logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/01/2016 lúc 12:03:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,132

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm 2013, khi cấm chiếu vĩnh viễn phim Bụi Đời Chợ Lớn (đạo diễn Charlie Nguyễn), Hội Đồng Trung Ương thẩm định phim

truyện Việt Nam, qua đại diện là là Phó Chủ Tịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, đã nêu ra nhận định cũng là lý do: từ đầu đến cuối

phim là những cảnh quay băng nhóm xã hội đen hàng trăm người “dàn trận” ngang nhiên, chém giết không ghê tay, hỗn loạn

bằng dao, kiếm, mã tấu..., máu me vương vãi khắp nơi mà không hề có sự xuất hiện hay tham gia của người dân hay lực

lượng xã hội nào, có nghĩa phim đã vi phạm luật cấm tuyên truyền, kích động bạo lực của Luật Điện ảnh. Cho dù nhóm làm

phim đã cắt bớt 10 phút bạo lực, thêm 4 phút hiện diện của công an, những chỉnh sửa này vẫn là không đủ.

Cùng số phận bị cấm là cuốn phim Hàn Quốc Gangnam 1970, với cái tên Việt “Bụi Đời Gangnam” lẽ ra được trình chiếu vào

đầu năm 2015. Như thế, ban kiểm duyệt phim Việt đã nhất quán trong việc xem nghệ thuật là một phần của tuyên truyền và

giáo dục, có nghĩa những thứ cần bị cấm ngoài đời cũng không được đưa lên màn ảnh lớn dù chỉ để mua vui.

Nhưng trên thực tế, sự việc đã rất rõ ràng rằng cấm một cuốn phim tưởng tượng thì dễ hơn cấm chuyện đời thực rất nhiều.

Bằng chứng là nạn côn đồ càng lúc càng trắng trợn ở Việt Nam, chẳng những không e ngại các “lực lượng chức năng” như

công an mà nhiều khi dường như còn là ăn rơ, thậm chí là phe đảng, tay sai của công an là đằng khác.

Trước hết, phải kể đến những vụ côn đồ được công an che chở bằng cách làm lơ khi điều tra, không nhận diện là côn đồ mà

nói trệch ra là thường dân, như vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung vào tháng 11 năm 2015 ở huyện

nhà của Đỗ Đăng Dư là cậu bé 17 tuổi bị chết trong trại tạm giam. Tuy hai luật sư bị đánh chảy máu và mang thương tích, kết

luận đầu tiên của công an địa phương là ẩu đả của thường dân do xe của luật sư làm tung bụi đường, tức một vụ xô xát bình

thường không có gì phải ầm ĩ. Ngoài ra, hai luật sư còn nhận diện một trong mấy “côn đồ” chính là công an địa phương. Hơn

một tháng sau, điều tra lần nhì của công an mới khởi tố 7 người liên can, nhưng chàng công an côn đồ thì nhởn nhơ không hề

hấn vì cuộc điều tra cho rằng anh ta có “đi qua” nhưng không liên can.

Đây chỉ là một trong nhiều vụ có bóng dáng công an cảnh sát trong những vụ ẩu đả, hành hung liên quan đến tranh chấp kiện

cáo, nhất là những vụ dính dáng đến chính quyền. Nhiều nhà hoạt động ở Việt Nam đã tố cáo việc mình bị côn đồ hành hung

và cho rằng những côn đồ này là do công an chỉ đạo. Dĩ nhiên không thể chứng minh được những lời tố cáo này, nhưng chỉ

cần theo dõi tin tức trên báo Việt người ta cũng có thể đưa ra khoảng 70-80% xác suất khả năng này là thực. Một trong những

vụ hiếm hoi đã ra tòa là vụ một thượng úy kêu côn đồ đến đánh “dằn mặt” một người dân dám cự cãi với mình vào năm 2014,

và chuyện “dằn mặt” này đã khiến người ấy thiệt mạng.

Một loại “công an có mặt nhưng không liên can khác” là những vụ ẩu đả kiểu côn đồ, hoặc đúng hơn kiểu “Bụi Đời Chợ Lớn”,

như vụ ẩu đả tại một quán nhậu/karaoke V18 Club ở Ninh Kiều, Cần Thơ vào tháng 6/2015. Theo nhiều bản tin, đây là vụ ẩu

đả lớn có hàng chục người tham gia, một bên là lực lượng bảo vệ vũ trường, một bên là nhóm du khách đến từ Hà Nội. Vụ ẩu

đả này kéo từ trong quán ra ngoài, công an địa phương phải nổ súng chỉ thiên mới trấn áp nổi. Sau đó, “đoàn khách Hà Nội”

được cho là những công an Hà Nội. Thế nhưng, kết luận điều tra lại cho rằng do một người khách (không thuộc đoàn công

an) ẩu đả với bảo vệ, và một công an Hà Nội đã đứng ra cản ngăn nên bị thương ở tay. Ly kỳ hơn nữa, người khách gây ẩu đả

đã được định danh tính và địa chỉ ở Sài Gòn nhưng đã biến mất và công an bỏ qua không truy cứu.

Thực ra, chuyện bạo lực bạo hành của công an cảnh sát Việt chẳng có gì mới mẻ. Đã có nhiều vụ công an hành hung đến

chết người dân đang bị tạm giữ, cũng có nhiều vụ công an ẩu đả, thậm chí bắn chết nhau ngay tại trạm. Đưa côn đồ, giang hồ

chính tông vào cuộc chỉ là mượn tay kẻ khác hành hung, đùn đẩy trách nhiệm ra ngoài lực lượng công an. Cái lợi đã rõ ràng,

còn cái hại là công an cảnh sát bị hạ giá khi tỏ ra sự bất lực của mình trong việc giữ gìn an ninh, trong việc phòng chống côn

đồ cũng như giải quyết côn đồ. Trong hai vụ kể trên, vụ nào công an cũng có mặt trong diễn biến, nhưng hoặc là “không làm

gì hết” hoặc là cả đám chỉ có một người “ra tay” mà cũng không được trò trống gì.

Với tình hình thực tế như vậy, chuyện cấm chiếu “Bụi Đời Chợ Lớn” không còn là cấm tuyên truyền, kích động bạo lực, mà

cấm vì nó gần sự thực đến nhột nhạt. Chỉnh sửa của phim có thêm vài phút công an vào đoạn cuối thật đấy, nhưng vẫn là

công an có cũng như không, vẫn là sự thực phũ phàng xảy ra ngoài đời nhưng không ai dám chấp nhận trên màn ảnh.

Nguyễn Phương
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.