logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/12/2015 lúc 07:09:50(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chiến tranh là đại họa của nhân loại và thời nào cũng có. Thời xưa đã có những khúc trường ca ca tụng cuộc tình son sắt của chinh phu và chinh phụ. Trong những cuộc chiến cho dù chỉ vì ấn phong hầu, chỉ vì thực hiện mộng chiến chinh người chinh phu vẫn được thi nhân vẽ bằng những nét đẹp nào là kẻ nuôi chí tang bồng hồ thỉ, nào là người coi cái chết tựa như lông hồng. Đối lại người chinh phụ đã hy sinh nửa cuộc đời chờ đợi, ở nhà lo nuôi già, dạy trẻ, có đôi khi lên lầu xa trông và hối hận đã xui chàng đi tìm ấn phong hầu, như một bài thơ của Vương Xương Linh do Tản Đà dịch như sau:

Trẻ trung nàng biết đâu sầu
Buồng xuân trang điểm lên lầu ngắm gương
Nhác trông vẻ liễu bên đường
Phong hầu nghĩ dại xui chàng kiếm chi!

Đời xưa, phần đoàn tụ bao giờ cũng đẹp. Khi chinh phu trở về, chinh phụ sẵn sàng vì chàng chuẩn bị một cuộc sống thư nhàn hạnh phúc:

Xin vì chàng xếp bào, cởi giáp,
Xin vì chàng giũ lớp phong sương!

Nhưng đó chỉ là thi vị hóa cuộc đoàn tụ giữa kẻ chinh phu đã thỏa mộng làm trai và chinh phụ một lòng son sắt với chồng. Ngày nay, chiến tranh còn, chinh phu còn và chinh phụ không thiếu. Nhưng cuộc đoàn tụ của họ nhiều khi đẫm nước mắt và nhiều nỗi trái ngang vì ở thời đại chúng ta gần như tiền quyết định hạnh phúc.
Sự thực phũ phàng, khi chiến binh mang thương tích trở về, rồi thất nghiệp thì chinh phụ khó lòng tránh khỏi quyết định “hờ hững ai xui thiếp phụ chàng!”
Câu chuyện sau đây đăng trên Daily Mail đầu tháng 12, 2015 cho thấy một bức tranh đoàn tụ đẫm nước mắt, nhiều tiếng thở dài và không ít lời nguyền rủa.

Chuyện nàng Donna và chàng Simon
Simon Vaughan, ở Newport Shropshire là một thanh niên khỏe mạnh, yêu thể thao và có một tấm thân lực sĩ, tính tình vui vẻ và hừng hực niềm tin yêu. Chàng tuổi trẻ “vốn dòng hào kiệt” này, vào tuổi đôi mươi được khá nhiều kiều nữ trong vùng để mắt xanh. Nhưng chàng chỉ rung động trước nhan sắc của cô bạn lớn hơn hai tuổi là nàng Donna. Họ quen nhau năm 2002 và làm đám cưới năm 2003 và ít lâu sau một bé trai kháu khỉnh ra đời

Chàng tuổi trẻ lại có mộng xây đắp sự nghiệp ở nơi binh lửa chứ không muốn làm một nhân viên “cổ trắng” mòn mỏi cuộc đời nơi văn phòng. Để đạt ước mộng này, Simon đã gia nhập quân đội Anh và được huấn luyện trong biệt đội tinh nhuệ nhất, lực lượng commando, với lon hạ sĩ. Simon từng có mặt ở Iraq và 2008 được gừi sang Afghanistan khi Anh gia nhập lực lượng quốc tế do Mỹ lãnh đạo sang Nam Á tiêu diệt Taliban.
Simon vốn tài ba, can trường, lại là chiến binh có kinh nghiệm và trách nhiệm nên luôn luôn giữ nhiệm vụ tiền thám. Một ngày định mệnh vào tháng 12 năm 2008, Hạ sĩ Simon Vaughan tình nguyện dẫn một đội thám báo đi trinh sát gần nơi đóng quân ở tỉnh Helmand thì gặp nạn. Một trái bom tự chế của Taliban gắn trên đường, đã làm chiếc xe tiền thám bị hất tung. Simon là người may mắn thoát chết nhưng bị trọng thương: não bộ bị chấn thương, mông bị nát bấy, ngực bị sụp và lưng bị cong, ai cũng tưởng chàng ta sẽ chết. Trên chuyến bay từ Afghanistan về Anh, ngưởi ta đã cẩn thận gắn một thẻ bài ghi rõ danh tính “tử sĩ” có tên là Simon Vaughan.

Nhưng một sự kỳ diệu xảy ra, Simon không chết mà chỉ bị tàn phế, phải suốt đời ngồi trên xe lăn, chỉ có thể ra hiệu và phát ngôn nhờ một bộ phận của computer. Xem ra chàng trai có sống cũng lay lắt trên cõi đời này và phải trông cậy vào người săn sóc cả đêm ngày và suốt đời. Tuy nhiên, Chàng tuổi trẻ, ở tuổi 31, còn chút hy vọng, với khoản tiền trợ cấp của Bộ quốc phòng Anh, tiền bảo hiểm các khoản và tiền quyên góp nhân đạo cho chàng trai được dân chúng Shropshire coi như anh hùng, lên tới trên một triệu bảng Anh. Thêm nữa, hy vọng rất nhiều đặt vào người vợ trẻ Donna, 33 tuổi, đứa con đang trưởng thành và mẹ già, bà Lynee Baugh ngoại ngũ tuần.

Tiền bạc và những tranh cãi tài chính thường hủy diệt hạnh phúc, nhất là khi người trở về “trên đôi nạng gỗ” hay “trên chiếc băng ca.”
Từ 2009 khi Simon quằn quại trên giường bệnh với bao nhiêu cuộc giải phẫu, cắt vá một thân thể đầy thương tích, thì như bà mẹ chiến binh là Lynee Baugh than phiền, rằng người vợ, Donna, chỉ ngóng trông chờ tiền tử tuất bạc triệu nếu chồng qua đời. Nhưng người cựu chiến binh lại chiến thắng tử thần và ngồi trên xe lăn và lãnh khoản tiền khá lớn vào năm 2012.

Chương trình xây dựng tổ ấm được vạch ra và ngưởi điều khiển chi tiêu là Donna vì tiền ở trong trương mục của bà ta. Không biết bằng cách nào, Donna thúc giục chồng rời căn nhà cũ ở Telford và bỏ ra 295.000 Anh kim mua một ngôi nhà bề ngoài rộng rãi ở vùng quê Shropshire với chủ trương sẽ sửa lại cho thích hợp với ngưởi chiến binh tàn phế..

Mặc dù nhiều người can ngăn, kể cả chuyên viên xây dựng vì căn nhà đó quá cũ, không thể chỉnh trang và không nên đầu tư vào một hạng mục có nhiều nguy cơ lỗ vốn. Nhưng Donna không nghe, quyết mua bằng được. Tiếp đó vì không thể chỉnh trang ngoài cách phá đi xây lại toàn bộ theo nhu cầu người tàn tật. Tiền phá và tái xây dựng tốn thêm trên ba trăm ngàn Anh kim. Ngôi nhà “trong mộng” hình thành vào lúc hạnh phúc tan vỡ. Vì đâu nên nỗi? Vì chi phí cho “lâu đài tình ái” đã ngốn già nửa số tiền 1,1 triệu Anh kim của Simon.
Trong khi ấy, một mầm non mới ra đời, vào năm 2013. Gánh thêm nặng, tiền mòn dần vì nhu cầu trị liệu của Simon tăng cao, nên con thuyền hạnh phúc chới với giữa dòng đời. Kẻ khôn ngoan thi nên rời thuyền sớm trước khi nó đắm!

Người này chính là Donna. Vào ngày Lễ tình nhân (Valentine’s Day) 2013, sau mười năm tình nghĩa có lúc vui, lúc buồn (vì thiếu tiền) Donna, lúc đó đang mang bầu đứa con thứ hai, bỏ ra đi mang theo đứa con trai mười tuổi. Người đàn bà chán cảnh sống hiện tại, không nói một lởi chia tay vời người chiến binh tật nguyền. Lý do? Dư luận cho rằng vì tiền. Trước cái tin lâu dài hạnh phúc sụp đổ, Simon đã nhiều lần toan tìm cách quyên sinh nhưng được cứu kịp. Hình như thần chết kiềng mặt anh ta!

Có thể phần nào nghi ngờ trên đúng vì sau khi ly dị với chồng, Donna mang Simon ra tòa ở Telford, đòi chia gia tài vào tháng 9, 2013. Bà ta nằng nặc đòi một phần ba căn nhà, có tên là Pinewood, vốn là “tổ ấm” của cặp chinh phu-chinh phụ thời nay… lý do: vì có gánh nặng nuôi hai bé thơ dại!

Có lý nhưng không có tình vì nếu bán nhà này thì Simon ở đâu vì đây là nơi thích hợp với người tật nguyền như Simon. Do đó, Simon quyết định không nhượng bộ. Thế là ra tòa và hàng trăm ngàn tiền án phí đổ vào những ngàn cuối cùng của người cựu chiến binh.
Ra tòa, vị chánh án chủ trì phiên xử phán quyết rằng, việc ngập sâu vào hao tốn tài chính của hai vợ chồng có trách nhiệm của Donna, nay nguyên đơn đòi hỏi chia phần là quá đáng, và Simon có quyền giữ lại căn bungalow Pinewood.
Tuy nhiên, Simon lúc này tạm yên tâm nhưng sau này không biết việc gì xảy ra nữa. Biết đâu còn dây mơ rễ má của cuộc tranh tụng!
Tòa cũng phán quyết, Simon phải lo tiền cấp dưỡng cho con, một bé 13, một bé 2 tuổi, mỗi tháng 1500 Anh kim. Donna được giao cho căn nhà ở Telford và Simon phải bù cho vợ cũ 30.000 Anh kim, và 10.000 Anh kim mua xe. Simon cũng phải chịu tốn án phí cả cho vợ cũ lẫn cho mình.

Cuối cùng chàng trai môt thuở tung hoành, một người chồng, một người cha có lương tâm, chỉ còn trong tay khoảng chưa đầy 100.000 với biết bao nhu cầu tốn kém trong việc chi trả cho vật lý trị liệu và người săn sóc ngày đêm.

Ở đời có một nghịch lý. Khi đứa con thành công thì có khi quên mẹ nhưng khi con lâm vào mạt vận lại nhớ tới mẹ hiền. Giờ đây đến lần mẹ của Simon phải ra tay gánh vác đứa con tật nguyền. Bà Lynne là mẹ của Simon với người chồng trước, sau này bà tái giá với một kỹ sư là ông Kevin, 55 tuổi và có thêm hai đứa con là Dylan, 14 và Abbie, 17. Nay cả gia đình dọn về ở với Simon cho cựu chiến binh đỡ cô đơn và tiện việc săn sóc chàng trai ra khỏi cơn khói lửa.

Bà Lynne tỏ ra người mẹ biết điều. Bà nhận định về tình trạng của Donna cũng như của con mình khá khách quan. Mặc dù buồn vì nàng dâu cũ nhưng bà tâm sự: “Donna gặp cảnh ngộ không dễ dàng khi chồng bị thương tích trầm trọng như thế. Một người chồng trước kia là cây kiềm tiền, một người cha thông minh và quả cảm lại khỏe mạnh luôn luôn đóng vai người bảo vệ và cung cấp tiện nghi. Thế mà chớp mắt tất cả thành không. Nhưng thái độ ‘tát cạn bắt lấy’ của Donna đối với người chồng tật nguyền làm tôi nản long, cô ấy chỉ biết có tiền.”

Bà Lynne tâm sự, Simon và Donna yêu nhau từ 2002 rồi cùng nhau kết tóc xe tơ. Hai vợ chồng trẻ cũng có mâu thuẫn về tiền bạc, nhưng Simon cố gắng kiếm tiền để cho vợ nhẹ gánh. Anh từng sang Iraq tham chiến trong sáu tháng và trở về năm 2003, tưởng rằng dành dụm được ít nhiều, nào ngờ bà vợ Donna quản lý sao không biết mà hết sạch. Nhưng người chồng vẫn cố gắng kiếm tiền, tình nghĩa vợ chồng được hàn gắn cho tới khi Simon sang Afghanistan vào năm 2008.

Trước khi ra chiến trường đầy máu lửa, thương vợ con, nên Simon đã ký bảo hiểm sinh mạng với số tiền lớn và dặn dò: “muốn trả hết nợ mortgage cho căn nhà ở Telford và phần tiền còn lại gửi quỹ tín dụng cho con trai.” Simon tỏ ra không muốn Donna phải chịu gánh nặng trả nợ khi mình qua đời.

Trù liệu của Simon sai một bước. Anh ta không chết, tuy có tiền trong tay nhưng chẳng duy trì được hạnh phúc và ngậm ngùi với số phận hẩm hiu suốt đời mà không thể lên tiếng than với Trời, than với người được.

Chu Nguyễn

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.