logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/12/2015 lúc 09:58:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,132

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vàng (ký hiệu hóa học: Au) là một nguyên tố kim loại. Nguyèn tử số 79, nghĩa là mỗi nguyên tử vàng có 79 điện tử dương proton trong nhân, cân bằng với 79 điện tử âm electron của các lớp vỏ bên ngoài, nên vàng luôn luôn ở trang thái bền vững. Trọng lượng nguyên tử 197,2 , tức mỗi nguyên tử vàng nặng 197,2 x 6,22 x 10-23 gram. (Con số 10-23 nghĩa là 1 phần 100.000 tỷ tỷ). Trọng lượng nguyên tử của sắt là 55,84; của đồng là 63,54; như vậy nếu cùng một thể tích, vàng nặng hơn cả sắt và đồng.
Từ khi có văn minh, vàng đá được xem như một biểu tượng của quyền lực và của cải. Trong nhiều xã hội cổ xưa, vàng đươc coi như một chất thần kỳ có khá năng bảo vệ con người tránh được bệnh tật và tà ma. Nó là loại nguyên liệu duy nhất luôn luôn được chấp nhận để đổi lấy hàng hóa hoặc các dịch vụ. Dường như nhân loại không bao giờ có đủ vàng và việc tim vàng đã làm con người trở nên điên loạn. Nhu cầu tìm vàng đã được ví như một căn bệnh và được gọi là ”cơn sốt vàng”. Vào thời Trung cổ, những người được mệnh danh là các nhà “giả kim thuật” (alchemists) đã cố gắng chế tạo vàng từ những kim loại khác nhưng không thành công.
Thời gian gần đây trên thị trường vàng tại Hà Nội, Sài Gòn, Lào Cai, Ninh Bình và Cao Bằng… xôn xao về việc vàng miếng (thường là các lượng vàng) có hợp chất lạ gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp vàng bạc. Các chuyên gia về vàng khẳng định rằng đó là vonfram – một kim loại rẻ tiền có cùng độ nóng chảy với vàng ở 1.062 độ C – mà các gian thương Trung Quốc đã dùng làm “lõi” (thường là 40 – 60% cây vàng) – bọc vàng bên ngoài, nung cho chúng quyện vào nhau để bán sang Việt Nam. Đây không phải “giả kim thuật” mà là chúng gian xảo, cái gì cũng có thể làm giả được. Theo các chuyên gia, rất khó phân biệt được vàng “thật” với vàng độn vonfram do gian thương Trung Quốc chế tạo. Tốt hơn hết là mua vàng tại những nơi có uy tín, với điều kiện là chính các nơi này cũng không bị bọn chúng lừa đảo.
Mặc dù con người liên tục tìm vàng nhưng số lượng vàng được sản xuất từ xưa đến nay chỉ đủ để đúc được một khối đặc 18 m3, bằng cỡ một ngôi nhà lớn.
Các tác phẩm nghệ thuật bằng vàng đã được sáng tạo bởi nhiều nền văn minh lớn trong quá khứ. Và bây giờ vẫn còn có thế thấy trong trong các viện bảo tàng trên thế giới, nhất là ở Anh, Tây Ban Nha và Nga.
Từ thời xa xưa, vàng đã được con người thèm thuồng và ao ước. Cho tới những năm gần đây, chỉ có những người thật giàu có mới đeo các đồ trang sức mỹ thuật bằng vàng kết hợp với đá quí, do đó vàng được coi là biểu tượng của địa vị cao cấp.
Đồ trang sức bằng vàng được chể tạo theo 4 tiêu chuẩn: 22, 18. 14 và 9 cara. Vàng 18 cara nghĩa là có 18 phần vàng ròng trong 24 phần vàng pha lẫn với bạc cho cứng cáp hơn. Khi nói vàng 18 cara, điều đó có nghĩa có 75% vàng ròng. Vàng 24 cara tức 100% vàng ròng thì quá mềm đối với phần lớn các công dụng.
UserPostedImage
Trong nghệ thuật ẩm thực cao cấp của Ấn Độ, bột vàng được rắc lên trên một số món ăn và được ăn luôn. Cách đây mấy năm, ở Hà Nội cũng có một tiệm ăn sang trọng rắc bột vàng lên một số món ăn, bị báo chí chỉ trích là “rởm đời”, “trưởng giả học làm sang”, “giàu quá hóa… ngu”, (ngu bởi vì không thể cắt nhỏ hoặc nghiền vàng thành bột được mà phải ngâm vào axít cho tan rồi phơi khô, lấy bột; hơn nữa dân chúng đang nghèo đói, rắc vàng làm món ăn một cách phung phí có vẻ trịch thượng, vô lương tâm). Sau đó tiệm bị cấm không được làm như thế nữa, nếu làm sẽ bị đóng cửa.
UserPostedImage
Đồng tiền vàng đầu tiên trên thế giới do vua Croesus xứ Lydia (thuộc Hy Lạp) phát hành vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Ngày nay, vàng vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế.
Các ngân hàng trung ương và các giới chức tài chánh đang giữ một số lượng vàng tương đương với vàng sản xuất được trong 30 năm, mặc dầu đã có các cố gắng làm giảm tầm quan trọng của nó.
Những mỏ vàng mới đang được khám phá, và những mỏ vàng cũ đã được tái khai thác, có thể vàng sẽ luôn luôn được đánh giá là biện pháp bảo vệ chống lạm phát.
Sản xuất vàng
Vàng được tìm thấy ở khắp năm châu, nhưng 85% lượng vàng hằng năm được sản xuất từ 4 nước:
Nam Phi: 30 triệu ounces.
Liên Xô: 5,5 triệu ounces.
Canada: 4 triệu ounces.
Mỹ: 1,5 triệu ounces.
Ở Nam Phi, người ta phải khai thác khoảng 3 tấn đá quặng mới lấy được một ounce vàng. Hàng tỷ tấn vàng đang lơ lửng trong các biển và đại dương, nhưng hiện nay người ta chưa thể khai thác được số vàng này bởi vì chúng tan trong nước dưới dạng ion, nếu khai thác thì tiền công khai thác sẽ lớn hơn tiền vàng rất nhiều.
UserPostedImage
Những cuộc đổ xô đi tìm vàng
California:
Năm 1848, vàng dược tìm thấy ở Sutter’s Mill, khoảng 100 miles về phía đông San Francisco. Khi tin này lọt ra ngoài, các chủ trại, người bẫy thú, luật sư, nhà thuyết giáo, thủy thủ, lính, và giáo viên… đều đổ xô về California bằng bất cứ phương tiện nào có thể có được. Trong vòng một năm, 100 ngàn người, trong số đó có 8.000 người là phụ nữ, đã tới bờ biển California. Hơn phân nửa số người này đã di chuyển trên đất liền băng qua châu Mỹ. “Cơn sốt vàng” bắt đầu lan rộng, các vùng định cư trên khắp nước Mỹ đều vắng người.
Nhà cửa, nông trại và cửa hàng bị bỏ hoang khi ai ai cũng chạy đua về California. Nhiều người đến bằng đường biển, và tới tháng 7/1850 hơn 500 tàu đã bỏ neo ở vịnh San Francisco, trong số đó có nhiều tàu bị bỏ trống do các thỷy thủ đói vàng đã bỏ đi. Một số người trở nên vô cùng giàu có. Nhưng đây là một cuộc làm ăn nhiều may rủi. Luật pháp và trật tự bị phá vỡ. Cho dù một người khai thác mỏ có ”phất lên giàu có” vẫn luôn luôn có những kẻ tìm cách tước đoạt: bọn cờ bạc, những kẻ sống ngoài vòng pháp luật, bọn trộm cắp và các chủ quán. Vài năm sau, vàng và bạc được tìm thấy ở Nevada, và “cơn sốt vàng” là một nhân tố quan trọng trong cuộc định cư ở miền Tây nước Mỹ.
– Úc:
Vụ đổ xô đi tìm vàng lớn kế tiếp xảy ra năm 1851 khi vàng được khám phá ở vùng New South Wales nước Úc. Điều này đã dẫn đến một phong trào tự phát khác và người ta đã tậu được nhiều khoản tài sản lớn. Vàng còn được tìm thấy ở Victoria và Kalgoorlie miền Tây nước Úc. Ở một vài nơi người ta tình cờ tlm thấy những cục vàng khổng lồ nguyên chất nằm đâu đó trên mặt đất. Cục vàng “Chào mừng khách lạ” tìm thấy năm 1869 cân nặng 78,37 kg.
– Vùng sông Yukon ở Canada
Có lẽ những người tìm vàng can đảm chịu đựng các mùa đông khắc nghiệt xứ Canada ở vùng sông Yukon và Klondike là những người đã trải qua những điều kiện gian khổ nhất. Ngày 16-8-1896, ba người đã tìm thấy vàng ở suối Bonanza, một nhánh của con sông Klondike, và rồi ở một con suối thứ hai có tên là “Eldorado”.
Ở sông Yukon vàng được đãi từ lớp cát và sỏi lấy ở lòng sông. Chẳng bao lâu, từ một mẻ vàng người ta đã bán được tới 800 đô la. (Nên nhớ đô la thời đó giá trị rất lớn). Trong vòng một năm, từ con số không, vùng Dawson đã phát triển thành một thị trấn có 30.000 dân. Ai đến xứ này cũng phải mang theo một năm lương thực dự trữ và trang thiết bị khai thác mỏ trên những đèo dốc lạnh giá. Để làm việc này, mỗi người đi tìm vàng phải đem 25 ki-lô hàng hóa, đi khoảng 10 cây số, bỏ hàng xuống rồi trở lại đem chuyến khác. Vì thế cho nên để di chuyển được tất cả số hàng đủ dùng trong một năm, chưa tới 80 km mà mỗi người phải đi bộ chừng 150 km. Ngựa và lừa chết trong băng tuyết nhưng con người vẫn tiếp tục đi. Người ta tính rằng trong số 100.000 người đi về phía sông Klondike thì chưa tới 40.000 người tới nơi. Trong số 40.000 người đó, chỉ khoảng 4.000 người tìm được vàng nhưng rất ít trong số người này trở nên giàu có, do bị cướp bóc, có khi mất mạng.
UserPostedImage
Vàng lên giá vào cuối thập niên 1970 đã dấy lên một cuộc đổ xô đi tìm vàng mơi ớ vùng Klondike. Thị trấn Dawson vẫn còn đó, và sòng bạc hợp pháp duy nhất ”Diamond Tooth Gertie’s” vẫn còn hoạt động. Ngay bên ngoài thị trấn Dawson người ta đang thực sự… dời một ngọn núi để tìm vàng. Toàn bộ ngọn núi bị san bằng để tìm bụi vàng. Người ta tin rằng ngọn núi này có chứa số vàng trị giá ít nhất là 80 triệu Mỹ kim vào những năm 1970.
– Nam Phi:
Ở đầu thế kỷ, vàng đã đã tìm thấy tại Nam Phi và điều này đã làm nền tảng cho ngành công nghiệp khai thác vàng lớn nhất. Ngày nay, Nam Phi chiếm tới 70% sản lượng vàng trên thế giới. Người ta đang đầu tư vào đây những khoản tiền khổng lồ cũng như sử dụng những kỹ thuật khai thác mỏ hiện đại để lấy vàng từ đá.
– Các cuộc đi tìm vàng ở thế kỷ 20
Những mỏ vàng mới đang được tìm thấy ở Liên Xô, Ả Rập Saudi và Hoa Kỳ. Mỏ lớn nhất thế giới được tim thấy ở Uzbekistan (một nước thuộc Liên Xô trước đây) vào năm 1958.
Tuy nhiên, các cuộc “đổ xô đi tìm vàng” theo kiểu hiện đại thì thường giới hạn vào sự đầu cơ ở các thị trường vàng tại Zurich, London, và New York. Vào những lúc tình hình kinh tế bất ổn, các nhà đầu tư đổ xô mua vàng một cách điên cuồng và giá vàng tăng vọt lên để rồi sau đó lại hạ trở lại. Về nhiều phương diện, các “cơn sốt vàng” là điều phi lý, nhưng đứng về mặt lịch sử thì vàng vẫn luôn giữ được giá trị của nó, và trong một thế giới bất ổn, có thể vàng vẫn có giá trị.
Những điều chưa mấy người biết về vàng
Vàng là một kim loại quý hiếm, tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những sự thật về vàng.
1)Giá vàng liên tục tăng trong những năm qua, nhưng các thông tin về sự tăng giá của vàng trong năm 2000 trở lại đây đã làm nhiều người giật mình.
Năm 2000, giá vàng ở khoảng 279 USD một ounce. Trong một thập kỷ, mức giá này lên tới con số kỷ lục 1.920 USD vào tháng 9/2011.
Trước đó hàng thế kỷ, hầu như giá vàng ít có sự đột biến ngay cả sau cuộc Đại Suy Thoái nổ ra từ năm 1929, giá vàng hầu như vẫn giữ nguyên, chỉ dao động khoảng 26 cent từ năm 1933 đến 1967.
2)Năm 1980, giá 850 USD mỗi ounce được coi là mức giá cao kỷ lục của vàng.
3)Các chuyên viên về môi trường đánh giá, khai thác vàng là một trong những hoạt động có tính phá hoại nhất đối với môi trường.
Để làm ra một ounce vàng, người ta phải đãi khoảng 250 tấn đất đá. Nguy hiểm hơn, tại các mỏ khai thác có quy mô nhỏ (chiếm ¼ trên tổng số cơ sở khai thác toàn cầu), các nhà khai thác vàng còn sử dụng thủy ngân cho công việc lấy vàng. Do đó, 1/3 mức độ ô nhiễm thủy ngân của thế giới có nguồn gốc từ việc khai thác vàng nói trên. Mà ô nhiễm thủy ngân thì thường gây ra bệnh ung thư!
4)Hội đồng Vàng thế giới đã công bố những số liệu khiến nhiều người quan tâm. Các con số đó cho thấy, khoảng 70% lượng vàng khai thác xong được làm trang sức. Chỉ khoảng 13% dùng để đúc thành tiền và vàng miếng cho các ngân hàng trung ương hoặc nhà đầu tư mua đi bán lại. Con số 17% còn lại được dùng cho nhiều mục đích khác như sản xuất công nghiệp hoặc nha khoa.
Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới. Đất nước này sử dụng tới khoảng 25% nguồn cung toàn cầu, trong đó chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất trang sức. Ở lãnh vực này, hằng năm đất nước Ấn Độ dùng tới 600 tấn trên tổng số khoảng 800 tấn vàng nhập khẩu.
5)Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, hầu như mọi hòn đá hay cục đất nào trên thế giới cũng có chứa vàng. Tuy nhiên, do lượng vàng trong đó quá ít nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cũng không đủ để sinh lời nếu khai thác.
6)Lịch sử đã chứng minh, con người từng biết sử dụng vàng cách đây khoảng 6.000 năm vào thời kỳ đồ đồng. Vàng thường được chôn theo trong các lăng mộ vua chúa. Các nhà khoa học đã tìm thấy 110 kg vàng nguyên chất được giát trong lăng mộ của Hoàng đế Tutankhamun, Ai Cập.
7)Với lượng vàng khổng lồ trên thế giới hiện nay, các nhà nghiên cứu làm phép tính như sau: Nếu chia đều toàn bộ số vàng đang có cho dân số thế giới thì mỗi người sẽ được khoảng 24 gram vàng, tức cỡ 0,8 ounce. Với thời giá hiện tại, 0,8 ounce vàng đó có giá khoảng 1.500 USD.
8)Một lượng vàng VN nặng 37,5 gram, và 1 kg vàng có 26,666 lượng. Tại sao 1 lượng vàng VN lại nặng 37,5 gram? Bởi vì từ xưa tới nay các cụ VN tính theo cách tính của Tàu. Về trọng lượng, một “cân” của Tàu tương đương với 600 gram của người Tây phương và có 16 lạng. (Bởi vậy các cụ ta có câu: “Kẻ tám lạng, người nửa cân” nghĩa là 8 lạng cũng “ngang sức” với nửa cân tức 300 gram). Lấy con số 300 gram này chia cho “8 lạng” , vậy : 1 lạng = 300: 8 = 37,5 gram. Lấy 1 kg tức 1.000 gram chia cho 37,5 gram = 26,666 lượng. Bạn có 26,666 hay thậm chí 27 lượng vàng thì cũng bình thường thôi, nhưng nếu nói bạn có 1 ký vàng thì thấy … có vẻ nhiều lắm! 1 ký vàng tại VN hiện nay giá khoảng 918 triệu đồng (cứ 34 triệu đồng/lượng), tức cỡ 41 ngàn đô la Mỹ, nhiều quá, bạn có con số đó không?
UserPostedImage
Các vị “đại gia” VN thích “dát vàng” lên người
Đại gia “Tùng-vẩu” ở Tuyên Quang
Chiều 17/3/2015, nhiều khách hàng tại Trung tâm thương mại Vincom Hà Nội được phen náo loạn khi bất ngờ xuất hiện một người đàn ông còn trẻ, ăn mặc bình thường nhưng lại đeo một số lượng vàng rất lớn trên người. Ông này đã khiến những người có mặt tại đây đi từ ngạc nhiên, hiếu kỳ cho tới thích thú. Thậm chí, có nhiều người đã đến gần xin được chụp hình với vị đại gia “giát vàng” này.
Các hình ảnh đó nhanh chóng được đưa lên Internet với tốc độ chóng mặt. Lần theo thông tin, các phóng viên cuối cùng cũng tìm ra tông tích vị “đại gia” thích đeo vàng đầy người này.
Anh tên là Nguyễn Xuân Tùng, có biệt danh “Tùng-vẩu” (tiếng Bắc “vẩu” có nghĩa là răng hô) hay “Tùng-đồng cô”(tiếng Bắc “đồng cô bóng cậu” nghĩa là tính nết hơi “đồng bóng”, khác thường), sinh năm 1970 tại Tuyên Quang.
Được hỏi lý do tại sao lại đeo nhiều vàng như vậy, “Tùng-vẩu” vui vẻ trả lời: “Tôi quan niệm đeo vàng là để được may mắn, phát tài phát lộc, nên thường hay đeo khi đi ra ngoài, nhất là khi đi lễ chùa. Hình ảnh mà các bạn gặp tại Trung tâm thương mại Hà Nội là tôi đi lễ chùa ở một số nơi như Phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ, sau đó có qua Trung tâm thương mại để mua sắm”.
Theo tìm hiểu của các phóng viên, vị đại gia “Tùng-vẩu” này là con thứ 3 trong một gia đình có 4 anh chị em. Trước khi giàu có như bây giờ, anh cũng từng trải qua những ngày vất vả, lận đận. Đến ngoài 30 tuổi Tùng mới lập gia đình và phát triển kinh doanh.
Chỉ trong vòng chục năm trở lại đây, do làm ăn gặp vận, hiện Tùng-vẩu” có hai nhà hàng ăn uống lớn tại Tuyên Quang (một nhà hàng ở trong thành phố, một nhà hàng “floating-boat” trên sông). Ngoài ra Tùng còn sở hữu một hãng taxi mang tên Gia Vũ với hàng chục đầu xe. Ngoài nhà ở, anh còn có 15 ngôi biệt thự tại Tuyên Quang.
UserPostedImage
Mạ vàng trong nhà để thể hiện “đẳng cấp” của mình!
Ông Trần Nguyên – giám đốc một công ty chuyên mạ vàng ở khu vực Thái Hà (Hà Nội) cho biết, ban đầu nhiều đại gia chỉ có ý tưởng “mạ” hay “giát” vàng một số đồ vật trong nhà như tay nắm cửa, cổng sắt, cho…oai. Sau đó, vì muốn lạ mắt hơn, nhiều đại gia còn mạnh tay chi đậm để có một ngôi nhà giát vàng hoàn toàn. Thú chơi vương giả này nhanh chóng tạo thành một phong trào trong giới đại gia. Ông Nguyên kể, mới đây công ty của ông đã hoàn thành một căn bếp mạ vàng 24 cara (vàng nguyên chất) cho một đại gia ở Mỹ Đình. Theo đó, toàn bộ đồ đạc từ kệ bếp, bồn rửa, vòi vặn, giá để đồ…đều được mạ vàng hoàn toàn. Tất nhiên, để có được căn bếp “lóng lánh như vàng” này, vị đại gia trên cũng phải bỏ ra hơn 4 tỷ đồng, cánh thợ cũng mất gần 3 tháng mới làm xong.
Nhiều gia đình giàu có còn giát vàng hoàn toàn phần tường, cầu thang trong nhà. Với những đơn đặt hàng lớn như thế, số lượng vàng không tính theo “cây vàng” mà quy ra mét vuông, thông thường là 25-30 triệu đồng/m2. “Nếu tính thêm cả chi phí nhân công, thiết kế, thì khi hoàn thành những căn nhà độc đáo này cũng có thể lên tới hàng chục tỷ. Họ mạ để thể hiện “đẳng cấp” của mình”, ông Nguyên cho biết như vậy.
UserPostedImage
Cô gái bán hàng mã đeo cả kg vàng trên người ở Thanh Hóa
Đến đền Sòng, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, hỏi người phụ nữ đeo đầy vàng bán hàng mã, ai cũng nói đó là chị Tình “đại gia”, vì chị có sở thích rất lạ là “ghiền” đeo thật nhiều vàng.
Theo một người bán hàng ở đây cho hay, chị Tình có hàng trăm cây vàng. “Mà đó toàn là vàng thật 100% chứ không phải vàng giả như người ta đồn đoán đâu. Cô ấy đeo chi chít từ cổ tay, ngón tay, cổ chân, ngón chân, trên ngực, trên bụng, đâu đâu cũng có vàng. Thậm chí là cả “chỗ đó” cô ấy cũng đeo nữa”.
UserPostedImage
Dân chúng ở đây cho biết, từ khi bán hàng trước cổng đền Sòng, chị Tình sống khép kín, ít giao thiệp với ai nên mọi người ít hiểu về chị. Có người cho rằng chị đeo vàng là để khoe của, có người nói chị đeo để trừ tà ma, nhưng cũng có người cho rằng chị đeo là để… câu khách. Ông Vũ Văn Xuyên, trưởng ban Quản lý khu di tích đền Sòng Sơn xác nhận: “Du khách các tỉnh lân cận, đặc biệt là từ Hà Nội, rất thích người bán đồ cúng tế giàu có. Các vị khách này cho rằng mua đồ cúng của người bán giàu thì may mắn và sẽ được giàu như họ”.
Riêng chị Tình, chị cho biết: “Tôi đeo cho đẹp chứ chẳng phải để trừ tà ma gì hết. Cứ kiếm được đồng nào là tôi tích lại để mua vàng. Số tôi may mắn nên việc buôn bán cũng khấm khá”.
Được hỏi về sự an toàn khi “khoe” tài sản như thế, chị Tình nói: “Tôi phải lo chứ! Mấy đứa lưu manh không dám động đến tôi đâu. Hễ động đến tôi thì chúng sẽ chết vì tôi có bảo vệ ngầm”.
[b]Chàng trai lồng vàng vào cả các ngón tay

UserPostedImage
Bức hình về một chàng trai trọc đầu, cười toe toét trên đây cho chúng ta thấy chàng rất thích đeo vàng đến “choáng ngợp”. Ngoài những chiếc nhẫn, những sợi… dây xích bằng vàng to bự, rồi lắc vàng, vòng cổ, chàng còn lồng cả những chiếc móng bằng vừa dài vừa nhọn vào các đâu ngón tay.
Có một điều mọi người không hiểu: Các “đại gia” nói trên “khoe của” để làm gì? Đeo qua nhiều vàng rất nặng, họ không thấy vướng vít, bất tiện hay sao?
Đoàn Dự
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.