Thính giả Trần Ngọc Hòa, ở Đức, hỏi như sau:
“Kính thưa Bác sỹ,
Tôi đang sống ở Đức, năm nay 61 tuổi.
Tôi bị cận thị nặng từ hơn 40 năm nay. Lần cuối cùng tôi phải dùng kính cận đã cách đây 4 năm, lúc đó tôi phải dùng kính cận
cho cả hai mắt là - 17 và -18 diopter cho hai mắt.
Sau đó bác sỹ mắt phát hiện tôi bị cataract (tiếng Việt gọi là đục thủy tinh thể) nên đã gửi tôi đi điều trị cataract.
Bác sỹ điều trị cataract đã phẫu thuật hai mắt tôi bằng tia laser, sau đó thị lực cả hai mắt tôi đã tăng lên không ngờ, đang từ
-17 và -18 diopter trước khi phẫu thuật lên chỉ còn -2,5 diopter cho cả hai mắt. Nhưng tôi nhìn mọi vật đều nhòe, vô cùng khó
chịu. Lý do tôi đoán là do kỹ thuật đo, cắt và ghép mảnh thủy tinh nhân tạo có sai sót nên trục ánh sáng của hai mắt không gặp
nhau ở một điểm nhìn, mà liên tục lệch nhau.
Đề nghị Bác sỹ cho biết tôi phải làm gì?
Xin thành thật cảm ơn Đài và Bác sĩ."
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Hỏi đáp Y học: Các biến chứng sau khi mổ cataract (Cườm khô)
Tải để nghe
http://av.voanews.com/cl...79769207e44_original.mp3Sau đây, cũng như mọi khi, tôi chỉ xin nêu một số nhận xét chung chung, hoàn toàn có tính cách thông tin, về những gì có thể
làm bệnh nhân thấy không rõ sau khi giải phẫu cataract.
Trong bệnh cataract, hoặc cườm khô, có một vết đục trong thủy tinh thể của mắt (lens). Trong một cái máy chụp hình, nhìn
vào phía trước, chúng ta thấy một thấu kính (camera lens) để cho ánh sáng đi vào phía sau và ánh sáng in hình lên phim hoặc
trên màng phim tiếp nhận. Mắt chúng ta cũng tương tự như một cái máy chụp hình, ánh sáng cũng đi qua một bộ phận như
một cái thấu kính, bộ phận đó là thủy tinh thể (lens). Lúc cườm khô (cataract) mới xuất hiện, người bệnh thường không thấy
thay đổi gì trong khả năng mình trông thấy, nhưng từ từ theo thời gian, vết đục càng ngày càng ảnh hưởng tới thủy tinh thể
mắt, làm cho người bệnh biết mắt mờ đi (blurred vision), hình thể sự vật bị méo mó, người bệnh xốn mắt, khó chịu lúc nhiều
ánh sáng và dễ bị chóa mắt lúc nhìn vào một ngọn đèn (glare). Cataract không chữa bằng thuốc uống được. Các chữa duy
nhất là giải phẫu (mổ), bằng cách lấy cái thuỷ tinh thể đã đục ra khỏi cái vỏ (capsule) chứa đựng nó và thay thế vào đó bằng
một kính nhân tạo bằng plastic (intraocular lens).
Biến chứng:
1) Vết đục mặt sau vỏ bọc thuỷ tinh thể (Posterior Capsule Opacities, PCO).
Đây là một trong những biến chứng thường xảy ra nhất. Lúc bác sĩ mắt lấy thuỷ tinh thể đã hư ra khỏi vỏ bọc [capsule] trong
suốt của nó để thay thế bằng thuỷ tinh thể nhân tạo, trong chừng 20% các trường hợp, một số tế bào biểu bì của thuỷ tinh thể
(lens epithelial cells) còn sót lại và mọc lên trên mặt sau của vỏ capsule, làm vỏ vẩn đục và bệnh nhân thấy mờ; thời gian có
thể là lúc mới hồi phục hoặc vài tháng sau đó.
Capsulotomy: Chữa trị PCO khá đơn giản, thực hiện ngoại chẩn chừng vài phút thì xong. Bác sĩ dùng tia laser rọi vào mắt,
nhắm vào vùng vỏ [capsule] bị đục, phá huỷ các tế bào biểu bì và bệnh nhân thấy rõ ràng trở lại (YAG laser capsulotomy).
Sau đó bác sĩ có thể cho thuốc nhỏ mắt có tác dụng giảm viêm. Bệnh nhân có thể thấy rõ lại nội trong ngày và sinh hoạt như
bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân có thể thấy như "ruồi bay" trước mắt (floaters, mouches volantes ( Pháp)). Các floaters
này sẽ hết sau vài tuần. Cũng như phẫu thuật lấy cataract, capsulotomy là một thủ thuật rất an toàn. Tuy nhiên, về biến chứng:
sau khi mổ cataract có 1% cơ nguy bị tróc võng mạc (detachment of the retina); cơ nguy này tăng thêm 1% nữa (=2%) sau khi
làm capsulotomy.
2) Thấu kính nhân tạo nội tròng bị lệch chỗ (dislocation or displacement of the intraocular lens): Khi đặt thấu kính IOL vào vỏ
[capsule], có thể IOL không nằm đúng vị trí.
Lý do:
• Vỏ chứa thuỷ tinh thể vì rất mỏng (dày bằng một hồng cầu) có thể đã bị rách sau khi lấy cataract ra.
• Các sợi giữ vỏ capsule bị đứt (zonules)
• Cánh ("arms") giữ IOL có thể bị hư, gãy, không neo IOL đúng cách trong vỏ capsule.
• Nếu IOL bị lệch, bác sĩ cần biết sớm để may lại giữ nó đúng chỗ, hay thay IOL khác. Sau 3 tháng, sẽ khó lấy IOL ra vì nơi
mổ đã thành thẹo dính chặt lại. Nghiên cứu trên 17.000 trường hợp ở Mayo Clinic (Mỹ) cho thấy tỷ lệ sau: 10 năm 1/1000, sau
20 năm 7/1000 và sau 25 năm là 17/1000.
3) Tróc võng mạc (võng mô) (detachment of the retina)
4) Bệnh nhân có thể vẫn bị mờ mắt sau khi đã giải quyết vì những bệnh khác nhau ở võng mạc như thoái hoá điểm vàng
võng mạc (macular degeneration) ở người già, bệnh võng mạc do tiểu đường (diabetic retinopathy), v.v.
Vị thính giả không cho biết chuyện ông nhìn mọi vật đều nhoè xảy ra lúc nào. Ông phẫu thuật cườm khô cách đây đã bốn
năm, có vẻ như sau đó thì thị lực tốt, và theo tôi đoán thì chỉ gần đây ông mới bị thấy nhoè, khó chịu. Dù sao, chúng ta cũng
không có tham vọng giải quyết định bệnh của ông, và ông cần phải đi khám bác sĩ mắt. Việc này đương nhiên sẽ do bác sĩ
chuyên khoa mắt của ông kết luận.Tuy nhiên, trước khi đến bác sĩ chuyên khoa mắt, ông nên sắp xếp lại các diễn biến trong 4
năm vừa qua, các triệu chứng xuất hiện theo thứ tự như thế nào để giúp cho bác sĩ dễ hiểu bệnh sử của ông hơn.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
__________________
Tham khảo:
Chris A. Knobbe, MD: Cataract Surgery Complications
http://www.allaboutvisio...taract-complications.htm