logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 08/01/2016 lúc 10:12:30(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
'Ly Rượu Mừng' là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Sau 41 năm, giai điệu của ca khúc 'Ly Rượu Mừng' của nhạc sĩ Phạm Đình Chương mới được Hà Nội cấp phép hát trở lại trên quê hương.

Hôm 9/1, đại diện công ty Phương Nam Film xác nhận với BBC rằng họ sẽ phát hành ca khúc này trong album cùng tên nhân dịp Tết Bính Thân 2016. Bài hát sẽ do ca sĩ Quang Dũng và Trần Thu Hà trình bày.

'Ly Rượu Mừng' là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Hồ sơ của công ty gửi Cục Nghệ thuật - Biểu diễn xin cấp phép ghi "nhạc sĩ sáng tác ca khúc này năm 1952 tại Sài Gòn".

Nhưng cũng có giai thoại trong giới văn nghệ khẳng định: “Trước tháng 4/1975, khi cho in 'Ly Rượu Mừng' hình thức một bản nhạc lẻ, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã ghi chú nguyên văn như sau: “viết tại Sài Gòn năm 1955 để đăng trên số báo Tết của báo Đời Mới, thể theo lời yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương tờ báo này.”

Theo đó, ca từ của “Ly Rượu Mừng” là những lời chúc Tết khi mời nhau chén rượu, thể hiện niềm vui của người dân miền Nam sau khi hòa bình vừa được vãn hồi và nền Đệ nhất cộng hòa mới được thành lập (năm 1955).

Đại diện Phương Nam Film tiết lộ những năm trước, họ đã nhiều lần xin phép lưu hành ca khúc này nhưng không được. “Nếu ca khúc này ra đời sau năm 1955 thì sẽ bị Cục Nghệ thuật - Biểu diễn cho là 'hát về lính ngụy' và khó có khả năng được lưu hành chính thức”, nguồn tin nói với BBC.

'Ly Rượu Mừng' được trình bày đầu tiên do ban hợp ca Thăng Long ở Sài Gòn. Ban Thăng Long gồm bốn anh chị em Hoài Trung (Phạm Đình Viêm), Hoài Bắc (Phạm Đình Chương), Thái Hằng (Phạm Thị Quang Thái) và Thái Thanh (Phạm Thị Băng Thanh).

Từ thập niên 1950, ca khúc này đã được nhiều thế hệ ca sĩ Việt Nam trình diễn tại Sài Gòn và sau 1975 trên sân khấu của các trung tâm băng đĩa hải ngoại.

Đến nay, ca khúc này vẫn vang lên trong những ngày đón xuân của người Việt trên cả thế giới, chỉ riêng trong nước là không ‘được phép’ nghe.

'Xuân khúc kinh điển'
Có ý kiến lý giải sở dĩ 'Ly Rượu Mừng' trở thành ca khúc bất hủ là vì ca từ không chỉ chuyển tải lời chúc đầu năm mà còn thể hiện ước vọng “ngày mai sáng trời tự do” cho quê hương “máu xương thôi tuôn rơi”.

Trên website cá nhân, nhà thơ Du Tử Lê viết: “Tôi muốn gọi 'Ly Rượu Mừng' là xuân khúc kinh điển nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Tính chất 'kinh điển' hiểu theo nghĩa không một thành phần nào của xã hội bị bỏ quên. Và, một cách ý thức, tác giả, đã sắp lại bậc thang giá trị của các thành phần xã hội, với lòng trân trọng, biết ơn của mình.

Mỗi khi cùng nhau nâng 'Ly Rượu Mừng' dù ở thời điểm nào của vòng quay trái đất, cũng chính là lúc chúng ta cùng với tác giả, hân hoan cầu chúc “Nước non thanh bình. Muôn người hạnh phúc chan hòa…”.

Tôi nghĩ, đó là một cầu nguyện đời kiếp của dân tộc ta. Như sự hiện diện bất biến của tác giả ca khúc vậy”.
Theo BBC
song  
#2 Đã gửi : 11/01/2016 lúc 07:54:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Khi "đảng ta" đặc xá Ly Rượu Mừng

Trước nguồn tin Tết Con Khỉ sắp đến, nhà nước CHXHCNCC sẽ đặc xá thả tù tử tội Ly Rượu Mừng của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương (*), nhiều người đâm ra thắc mắc, không biết có điềm gì khi Đảng hết sợ Đất Nước “...sáng ngời tự do” là thứ cực kỳ dị ứng, tối kỵ với CS mà lời bài hát cầu chúc cho tất cả mọi người Dân Việt.


Suốt hơn 40 năm qua, kể từ ngày Miền Nam Việt Nam được Cắt mạng vào giải phóng khỏi kìm kẹp của Mỹ Ngụy, bài hát Ly Rượu Mừng vẫn “đứng vững” trong danh sách “nhạc vàng” bị chế độ mới “cấm khẩu”, một dạng của án tử hình dành cho “văn hóa đồi trụy”.


Bá tước Đờ Ba-le, tuy thương yêu vợ trọn đời trong mọi hoàn cảnh - khi thịnh vượng cũng như lúc băng-rúp-xi, như đã thề hứa trước lúc “bị” rảy ba dùi nước phép hợp thức hóa mối tình Gà Gô loa - Tiên Giao Chỉ, nhưng ngài dứt khoát không đồng tình với thái độ chống đối việc Đảng ta cấm hát cấm nghe bản nhạc Ly Rượu Mừng của bá tước phu nhân.


Bà Tiên gốc Hải Phòng của Bá tước Đờ Ba-le thường “lên lớp” phu quân rằng, bài hát Ly Rượu Mừng của dân Miền Nam chỉ gồm lời chúc nhau toàn những điều tốt đẹp cho mọi người mọi tầng lớp, và hòa bình cho đất nước, chớ nào phải loài “Cô gái vót chông” hay “Nắm thắt lưng quần” người ta mà oánh. Cớ sao lại cấm? Nguyên văn Ly Rượu Mừng như sau:


Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi
Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi
Người thương gia lợi tức
Người công nhân ấm no
Thoát ly đời gian lao nghèo khó


á a a a
Nhấp chén đầy vơi
Chúc người người vui
á a a a
Muôn lòng xao xuyến duyên đời


Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người binh sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sáng cuộc đời lành
Mừng người vì Nước quên thân mình


Kìa nơi xa xa có bà mẹ già
Từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa
Chúc bà một sớm quê hương
Bước con về hòa nỗi yêu thương


á a a a
Hát khúc hoan ca thắm tươi đời lính
á a a a
Chúc mẹ hiền dứt u tình


Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Nào cạn ly, mừng người nghệ sĩ
Tiếng thi ca nét chấm phá tô thêm đời mới


Bạn hỡi, vang lên
Lời ước thiêng liêng
Chúc non sông hoà bình, hoà bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
đợi anh về trong chén tình đầy vơi


Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa


Ước mơ hạnh phúc nơi nơi
Hương thanh bình dâng phơi phới.


Bá tước Đờ Ba-le đương nhiên phải công nhận rằng, ngày đầu Xuân, chúc nhau như vậy là tuyệt vời, chẳng những với văn hoá nước vợ, mà đúng với văn hoá loài người văn minh lẫn chưa văn minh nhưng đã biết chọn thứ gì lành sạch để ăn, lựa đồ chi độc bẩn mà vứt đi. Nên việc mỗi lần nghe nhắc đến lệnh nhà cầm quyền mới sau Ngày 30 Tháng Tư Năm 75 cấm hát cấm nghe Ly Rượu Mừng là Bá tước Đờ Ba-le phu nhân lè lưỡi bức xúc, chửi rủa CS thậm tệ thì cũng... đúng thôi. Nhưng đúng là đúng với những ai chưa biết được CS là gì.


Nói tới “CS là gì” lại làm cho tuyệt đại bộ phận người ta liên tưởng ngay tức thì tới định nghĩa hai chữ Tự Do của vị Thiếu tá Công an Cộng Sản Việt Nam tên Vũ Văn Hiển, Phó CA, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.


Cứ lấy “chân lý” bác Hồ dạy, “Bác cháu ta có thể sai, nhưng Mao chủ tịch không bao giờ sai” mà suy ra: Thiếu tá CA Ngụy có thể sai, nhưng Thiếu tá CA Cắt Mạng không bao giờ sai trong định nghĩa hai chữ Tự Do dưới thời Xã Nghĩa, “Tự do cái con c...”


Tự Do của Cắt Mạng là như thế đấy, nên bài hát Ly Rượu Mừng mà dân Miền Nam hát tưng bừng mỗi độ Xuân về trước Tháng Tư 1975 bị Cắt Mạng “túm cô cum đầu” sau khi Miền Nam bị phỏng hai hòn là đúng quy trình trên đường xây dựng CNXH.


Nhược bằng, chẳng lẽ trong không khí linh thiêng của Ba ngày Tết, cứ để thiên hạ inh ỏi chúc nhau “...ngày mai sáng trời cái con c..”, bên dưới phấp phới cờ đỏ sao đỏ búa liềm.


“Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời...”

...Thế mà nay bổng dưng Đảng ta hết sợ Ly Rượu Mừng của dân Ngụy, không biết có điềm chi đây?


12.01.2016

Nguyễn Bá Chổi
_______________
Ghi chú:
(*) http://www.bbc.com/vietn...6/01/160108_ly_ruou_mung
co  
#3 Đã gửi : 12/01/2016 lúc 09:33:11(UTC)
co

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 30-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,345

Ca khúc bất tử Ly Rượu Mừng đã chính thức trở lại với mùa xuân của đất nước

UserPostedImage
Như vậy là thêm một ca khúc bất tử nữa của nền tân nhạc Việt Nam Cộng Hòa đã được phép chính thức lưu hành tại Việt Nam.

Vào ngày 9/1, Công Ty Phương Nam Film được Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn (Bộ Văn Hóa Thông Tin & Du Lịch) cho phép phổ biến ca khúc Ly Rượu Mừng của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Ca khúc xuân bất hủ này sẽ chính được gởi đến với thính giả Việt Nam qua 2 giọng hát Quang Dũng & Phạm Thu Hà trong CD nhạc xuân Bính Thân cũng với chủ đề Ly Rượu Mừng.

Khó mà diễn tả được hết niềm vui sướng đối với những người yêu âm nhạc Việt Nam trong nước. Đặc biệt là những người đã từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã từng bồi hồi nghe ca khúc này vang lên trong mỗi muà xuân của Miền Nam. Có người đã chuyền cho nhau mẫu tin “Ly Rượu Mừng đã được rót trở lại sau 41 năm bị cầm tù, giam lỏng…”.

Ca khúc Ly Rượu Mừng được nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết vào năm 1952. Khi viết bài Ly Rượu Mừng, có lẽ nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã cảm hứng từ không khí xuân rộn ràng, lạc quan vào tương lai của một mùa xuân Miền Nam thanh bình. Để rồi từ đó, cứ mỗi độ xuân về, mỗi lần nâng chén chúc nhau trong ngày đầu năm, người dân miền Nam lại cùng nhau nghe, cùng nhau hát Ly Rượu Mừng, để cùng có cảm giác “…hương thanh bình dâng phơi phới…”. Bài hát này đã trở thành biểu tượng của mùa xuân miền Nam như vậy đó.

Có rất nhiều ca sĩ Miền Nam và hải ngoại đã trình diễn bài Ly Rượu Mừng. Tuy nhiên, nhiều người đồng ý rằng, bản nhạc xuân kinh điển này phải được trình diễn bởi Ban Hợp Ca Thăng Long mới là… số một!

Ca khúc này vẫn theo người Việt Tự Do đi ra hải ngoại kể từ sau biến cố tháng 4/1975. Ở đâu có Người Việt Tự Do, ở đó mùa xuân có Ly Rượu Mừng. Ở trong nước, dù bị cấm hát chính thức, nhưng hầu như mỗi độ Tết đến xuân về, đa phần mọi gia đình trong Miền Nam vẫn nghe Ly Rượu Mừng “chui”, qua các CD, DVD từ hải ngoại gởi về. Và ngay trong cả những cuộc họp mặt ngày xuân, rất nhiều người vẫn có thói quen cùng hát cho nhau nghe bài Ly Rượu Mừng. Có những gia đình văn nghệ sĩ Miền Nam, còn giữ đúng truyền thống, sau khi tiếng pháo giao thừa vang lên rộn rã, là mọi người cùng hát Ly Rượu Mừng. Để nhớ lại những mùa xuân tự do ngày xưa. Và để hy vọng cho những mùa xuân sắp đến.

Như vậy là cái chân, thiện, mỹ quả là không thể tiêu diệt được! Sự trở lại chính thức của Ly Rượu Mừng đã cho thấy giá trị của nền văn học nghệ thuật Miền Nam là bất tử. Chào đón Ly Rượu Mừng trở lại, người dân Việt Nam hy vọng còn nhiều giá trị khác của Miền Nam Tự Do sẽ được khôi phục lại trên quê hương Việt Nam trong thời gian tới.
SBTN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.