logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 14/12/2015 lúc 07:16:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
THƯA QUÝ BẠN, trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du có câu: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Tôi chả đau lòng một tí nào cả mặc dầu thấy vô khối chuyện đáng phải đau lòng. Tại sao như thế? Bởi vì cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến có câu: “Tuổi già giọt lệ như sương, hơi đâu chuốc lấy hai hàng chứa chan”. Kể ra tui cũng chưa đến nỗi già nua lụ khụ cho lắm nhưng thôi, kệ, đời và ta đã xa lìa nhau, còn dùng những lời nói suông để cầu chi nữa, giống như ông Đào Uyên Minh đời nhà Tống bên Tàu đã nói.
À, tâm sự với quý bạn đến đây, trong đó có hai tiếng “bên Tàu”, tôi lại chợt nhớ trong một dĩa CD Thúy Nga Paris By Night, MC Nguyễn Ngọc Ngạn có nói rằng nhiều khán thính giả người Việt gốc Hoa của Thúy Nga Paris By Night đề nghị từ nay xin gọi người Hoa là người Hoa, đừng gọi là người Tàu nữa, gọi như thế có vẻ coi thường, nghe không ổn. Ô hay, sao lại không ổn? Theo giải thích của học giả Đào Duy Anh, sở dĩ ngày xửa ngày xưa các cụ ta gọi người Tàu là… người Tàu bởi vì thời ấy việc đi lại bằng đường bộ còn rất khó khăn, tổ tiên người Hoa sang An-nam toàn bằng đường thủy và đi bằng tàu (tàu gỗ chứ không phải tàu sắt như bây giờ), các cụ ta không hiểu, thấy họ đi bằng tàu thì gọi là người Tàu vậy thôi chứ chẳng biết gọi họ là gì mà cũng chẳng coi thường hoặc có chi không ổn. Cũng giống như vào thế kỷ thứ 15, ông Kha Luân Bố (Christopher Columbus, 1451-1506) tìm ra châu Mỹ nhưng lại tưởng lầm thổ dân Da đỏ ở đấy là người… Ấn Độ nên gọi lầm họ là người Ấn Độ (Indian), ngay cả bây giờ cũng vẫn gọi như thế thì đã sao đâu.
Trở lại câu chuyện “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”, tôi chỉ thấy tức cười thôi. Tức cười bởi vì từ 30/4/1975 trở lại đây, nghĩa là 40 năm, các “quan” tai to mặt lớn mỗi lần ra tay là “quơ” ghê lắm, thời đó hàng chục triệu, hàng trăm triệu vì tiền lúc ấy còn cao, có 8 – 9 ngàn đồng một lượng vàng; còn bây giờ thì họ chia nhau hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ hay nhiều hơn nữa nhưng đầu óc lại quá kém cỏi hay quá lười biếng, chẳng thèm thay đổi cách “quơ” mà cứ xài chung cách đánh chén giống nhau y chang như một “phong trào”, khiến dân chúng cả nước hết sức bất mãn. Đây, tôi xin điểm sơ lại các “phong trào” đó để quý bạn nhớ lại, sau đó sẽ nói đến “phong trào” hiện nay. Tất cả những sự việc này tôi đều ghi chép theo báo chí – mà báo chí là của nhà nước CSVN, dưới quyền kiểm soát của nhà nước – chứ tôi chẳng thêu dệt một tiếng nào cả. Dại gì mà thêu dệt, kẻo các “đồng chí ta” đang nằm vùng ở các nước bên ấy (tôi biết là đông lắm), không hiểu lại báo cáo về là phản động thì nguy hiểm lắm. Bên này báo chí nói đầy, chả ai bảo là “phản động” cả.
-“Phong trào” thứ nhất: Sau 30/4/75, quý bạn nào vượt biên hoặc sang định cư tại các nước bên ấy hơi trễ chắc còn nhớ, hồi đó dân chúng trong nước nghèo lắm, phải ăn bo bo, khoai lang khoai mì, hàng hóa khan hiếm, đa số là vay mượn từ bên Liên Xô hay còn sót lại trong các kho của chế độ cũ. Các vị có chức có quyền, “chuột sa chĩnh gạo”, lợi dụng địa vị của mình, rút hết ruột trong kho rồi cho đàn em… đốt luôn kho kêu là hỏa hoạn, không còn sổ sách, tang vật gì nữa. Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng…, các kho luôn luôn bị cháy. Có một bà làm Cục trưởng Cục Nhu yếu phẩm còn “chịu chơi” đến mức ban đêm cho đàn em lấy hết hàng hóa trên các xà lan đưa từ Liên Xô về, rồi… đánh chìm luôn các xà lan đó. Chả ai hỏi đến cả. Nay, bà ấy là một đại gia giàu khủng khiếp, có tới vài chục ngôi biệt thự ở khắp mọi nơi từ Sài Gòn, Đà Lạt cho tới Đà Nẵng, Hà Nội… Về tiền bạc, bà ta có hàng tỷ đô la còn vàng thì phải tính theo tấn. Bà nổi tiếng là người VN đầu tiên mua xe Roll Royce nguyên gốc đặt hàng từ bên Anh quốc. Vậy, ăn cắp hết hàng xong, đốt kho hoặc đánh chìm phương tiện chuyên chở là “phong trào” thứ nhất.
-“Phong trào” thứ hai: Thời gian qua đi, đến thời kỳ “mở cửa”. Thật ra thời kỳ này bắt đầu từ năm 1976 ở bên Trung Quốc, còn bên VN thì từ năm 1986 nhưng đến các năm 1991-92 mới bắt đầu có tác dụng. Hàng hóa được nhập, coi như không còn khan hiếm nữa. Các “đồng chí ta” quay ra… xây chợ. Xã xây theo xã, huyện xây theo huyện, tỉnh xây theo tỉnh, thành phố xây theo thành phố, nơi nào cũng bắt dân buôn bán đóng góp và tung công quỹ ra xây cất để đánh chén với nhau trước đã, mọi việc tính sau. Có những nơi dân chúng thưa thớt nhưng người ta vẫn “đặt kế hoạch”, xây các ngôi chợ to tổ chảng rồi bỏ đó, không có người họp, để cỏ mọc chơi. Vậy, xây chợ là cách thứ hai kiếm ăn với nhau.
“Phong trào” thứ ba: xây dựng tượng đài. Đây là phong trào đang rất rầm rộ hiện nay.
Theo số liệu nghiên cứu của The Econnomist, tính đến ngày 11/10/2015, nợ công của Việt Nam được ước tính ở mức 92,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 46% GDP, tăng khoảng 6,4 tỷ đô la trong vòng 3 tháng qua và 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu tình trung bình, mỗi người dân Việt Nam hiện đang phải gánh 1.016 đô la nợ của đất nước. Đây là con số gấp 4 lần số nợ công của Việt Nam vào thời điểm cách đây 10 năm (hồi đó nợ công là 22,3 tỷ đô la, bình quân 268 đô mỗi người).
Trong khi đó thì tại các tỉnh, các “đồng chí ta” vẫn tiếp tục tiêu xài hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng để xây những cái gọi là “tượng đài” ngõ hầu bỏ túi với nhau ít ra cũng được vài chục tỷ hay vài trăm tỷ. Tỉnh nào thì cũng giống nhau. Bây giờ chúng ta thử xem “công lao” của các đồng chí đó tại một số tỉnh. Một số tỉnh thôi, không thể kể hết được.
I. Ninh Bình xây tượng đài 1.500 tỷ, bỏ hoang chờ có ngân sách xây tiếp.
Báo Tuổi Trẻ Online: Xây tượng đài hoành tráng làm gì khi trường học, bệnh viện còn thiếu thốn. Thông tin từ lãnh đạo TP.Ninh Bình thì tượng đài 1.500 tỷ đồng này còn chờ ngân sách để tiếp tục xây dựng.
Hàng ngàn bạn đọc trên cả nước đã lên tiếng bất bình trước vụ việc ngân sách nhà nước phải bỏ ra hơn 1.500 tỷ đồng xây dựng tượng đài Đinh Tiên Hoàng nhưng lại bỏ hoang. Nhiều người hỏi: Xây tượng đài hoành tráng làm gì khi trường học, bệnh viện còn thiếu thốn?
Màu đen của rêu mốc phủ kín tượng đài. Phần tay tượng bị ăn mòn, thủng nhiều mảng lớn. Toàn thân tượng qua mưa nắng thời gian và không có người gìn giữ, sửa sang, giờ đã được phủ kín bởi một màu đen của rêu và mốc.
Đáng sợ hơn nữa, dân chúng địa phương cho biết, chân tượng đài Đinh Tiên Hoàng lâu nay đã trở thành nơi tụ tập của các con nghiện trong thành phố. Ngay dưới chân tượng đài có rất nhiều bơm kim tiêm đã qua sử dụng vứt bữa bãi.
Trước đó, TT Online cũng đã đăng tải thông tin dự án tượng đài Phan Đình Phùng ở Hà Tĩnh vẫn còn dang dở, vật liệu xây dựng bị vứt bừa bãi, nhếch nhác sau nhiều năm xây dựng.
Nhiều bạn đọc có lẽ còn chưa quên số tiền 1.400 tỉ đồng mà tỉnh Sơn La dự tính chi cho việc xây quảng trường và tượng đài bác Hồ.
Bị bỏ hoang nhiều năm nay, tượng đài Đinh Tiên Hoàng đặt trong quảng trường Đinh Tiên Hoàng ở ngay khu trung tâm hành chính thành phố Ninh Bình hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, xung quanh mọc đầy cỏ dại.
Còn chờ ngân sách để tiếp tục xây dựng
Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Đinh Văn Thứ, Chủ tịch UBND TP Ninh Bình cho biết, chỉ có phần tượng đài là được doanh nghiệp tư nhân cúng tiến còn các hạng mục xung quanh đều được đầu tư bằng ngân sách nhà nước. “Hiện nay chúng tôi đang tiến hành giải phóng mặt bằng, di chuyển các hộ dân ở gần đó để tiếp tục thi công, nhưng do còn thiếu nhiều vốn nên cũng chưa biết đến thời điểm nào mới có thể hoàn thành dự án này”.
Theo ông Thứ, chỉ ở những chỗ thi công chậm hoặc chưa thi công mới có hiện tượng cỏ mọc. “Chúng tôi cũng cho kiểm tra, tuần tra tình hình an ninh trật tự ở khu tượng đài chứ không phải bỏ đấy. Tất nhiên, có những thời điểm tuần tra vào ban đêm không thể bao quát hết được thì mới xuất hiện các bơm kim tiêm ở chân tượng đài. Nhưng dù sao đấy cũng là những việc nhỏ”.
Bà Phạm Thị Hoàn, phó giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch Ninh Bình giải thích rằng tượng đài này do doanh nghiệp tư nhân cúng tiến cho tỉnh nhưng không làm đúng mẫu, không đạt yêu cầu nên còn bỏ đó chưa được nghiệm thu.
Bà Hoàn nói: “Một số hạng mục của dự án còn làm dang dở do chưa có tiền để làm. Hiện nay, dự án vẫn đang chờ vốn. Có vốn đến đâu thì làm đến đấy. Vì thế nên tượng đài Đinh Tiên Hoàng vẫn chưa được hô thần nhập tượng và vẫn còn như vậy”.
Khi nỗi bất bình vẫn là chưa đủ
Các bạn đọc chua xót “năn nỉ” trên báo Tuổi Trẻ Online: “Xin đừng xây tượng đài nữa. Dân chúng đang nghèo khổ lắm. Lấy tiền đó để xây bệnh viện, trường học có phải hơn không. Thật xót xa công sức của dân. Bao giờ mới hết cái nạn hoang phí kiểu này?”
Nhiều ý kiến cho rằng việc lãng phí như vậy không chỉ đắc tội với dân mà còn với chính nhân vật lịch sử được làm tượng nhưng lại bị bỏ hoang phế như thế.
Một bạn đọc đặt vấn đề: “Đinh Tiên Hoàng xuất thân là một trẻ chăn trâu. Để tưởng nhớ tới ngài sao không lấy 1.500 tỷ chăm lo cho các trẻ em đang phải chăn trâu chăn bò không được đi học? Nếu xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng như ở Quảng Nam thì sao không xây nhà dưỡng lão cho các mẹ mà lại để các mẹ sống cơ cực rồi đứng mà ngắm tượng đài hàng nghìn tỷ hay sao?”.
GS.TS Kiều Thu Hoạch nói: “Các tỉnh đua nhau xây dựng tượng đài hàng trăm hàng nghìn tỷ. Trong khi đó dân đang còn thiếu biết bao nhiêu bệnh viện, trường học. Các cầu qua sông, qua suối ở vùng sâu vùng xa không được ai quan tâm”,
Nhiều bạn đọc lại trào phúng: “Rất hay! Xây tượng đài ngàn tỷ để các con nghiện ngắm lúc phê thuốc, một việc làm rất “siêu ý nghĩa”! – “Sao lại đem một vị vua ra đồng cho cỏ mọc và để cho con nghiện trông coi vậy?”.
II. Tượng đài hơn 30 tỉ đồng dở dang, nhếch nhác
Báo Tuổi Trẻ: Sáng 23-11, chúng tôi trở lại dự án tượng đài Phan Đình Phùng do huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) đầu tư, thấy công trình vẫn còn dang dở, vật liệu xây dựng được vứt bừa bãi, nhếch nhác. Đây là “dự án tượng đài 30 tỉ thiếu vốn” mà Tuổi Trẻ đã phản ánh từ ngày 19-8-2015.
UserPostedImage

Ông Phan Xuân Nam – trưởng Ban quản lý các dự án xây dựng cơ bản huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh – cho biết dự án này hiện vẫn thiếu vốn khoảng 3,5 tỉ đồng nên chưa hoàn thành. Trước mắt huyện trích ngân sách 1 tỉ đồng ứng cho nhà thầu để thi công rồi xin vốn sau.
Còn ông Phan Đình Minh – đại diện nhà thầu – cho hay: “Không có nguồn vốn thì chưa biết khi nào mới xong, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành trong năm nay nếu có tiền”.
Theo chủ đầu tư, dự án tượng đài kéo dài từ năm 2009 đến nay là do thiếu vốn. Trong quá trình thi công phát sinh một số hạng mục nên dự án này đã điều chỉnh từ 30 tỉ lên hơn 36 tỉ đồng.
III. Đắk Nông vận động kinh phí xây tượng đài 146 tỉ đồng
Đắk Nông là một tỉnh mới và rất nghèo trên đường từ Sài Gòn đi Ban Mê Thuột. Ngày 23-11, ông Lê Diễn – bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông – cho biết tỉnh vừa ban hành kế hoạch vận động kinh phí để việc xây dựng tượng đài Nơ Trang Long và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc (1912 – 1936) hoàn thành đúng tiến độ.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, công trình tượng đài N’Trang Long được khởi công xây dựng từ tháng 5-2015, được chia làm hai giai đoạn với tổng kinh phí hơn 146 tỉ đồng. Công trình nằm trọn trong khuôn viên rộng gần 6 ha trên đồi Đắk Nur (phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa) và do Sở VH-TT-DL Đắk Nông làm chủ đầu tư .
UserPostedImage

Ông Phan Công Việt – phó giám đốc sở – cho biết để khởi công xây dựng tượng đài, ba năm trước tỉnh đã yêu cầu Sở VH-TT- DL lập phương án vận động với mục đích trong ba năm phải đủ kinh phí xây dựng. Phương án ban đầu do sở tham mưu là huy động từ doanh nghiệp, công nhân viên chức, học sinh trong toàn tỉnh. (Ôi chao, công nhân viên và học sinh cũng phải đóng góp?).
“Tuy nhiên, sau đó phương án này không được thông qua vì không đúng với tinh thần tự nguyện. Vì vậy, mới đây UBND tiếp tục có văn bản triển khai kế hoạch vận động kinh phí xây dựng tượng đài. Tuy nhiên, đến nay tỉnh mới chỉ vận động được hơn 29 tỉ đồng, vẫn còn rất eo hẹp so với tổng kinh phí 146 tỷ đồng nên việc xây dựng cũng chưa đẩy nhanh được” – ông Việt nói.
Cùng ngày, có mặt tại đồi Đắk Nur – nơi đặt công trình tượng đài N’Trang Long – chúng tôi thấy đơn vị thi công đã xây dựng các hạng mục như nền móng, bệ tượng, cột chống sét… Hiện tại, các máy móc, công nhân đã rút khỏi công trình, chỉ còn lại những cột bê-tông được dựng thẳng đứng chĩa lên trời.
Ngoài các hạng mục này, khu vực tượng đài được bao phủ bởi một rừng cỏ rậm rạp. Thậm chí, con đường dẫn lên khu tượng đài được trải một lớp đá bị nước cuốn trôi, cỏ đã bắt đầu phủ kín.
Cũng theo ông Việt, chỉ riêng kinh phí làm phù điêu là 46,5 tỉ đồng, hiện tỉnh đã có 29 tỉ đồng. Năm tới, UBND tỉnh đã đồng ý cấp thêm 5 tỉ đồng, số tiền còn thiếu sở sẽ cố gắng vận động thêm.
“Chỉ cần đặt tượng và phù điêu lên để có nơi cho nhân dân tới tham quan, còn tường rào, khuôn viên… thì vận động được bao nhiêu sẽ làm bấy nhiêu. Còn cây xanh có thể vận động Đoàn thanh niên, học sinh tham gia trồng cây, phủ xanh công trình… Làm như vậy, nhiều khả năng sẽ giảm được kinh phí cho toàn bộ công trình” – ông Việt nói.
IV. Cần Thơ muốn xây tượng đài Thanh niên xung phong gần 200 tỷ.
UBND thành phố Cần Thơ vừa đề nghị chính phủ hỗ trợ kinh phí gần 200 tỷ đồng để xây dựng tượng đài Thanh niên xung phong miền Tây Nam Bộ. Dự kiến công trình được xây dựng trên diện tích 3,5 hecta, tại quận Cái Răng, gần ngã 3 đường dẫn cầu Cần Thơ.
Công trình sẽ hoàn thành vào năm 2019 gồm các hạng mục: đài tưởng niệm trung tâm cao 45 m; tượng đài trung tâm cao 40 m; tượng các nữ anh hùng Võ Thị Hồng Láng, Nguyễn Thị Đẹp (cùng cao 9 m); phù điêu; đá di tích, nhà quản lý…
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cần Thơ, công trình mang ý nghĩa lịch sử rất lớn, nhằm ghi nhận đóng góp của các thanh niên xung phong đã hy sinh cho đất nước, đồng thời tạo cảnh quan và là điểm nhấn của thành phố.
V. Sơn La xây dựng tượng đài 1.400 tỷ
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Nghị quyết thông qua đề án xây dựng tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” gần quảng trường TP Sơn La. Theo đó, tổng số vốn đầu tư của dự án lên đến 1.400 tỷ đồng.
Nói về mục đích xây dựng dự án, ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cho biết, mục đích chính của đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với “Bác Hồ kính yêu”.
“Quy mô dự án rất lớn, là cả một công trình nhiều hạng mục và đã được sự thống nhất, đồng ý của lãnh đạo địa phương. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ xin ý kiến trung ương và các bộ, ngành liên quan”, ông Quyến nói.
“Đặc biệt, sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng”, lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cho hay.
Nên cân nhắc
Về phía Bộ VH-TT-DL, ông Phan Đình Tân – chánh văn phòng, người phát ngôn của Bộ cho biết, Bộ chưa nhận được báo cáo của tỉnh Sơn La về việc xây dựng tượng đài nên Bộ chưa có ý kiến gì chính thức.
Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân, ông cho rằng nếu Sơn La muốn xây dựng tượng đài lớn như vậy thì cần phải cân nhắc, đồng thời việc quy hoạch tượng đài phải theo đúng quy định, phải báo cáo.
Theo ông Tân, cần phải cân nhắc xây dựng cả một quần thể tượng đài trong bối cảnh kinh tế đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Việt Nam vẫn đang còn trong tình trạng thắt lưng buộc bụng, phải tiết kiệm, chống lãng phí, chống phô trương hình thức.
Đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Thị Khá cho rằng đầu tư xây dựng tượng đài với mục đích khai thác văn hóa, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế là mục đích tốt đẹp nhưng cần phải cân nhắc trong bối cảnh hiện nay.
Xây dựng tượng đài 1.400 tỷ, dư luận nhìn nhận thế nào?
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, hiện là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo nhất cả nước. Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh còn gần 69.000 hộ nghèo, hơn 30.000 hộ cận nghèo. Năm 2014 có hơn 31.000 hộ với hơn 141.000 nhân khẩu thiếu đói.
Dư luận “dậy sóng”
Cư dân mạng có lẽ là những người phản ứng nhanh nhất và “sục sôi” nhất trước thông tin xây dựng tượng đài 1.400 tỷ này. Nhiều người “không thể hiểu nổi” do quyết định của chính quyền tỉnh Sơn La. Một số khác thì tỏ rõ sự tức giận, thất vọng và có phần chua xót.
Nhiều người cũng ngay lập tức “quy ra thóc” những gì mà 1.400 tỷ có thể làm được. Một Facebooker tên Phạm Trọng Thức bình luận:
“1400 tỷ nếu đem gửi ngân hàng với lãi suất 7% năm, sinh ra khoản tiền lãi là 98 tỷ, vốn còn nguyên vẹn. Lấy 98 tỷ tiền lời đó chia cho 12 tháng, mỗi tháng được hơn 8 tỷ 166 triệu đồng. Số tiền đó chia tiếp cho 30 ngày, mỗi ngày sẽ được hơn 272 triệu.
Với một người nghèo hoặc lang thang cơ nhỡ, một ngày ăn 3 bữa, mỗi bữa 20 nghìn đồng, thì một ngày hết 60 nghìn. Với 272 triệu tiền lời/ngày, có thể nuôi ăn được 4537 người/ngày. Số người này tương đương với một xã chứ không phải ít. Hàng ngày nuôi được 4537 học sinh nghèo tức bằng sĩ số HS của 3 trường gộp lại. Phúc lợi xã hội là đây chứ đâu mà phải mơ đến nước tư bản nào. Chỉ khác là ở Việt Nam thì số tiền nêu trên được đem đi … xây dựng tượng đài!”.
Một người khác tên Hoàng Trường Giang thì viết: “Mình chỉ nghĩ đơn giản, nhà nghèo thì phải tiết kiệm thôi. Con còn thất học thì bố từ từ hãy mua xe hơi đắt tiền. Ngân sách hay xã hội hoá gì mà chẳng là tiền của dân đóng thuế…”
Không chỉ dừng lại ở đó, phong trào “phản đối” đề án đã được nhiều bạn trẻ hưởng ứng mãnh liệt bằng cách viết những tấm bảng, sau đó chụp hình đăng lên mạng. Ví dụ một cô gái trông khá xinh mang tấm bảng: “Tôi phản đối xây dựng tượng đài 1400 tỷ! Hãy lấy 1400 tỷ để xây dựng trường học, bệnh viện cho dân nghèo!”. Một thanh niên trông như sinh viên mang tấm bảng nói mỉa mai: “Dân nghèo ngắm tượng là no. Có mấy nghìn tỷ đắn đo làm gì?” , và bên dưới là dòng chữ nói thẳng: “Ngừng ngu ngốc. Ngừng lãng phí”.
Liệu sức mạnh của xã hội có thể xoay chuyển được tình thế?
Theo thống kê từ Facebook, hiện Việt Nam có khoảng 20 triệu người sử dụng Facebook mỗi ngày, chiếm 22% dân số. Facebook cũng là mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam.
Với sự kiện nóng bỏng này, dư luận trên Facebook đang sôi sục. Một lần nữa sức ép của dư luận đã góp phần khiến chính quyền phải xem xét lại.
Tuy nhiên, việc này chưa có hồi kết.

Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.157 giây.