bắc và miền nam Việt Nam. Sài Gòn, với ¼ thế kỷ gắn bó với văn minh tự do kiểu Mỹ vẫn được những người Việt năng động tìm đến định cư, lập nghiệp. Mặc dù nền văn minh Mỹ không còn được tự do phát triển ở đây, những ảnh hưởng của nó vẫn mang đến rất nhiều điều tích cực trong cuộc sống, các mối quan hệ cũng như sự phát triển kinh tế của thành phố. Hơn nữa, khi có nhiều người nhập cư đến từ nhiều vùng miền khác nhau, quá trình giao lưu văn hóa đa dạng hơn, họ càng ít quan tâm đến đời sống riêng tư và có những yêu cầu khắt khe cho người khác, khiến xã hội trở nên cởi mở hơn.

Cũng về vấn đề chửi thề để giải tỏa cảm xúc, Thoa, một giáo viên cấp 2, là bạn học của Lê, cũng từ Hà Tĩnh vào Sài Gòn trọ học và ở lại làm việc trong 15 năm qua, có nhận định hoàn toàn trái ngược, cho dù cô là một giáo viên, nghề nghiệp bắt buộc gắn với các chuẩn mực đạo đức ở Việt Nam. Cô cho biết:

“Nói chung là ở đây thì thông thoáng hơn nhiều. Một vài ba người thì thoải mái, ok lắm. Tuy nhiên giữa đám đông thì cũng phải giữ mồm giữ miệng một tý vì cái ngành của mình thì không phải giống như là ở những ngày nghề khác. Nếu như mà ở những ngành nghề khác thì ôi giời ôi, tao cũng như mày thôi, không có gì hết. Ôi giời, các cô ở trong trường mình á, cũng nói bậy, nhiều khi chửi thề, ú cha, kinh khủng lắm. Nhưng nói chung là người ta nói một cách hài hước nên là chỉ ngồi cười thôi. Tức là cũng có xả street trong đó, cũng có nói cho cả đám đông và thỏa mãn cảm xúc của mình nhưng mọi người cũng buồn cười. Như mình nhiều lúc bực mình cũng “bà mẹ mày”. Trong phòng giáo viên của mình, mỗi lần giờ ra chơi cũng rôm rả, nhiều khi những từ ngữ gọi là “đan mạch” nó cũng đan xen lẫn lộn lắm nhưng mọi người cứ cười ngả nghiêng không à. Nhưng đến trước mặt học trò thì bao giờ mình cũng phải có sự mô phạm. Nhiều lúc mình cũng tức lắm, nhiều khi học trò nó cũng có những hành vi, thái độ mà mình phải nói rằng, mày mà con tao hả, tao đập cho mày mười cái tao vẫn chưa đã nhưng mà mình vẫn phải kiềm chế. Chứ còn ra khỏi đó thì thiệt sự mà nói là mình cũng phải vung vít cho nó gọi là đỡ bớt đi chứ mình cũng đâu có phải là thần thánh lắm đâu. Thần thánh làm chi cho nó mệt mỏi”.

“Sống trong u mê giống như sống trong một cái hộp sắt dầy, một nhà tù đáng sợ và vững chắc hơn bất cứ nhà tù nào trên trái đất này”. Nhà tù đó, các chế độ phong kiến từ 2000 năm nay đã sử dụng thành công trong việc trói buộc người phụ nữ bằng cách đặt ra các chuẩn mực đạo đức và thúc đẩy họ tự tôi luyện bản thân để đạt tới chúng. Xã hội Chủ nghĩa – một hình thái tiến hóa của chế độ phong kiến – đã tinh vi hơn trong việc đánh tráo khái niệm, “giả vờ” tiến bộ, v.v.. khiến những người phụ nữ, cho dù đã đạt được quyền đi học – một sự tiến bộ vượt bậc so với thời phong kiến hàng tram năm trước, nhưng không có khả năng tư duy, mù quáng tôn sùng các giá trị “truyền thống” cho dù bản thân mình không biết chúng bắt nguồn từ đâu, vì sao lại được xem là chuẩn mực.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.