logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 31/12/2015 lúc 07:58:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
I. Trời đâu có đóng cửa ai

Sau buổi tối kinh hoàng vì bị bố của đứa bạn thân giở trò đồi bại, Trần Thị Huyền, 15 tuổi, ngụ tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ

An, quyết định bỏ học, đi biệt xứ để quên nỗi ám ảnh khủng khiếp. Sau 4 năm, 19 tuổi, người thiếu nữ bất hạnh đó đã may

mắn gặp được người thanh niên rộng lượng, đồng cảm, chấp nhận quá khứ của cô và hai người nên duyên vợ chồng…

Huyền kể rằng tuổi thơ của cô là những chuỗi ngày đầy nước mắt. Cô sinh ra trong một gia đình có người cha rượu chè, cờ

bạc. Mẹ cô tuy ốm yếu nhưng hàng ngày phải một mình nai lưng ra gổng gánh nuôi cả nhà. Huyền còn một người em mắc

bệnh tim bẩm sinh, thường xuyên phải chạy chữa thuốc thang.
Năm Huyền 4 tuổi, cha nói đi làm ăn xa kiếm tiền trả nợ. Nhưng khi ông mới đi được vài ngày thì có một nhóm giang hồ tìm

đến nhà đòi nợ. Thì ra bố cô trốn nợ. Không có tiền trả nợ, mẹ cô phải ôm con lẻn ra sau nhà chạy trốn, để mặc bọn đầu trâu

mặt ngựa đập phá đồ đạc, phá nát căn nhà cấp 4 tạm bợ. Từ đó đến nay đã hơn 15 năm trời trôi qua, Huyền chưa một lần

được gặp lại cha mình. Có người nói ông đã có gia đình mới và cuộc sống giàu sang nơi đất khách. Người khác lại nói ông

đã chết trong một lần trốn nợ dân xã hội đen. Thương mẹ gầy yếu, em trai bệnh tật, Huyền luôn chăm chỉ học hành và tranh

thủ thời gian làm việc nhà trong khi hàng ngày mẹ đi làm thuê ở làng bên.

Huyền vừa đi học vừa phải trông em và lo chợ búa, cơm nước. Học chung một lớp vời Huyền và nhà ở ngay bên cạnh nhà

Huyền là nhà Loan. Hai đứa chơi rất thân với nhau. Gia đình Loan khá giả, bố làm cán bộ địa chính xã, mỗi buổi tối hai chị em

Huyền thường sang nhà Loan xem nhờ ti vi. Vốn thiếu vắng tình thương – cha bỏ đi từ nhỏ – nên Huyền coi ba của Loan, ông

Thái Văn Bá, sinh năm 1969, như cha ruột của mình. Huyền không thể ngờ được gã đàn ông bố của đứa bạn thân lại mặt

người dạ thú, làm Huyền mất đời con gái lúc mới 15 tuổi.

Khoảng 18 giờ ngày 15/7/2011, Huyền sang nhà bạn xem nhờ tivi. Thấy Huyền sang một mình, Thái Văn Bá (lúc ấy 42 tuổi)

hỏi Huyên là đứa em Huyền đâu sao không thấy sang coi. Huyền vô tư trả lời rằng mẹ đi làm thuê ở làng bên, bữa nay buổi tối

ở lại nên đưa em đi cùng cho vui. Nói xong, Huyên vào xem ti-vi với con gái Bá và đứa em Loan một lúc, hết chương trình

thiếu nhi rồi về.
Tại tòa án huyện, Huyền khai: “Khoảng 22 giờ cùng ngày, khi Huyền đang định đóng cửa, tắt đèn đi ngủ thì Bá đã chực sẵn,

đẩy cửa xông vào. Huyền còn đang ngạc nhiên về sự xuất hiện bất ngờ của gã đàn ông vừa là hàng xóm vừa là bố của đứa

bạn thân học cùng lớp thì bị Bá bịt chặt miệng, lôi đến giường, xé toang quần áo giở trò đồi bại. Huyền cố sức chống cự, vừa

kêu khóc vừa lạy van hắn tha nhưng hắn không buông.

Đến ngày ra tòa, 18/7/2012,Thái Văn Bá chỉ bị TAND huyện Yên Thành thuộc tỉnh Nghệ An tuyên phạt 18 tháng tù về hành vi

“giao cấu với trẻ em vị thành niên” chứ không phải tội “hãm hiếp trẻ em vị thành niên”, vì cho rằng sự việc xảy ra có sự đồng ý

của cô bé (?), và Bá phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 25 triệu đồng.

Cuộc đời cô bé 15 tuổi đã đổi thay sau buổi tối kinh hoàng ấy. Từ một cô bé vô tư, siêng năng, hay nói hay cười, Huyền trở

thành lặng lẽ, luôn trong tình trạng bất an, sống khép kín không dám tiếp xúc với ai. Huyền bỏ học, gác lại giấc mơ trở thành

cô giáo khi chưa học xong lớp 9.
”Sau cơn ác mộng, em thôi học, hai lần tìm đến cái chết nhưng mẹ phát hiện, cứu sống.Tự tử không thành, em quyết định bỏ

đi thật xa để quên đi cái kết luận quái ác của tòa án là em đồng lõa với gã đàn ông 42 tuổi, cha của đứa bạn thân vì thấy nhà

ông ta giàu nên muốn “chài” ông ta (?). Em muốn rời xa nơi mọi người đang nhìn em với con mắt khinh bỉ do phán quyết của

tòa án” – Huyền ứa nước mắt kể lại quá khứ đau buồn.

Sau khi bỏ học, Huyền xuống thành phố Vinh, làm người giúp việc cho một gia đình giàu có. Cũng từ đó, cô không muốn về

thăm nhà vì sợ những lời bàn tán, cho rằng cô là đứa xấu xa, đi “chài” người đàn ông 42 tuổi, cha của đứa bạn. Những lúc

nhớ mẹ, nhớ em, Huyền chỉ gọi điện thoại trò chuyện, dù Vinh chỉ cách quê nhà vài chục cây số.

Cô gái trẻ chia sẻ: ”Ngày ấy, suốt một năm trời em không muốn về. Dù nhớ mẹ, nhớ em lắm nhưng em cố gắng chịu đựng.

Em tự hứa sẽ không bao giờ trở về cái nơi đã gieo cho em nhiều đau khổ. Chuyện xảy ra do gã đàn ông khốn nạn không

xứng đáng làm người vẫn luôn luôn ám ảnh em ngay cả trong giấc ngủ. Đã thế nhiều người không thương còn kết tội cho em

nữa. Trong làng trong xóm, từ nhỏ tới lớn tính nết em thế nào thì mọi người biết chứ, đâu phải cứ tòa án nói sao là mọi người

cho ngay đó là sự thật”.
Sự khởi đầu mới bên chàng trai Kinh Bắc

Bước sang tuổi 18, biết mình đã đủ tuổi lao động, Huyền quyết định bỏ công việc ô-sin để ra Hà Nội, xin vào làm công nhân

tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử. Hằng tháng, ngoài ăn uống, sinh hoạt, Huyền còn dành dụm được 2 triệu đồng gửi

về cho mẹ lo thuốc thang, chăm sóc em trai bị bệnh. (Đối với nhà quê ngoài Bắc và ngoài Trung, 2 triệu đồng/tháng rất lớn .-

ĐD).
Ở cái tuổi đẹp nhất của đời con gái, Huyền trông mơn mởn như một bông hoa, lại hiền lành, chăm chỉ, vì thế cô được nhiều

chàng trai săn đón.Tuy nhiên, do mặc cảm quá lớn, Huyền không dám mở lòng để đón nhận tình cảm của ai.

Sau một năm làm việc, cô gái bất hạnh nhận được sự quan tâm đặc biệt của người đồng nghiệp tên Nguyễn Anh Tuấn (quê ở

Bắc Ninh), hơn cô 8 tuổi. Khi tìm được sự bình yên bên người thanh niên này, Huyền không ngần ngại chia sẻ về quá khứ đau

buồn của mình. Cô tâm sự: “Trước khi đón nhận tình cảm của anh ấy, em đã thành thật kể rõ quá khứ của em. Nếu chấp nhận

được thì đến với nhau, còn không em sẽ vui vẻ để anh ấy tìm người con gái khác xứng đáng hơn”. Cô nói tiếp: “Lúc đầu, anh

ấy tỏ ra bàng hoàng và vô cùng buồn bã. Nhưng sau một thời gian bình tâm trở lại, anh ấy bảo, việc đó không phải lỗi tại em.

Em hãy để mọi chuyện qua đi, đừng bị mặc cảm vì nó nữa và hãy mạnh dạn tiến tới tương lai”. Em rất sung sướng khi biết

anh ấy thật lòng yêu em, bỏ qua mọi chuyện”.

Mặc trên mình chiếc áo cô dâu, đứng bên cạnh “chú rể”, trông Huyền thật tươi vui trong lứa tuổi 19. Cô luôn mỉm cười đón

cám ơn những lời chúc mừng của bà con lối xóm trong ngày hạnh phúc. Ai nấy đều mừng cho cô gái bất hạnh đã tìm được

bến đậu cho cuộc đời mình.

Người sung sướng nhất là bà Hồ Thị Hoài (60 tuổi, mẹ của Huyền). Bà mừng đến chảy nước mắt. Tai ương đã đổ xuống gia

đình bà. Điều bà lo lắng nhất là con gái mình sẽ “ế”, chẳng chàng trai nào muốn “rước” một đứa con gái đã bị một gã đàn ông

vùi hoa dập liễu từ năm 15 tuổi. Nay Huyền may mắn gặp được Tuấn, một chàng trai Kinh Bắc có sự hiểu biết và rất có lòng

bao dung…

Cũng theo bà Hoài, lão Thái Văn Bá đi tù về từ 2 năm nay nhưng gia đình bà vẫn chưa nhận được một đồng xu nào từ khoản

25 triệu đổng tiền bồi thường. Bà nói với các phóng viên: “Mẹ con tôi thấp cổ bé miệng nên không dám qua nhà ông ta để

đòi. Nhờ người khác hỏi giùm thì ông ta trả lời: “Muốn đòi tiền hả? Lên tòa án huyện mà đòi. Tòa án huyện có đội thi hành án

đấy, xem có đứa nào bắt thằng này phải thi hành án hay không?” . Và bà kể tiếp: “ Làm cán bộ xã, ăn tiền ăn bạc của người ta

biết bao nhiêu, đi tù về vì cái tội xấu xa như vậy, năm nay đã 47 tuổi mà hằng ngày đi ngang qua nhà tôi cái mặt lão ta cứ vênh

vênh lên, coi như ta đây vẫn còn tại chức. Cứ nhìn thấy thấy cái mặt thằng cha đó là tôi không chịu nổi. Tôi bảo con gái tôi về

quê làm đám cưới đàng hoàng ngay sát vách nhà hắn, mời bà con làng trên xóm dưới đầy đủ, không thèm mời một người

nào trong gia đình hắn xem hắn có biết tức hay không”.

Sau đám cưới ở Nghệ An, vợ chồng Huyền đi xe lửa ra Bắc Ninh làm lễ cưới một lần nữa để ra mắt bà con họ hàng bên nhà

trai, nghỉ ngơi mấy hôm rồi về Hà Nội tiếp tục cuộc sống công nhân trong công ty linh kiện điện tử. Trời chẳng bỏ ai cả khi

người ta biết sống xứng đáng con người.

II. Cô gái nhỏ và câu chuyện đẹp như cổ tích
Thưa quý bạn, tôi ở Việt Nam, chỉ mới sang tới Campuchia, Thái Lan và bên Úc, chưa bao giờ sang tới bên Mỹ. Tất cả những

sự hiểu biết của tôi về bên Mỹ chỉ là qua sách vở và các emails do bạn bè gửi. Gần đây, một trong các emails đó có câu

chuyện dưới đây hay hay, giống như một truyện cổ tích – loại truyên cổ tích có thật trong đời thường – có thể nhiều vị độc giả

đã biết nhưng tôi cũng xin trình bầy để quý bạn tường lãm. Lâu lâu chúng ta thưởng thức một câu chuyện vui vui mang ý

nghĩa xây dựng có lẽ tốt hơn là đầu óc cứ căng thăng về chuyện nọ chuyện kia.\

Email do bạn tôi ở bên Mỹ gửi mở đầu bằng đoạn sau đây, rồi sau đó “tới luôn bác tài” , kể lại câu chuyện. Xin mời quý bạn

xem xét.

“Ba mươi năm trước, vào một đêm đông lạnh, người vợ của một doanh nhân trong lúc sơ ý đã làm rơi chiếc bóp ở bệnh viện.

Vị doanh nhân đó vô cùng lo lắng liền đi tìm ngay trong đêm, bởi trong bóp không chỉ có một trăm ngàn đô la Mỹ mà còn có

thông tin về thị trường vô cùng quan trọng”.
Lúc đến bệnh viện, ông nhìn thấy một cô bé gầy gò ốm yếu, ngồi dựa lưng vào sát vách tường ngoài hành lang và đang ôm

chặt cái bóp mà chính vợ ông đã đánh rơi.
Cô bé cho biết mình tên là Hiada, đến đây để chăm sóc mẹ đang bị bệnh. Nhà cô chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau,

hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, thứ gì cần bán thì đã bán hết, số tiền gom góp lại cũng chẳng được bao nhiêu, ngày

mai nếu không có tiền điều trị tiếp, mẹ cô sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện.

Mỗi tối, cô bé đi đi lại lại ngoài hành lang cầu nguyện, mong sao Thượng đế phái một người tốt nào đó xuống để cứu giúp mẹ

cô. Đang cầu nguyện thì cô bé thấy người phụ nữ đi ngang qua và đánh rơi chiếc bóp và bà không hề hay biết. Lúc đó trên

hành lang chỉ có một mình cô bé. Cô vội vàng chạy lại nhặt chiếc bóp rồi đuổi theo ra tới ngoài cổng, nhưng không kịp, người

phụ nữ đó đã lên xe đi mất.
Cô bé trở vào phòng mẹ. Lúc cô mở chiếc ví ra, hai mẹ con đều kinh ngạc bởi những thứ có trong bóp. Cả hai mẹ con họ

đều biết rằng với số tiền này có thể đủ thanh toán tiền viện phí cho mẹ cô bé; nhưng người mẹ bảo cô mang chiếc bóp ra

ngoài hành lang, đợi người mất bóp đến nhận. Mẹ cô nói người mất bóp chắc chắn đang rất lo lắng, mình trả lại thì họ mừng

lắm.

Thật ra, hai mẹ con cô bé không phải chỉ giúp vị doanh nhân tìm lại được tiền mà còn tìm lại được thông tin thị trường quan

trọng cất trong bóp đó. Chuyện này giúp cho việc kinh doanh của ông thành công mỹ mãn rồi dần dần ông trở thành một tỷ

phú.

Mặc dầu vị doanh nhân đã hết sức giúp đỡ nhưng bà mẹ cô bé vẫn không qua khỏi.

Sau đó, cô bé được ông nhận nuôi. Cô hoàn thành chương trình đại học và quay về giúp ông xử lý việc kinh doanh. Vị tỷ phú

không giao cho cô cụ thể trọng trách nào nhưng trong thời gian học hỏi và rèn luyện, mọi kỹ năng, kinh nghiệm cũng như trí

tuệ của ông đã ảnh hưởng nhiều đến cô, giúp cô trở thành một người có tài kinh doanh, hết sức thành thạo. Lúc về già, làm

bất cứ việc gì ông đều tham khảo ý kiến của cô.

UserPostedImage

Trước khi qua đời, ông để lại một bức di chúc khiến mọi người đều ngạc nhiên: “Trước khi quen biết hai mẹ con Hiada, tôi đã

là một người có nhiều tiền. Nhưng khi gặp con bé và đứng trước giường bệnh của mẹ cô bé, tôi nhận ra rằng hai mẹ con họ

là người giàu có nhất, bởi tấm lòng của họ đã đạt đến tiêu chuẩn làm người mà ít ai với tới được, đó chính là cái mà một

doanh nhân như tôi còn thiếu sót. Họ giúp tôi tỉnh ngộ ra rằng tài sản lớn nhất của con người chính là nhân phẩm.

“Tôi nhận nuôi Hiada không phải là để báo đáp ơn huệ, cũng không phải là tôi đồng cảm với họ, mà là vì muốn mời về nhà

mình một hình mẫu trong cách làm người. Có nó bên cạnh trong việc kinh doanh trên thị trường, tôi có thể nắm bắt nhanh

chóng những việc gì nên làm và những việc gì không nên làm, tiền gì nên kiếm và tiền gì không nên kiếm. Đó chính là nguyên

nhân chủ chốt giúp sự nghiệp của tôi đạt đến sự hưng thịnh, và tôi đã trở thành một tỷ phú có nhiều tính tốt, rất được quý

trọng. Sau khi tôi từ giã cõi đời, toàn bộ gia sản của tôi sẽ do Hiada kế thừa, như vậy sự nghiệp của tôi sẽ tiếp tục hưng thịnh,

ngày càng đạt đến đỉnh cao thành công. Tôi đặc biệt tin tưởng rằng, đứa con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được tấm lòng

của cha nó”.

Khi con trai của ông từ nước ngoài trở về, anh ta đọc kỹ di chúc của bố rồi không một chút do dự, bèn ký tên vào tờ giao ước

kế thừa tài sản: “Tôi đồng ý việc Hiada kế thừa toàn bộ gia sản của bố tôi, tôi chỉ có một yêu cầu là Linh hãy làm vợ của tôi”.
Sau khi con trai của cha nuôi ký tên, đến lượt cô cũng cầm bút ký: “Tôi đồng ý tiếp nhận toàn bộ tài sản của cha nuôi để lại,

bao gồm cả người con trai duy nhất của ông”.

Đoàn Dự

Sửa bởi người viết 31/12/2015 lúc 08:00:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.269 giây.